Sunday, August 11, 2013

Trương Tấn Sang bất tài thất đức và Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”!


From: luuvu44
Date: Wed, 7 Aug 2013 10:55:04 -0700
Subject: Trương Tấn Sang bất tài thất đức và Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”!

Trương Tấn Sang bất tài thất đức


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQVJGbWFHFET_tqUqeufSQCLaX69NNhSoaMqs_obE3lZihx1Q55UZ4-lcTAdoD0XR3hGkaYTzxzGX2JHbtxFDcGjq9fzlr9MQUcsXZdX7twcdFTmXPagFJG33EFjndSVzr8wsiPNCKfgM6/s1600/tr%C6%B0%C6%A1ng+t%E1%BA%A5n+sang+-m%E1%BA%B7t+d%E1%BA%A7y.jpg
Trương Tấn Sang

 

Đặng Cứu Quốc

(Cô giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!...”…Sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi!)

 

Người dân Việt Nam có bao giờ được trực tiếp bầu tổng thống hoặc bầu chủ tịch nước theo ý của dân không?
 
Hay chỉ do đảng chỉ định?
 
Nếu có được quyền tự do, dân chủ bầu chủ tịch nước thì ai dám bầu cái ông Trương Tấn Sang bất tài, thất đức kia lên làm chủ tịch nước?
 
Chỉ có đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) độc tài, độc đảng, kém tài, thất đức mới dám chỉ định một tên phản động, vô đạo đức như Trương Tấn Sang lên làm chủ tịch nước mà thôi, chứ nhân dân đã quá biết rõ ông này, quá sợ ông Sang này rồi, không người dân nào dám bầu ông ta đâu!

 

Ông Trương Tấn Sang, năm 2010 là thường trực Ban Bí thư trung ương đảng CSVN, hiện nay (năm 2012) là chủ tịch nước là một trong 4 người đã ra lệnh, hô hào học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh.
 
Câu chuyện về trường hợp của ông Sang sẽ giúp mọi người hiểu được rõ hơn về đạo đức cộng sản và nó cũng là 1 minh chứng điển hình cho đạo đức CSVN cùng bản chất của chế độ.


Vào những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa Luật của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chưa tách ra thành Trường Đại học Luật TPHCM như hiện nay (2012), ông Trương Tấn Sang, bấy giờ, với chức vụ là phó Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh ghi danh học lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên bỏ học.
 
Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và cũng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.




Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi, thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên theo học luật cùng lớp luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh chàng đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang copy, “quay cóp” ngay trong buổi thi.
 
Sau khi bị cô giáo Ẩn bắt quả tang và lập biên bản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ẩn mà nói nhỏ rằng: “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi? Ông ta là ông Trương Tấn Sang – Phó bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao?!”




Cô giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt!
 
Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!...”




Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ẩn, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước khi kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ẩn bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ẩn đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao?
 
Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu Cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi!




Lên tiếng thay cho những người yêu chuộng công lý, tôi kính kiến nghị là sau khi Cách mạng Dân chủ thắng lợi, một trong những việc cần làm ngay là phải đưa vấn đề cô giáo Ẩn và ông Trương Tấn Sang này ra điều tra trước ánh sáng công lý để nhằm bảo vệ sự thật, đem lại công bằng, trả lại nhân quyền, nhân phẩm cho những người dám đứng lên chống lại bạo quyền cộng sản trong suốt thời gian qua!

 


Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”!


 

truongtansang-lynhaky

 

Một người bạn vừa nhờ mình chuyển giúp vài dòng tâm sự của anh ấy tới ông Trương Tấn Sang (Tư Sang), hiện là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như bạn, mình không thể trao tận tay ông Tư Sang lá thư này, nên mình đưa nó lên blog, hy vọng ông Tư Sang có thể đọc thư qua Internet.

Bạn mình là đồng môn của ông Tư Sang khi cả hai là sinh viên lớp 5LHC, khóa 5LH, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, giai đoạn 1990 – 1995.

Đây là khóa đầu tiên của chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở Đại học Tổng hợp TP.HCM. Chương trình đào tạo thử nghiệm này chỉ thực hiện được ba khóa thì người ta ra lệnh dừng.

Để bạn đọc có thể hiểu thấu đáo tâm tình của bạn mình. Mình xin tóm tắt vài nét về lai lịch chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.

Trước 1990, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ đào tạo Cử nhân Pháp lý tại trường Đại học Pháp lý. Mục tiêu đào tạo Cử nhân Pháp lý là cung cấp cán bộ thực thi pháp luật cho hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa. Cũng vì vậy, lý lịch (nguồn gốc xuất thân) là tiêu chí đầu tiên trong việc xét tuyển sinh viên. Học lực, tư chất thuộc hang thứ yếu.

Không rõ là từ bao giờ và các diễn biến bên trong ra sao nhưng đến năm 1990, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM được phép tuyển sinh cho chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật.

Chương trình này có vài điểm mới: (1) Người muốn học chỉ cần hội đủ điều kiện (tốt nghiệp trung học trở lên) là có thể ghi tên nhập học, không cần phải dự kỳ thi tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức hàng năm, cũng do vậy, người học còn được gọi là sinh viên “hệ ghi danh” (bên cạnh các hệ đã có như: chính qui, chuyên tu, tại chức). (2) Chương trình đào tạo được xem là “bản sao” từ chương trình đào tạo Cử nhân Luật của hệ thống Đại học Luật khoa ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975.

Nghe nói tác giả của chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM là ông Triệu Quốc Mạnh. Ông Mạnh từng lấy Cử nhân Luật ở Đại học Luật khoa Sài Gòn. Từng học chương trình Tiến sĩ tại đại học này. Từng là công tố viên cao cấp trong hệ thống tư pháp của Việt Nam Cộng hòa và ông Mạnh còn là… “Việt cộng nằm vùng”. Tháng 4 năm 1975, ông Mạnh từng được ông Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia. Đây củng là lý do khiến ông Mạnh không được Đảng CSVN tin dùng sau khi Đảng đã “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Với lập luận đã “đổi mới” thì phải có một đội ngũ am hiểu “luật pháp tư sản”, giúp Việt Nam dễ dàng “hội nhập”, ông Mạnh thuyết phục được ông Nguyễn Ngọc Giao – lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp TP.HCM, đứng ra vận động Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép thực hiện chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật.

Chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật khởi đầu vào năm 1990. Vì là thử nghiệm, Đại học Tổng hợp TP.HCM chỉ thành lập Bộ môn Luật, nằm trong Khoa Triết và tuyển sinh khóa đầu tiên, đặt tên là Khóa 5LH (1990-1995). Khóa 5LH có ba lớp: 5LHA, 5LHB và 5LHC. Nghe nói, có tới 3.000 người ghi danh theo học khóa 5LH.
 
Trong đó có chừng 1/3 đã tốt nghiệp hoặc đang theo học một đại học khác. Người ghi danh theo học khóa này thuộc đủ mọi thành phần: thường dân, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, tu sĩ Công giáo, tu sĩ Phật giáo, mục sư Tin Lành, viên chức chính quyền, cán bộ đảng, thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, sỹ quan cảnh sát, sĩ quan an ninh, nhân viên hải quan,…

Bởi chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM là “bản sao” từ chương trình đào tạo Cử nhân Luật của hệ thống Đại học Luật khoa ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975, nên gần như toàn bộ giảng viên của chương trình này là những vị đã từng làm giáo sư của các trường Đại học Luật Khoa, Hành chính Quốc gia của Việt Nam Cộng hòa hoặc đã từng theo học bậc Cao học (thạc sĩ) tại các trường này, hay đã từng du học ở phương Tây. Vì thời thế thay đổi, có vị quay trở lại bục giảng sau 15 năm ngồi sửa đồng hồ ở lề đường, có vị quay trở lại bục giảng sau hàng chục năm ngồi tù vì bị nghi là nhân viên C.I.A (do từng sang Mỹ du học)…

Cũng bởi chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM là “bản sao” từ chương trình đào tạo Cử nhân Luật của hệ thống Đại học Luật khoa ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975, nên nó khác hoàn toàn với chương trình đào tạo Cử nhân Pháp lý của trường Đại học Pháp lý. Sinh viên được dạy gần như tất cả những gì mà các trường luật trên thế giới đã và đang dạy sinh viên luật của họ (tất nhiên phải trừ ra các trường luật của những quốc gia cộng sản).
 
Cũng nhờ vậy, sinh viên theo học chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM được học nhiều thứ về khoa học pháp lý liên quan tới lập pháp, hành pháp, tư pháp, hình sự, dân sự, kinh tế, tài chính,… đúc kết từ tiến trình phát triển của nhân loại. Nhiều môn học như: dân luật, kinh doanh, thương mại, hợp đồng,… được dạy trước khi Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành những bộ luật đó.

Đây cũng là lý do mà Lê Công Định, tuy đã từng tốt nghiệp Đại học Pháp lý, đang làm việc tại Phòng Công chứng TP.HCM, vẫn ghi danh theo học chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.

Vài người bạn của mình vốn là cựu sinh viên khóa 5LH kể thêm rằng, để bảo đảm chất lượng đào tạo và để có cơ sơ xin chuyển chương trình đào tạo Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM từ thử nghiệm thành chính thức, Bộ môn Luật của Khoa Triết phối hợp với Phòng Đào tạo của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM tổ chức thi cử hết sức khắt khe. Tuy chỉ là thi hết môn nhưng các đợt thi vẫn được thực hiện y hệt các kỳ thi đại học. Sinh viên được chia thành vài chục nhóm, mỗi nhóm chừng 20 người vào chung một phòng. Mỗi sinh viên phải ngồi đúng bàn mà giám thị đã ghi mã số sinh viên của họ…

Dẫu gian lận trong thi cử là chuyện không thể loại trừ nhưng không sinh viên nào được ưu ái để làm chuyện đó. Năm 1995, trong kỳ thi tốt nghiệp của khóa 5LH, một vị, lúc đó đang là đại tá, Phó Giám đốc Công an TP.HCM bị giám thị lập biên bản, đuổi khỏi phòng thi, cấm thi tốt nghiệp vì quay cóp.

Tổ chức dạy và thi kiểu này nên nghe nói, từ 3.000 sinh viên ghi danh lúc đầu, sau 5 năm đào tạo, chỉ có chừng 500 sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp. Không ít người trong số rơi rụng dọc đường là viên chức chính quyền, cán bộ đảng, thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, sỹ quan cảnh sát, sĩ quan an ninh, nhân viên hải quan,…

Đáng tiếc là chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM bị hủy khi vừa tổ chức tuyển sinh khóa thứ ba (khóa 7LH). Môt phần vì sự phản đối của Đại học Pháp lý, một phần vì “nội bộ lủng củng”. Khoảng năm 2004, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM tách Bộ môn Luật ra khỏi Khoa Triết để thành lập Khoa Luật. Khoa Luật của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM được bổ sung một Phó Tiến sĩ từng du học tại Liên Xô. Bà này tên là Mai Hồng Qùy, con dâu một vị lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo.
 
Vì là Phó Tiến sĩ từ Liên Xô về, không tìm được chỗ trong chương trình đào tạo như chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, bà Qùy bắt đầu “cảnh báo” về những “nguy cơ” khi “hệ thống đào tạo xã hội chủ nghĩa”, dung dưỡng chuyện đào tạo “tinh thần pháp luật tư sản”. Những “cảnh báo” này đi thẳng lên Bộ Giáo dục Đào tạo và đi ra… báo Sài Gòn Giải phóng. Nó được hệ thống báo Đảng lặp đi, lặp lại vài ba lần trong vài tháng.

Cuối cùng, Bộ Giáo dục Đào tạo quyết định rút Khoa Luật, nhập vào Đại học Pháp lý TP.HCM, đổi tên Đại học Pháp lý TP.HCM thành Đại học Luật TP.HCM. Nhờ có công phát hiện và “dũng cảm cảnh báo” các “nguy cơ”, bà Qùy được bổ nhiệm làm Hiệu phó Đại học Luật TP.HCM. Cũng từ đó, các giảng viên của Đại học Luật TP.HCM đổi đời, mỗi tháng có thể kiếm vài chục triệu, nhờ những khóa “liên kết đào tạo cử nhân luật hệ tại chức” với các ngành, các địa phương…

Tới đây thì mình tin rằng, các bạn đã có đủ những thông tin cơ bản để hiểu lá thư mà bạn mình gửi đồng môn Trương Tấn Sang. Cũng xin nói thêm, những thông tin mà mình vừa kể chỉ là tóm tắt từ lời kể của vài cựu sinh viên khóa 5LH, những thông tin đó có thể chưa đầy đủ, toàn diện nên rất mong các vị là cựu sinh viên khóa 5LH bổ sung thêm. Nếu mình không lầm thì phần lớn các vị đều thành đạt trong nghề luật…

***

Sài Gòn ngày 18 tháng 5 năm 2013

Anh Tư thân mến,

Tôi là một cựu sinh viên lớp 5LHC, khóa 5LH của Đại học Tổng hợp TP.HCM.

Tôi suy nghĩ nhiều, đắn đo đã lâu và tới bữa nay thì quyết định phải viết cho anh vài dòng.

Chúng ta đã cùng ngồi với nhau một lớp, trong suốt năm năm. Tôi tin anh cũng như tôi và các bạn đồng môn, đồng khóa khác, vẫn cảm thấy tự hào bởi chúng ta nhờ may mắn mà được dạy dỗ tử tế hơn một chút.

Tôi tin sự tự hào và kết quả giáo dục mà chúng ta thụ hưởng vẫn còn nguyên vẹn trong anh, thành ra tôi quyết định chia sẻ với anh suy nghĩ của tôi.

Anh Tư thân mến,

Tôi vốn là kẻ không ưa Cộng sản nhưng tôi vẫn dành cho anh thiện cảm đặc biệt, bởi anh khác nhiều đảng viên, viên chức chính quyền Cộng sản mà tôi đã biết.

Tôi vẫn còn nhớ đồng môn Trương Tấn Sang, dẫu là Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Bi thư Thành ủy TP.HCM nhưng luôn đến trường bằng xe hai bánh gắn máy. Một đồng môn trầm lặng, không vênh váo, gần như không bao giờ bỏ học, trong lớp luôn nghe giảng, ghi chép hết sức nghiêm túc, thi cử ngay ngắn.

Tôi nhớ cả đồng môn Trương Tấn Sang thỉnh thoảng lại hỏi xin thuốc lá để hút trong giờ giải lao, vì sợ sẵn thuốc lá trong túi thì khó kiềm chế, bỏ dở giờ học ra ngoài hút thuốc như… tôi và nhiều anh em khác.

Tôi kính trọng đồng môn Trương Tấn Sang kiên nhẫn đeo đuổi khóa học kéo dài suốt năm năm, chấp nhận các thử thách để hoàn thành chương trình học vốn chẳng dễ dàng, nhẹ nhàng chút nào, dù rằng anh có thể chọn đường tắt để nhặt một hoặc vài mảnh bằng, dùng như “vé” trong chuyện “luồn sâu, leo cao”.

Tôi đánh giá anh rất cao khi là Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Bi thư Thành ủy TP.HCM nhưng anh vẫn lắng nghe các vị thầy của chúng ta phân tích, phê phán những nhược điểm, cảnh báo về các hệ quả của việc quản lý, điều hành xã hội theo kiểu Cộng sản.

Tôi nghe nói, anh từng là học sinh Petrus Ký – một trong những trường trung học danh gía nhất của miền Nam Việt Nam ngày xưa, nơi chỉ dành cho những đứa trẻ thật sự hiếu học và học lực thật sự xuất sắc.

Với những gì đã nghe và đã chứng kiến, tôi tin anh trọng sự học, yêu mến tri thức, tự trọng, biết giữ phẩm giá của mình. Song chừng đó chỉ đủ với cá nhân Tư Sang, chưa tương xứng với ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Anh Tư thân mến,

Hẳn anh còn nhớ, nhiều vị là thầy của chúng ta đã cùng nhắc, cùng khuyên chúng ta về chuyện phải sống, phải hành xử sao cho xứng đáng là “con nhà Luật”.

Anh đã biết thế nào là “con nhà Luật” nhưng anh đã làm gì để xiển dương tư cách “con nhà Luật” như mong mỏi của các thầy, như khao khát và tâm niệm của chúng ta – những cựu sinh viên 5LH?

Một kẻ vừa là “con nhà Luật”, vừa là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như anh, có nên ngồi im khi hệ thống tư pháp kết án những đứa trẻ như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên? Đọc tới đây, có thể anh muốn nhắc tôi xem lại “tam quyền phân lập”, thành ra tôi xin thưa luôn, anh đang là Ủy viên Bộ Chính trị. Anh có thể làm được nhiều việc khi ở cương vị đó!

Một kẻ vừa là “con nhà Luật”, vừa là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như anh, đã từng học đủ thứ về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, hành chánh công quyền, tài chính công, dân luật, ngân hàng, thương mại, hình luật tổng quát, hình luật riêng biệt,… sao anh lại chấp nhận thực trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục như hiện nay?

Nếu tôi nhớ không lầm, khi phân ban, đa số đồng môn chọn chuyên ngành kinh tế, tư pháp thì anh và một nhóm rất nhỏ các bạn khác chọn chuyên ngành công pháp. Học công pháp mà không nói gì, không làm gì trước thực trạng quản trị – điều hành hệ thống công quyền như hiện nay thì… kỳ quá anh Tư à!

Anh Tư thân mến,

Một vài bạn đồng môn, rành rẽ chính trường Việt Nam bảo tôi rằng, anh cô đơn lắm nhưng tôi thấy rất khó để đồng cảm với điều đó. Đến giờ, ít nhất, khóa 5LH cũng có Lê Công Định công khai thực hiện khao khát và tâm niệm của một “con nhà Luật”. Gần đây, tôi tình cờ được biết, ngoài Định còn có một số bạn đồng môn khác, bằng cách này hay cách khác cũng đang cố gắng như vậy. Còn anh, Trương Tấn Sang, cựu sinh viên khóa 5LH thì sao?

Anh Tư thân mến,

Nhờ xem ảnh ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức trên Internet, tôi mới biết, ông chính là người đã dạy chúng ta “Thuật ngữ pháp lý”. Tôi không hiểu vì sao, ông chưa bao giờ nhắc tới điều đó. Tôi hy vọng không phải vì ông thất vọng về một thế hệ “con nhà luật” mà ông góp phần đào tạo.

Anh Tư thân mến,

Chúng ta là đồng môn, thành thử tôi thấy không cần phải đề nghị anh nên làm gì, làm như thế nào. Tôi tin anh đủ tri thức để nhận ra mọi thứ. Vấn đề chỉ là anh có dũng cảm hay không.

Với tình đồng môn, hãy cho phép tôi nhắc anh rằng, quỹ thời gian và cơ hội của anh không còn nhiều. Rằng, trước khi bắt đầu cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào năm 1930, cụ Nguyễn Thái Học – lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng – bảo như thế này với các đồng chí của cụ: “Không thành công cũng thành nhân”. Khởi nghĩa Yên Bái không thành công nhưng Nguyễn Thái Học và những liệt sĩ Yên Bái đã trở thành một phần của lịch sử Việt Nam.

Làm gì đó thật sự có lợi cho xứ sở và tổ quốc của mình đi anh Tư!

Một cựu sinh viên khóa 5LH – “con nhà luật”

Theo FB Đông Phụng Việt


 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link