Thứ Tư, 12/06/2013
Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
Những thách thức đối với
giới lãnh đạo CS Việt Nam
Tin liên hệ
- Phiếu tín nhiệm: Lời cảnh báo đối với Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng?
- Lãnh đạo Việt Nam đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
đầu tiên
- Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu: 50 năm
nhìn lại
- Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù
Huy Hà Vũ
- Các đạo diễn Việt Nam lên tiếng về bộ phim 'Bụi đời Chợ
Lớn' bị cấm
- Giáo sư Tương Lai: Lãnh đạo Việt Nam quá quỳ lụy Trung
Quốc
- Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hứa thúc đẩy VN trả tự do
cho Phương Uyên, Nguyên Kha
- Hoa Kỳ: Việt Nam ‘thụt lùi’ về nhân quyền
- Hải quân Việt-Trung thiết lập đường dây nóng
CỠ CHỮ
11.06.2013
Những thách thức đối
với giới lãnh đạo Việt Nam
- Danh mục
- Tải
Giữa lúc Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tiếp tục cuộc tuyệt thực trong một nhà tù ở Việt Nam, và các nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước cũng như ở ngoài nước cũng tổ chức tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, và kêu gọi sự chú ý của quốc tế tới chính sách của nhà nước Việt Nam đàn áp những tiếng nói bất đồng, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Australia, nhận định rằng chính sách cứng rắn hơn đối với giới bất đồng, một phần, là do những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông nhận định là có bất mãn sâu xa trong công chúng, và giới lãnh đạo Việt Nam đang đương đầu với một “thách thức về mặt đạo đức” phải giải quyết, và “đáp ứng một cách thuận lợi, nếu không sẽ khó tránh khỏi những nghi vấn về tính chính đáng của chế độ”. Từ Australia, Giáo sư Thayer dành cho Ban Việt Ngữ cuộc phỏng vấn sau đây.
Tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hại hơn kể từ sau Đại
Hội Đảng Cộng Sản mới nhất. Trong năm nay, không biết bao nhiêu người đã bị bắt
giữ...Khi ông Nguyễn Tấn Dũng 'sống sót' qua cuộc biểu quyết đòi kỷ luật 'đồng
chí X' hồi năm ngoái, ông đã cam kết sẽ xử lý các trang blog, và ông ấy đã thực
hiện...
Giáo sư Carl Thayer.
VOA: Thưa Giáo sư, trong những tháng gần đây, Việt Nam đã gia
tăng nỗ lực nhằm bịt miệng giới bất đồng và tiếp tục các hành vi...có thể nói
là truy bức một số người dân, chỉ vì họ đã nói lên lòng yêu nước trong bối cảnh
Trung Quốc ngày càng có hành động lấn át hơn ở Biển Đông. Ngay cả các sinh viên
trẻ tuổi như Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha chẳng hạn, và nhiều người khác
nữa, cũng bị tuyên những bản án tù khắc nghiệt. Đấy có phải là những dấu hiệu
để chứng tỏ là Hà nội quyết tâm đàn áp những ý kiến bất đồng?
Giáo sư Thayer: “Vâng, rõ ràng tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hại hơn kể từ sau Đại Hội Đảng Cộng Sản mới nhất. Trong năm nay, không biết là bao nhiêu người đã bị bắt giữ. Sự thể này phản ánh hai điều: thứ nhất, có nhiều người bước qua giới hạn đỏ để đặt ra những vấn đề mà chế độ không muốn được nêu lên, nhưng quan trọng hơn, theo tôi, đó là kết quả của cuộc giằng co bên trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng 'sống sót' qua cuộc biểu quyết đòi kỷ luật 'đồng chí X' hồi năm ngoái, ông đã cam kết sẽ xử lý các trang blog, và ông ấy đã thực hiện lời hứa của ông. Thế cho nên tôi tin rằng điều đó có thể được phản ánh trong cuộc biểu quyết tín nhiệm ông tại quốc hội.”
VOA: Thưa tại sao giới lãnh đạo Việt Nam lại nhắm nhiều nhất vào các blogger?
Giáo sư Thayer: “Bởi vì các blogger chỉ trích những lĩnh vực nhạy cảm đối với chính quyền, như lòng ái quốc của họ, tinh thần quốc gia của họ khi đối mặt với Trung Quốc, và một số blogger khác thì đặt ra những nghi vấn về tham nhũng và các mạng lưới gia đình của các quan chức, và một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm là những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản. Chính vì vậy mà các blogger, nhà báo và một số người khác đang phải trả một cái giá rất đắt.”
Giáo sư Thayer: “Vâng, rõ ràng tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hại hơn kể từ sau Đại Hội Đảng Cộng Sản mới nhất. Trong năm nay, không biết là bao nhiêu người đã bị bắt giữ. Sự thể này phản ánh hai điều: thứ nhất, có nhiều người bước qua giới hạn đỏ để đặt ra những vấn đề mà chế độ không muốn được nêu lên, nhưng quan trọng hơn, theo tôi, đó là kết quả của cuộc giằng co bên trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng 'sống sót' qua cuộc biểu quyết đòi kỷ luật 'đồng chí X' hồi năm ngoái, ông đã cam kết sẽ xử lý các trang blog, và ông ấy đã thực hiện lời hứa của ông. Thế cho nên tôi tin rằng điều đó có thể được phản ánh trong cuộc biểu quyết tín nhiệm ông tại quốc hội.”
VOA: Thưa tại sao giới lãnh đạo Việt Nam lại nhắm nhiều nhất vào các blogger?
Giáo sư Thayer: “Bởi vì các blogger chỉ trích những lĩnh vực nhạy cảm đối với chính quyền, như lòng ái quốc của họ, tinh thần quốc gia của họ khi đối mặt với Trung Quốc, và một số blogger khác thì đặt ra những nghi vấn về tham nhũng và các mạng lưới gia đình của các quan chức, và một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm là những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản. Chính vì vậy mà các blogger, nhà báo và một số người khác đang phải trả một cái giá rất đắt.”
Sự phẫn nộ ngày càng lan rộng, và nó đang len lỏi vào cuộc
tranh luận vì cách quản lý nền kinh tế của ông Thủ Tướng bị những người khác
bên trong Đảng Cộng Sản đả kích...
Giáo sư Thayer.
VOA: Thưa Giáo sư, những hành động mạnh tay hơn của nhà nước Việt
Nam có phải là dấu hiệu của một chính quyền cảm thấy mình đang bị đẩy vào thế
thủ trước cơn phẫn nộ ngày càng dâng cao trong công chúng, vì thành tích quản
lý kinh tế yếu kém và những thất bại khác?
Giáo sư Thayer: “Đúng, bởi vì sự phẫn nộ ngày càng lan rộng, và nó đang len lỏi vào cuộc tranh luận vì cách quản lý nền kinh tế của ông Thủ Tướng bị những người khác bên trong Đảng Cộng Sản đả kích. Vấn đề này lại được nêu lên rộng rãi hơn trong những giới khác và lại liên quan tới những vấn đề khác nữa, khiến họ cảm thấy bất an. Họ muốn giữ kín tất cả mọi chuyện trong nội bộ đảng hơn là tiết lộ các vấn đề ấy ra bên ngoài.”
Giáo sư Thayer: “Đúng, bởi vì sự phẫn nộ ngày càng lan rộng, và nó đang len lỏi vào cuộc tranh luận vì cách quản lý nền kinh tế của ông Thủ Tướng bị những người khác bên trong Đảng Cộng Sản đả kích. Vấn đề này lại được nêu lên rộng rãi hơn trong những giới khác và lại liên quan tới những vấn đề khác nữa, khiến họ cảm thấy bất an. Họ muốn giữ kín tất cả mọi chuyện trong nội bộ đảng hơn là tiết lộ các vấn đề ấy ra bên ngoài.”
VOA: Thưa Giáo sư, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực ở
trong tù, vợ ông rất lo lắng. Quan tâm về tình trạng của ông đã khiến một số
người cả ở trong lẫn ở ngoài nước bắt đầu cuộc tuyệt thực của riêng họ để ủng
hộ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Mới hôm qua, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân -trước đây bị
cầm tù tại Việt Nam, đã bắt đầu tuyệt thực, để góp sức biểu lộ sự ủng hộ đối
với ông Cù Huy Hà Vũ, bên trong nước thì đã có bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng bắt
đầu tuyệt thực 7 ngày. Những diễn tiến này nói lên điều gì về Việt Nam?
Giáo sư Thayer: “Những hành động như thế chưa từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng có một vài người, thường là đang ở tù, tuyệt thực để phản đối các điều kiện trong nhà tù, nhưng điều mà chúng ta chứng kiến ở đây là ngày càng nhiều người hơn trong thành phần chính trị ưu tú, nhất là trong giới những cựu cố vấn của các Thủ Tướng tiền nhiệm, đã bị gạt sang bên lề, rồi các công dân khác theo chân họ, từ những người ký tên vào bản kiến nghị để sửa đổi Hiến Pháp cho đến những người khác...Ngoài ra cách đối phó với những sinh viên trẻ tuổi yêu nước có ý kiến bất đồng, những người tìm cách dùng pháp luật để chống lại chính phủ...Có một nỗi bực dọc là: sự thể rồi sẽ dẫn tới kết cuộc nào? Đâu là giải pháp để giải quyết vấn đề? Liệu Hiến Pháp có được sửa đổi để cho phép quyền tự do ngôn luận? Câu trả lời có thể là “Không”, rồi người ta sẽ chỉ đãi bôi cho có chuyện trong khi nỗi bất mãn đã âm ỉ từ năm 2008 tới nay, từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới. Tôi thực sự tin là có bất mãn sâu xa. Việt Nam không có một hệ thống đại nghị, không có một cách dễ dàng nào để có thể thay đổi chính phủ, hay ngay cả các Bộ trưởng, để giải quyết những khiếu nại của người dân.”
VOA: Giáo sư không tin tiến trình tham khảo ý dân để sửa đổi Hiến Pháp là một nỗ lực thành thực hướng tới dân chủ hóa, mà chỉ là một màn diễn mà thôi?
Giáo sư Thayer: “Những hành động như thế chưa từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng có một vài người, thường là đang ở tù, tuyệt thực để phản đối các điều kiện trong nhà tù, nhưng điều mà chúng ta chứng kiến ở đây là ngày càng nhiều người hơn trong thành phần chính trị ưu tú, nhất là trong giới những cựu cố vấn của các Thủ Tướng tiền nhiệm, đã bị gạt sang bên lề, rồi các công dân khác theo chân họ, từ những người ký tên vào bản kiến nghị để sửa đổi Hiến Pháp cho đến những người khác...Ngoài ra cách đối phó với những sinh viên trẻ tuổi yêu nước có ý kiến bất đồng, những người tìm cách dùng pháp luật để chống lại chính phủ...Có một nỗi bực dọc là: sự thể rồi sẽ dẫn tới kết cuộc nào? Đâu là giải pháp để giải quyết vấn đề? Liệu Hiến Pháp có được sửa đổi để cho phép quyền tự do ngôn luận? Câu trả lời có thể là “Không”, rồi người ta sẽ chỉ đãi bôi cho có chuyện trong khi nỗi bất mãn đã âm ỉ từ năm 2008 tới nay, từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới. Tôi thực sự tin là có bất mãn sâu xa. Việt Nam không có một hệ thống đại nghị, không có một cách dễ dàng nào để có thể thay đổi chính phủ, hay ngay cả các Bộ trưởng, để giải quyết những khiếu nại của người dân.”
VOA: Giáo sư không tin tiến trình tham khảo ý dân để sửa đổi Hiến Pháp là một nỗ lực thành thực hướng tới dân chủ hóa, mà chỉ là một màn diễn mà thôi?
Giáo sư Thayer: “Họ muốn đây là một cơ hội để tái khẳng định
quyền cai trị của chế độ, rằng nhiều người dân đưa đề nghị là bởi vì họ ủng hộ
tiến trình này, nhưng khi phải đối đầu với một bản Hiến Pháp thay thế, với
những lời kêu gọi phải sửa đổi Điều 4 Hiến Pháp- về vai trò của Đảng Cộng Sản-
thì chế độ cảm thấy rất là không thoải mái, đó không phải là điều mà họ muốn.
Họ chỉ muốn mọi người hưởng ứng một cách qua loa, với một hai sự thay đổi hời
hợt, nhưng tựu chung vẫn ủng hộ hệ thống cai trị, để rốt cuộc, họ có thể tuyên
bố là họ đã lắng nghe tất cả các đề nghị, và quốc hội, với sự khôn ngoan chín
chắn của mình, khi tới tháng 9, sẽ quyết định về một bản dự thảo Hiến Pháp. Tôi
không tin là trong các điều kiện hiện nay, làm như thế là đủ, thời đó qua rồi.”
VOA: Thế thì tình hình này sẽ đi tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Tôi không tin là nó sẽ dẫn tới một “mùa xuân Việt Nam” hay “mùa Xuân Ả Rập”, tôi không tin là điều đó xảy ra, nhưng nỗi bức xúc sẽ trào dâng. Tôi không tin là chế độ cầm quyền ở Việt Nam đoàn kết, như tôi đã nói có những đấu đá trong nội bộ, có bất đồng ý kiến rộng rãi trong các thành phần chính trị ưu tú về cách làm sao xử lý những vấn đề đó.
VOA: Thế thì tình hình này sẽ đi tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Tôi không tin là nó sẽ dẫn tới một “mùa xuân Việt Nam” hay “mùa Xuân Ả Rập”, tôi không tin là điều đó xảy ra, nhưng nỗi bức xúc sẽ trào dâng. Tôi không tin là chế độ cầm quyền ở Việt Nam đoàn kết, như tôi đã nói có những đấu đá trong nội bộ, có bất đồng ý kiến rộng rãi trong các thành phần chính trị ưu tú về cách làm sao xử lý những vấn đề đó.
Họ (chính phủ) muốn đây là một cơ hội để tái khẳng định
quyền cai trị của chế độ, rằng nhiều người dân đưa đề nghị là bởi vì họ ủng hộ
tiến trình này, nhưng khi phải đối đầu với một bản Hiến Pháp thay thế, với
những lời kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến Pháp thì chế độ cảm thấy rất là không
thoải mái.
Giáo sư Carl Thayer.
VOA: Thưa
Giáo sư, những hành động hồi gần đây của nhà nước liên quan tới hai sinh viên
trẻ tuổi đã gây phản ứng rất mạnh trong nhiều thành phần xã hội, kể cả trong
giới trí thức và một số quan chức nhà nước. Rồi các cuộc tuyệt thực đang diễn
ra. Theo Giáo sư, những hành động đặt ra thách thức như thế nào đối với các vị
lãnh đạo đang cầm quyền tại Việt Nam trong bối cảnh lần đầu tiên, họ phải đương
đầu với tiến trình bỏ phiếu tín nhiệm để duy trì chức vụ?
Giáo sư Thayer: “Đây là một thách thức về đạo đức mà chế độ phải đáp ứng, và đáp ứng một cách tích cực, nếu không muốn người ta đặt ra những nghi vấn về tính chính đáng của chế độ. Chúng ta phải chờ xem nó dẫn tới đâu, liệu các đại biểu quốc hội có đủ can trường, đủ can đảm về mặt đạo đức để biểu quyết “Không tín nhiệm ”hay không? Chúng ta còn phải chờ xem. ”
Giáo sư Thayer: “Đây là một thách thức về đạo đức mà chế độ phải đáp ứng, và đáp ứng một cách tích cực, nếu không muốn người ta đặt ra những nghi vấn về tính chính đáng của chế độ. Chúng ta phải chờ xem nó dẫn tới đâu, liệu các đại biểu quốc hội có đủ can trường, đủ can đảm về mặt đạo đức để biểu quyết “Không tín nhiệm ”hay không? Chúng ta còn phải chờ xem. ”
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment