Friday, August 16, 2013

Chung quanh chuyến Mỹ du Trương Tấn Sang vào ngày 25 tháng 7 năm 2013



Chung quanh chuyến Mỹ du của phái đoàn Trương Tấn Sang vào ngày 25 tháng 7 năm 2013

 

Hôm nay là ngày 10/8/2013, vào lúc chúng ta thử nhận định về chuyến Mỹ du của Trương Tấn Sang cách đây chưa đầy 3 tuần thì có tin hãng thông tấn Kyodo loan báo nguồn tin chính phủ Nhật cho biết nước này dự kiến mời ông Sang qua thăm Nhật theo nghi thức quốc khách vào tháng 3 năm tới.

Theo Kyodo, với lời mời làm quốc khách, nghi thức cao nhất dành cho một lãnh đạo nước ngoài, Nhật Bản rất mong muốn thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực đang có nhiều thay đổi nhanh chóng. Tờ báo cũng nhắc đến việc Nhật và Việt Nam đều đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc lần lượt trên Hoa Đông và Biển Đông.

Tuy cuộc viếng thăm Nhật Bản của TTS không có tính cách dồn dập như hai chuyến công du Indonesia và Hoa Kỳ, chỉ vài tuần sau chuyến viếng thăm Trung Quốc, việc thông báo chuyến đi vào thời điểm này cũng là sự kiện có ý nghĩa.

Trong tương quan của VN với các quốc gia khác, liên hệ với Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt vì nó đã trở thành một hình thức lệ thuộc quá đáng. Tuy nhiên trong chuyến viếng thăm vào tháng 6/2013, mức độ lệ thuộc này đã trở nên tuyệt đối qua hình ảnh và nội dung bản Tuyên Bố Chung gồm có 8 điểm, trong đó riêng điểm 3 chứa đựng đến 13 mục quan hệ hợp tác vừa mở rộng vừa ăn sâu.

 


 


 

Hình ảnh Trương Tấn Sang tại Trung Quốc. Hình ảnh này ra sao, thiết tương chẳng cần bàn luận thêm.

 

Về bản Tuyên Bố Chung giữa VN và TQ, tại Điều thứ Sáu, TBC viết:

 

Hai bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà lãnh đạo các nước ASEAN và lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn..., đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.. 

 

Khi lấy dịp kỷ niệm 10 năm lập quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc để mở ra 1 kỷ nguyên mới thì Việt Nam nhân danh gì ? Một thành viên của ASEAN hay 1 thành viên của Trung Quốc ?

Chúng ta đã có câu trả lời rõ rệt tại một phần khác, cũng trong Điều số Sáu này, rằng VN đã bị coi và tự coi là 1 bộ phận của Trung Quốc !

 

Việt Nam đã thỏa thuận với Trung Quốc rằng "Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN vàTrung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á..

 

Như vậy thì VN đâu còn được tự chủ trong việc đối ngoại nữa, thỏa thuận này trên thực tế có nghĩa là từ nay Hà Nội sẽ nhận chỉ thị của Bắc Kinh trong mọi quan hệ đối với ASEAN và các định chế chung quanh ASEAN và với cả Liên Hiệp Quốc; Nó biến Việt Nam thành nội ứng của Trung Quốc trong lòng ASEAN và một cách tự nhiên nó khiến các thành viên ASEAN nhìn Việt Nam như một kẻ phản trắc.

Và đó là chi tiết điển hình về Ngoại Giao trong tương quan Việt -Trung.

 

Nhìn qua lãnh vực quan trọng khác là lãnh vực Quốc Phòng. Tại Điều 3, TBC viết : 

 

Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc”, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

 

Điều này cho thấy TQ đã nắm trong tay điều kiện kiểm soát chặt chẽ vấn đề quốc phòng của VN.

 

Như vậy thì bản Tuyên Bố Chung này có khác chi một hàng ước ? hay “hoà ước” nói theo ngôn ngữ ngoại giao. Để đổi lấy việc mất chủ quyền về  ngoại giao và quốc phòng, liệu VN được gì về kinh tế từ Trung Quốc ?

Sau chuyến đi Trung Hoa về, chủ tịch nước TTS đã đạt được 10 thỏa thuận hợp tác với Trung Hoa, trong đó, đáng lưu ý nhất là 2 gói tín dụng chưa tới 100 triệu đô la cho hệ thống thông tin đường sắt, và cho một nhà máy nhiệt điện với kỹ thuật lạc hậu. Chính vì kỹ thuật lạc hậu có thể gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường tại Ninh Bình, nên mới hôm 19/7/2013, Exim Bank của Hoa Kỳ đã từ chối hỗ trợ tín dụng khoảng 1,6 tỷ đô la cho nhà máy nhiệt điện này.

Trong khi Trung Quốc hứa về 2 gói tín dụng trị giá 200 Triệu đô la cho VN thì mỗi năm họ bội thu khoảng 10 lần nhiều hơn ( 16 Tỷ đô la) VN phải trả cho các khoản nhập cảng từ Trung Quốc.

Trong khi đó, ngư dân Việt vẫn bị hải quân Trung Quốc thường xuyên tấn công, xem các ký kết “hợp tác, tương trợ” này như không có.

 

Nếu như VN bị thua thiệt như vậy đối với Trung Quốc thì trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại vô cùng thuận lợi cho VN, mang về cho Việt Nam 24 tỷ đô la trong năm 2012 trong tổng thương mai hai chiều 26 tỷ, chưa tính hơn 10 tỷ đô la hằng năm mà người Việt hải ngoại gửi về từ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thuận lợi, đem lại thặng dư thương mại cho Việt Nam đồng thời quan hệ với Hoa Kỳ cũng quyết định quan hệ đối với Châu Âu, Nhật và các nước dân chủ khác. Ngoại thương với Hoa Kỳ và các nước này chiếm sấp sỉ 80% ngoại thương Việt Nam; điều này có nghĩa là nếu quan hệ với Hoa Kỳ vì một lý do nào đó xấu đi thì quan hệ của Việt Nam với các nước dân chủ cũng sẽ giảm sút...

 

Phải chăng những cam kết ngoại giao hoàn toàn lệ thuộc Trung Quốc, phản bội ASEAN và tình trạng tuyệt vọng về kinh tế, không trông đợi được gì từ phía Trung Quốc đã khiến Trương Tấn Sang phải vội vã qua thăm Indonesia 10 hôm sau khi từ Trung Quốc về và Hoa Kỳ một tháng sau đó.

 

Vận động từ cộng đồng người Việt tại Mỹ, các vị Dân Cử và các Tổ Chức tranh đấu cho Dân Chủ trước tin Trương Tấn Sang qua thăm Hoa Kỳ.

 

Đây là một cuộc vận động đều khắp và rộng rãi gồm hàng ngàn thư từ dân chúng gửi tới cho Tổng Thống Obama, nhiều kiến nghị và hội kiến với Tổng Thống bởi các Dân Biểu (Zoe Lofgren, Susan Davis, Alan Lowenthal và Scott Peters, Loretta Sanchez… ) vận động cho Dân Quyền nói chung tại VN cũng như yêu cầu chế độ CSVN phải trả tự do cho các nhà dân chủ đang bị cầm tù trái phép. Mặt khác cũng có kiến nghị của rất nhiều tổ chức phi chánh phủ.

Sau cùng, cộng đồng người Việt hải ngoại tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và nhiều thành phố cách đó gần 1000 Km cũng tổ chức một cuộc biểu tình tại công viên Lafayette trước Toà Bạch Ốc vào đúng ngày TTS tới White House.


(Tôi không đi vào chi tiết cuộc vận động này vì muốn đặt trong tâm nhận định về chuyến đi của TTSang)  

 


 

Hình ảnh đẹp nhất trong cuộc biểu dương của đồng bào tại Washington trong ngày TTS tới White House

 

 


 

Chưa bao giờ địch và ta gần nhau đến như vậy

 

Hình ảnh Trương Tấn Sang tới Washington DC

 

 


 

 

Ông Đại sứ Hoa Kỳ tại VN là nhân vật cao cấp nhất ra đón ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang tại phi trường.

 


 

So sánh với cuộc đón tiếp Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cách đây hơn nửa thế kỷ bởi Tổng Thống và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ tại chân cầu thang máy bay.

 

 


 

 

Sau đó Trương Tấn Sang đã lếch thếch đi ra chỗ hàng rào phi trường để bắt tay một số con ông cháu cha được điều ra để chào đón.

 

 


 

 


 

Ngày hôm sau khi Trương Tấn Sang tới White House, ngoại trừ ông Chủ Tịch, phái đoàn tháp tùng phải đi bộ vào White House bằng cửa hông.

 

Chưa bao giờ Hoa Kỳ đón tiếp một nguyên thủ quốc gia một cách rẻ rúng như thế này! Phải chăng đây là bài học chính quyền Mỹ dậy cho người đại diện một chế độ đã coi thường người dân từ nhiều năm qua… Đây là cảm nghĩ của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ.

Nhìn một cách lý luận hơn, cuộc đón tiếp nhẹ thể dành cho ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang có thể là để xoa dịu dư luận tranh đấu cho nhân quyền tại Mỹ, đồng thời để nói lên thông điệp là Việt Nam cần Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần VN, điều mà giới lãnh đạo và guồng máy tuyên truyền của Hà Nội vẫn nghĩ ngược lại, họ quan niệm chủ quan từ nhiều năm qua rằng VN rất đắt giá với Hoa Kỳ, có lẽ đó là lý do cản trở việc bình thường hóa tương quan giữa 2 quốc gia.

 

Sau cuộc đón tiếp tẻ nhạt, cuộc tiếp xúc giữa 2 ông Obama và Trương Tấn Sang đã diễn ra khá tích cực, qua hình ảnh buổi họp báo chung, Trương Tấn Sang đã tỏ ra có khả năng diễn đạt vượt trội so với các ông Phan Văn Khải và Nguyễn Minh Triết trước đây.

 

Khác nhau giữa hai tuyến bố chung Việt Trung và Việt Mỹ


Một trong những chủ đề thảo luận của ông Sang trong chuyến viếng thăm Trung Quốc là việc hợp tác giữa hai đảng cộng sản. Đã có nhiều lời lẽ “tốt đẹp” dành cho mối quan hệ giữa hai đảng và đưa ra những hoạt động cụ thể.

Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc viết:

“hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng,”

“nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước”

“phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9,”

“tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.”
“Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị”


Nếu như bản Tuyên bố chung Việt – Trung nói đến việc hợp tác giữa hai đảng cộng sản thì bản Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ nói đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam .

Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ viết:

“ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người.”

“nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.”

“Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.”

“Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.”

“Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.”

 

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới 2 điểm trong Thông Báo Chung Việt Nam - Hoa Kỳ xem ra có lợi cho phía CSVN:

 

Mục Quan hệ kinh tế và thương mại có ghi

 

Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy,  hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy,

 

Qua điều này Hoa Kỳ phủ nhận thái độ lấn chiếm bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đối đầu trực tiếp với Trung Cộng và ngăn cản thái độ tự tung tự tác của Tàu cộng tại đây.

 

 

Mục Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người có ghi:

 

Hai nhà lãnh đạo ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy nhân quyền, và pháp trị và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước Chống Tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

 

Điều này không đáp ứng những đòi hỏi thực tế của các lực lượng dân chủ, chỉ là những nguyên tắc đại cương mà không có một cam kết gía trị cụ thể nào.

Nếu phe dân chủ thắng khi Hoa Kỳ tỏ ra lạnh nhạt trong việc đón tiếp TTSang, thì phía CSVN đã thắng khi họ chỉ cần cam kết một cách mơ hồ về vấn đề nhân quyền với phía Hoa Kỳ.

 

Ngay sau bản Tuyên Bố Chung, đã thấy có sự thay đổi trong thái độ của ông Sang đối với Trung Quốc.

 


 

Trong dịp phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ (CSIS) vào hôm 27/7, đáp lại 1 câu hỏi của cử tọa: Phillipines nhiều năm qua kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò, vậy lập trường của Việt Nam về đường lưỡi bò là gì?

Trương Tấn Sang đã trả lời: 

“Lập trường của Việt Nam trước sau như một, không ủng hộ đường lưỡi bò, phản đối đường lưỡi bò, bởi đường lưỡi bò được xác lập trên cơ sở không có căn cứ điều khoản nào của bất kỳ loại luật pháp quốc tế nào”.


“Nếu có các bạn Trung Quốc ở đây thì chúng tôi cũng sẽ nói như vậy… Nói tóm lại, Việt Nam chúng tôi trước sau như một là không tán thành, hay nói trắng ra là phản đối đường lưỡi bò”, 

Về câu hỏi lập trường của Việt Nam thế nào khi Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò, ông Sang nói tiếp:

"Đây là thẩm quyền của Philippines, Việt Nam hoàn toàn tôn trọng Philippines với tư cách là thành viên ASEAN và với tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc, các bạn Philippines có toàn quyền. Chúng tôi không bình luận gì thêm nữa".

Đó là lập trường cứng cỏi và minh bạch nhất về vấn đề Biển Đông từ một giới chức cao cấp nhất của CSVN.

 

Tổng kết lại, bài trình bầy này nhằm ghi ra những điều “nhận thấy”. Chúng ta cũng cần hiểu rằng Tuyên Bố Chung không nhất thiết ghi lại đầy đủ các điều đã được bàn luận và thoả thuận và những điều “cam kết” trong Tuyên Bố Chung chưa chắc đã được hoàn toàn thực hiện.

Vì trong quá khứ, cộng sản thường hứa một đàng, làm một nẻo cho nên hiếm ai tin vào điều CS hứa, tuy nhiên dầu không tin tưởng vào điều CS hứa, chúng ta vẫn có thể căn cứ vào những gì họ cam kết để tranh đấu buộc phải có những kết quả cụ thể kèm theo những hứa hẹn…

Lấy thí dụ về lá thư Hồ Chí Minh gửi Truman mà Trương Tấn Sang đã dùng như một món quà tinh thần tặng Obama, người ta có thể:

Hoặc bảo rằng đây chỉ là thêm một trò bịp của CSVN, chấm hết.

Hoặc lạc quan hy vọng là CSVN sẽ có một hành động thiện chí vào dịp 2/9 sắp tới.

Hoặc tiếp tục tranh đấu để đòi hỏi Trương Tấn Sang phải thực hiện điều Hồ Chí Minh đã cam kết tại Ba Đình 67 năm trước đây.

 

Người Việt đã và đang là nạn nhân của CSVN, khó khăn cho dân tộc càng lớn nếu có sự cấu kết chặt chẽ giữa CSVN và CSTQ.

 

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Trương Tấn Sang cho thấy sự cấu kết giữa 2 đảng CS VN và TQ có chỉ dấu bớt chặt hơn trước. Đó là hiện tượng tốt giúp cho cuộc tranh đấu cho dân chủ VN thêm thuận lợi.

 

Hoàng Cơ Định

 

Thư gửi anh Lê Hiếu Đằng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước hết tôi xin mạn phép tự giới thiệu là người cùng thế hệ với Anh, sống bằng cơm gạo Miền Nam và được giáo dục đào tạo dưới mái trường Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, như anh Lê Hiếu Đằng. Chỉ khác nhau ở chỗ, một người thì gia nhập quân đội cầm súng ra biên cương để giữ gìn đất nước trong chế độ Tự do Dân chủ; một người thì được an toàn nơi hậu phương và thụ hưởng đầy đủ quyền tự do ngôn luận kể cả hô hào lật “nhào” chính quyền và quân đội đang bảo vệ mình (“ đánh cho mỹ cút đánh cho ngụy nhào”).

 

Sau khi đọc qua “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh...” của anh Đằng trên BVN, tôi có vài điều nhắn gửi đến Anh.

 

Điều trước tiên là tôi cảm phục Anh đã can đảm cất tiếng nói “phản tỉnh” sau những năm dài lầm đường lạc lối, trong khi có biết bao người “chống mỹ cứu nước”, cùng thời với anh Đằng nay cũng đã “sáng mắt sáng lòng”- ngôn ngữ bình dân gọi là “trắng mắt ra”-nhưng chỉ ngậm bồ hòn mà không còn có được chút dũng khí của “khi xưa em còn bé”... dại xuống đường để can đảm cất lên lời thống hối ăn năn.

 

“Những suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh...” của anh Đằng, nhìn một cách tổng quát, thật là đáng được “xiển dương”, đặc biệt giữa thời buổi các quan lớn “Kách Mạng” đang trong thời kỳ “quá độ” bán miệng như bán trôn vinh thân ấm cật kiểu ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn phát biểu về người Mỹ gốc Việt biểu tình đòi nhà cầm quyền nước CHXHCN... thả tù những người yêu nước chống Phương Bắc xâm lăng, và trả lại cho người dân Việt Nam quyền Tự do Dân Chủ, nhân chuyến đi Mỹ của CTN Trương Tấn Sang vừa rồi.

 

Thưa anh Đằng, tuy vậy, trong bài viết của Anh cũng có những điều khiến nhiều người không hài lòng, thậm chí nổi giận; ngôn ngữ Miền Nam ta nay bị chữ nghĩa Kách- mạng- hoá thành “bức xúc”.(Cái gì cũng “bức xúc” cho nó phẻ (khỏe), thay vì bực tức, khó chịu, tức tối, bất mãn, phát cáu, ấm ức, bị xúc phạm, nóng lòng, sốt ruột, chột dạ, vân vân và vân vân...)

 

Riêng tôi có hai điều cần góp ý với Anh:

 

Một là, anh Đằng nên ngỏ lời xin lỗi đồng bào Miền Nam một tiếng. Vì bao nhiêu thống hận, tang thương, và mất mát họ phải chịu đựng gần 40 năm qua và những di lụy khôn nguôi do “bên thắng cuộc” gây nên trong đó có sự góp sức không nhỏ của anh Lê Hiếu Đằng mà nay anh đang trên đường ăn năn thống hối.

 

Hai là, trong khi anh thừa nhận, “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”, mà anh vẫn cứ tiếp tục gọi “ân nhân” của anh Đằng là “địch”, thì có phải “do lỗi người đánh máy” không. Mong anh Đằng rà lại cái “khâu” chính tả này.

 

Thưa anh Đằng, ngoài hai “bức xúc “ trên đây, tôi còn có một điều không đồng ý với Anh ở chỗ Anh cho rằng, “ĐCSVN ngày trở thành kiêu binh. Đâu đâu cũng vỗ ngực xưng tên là “ĐCSVN quang vinh muôn năm”. Ngay cả Hội trường của cơ quan dân cử như HĐND TP thế mà chẳng thấy đất nước, Tổ quốc đâu cả, chỉ thấy một khẩu hiệu to chần dần [to đùng] “ĐCSVN quang vinh muôn năm”.

 

Anh nhìn lại mà xem Tổ quốc, Đất nước Việt Nam mình từ ngày bị ĐCSVN thộp cổ túm đầu so với thế giới nhục bỏ mẹ, nhất là người dân Việt khi phải xuất trình hộ chiếu CHXHCN... với nhân viên hải quan ở những phi trường quốc tế. Kể cả chủ tịch nước của mình bây giờ khi ra nước ngoài gặp nguyên thủ quốc gia kẻ khác, người ta có tiếp đãi mình ra thể thống gì đâu. Nói đâu xa, anh Đằng còn lạ chi hai cảnh khác biệt giữa hình ảnh TT Ngô đình Diệm trước kia với CTN Trương Tấn Sang bây giờ, khi hai vị đặt chân đến Hoa Kỳ và gặp gỡ vị nguyên thủ nước chủ nhà, cũng đủ thấy nước VN ngày nay còn chút vinh nào nữa mà đòi.

 

Rồi từ dạo Trịnh Công Sơn mừng hết lớn lên đài hát “Nối vòng tay lớn” đến nay, trời đất quay cuồng mải mê mỗi độ Tết đến, Xuân cũng thui thủi khép mình sau ĐCSVN:

 

Mừng Đảng

Mừng Xuân

Mừng Đất Nước.

 

Như vậy mà anh Đằng cứ than trách đảng độc quyền “quang vinh” mọi nơi mọi chốn; chẳng những “quang vinh” ở Hội trường của cơ quan dân cử như HĐNDTP mà còn quang vinh trong các nhà tù, hay đầu đường xó chợ; ĐCSVN vưỡn ưỡn ngực “quang vinh muôn năm” ngay cả giữa chốn đồng không mông quạnh.

 

Anh lại so bì “chẳng thấy Đất nước, Tổ quốc đâu cả”! Uả có lẽ anh nằm bệnh viện nên vừa rồi Sơn of the pig lên đài TV Phố Bolsa dạy người Mỹ gốc Việt rằng “Đảng là Tổ quốc, Đất nước” sao.

 

Tôi đùa một chút co vui chứ biết anh Đằng đã “rành sáu câu” và chán ngấy thứ này và “những con tương cận” lắm rồi. Chỉ tiếc là anh Đằng chưa “tỉnh” hẳn để “phản” cho đúng “địch” của anh bây giờ là ai, chứ không phải là những người bảo vệ cho một chế độ đã cho Anh ra ngoài đi thi cử trong khi Anh ở tù, điều mà chính anh chế độ “ưu việt” không bao giờ “dám” làm.

 

Cuối cùng tôi cầu chúc Anh chóng bình phục thể xác lẫn tâm hồn hầu sau này khi nằm xuống được thanh thản trong lòng đất Miền Nam hiền đã cưu mang Anh và tha thứ cho đứa con lầm lỡ biết sám hối quay về đường ngay nẻo chính.

 

Cám ơn anh Lê Hiếu Đằng đã đọc thư này của tôi.

 



 

“SUY NGHĨ TRONG NHỮNG NGÀY NẰM BỊNH…”

(LÊ HIẾU ĐẰNG)

Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trãi nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả. Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển “Chuyện nghề của Thủy” của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần và qua ti vi xem các chuyến đi thăm Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  thăm Hàn Quốc, Myanma (Miến Điện)lại càng giục giã tôi viết những dòng này. Các nhà văn đã cho tôi thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở Miền Bắc, một xã hội không có bóng người. Chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang không có những nghi thức cao nhất của một nguyên thủ quốc gia hay chuyến đi thăm Hàn Quốc , Myanma của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nếu đem so sánh các chuyến đi thăm Trung Quốc của các vị thì không khí hoàn toàn khác nhau. Một bên thì khô cứng, lạnh lùng của một nước lớn đầy tham vọng, một bên là không khí cởi mở, vui vẻ bình đẳng. Không biết các nhà lãnh đạo của ĐCS Việt Nam với lòng tự trọng dân tộc có “mở mắt” thấy điều đó không?. Hẳn nhiên chúng ta không thể đòi hỏi Mỹ làm nhiều điều tích cực hơn bởi vì công bằng mà nói anh không thể “mở lòng” với một nước mà thái độ không rõ ràng, bất nhất.

Tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè trong nước cũng như ở nước ngoài làm tôi suy nghĩ miên man trong lúc nằm bịnh càng khẳng định với tôi một điều: con đường mà tôi cùng nhiều bạn bè, đồng đội đã lựa chọn, con đường tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng thời trai trẻ và một xã hội công bằng tự do dân chủ. Ở đó con người sống với nhau một cách tử tế, thật sự được giải phóng từ người nô lệ thành người làm chủ của đất nước. Tôi ngày càng hiểu sâu sắc từ “GIẢI PHÓNG” không có nghĩa như ngày nay người ta thường dùng mà là sự thoát xác thật sự làm người tự do, dù cho người cai trị là da trắng hay da vàng, thậm chí điều đau khổ, bi thảm nhất là hệ thống cai trị chính là người của dân tộc đó, là Việt Nam, là Trung Quốc, v.v. Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn “Bên thắng cuộc” mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giái phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa tư tưởng…Vì những lẽ trên tôi xin “tính sổ” với Đảng CSVN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, song phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới.

1.     Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?

Vào thế kỉ trước, chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS đã làm say mê biết bao trí thức, văn  nghệ sĩ ở các nước, nhất là ở nước Pháp, cái nôi của khuynh hướng xã hội, dân chủ mà cả thời kỳ ánh sáng với các tên tuổi như Montesquieux, Voltaire, Jean Jacquess Rousseaux v.v…với khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng. Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê của nhiều thế hệ trí thức phương Tây thì ở Việt Nam cũng vậy. Những tri thức văn nghệ sĩ tên tuổi lẫy lừng như Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Thế Lữ v.v…hay những tri thức tên tuổi ở nước ngoài như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Thật ra họ theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM mà họ đi vào chiến khu chứ họ ít hoặc chưa biết chủ nghĩa Marx là gì, CNXH ra sao nhưng họ hy vọng sau khi kháng chiến thành công sẽ xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ xã hội, tự do, hạnh phúc mà trong tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp năm 1946 ông HCM đã trịnh trọng cam kết trước toàn dân trước Ba Đình lịch sử.
 
Lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc đã thúc đẩy mọi người tham gia Cách mạng tháng 8 và sau đó đi kháng chiến. Bạn bè tôi và bản thân tôi cũng thôi thúc bởi những tình cảm đó: lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hi sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường. tôi vào Đảng cũng rất đơn giản: năm 1966, anh Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết) phụ trách đơn tuyến tôi, hẹn tôi gặp nhau ở một chùa trên đường Trần Quốc Toản (nay là 3-2) để sinh hoạt. Anh Nguyễn Ngọc Phương nghiêm mặt tuyên bố: “Đ/c Bắc Sơn (bí danh của tôi lúc đó) đ/c từ nay là Đảng viên Đảng nhân dân cách mạng (thực chất là Đảng Lao động Việt Nam ở Miền Nam mà thôi).
 
Lẽ ra tôi đưa điều lệ để đồng chí nghiên cứu nhưng đ/c là người hoạt động công khai trong Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật Khoa nên tôi bây giờ mới phổ biến một số điều trong điều lệ để đ/c biết”. Một buổi kết nạp chẳng có lời thề thốt, cờ quạt gì cả. Anh Nguyễn Ngọc Phương, người phụ trách tôi trong thời gian đầu, là người lớn lên trong một gia đình khá giả, có em gái lấy nghệ sĩ hài nổi tiếng Bảo Quốc. Thật ra qua một số người hoạt động ở Huế anh ấy đã biết tôi đã từng tham gia phong trào đấu tranh Sinh viên học sinh Huế lúc tôi còn học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế gần một năm với Lý Thiện Sanh (nay là bác sĩ định cư ở Úc). Vì chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó nghĩ tôi là thành viên của Đoàn TN nhân dân Cách mạng Miền Nam. Nhắc đến đây tôi có một kỉ niệm khó quên: ba tôi và mẹ Lý Thiện Sanh nóng lòng vì đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin cho hai chúng tôi ra thi. 
 
Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi. 
 
Tôi theo ban C Triết học nên chỉ còn vài ngày nữa là thi, ba tôi gửi một số sách vào cho tôi. May mắn lúc đó tôi đã đọc nhiều sách triết học của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô Hoàng Yên v.v…, kể cả quyển sách viết về Niejche của Nguyễn Đồng Thi Hiền còn trai trẻ trước 1945 nên gặp đề thi triết khá hay tôi tán đủ điều đậu hạng thứ dễ dàng. Còn Lý Thiện Sanh học ban B vốn rất giỏi nên đậu hạng bình thứ. Những ngày ba tôi đến đón tôi ra thi ông đã đi qua cánh đồng An Cựu trong những ngày giá lạnh. Tôi không thể nào quên hình ảnh đó của ba tôi. Bây giờ Người đã mất nhưng tôi không bao giờ quên ông, biết ơn nuôi dạy tôi thành người trưởng thành pha một chút ân hận vì tôi mà ông phải khổ sở. 
Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?  
 
Trong thời gian đó, lúc nhà tù cho tù nhân làm văn nghệ, tôi thường hát bài “Tình quê hương” thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ, lúc đó là Đại úy Quân đội Sài Gòn. Gia đình của người phụ trách lao Thừa Phủ đứng trên bức tường có đường đi bao quanh nhà tù để xem. Đúng là cái máu lãng mạng của đám Sinh viên học sinh chúng tôi lúc đó ngay trong tù cũng nổi dậy đùng đùng và có cô con gái rất thích bài đó. Lý Thiện Sanh đùa “Nó khoái mày rồi đó”. Về anh Nguyễn Ngọc Phương người phụ trách tôi sau này bị địch bắt, đã hi sinh trong tù năm 1973.
 
Năm ngoái, nhân ngày giỗ anh, tôi có kể lại việc mỗi lần sinh hoạt với tôi xong anh đề nghị tôi hát bài “Trăng mờ bên suối” của Hoàng Nguyên. Hát xong tôi hỏi anh: “Anh là bí thư Đảng ủy sinh viên mà sao thích bài hát ước át quá vậy?”. Anh cười buồn và nói: “Chúng ta chiến đấu xét đến cùng là vì con người.
 
Nhưng bài hát đó viết rất hay về con người thì sao mình không thích được!”. Nghe anh tôi càng cảm phục người đ/c phụ trách tôi và hôm giỗ anh tôi hát lại bài “Trăng mờ bên suối” để cúng anh. Sau đó, chị Cao Thị Quế Hương có vẻ trách tôi vì cho rằng anh Phương không  thể ủy mị như vậy. Tôi cười buồn và im lặng.

Tôi đã đi theo kháng chiến và vào Đảng như thế đó…

2.     Vấn đề đa nguyên, đa đảng

Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế v.v…) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó.
 
Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc đến chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả qui luật tự nhiên, cóp pi mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều, và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. Trong đó có gia đình nhà báo Trần Triệu Luật, người đã cùng tôi vào chiến khu và đã hi sinh vào ngày 11.10.1968. tại căn cứ Ban tuyên huấn T.Ư cục Miền Nam cùng với nhà thơ Thảo Nguyên Trần Quang Long sau trận bom ác liệt của  F105 của Mỹ. Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nóitất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được. Trước sự rên xiết của người dân, những nhà lãnh đạo còn có tấm lòng và suy nghĩ đã chủ trương phải đổi mới kinh tế bằng cách phải chấp nhận kinh tế có nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể.
 
Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là qui luật tất yếu, vì vậykhông thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa. Trước sau gì các vị lãnh đạo của ĐCS VN phải chấp nhận thách thức này : các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với ĐCS VN trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm. Tôi thách bất cứ ai trong Bộ chính trị, Ban bí thư, trong ban Tuyên huấn của Đảng mà đứng đầu là ông Đinh Thế Huynh, vừa là Trưởng ban, vừa là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương trả lời luôn một cách công khai, minh bạch với chúng tôi trên các diễn đàn mà không chơi trò “bỏ bóng đá người” như đã từng thường sử dụng hiện nay.
 
Thực tế hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập hợp được những khuynh hướng có chủ trương đấu tranh cho một thể chế dân chủ cộng hòa mà tiêu biểu là đề nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp năm 2013 của nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở trong Nam Bắc như nhà văn Nguyên Ngọc, các giáo sư Hoàng Tụy, Chu Hảo, Tương Lai, Phạm Duy Hiển, những trợ lý Tổng bí thư, Thủ tướng hoặc đại sứ nhiều thời kỳ như ông Trần Đức Nguyên, Việt Phương, Nguyễn Trung v.v…Các nhà kinh tế có uy tín lớn như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà báo, nhân sĩ trí thức kỳ cựu như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Đình Đầu, Lữ Phương, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái, và các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975 như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Văn Long (Năm Hiền), Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập và biết bao con người tâm huyết mặc dầu đời sống kinh tế đã khá giả, có những người là giàu có nhưng không thể yên tâm thụ hưởng tất cả những tiện nghi của đời sống đã vùng lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản thân cá nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới để tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội, chà đạp những lời hứa năm nào trong kháng chiến. Ngoài ra còn cả một lớp trẻ hăng hái, nhiệt tình bao gồm những blogers, những sinh viên đang có những hoạt động ở các trường Đại học hoặc nhiều tổ chức khác. Tình hình trên cộng với thực tế hiện nay tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo).
 
 Vậy tại sao chúng ta,- hàng trăm đảng viên khôngtuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị ĐCS VN bức tử phải tự giải tán.
Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này vì chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này. Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta. Không thể rụt rè, cân nhắc gì nữa. Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được.
Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài toàn trị hiện nay. Chẳng lẽ nhà nước này bắt bỏ tù tất cả chúng ta sao? Chúng ta phải đấu tranh với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh. Như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết đại khái trong bất cứ cuộc chiến tranh nào người thất bại đều là nhân dân. Giờ hành động đã đến. Không chần chừ, do dự được nữa.

3.     Vấn đề Độc lập dân chủ, tự do và hạnh phúc

-Việt Nam đã thống nhất mặc dầu còn nhiều điều chưa hòa hợp, đoàn kết thực sự. Nhưng còn độc lập thì sao? Sau khi hi sinh biết bao xương máu, nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc, -những kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta, và vào năm 1979 họ đã xua quân tàn sát người dân Lạng Sơn và các tỉnh phía Bắc mà tên Đặng Tiểu Bình xấc xược gọi là dạy cho Việt Nam một bài học. Thật ra tổ tiên chúng ta, những tiền nhân thời xa xưa trước đã cho họ nhiều bài học Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa v.v… Không biết tập đoàn Tập Cận Bình có còn nhớ những bài học đó không? Riêng các vị lãnh đạo ĐCS VN và Nhà nước Việt Nam thì dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt nam nên quá “hiền lành” đối với một nước lớn nhưng rất “tiểu nhân” (chữ nghĩa của các truyện Tàu), miệng thì xoen xoét nói về “bốn tốt, mười sáu chữ vàng” trong lúc hành động thực tế là uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong ngư trường truyền thống của mình, hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của chúng ta. Thế mà phản ứng của lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu nhược: chỉ là lời phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của người phát ngôn viên bộ Ngoại giao.
Đến nỗi, có những vụ việc lớn, càng không dám thực hiện những việc bình thường trong quan hệ quốc tế là triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội đến để trao công hàm phản đối, chứ không chỉ là tự mình phải mang công hàm đến toà đại sứ. Vậy thì độc lập cái gì? Hẳn nhiên là chúng ta không dựa vào nước nầy chống các nước khác, nhưng thực tế quốc tế hiện nay rất thuận lợi để chúng ta liên kết với các nước để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông. Tôi rất mừng nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở hội nghị Shangri-la chống lại nền chính trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn một thiếu tướng Trung Quốc, Thủ tướng đã khéo léo nói nước đó là nước nào ai cũng biết !. Rõ ràng đây là cú đấm đích đáng bọn bành trướng Bắc Kinh trong một diễn đàn quốc tế. Tôi càng thấy vui hơn khi được biết đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ chính trị cả. Vì thế mà Hạ Đình Nguyên trong một bài viết về vấn đề nầy đã hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến 5 lần.

3.  Vấn đề Dân chủ, tự do và hạnh phúc

Thực chất đây là vấn đề dân sinh, dân chủ mà trước đây trong thời kì kháng chiến hoặc trước 1975, ĐCS VN đã phát động để đấu tranh giành quyền sống. Đây là vấn đề về con người.

+Về dân chủ thì đã quá rõ. Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập: lập pháp, hiến pháp, tư pháp, riêng biệt và độc lập. Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới. Sau đó bầu Quốc hội lập pháp để ĐCS VN sẽ qua bầu cử bình đẳng mà trở thành người lãnh đạo. Tôi nghĩ trong một thời gian dài ĐCS VNsẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được. Các nhà lãnh đạo ĐCS VN cần tự tin điều đó.
 
Dần dần các Đảng đối lập sẽ trở thành một lực lượng làm nhiệm vụ như một kháng thể trong một cơ thể xã hội lành mạnh. Nếu xã hội không có lực lượng đối lập sẽ trở thành một con bệnh SIDA khó trị, chỉ có chờ chết mà thôi.

+Con người khác con vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người. Không có tự do thì con người chỉ là một đàn cừu (theo ngôn ngữ của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu). Không có tự do thì không thể có khoa học, văn học, nghệ thuật, báo chí…thật sự.
 
Do đó Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền tự do của con người. Đó là vấn đề quyền con người. Nhưng giờ đây, chế độ toàn trị CSVN đã phản bội tước đoạt tất cả các quyền cơ bản đó, vất bỏ tuyên ngôn nhân quyền và nhai đi nhai lại luận điệu mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có vấn đề nhân quyền riêng. Họ không biết rằng đó là quyền cơ bản và phổ quát mà loài người đã đấu tranh qua nhiều thế kỷ đầy máu và nước mắt mới có được. Trong cuốn “Đi tìm cái tôi đã mất” của đại tá nhà văn Nguyễn Khải đã nói: “khi đọc cuốn Bàn về tự do của Stuart Mill thì vỡ ra nhiều vấn đề”.
 
Vì vậy anh Nguyễn Khãi đã nhìn lại những gì mà anh đã trãi nghiệm một cách sâu sắc với một giọng văn nhẹ nhàng không hàm hồ nên rất thuyết phục. Đây là quyển sách đã đi sâu vào tim óc của chế độ mà không thấy các vị “phê bình điểm chỉ” (cách gọi mới đây của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đối với tên Nguyễn Lưu cùng với một số người trong việc “bề hội đồng” bài viết của Thạc sĩ Nhã Thuyên về nhóm “Mở miệng”) nào dám phê phán, chửi rủa. Các vị lãnh đạo ĐCS VN tại sao không suy nghĩtrong chế độ thuộc Pháp lại có một thời báo chí, văn học nghệ thuật phát triển mà cho đến nay chưa có thời kì nào có thể so sánh được dù là chế độ gọi là “tự do gấp vạn lần” như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói một cách hàn hồ, thiếu suy nghĩ, chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Báo chí thì nở rộ Gia Định báo, Phụ nữ tân văn, Nam Phong, Phong hóa ngày nay…với những Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi…Văn học nghệ thuật thì có cả một trào lưu thơ mới với Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư và nhiều nhà thơ nổi tiếng khác với nhiều bài thơ bất hủ mà đến nay ai cũng thuộc nằm lòng. Về tiểu thuyết thì có nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo…Ngoài ra còn có hàng loạt nhà văn tài hoa khác như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Lan Khai, Thanh Tịnh, Nguyên Hồng v.v…Với Thanh Tịnh tôi vẫn nhớ bài “Tôi đi học” trong tập “Quê mẹ” của ông. “Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức với những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như những đóa hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm đắt tay tôi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường nầy tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần nầy bỗng nhiên thấy lạ vì hôm nay tôi đi học.” Nhạc thì có một thời có nền tân nhạc rực rỡ với các tên tuổi như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Doãn Mẫn, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương…Thế mà Thanh Tịnh và những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nói trên dưới chế độ XHCN ở Miền Bắc chẳng có tác phẩm nào ra hồn.

Cũng may ra sau 1975, không khí vui vẻ, sum họp của những ngày đầu đã tạo nên trào lưu hứng khởi để nhạc sĩ VĂN CAO làm bài “Mùa xuân đầu tiên” với điệu valse dìu dặt. Nhưng tội nghiệp cho Văn Cao đã ngây thơ tin rằng “Từ đây người biết yêu người, từ đây người biết thương người, từ đây người biết quê người…” thế mà bài ca này cũng bị cấm hát hết mấy năm. Những năm sau, khi vào chơi với Trịnh Công Sơn và các nhạc sĩ Miền Nam, ông Văn Cao đã nói lên nỗi thất vọng của ông. Cảnh chia lìa, vượt biên, đày đọa, tù tội trong đó có người bạn văn chương của các ông đã làm ông buồn bực và tiếp tục uống rượu. 
 
Chỉ có một điều an ủi của ông là vào Nam, vào Sài Gòn, ông nghe mọi người từ trẻ đến già đều hát “Mùa xuân đầu tiên”, “Thiên thai”, “Suối mơ”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu” v.v…của ông. Vấn đề là:- ĐCS VN cần trả lại những gì của lịch sử, của tiền nhân để lại. Việc đổi tên đường từ Trần Quý Cáp thành Võ Văn Tần, từ Phan Đình Phùng thành Nguyễn Đình Chiểu v.v…là việc làm thiếu suy nghĩ, nếu không nói là ngu xuẩn, chà đạp lên lịch sử, xúc phạm những chiến sĩ tuy không phải là Cộng sản nhưng đã đấu tranh bảo vệ đất nước trong các phong trào Cần Vương, Duy Tân. 
 
Ngay trong lĩnh vực báo chí tại sao lại lấy ngày ra đời báo Thanh Niên, báo của tổ chức CS làm ngày báo chí VN. Quan điểm tôi là phải lấy ngày 15-4 là ngày số báo đầu tiên của Gia Định báo năm 1914 làm ngày báo chí VN. Năm sau, một số nhà báo cùng chúng tôi sẽ tổ chức ngày báo chí VN vào ngày 15-4. Còn ĐCS VN và các tổ chức của mình cứ lấy ngày 21-6 làm ngày báo chí Cách mạng cũng không sao. Việc ai nấy làm. Thế thôi.

Tại Miền Bắc gọi là XHCN khi hòa bình mới lập lại (1954), các văn nghệ sĩ mà đặc biệt đi tiên phong là các nhà thơ, nhà văn quân đội, mà tiêu biểu là Trần Dân, Phùng Quán, Hoàng Cầm…đã  gây chấn động trong vụ Nhân văn giai phẩm.
 
Có lẽ vì họ là những người trực tiếp chiến đấu, từng chứng kiến cảnh chết chóc của nhân dân trong chiến tranh nên họ quyết tâm tiếp tục chiến đấu để xây dựng một chế độ tự do dân chủ và tiến bộ xã hội. Họ đã quy tụ được nhiều nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ giàn trận đấu tranh quyết liệt với Đảng CSVN để đòi hỏi tự do sáng tác, đòi hỏi chính trị không được can thiệp vào sáng tác của văn nghệ sĩ.Nhà nước độc tài Đảng trị CSVN trong những năm đó thấy đây là nguy cơ đe dọa của chế độ nên đã ra tay đàn áp, bắt bớ, tù đày một cách không nương tay. Người bị tù với vụ án ngụy tạo như công thần Nguyễn Hữu Đang, người đã làm lễ đài Độc lập năm 1946. Hữu Loan với lòng tự trọng của một người văn nghệ sĩ cương quyết về quê thồ vác đá nuôi vợ con. Ba mẹ vợ anh, trong cải cách ruộng đất, đã bị chôn sống để trâu bò bừa lên đầu, lên cổ cho đến chết.
 
Một Nguyên Hồng khảng khái bỏ về quê nuôi heo để kiếm sống. Trần Hữu Đang sống những ngày tủi nhục phải góp nhặt bao thuốc lá làm hàng  “đối lưu” với ếch nhái, rắn rết của bọn trẻ chung quanh kiếm cho. Năm 1989, tôi gặp thạc sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường ở Pháp , người đã theo Hồ Chí Minh về nước năm 1946. Ông kể lại hoàn cảnh của ông lúc đó, bị cô lập đến nỗi học trò cũng không dám nhìn mặt, phải bán tủ sách quí để sống qua ngày. Còn nhà triết học Trần Đức Thảo , khi tôi còn làm Phó chủ tịch thường trực MTTQ TP.HCM đã mời ông đến nói chuyện. Bước xuống xe ông ngó lên liền, xem có công an theo dõi ông không. Buổi nói chuyện làm mọi người thất vọng vô cùng về ông.

Tôi còn có những kỉ niệm đau đến xé lòng khi còn nằm trong hệ thống chính trị của nhà nước toàn trị. Lúc còn là phó CT/TT MTTQ TP.HCM và là đại biểu HĐND TP khóa 4, khóa 5. Có mấy việc tôi còn nhớ mãi:

+ĐCS VN ngày trở thành kiêu binh. Đâu đâu cũng vỗ ngực xưng tên là “ĐCS VN quang vinh muôn năm”. Ngay cả Hội trường của cơ quan dân cử như HĐND TP thế mà chẳng thấy đất nước, Tổ quốc đâu cả, chỉ thấy một khẩu hiệu to, chần dần “ĐCS VN quang vinh muôn năm”. Một số đại biểu trong HĐND trong Đảng cũng như ngoài Đảng thấy chướng mắt nhưng không dám nói. Họ đến nói với tôi.
 
Tôi thông cảm họ. Trong HĐND khóa 5, khi lên phát biểu ở Hội trường tôi trầm giọng nói: “Đây là cơ quan dân cử, đại diện cho nhân dân TP., nhưng tôi không thấy đất nước, Tổ quốc ở đâu mà chỉ có ĐCS VN muôn năm thôi là sao? Đảng CSVN chỉ là một bộ phận của nhân dân, không có Tổ quốc, nhân dân thì làm gì có Đảng. Đảng CSVN phải đặt Tổ quốc lên trên hết vì vậy tôi đề nghị thây đổi khẩu hiệu này bằng câu CHXHCN Việt Nam. Cả hội trường im phăng phắc. Nhưng ngay kỳ họp sau thì khẩu hiệu Đảng đã thay đổi bằng tên nước.

+Tôi là trưởng ban VHXH HĐND TP khóa 5. Trong các kỳ họp HĐND TP, các ban có bài thẩm định khá công phu. Phải đi thực tế, làm việc với các ngành và sau đó họp toàn ban để thông qua Trưởng ban là người quyết định cuối cùng.
 
Tôi nhớ trong một kì họp, tôi thức suốt đêm sửa chữa, hoàn thiện văn bản để phát biểu trước HĐND. Khi lên phát biểu, nhìn xuống thì không thấy vị phó CT nào dự, kể cả phó CT phụ trách VNXH. Thấy vậy tôi không đọc mà đề nghị ông Huỳnh Đảm, lúc đó là CT HĐND, cho các thư kí, trợ lý điện gấp cho các phó CT, nhất là các phó CT phụ trách VHXH về dự họp. Ban thẩm định chuẩn bị công phu để phân tích những vấn đề, nhất là vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các vấn đề xã hội khác. Những vấn đề có liên quan thiết yếu đến đời sống nhân dân TP. Khi thầy các phó CT lục tục về họp tôi mới phát biểu bản thẩm định của Ban. Đây là lần đầu tiên các phóng viên báo chí thấy việc này nên rất khoái. Từ đó, kì họp nào các PCT UBND cũng đều có mặt trừ một số PCT có lý do chính đáng. Cái bệnh chỉ coi trọng Đảng , Thành ủy, xem thường HĐND đã vào máu các vị quan chức của chúng ta.

+Việc thứ ba là cuộc đấu tranh hay có thể nói là đấu khẩu của chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh và tôi về việc có nên dẹp chợ hoa Nguyễn Huệ hay không? Cuộc đấu khẩu gay gắt đến nỗi CT Võ Viết Thanh nói đại ý nếu đ/c Đằng thấy Đảng chật hẹp quá thì xin ra khỏi Đảng. Tôi liền đốp chát lại: đó là chuyện mà tôi và anh sẽ nói trong Đảng còn đây là HĐND. Giữa lúc có nhiều đại biểu đồng ý với tôi, trong đó có Trần Văn Tạo, ủy viên TVTU, phó giám đốc Công an TP, Phạm Phương Thảo, Ủy viên TVTU, phó CT phụ trách VHXH UBND TP thì chủ tọa kỳ họp lại được tin ban TVTU họp và đã đồng ý dẹp chợ hoa TP..
 
Tôi cương quyết đề nghị có Nghị quyết về vấn đề này nhưng chủ tọa làm ngơ và thông qua NQ ở HĐND TP. Tuy đấu tranh gay gắt như vậy nhưng đối với anh Võ Viết Thanh tôi vẫn tôn trọng tính trung thực, quyết đoán của anh. Lúc đó tôi với tư cách đại biểu HĐND TP có phối hợp với các vị hưu trí Q.6, với Ban quản lý thị trường TP để tố cáo những tiêu cực, sai trái của Giám đốc Đông lạnh Hùng Vương  lúc đó. Phối hợp cuộc đấu tranh này có anh Nguyễn Văn Thắng, ủy viên TV Quận ủy Q.6, Trưởng ban tuyên huấn Q.6. Thắng cũng là dân phong trào SV. Không hiểu sao sau đó có một văn bản có danh sách 12 người gọi là điệp báo của Cục tình báo TƯ trong đó Nguyễn Văn Thắng nằm ở số 7. Lúc ấy anh Nguyễn Minh Triết mới về làm phó bí thư thường trực của TƯ.
 
Tôi gặp anh Nguyễn Minh Triết và trình bày với anh về vấn đề thì anh đề nghị tôi không can thiệp nữa vì danh sách đã có dấu đỏ của đặc ủy tình báo TƯ của Mỹ. Trước đó có người biết chuyện ngụy tạo danh sách nầy và nói danh sách láo được đánh trên giấy Bãi Bằng là giấy chỉ Cộng sản sau 1975. Anh Nguyễn Minh Triết ghi nhận nhưng Nguyễn Văn Thắng vẫn bị giam ở 4 Bạch Đằng. Lúc ấy Q.6 tính lấy lại nhà của Nguyễn Văn Thắng ở Bà Hom, Q.6. Tôi gặp chủ tịch Võ Viết Thanh và đề nghị anh xem xét lại vấn đề này thì anh nói với tôi một cách cương quyết: “Chuyện chính trị của Thắng tôi không biết nhưng chuyện nhà của Thắng tôi bảo đảm không ai lấy được”.
 
Anh giữ lời hứa khi Thắng được giải oan về lại Bà Hom, Q.6 như cũ. Tôi gặp anh Võ Viết Thanh cám ơn anh. Nhân đó tôi hỏi thăm tại sao anh không đi học cử nhân, tiến sĩ như những người khác. Anh cười nói rất Nam bộ: “Tôi không chơi kiểu đó.
 
Nếu tôi học tôi sẽ xin nghỉ làm để đi học thật sự, không như những vị học giả mà bằng thật như hiện nay”. Từ đó quan hệ giữa anh và tôi rất vui vẻ, không còn nhớ gì trận đấu khẩu nảy lửa ở HĐND về vụ chợ hoa Nguyễn Huệ. Sau này anh bị thất sủng vì vụ án Sáu Sứ mà trong quyển “Bên thắng cuộc” nhà báo Huy Đức có nêu.

Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh. Giờ đây chúng ta phải phá vỡ nỗi sợ hãi đó đi để thực hiện một chủ trương cực kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh.

Cuối cùng tôi xác định bài viết này chỉ có mục đích là thanh toán, tính sổ cuộc đời của mình, trang trải những nợ còn lại để gửi các vị lãnh đạo Đảng CSVN, để mong các vị “mở mắt” ra mà có sự lựa chọn con đường sống cho dân tộc. Hiện nay xu hướng chạy  theo CN Mác-Lênin CNXH đã lạc điệu, không còn phù hợp nữa và đã sụp đổ tan tành ở ngay quê hương  Xô Viết. Hiện nay là cuộc đấu tranh trên thế giới về dân quyền, dân sinh, dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Nghĩa là đây là cuộc đấu tranh quyết liệt cho con người, vì con người chống lại các thế lực phản động đang âm mưu nô dịch nhân dân, phá hoại môi trường vì những lợi ích kinh tế ích kỷ của các tập đoàn, lũng đoạn nhà nước.

Tôi không tin lắm về sự tự giác của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN sớm thấy tình hình và xu thế phát triển hiện nay để đặt lợi ích của Đất nước, Tổ quốc lên trên hết cần có một giải pháp hợp lý, không vì lợi ích và sự tồn tại của Đảng, của chế độ mà đi ngược lại xu thế phát triển của thời đại hiện nay. Tôi quan niệm rằng, nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là cương quyết đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ, tôn trọng, thực hiện những lý tưởng của biết bao thế hệ cha anh chúng ta về một nước VN hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội, văn minh và giàu mạnh. Một khi xã hội dân sự, xã hội công dân mạnh lên, xã hội sẽ có đủ sức kiềm hãm, ức chế các khuynh hướng độc tài của một nhà nước toàn trị. Trước mắt là phải “chấn dân khí” để không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù đày. Sau đó là “khai dân trí” và “hậu dân sinh”.

Bài viết nầy cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: -với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng taphải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên nầy hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH.
 
Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước; Nhưng hiện nay tình hình trong nước thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta, trước mắt là hành động, hành động và hành động. Điều này, tôi nói một lần,  rồi thôi…

Viết trong những ngày nằm bịnh ( 8-2013 ).

Lê Hiếu Đằng

-Nguyên phó TTK Ủy ban TƯ LM các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam

-Nguyên phó CT Ủy ban MTTQ VN TP.HCM (từ 1989-2009)

-Đại biểu HĐND TP khóa 4, khóa 5

 

 

 

From: Hung Nguyen <

 

Mt Ngày Vi Vua Hàm Nghi - Cao Đc Vinh


Tác giả : Cao Đắc Vinh

Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Với 6 bài viết trong năm, Cao Đắc Vinh là tác giả được bình chọn vào danh sách Chung Kết giải Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới là chuyện có thật của hai cư dân Orange County, tình cờ thực hiện được Một Nghĩa Cử Cần Vương” ở một thôn làng xa xôi, nơi có ngôi mộ cô quạnh của vị vua anh hùng bị người Pháp lưu đầy 55 năm biệt xứ.

Mến tặng Mai T. Lân & Bác sĩ Bùi N. Trinh MD


Vua Hàm Nghi (1935)


Chiếc Jumbo 747 Air France sửa soạn đáp xuống phi trường Charles De Gaulle, phi đoàn trưởng cất tiếng chào mừng du khách sắp đến nước Pháp. Trinh cài giây an toàn, chỉnh đốn lại ghế ngồi rồi nắm tay Lân thản nhiên chờ đợi...

Chuyến du lịch thường niên của họ dự tính sẽ nghỉ nửa tháng hè ở vùng Dordogne thuộc miền Tây Nam nước Pháp. Phong cảnh nơi đây nổi tiếng với những lâu đài cổ, đồi núi cây xanh, nắng hạ ấm áp, tiện lợi cho việc tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.

Lân và Trinh gặp nhau vài năm trước ở Cali trong hoàn cảnh “Tự Tình” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Bên nhau, họ xây dựng lại cuộc đời vào lúc con cái đã trưởng thành. Lân là cựu học sinh ESSEC Business School ở Paris và Trinh, bác sĩ chuyên khoa nhi đồng ở Little Saigon, Orange County. Xã hội Mỹ thu nhập cao nhưng công việc quanh năm suốt tháng bận rộn, vì thế để thay đổi không khí, buông xả những nhọc nhằn, họ tìm đến miền quê thanh tịnh Âu châu... Ngày thì nằm dài đọc sách, chiều đi bộ quanh đường làng khi những con chim rừng líu lo bay về tổ.

Lân tình cờ thuê được một phòng tại Auberge Castel Merle trong làng Sergeac. Sau bữa sáng điểm tâm, họ thăm các vùng phụ cận, chiều về quán trọ ăn tối, đặc biệt nơi này nổi tiếng “foie gras” và rượu vang vùng Domme tuyệt vời... Dân tình ở làng nhỏ thân mật ngoài sự tưởng tượng. Vợ chồng chủ quán Christopher và Anita Millinship quyến luyến hai người khách phương xa, thường ưu ái chuyện trò với họ vào buổi chiều rảnh rỗi. Một hôm, Christopher nói với Lân và Trinh:

- Gần xã Sergeac này, có Chateau de Losse của hoàng tộc Annam khi xưa, ngày nay được liệt kê vào hàng di sản quốc gia, các bạn đã đến thăm chưa? Hoàng gia cũng chôn cất ở làng Thonac bên cạnh, lái xe chỉ 2, 3 cây số...

Lân và Trinh, hai du khách đến từ xứ Mỹ ngàn dặm, ngẩn ngơ với cái tin vừa thoáng nghe nhưng phấn khởi tưởng như sắp gặp lại đồng hương thân quen ở nơi xa lạ... Một hoàn cảnh “độc nhất vô nhị”! Họ về phòng, hết còn muốn đọc sách nghỉ ngơi, cố tìm hiểu lịch sử để sáng mai thăm Thonac và nhất là mộ vị vua anh hùng nước Việt. Hoàng Đế Hàm Nghi vì tấm lòng ái quốc mà bao năm bị đọa đầy rồi phải gởi cốt xương tàn ở chốn xa xôi này sao? Khó tin mà chuyện có thật nơi quê người...


Chateau de Losse.

Lịch sử khái quát dẫn họ về lại quá khứ... Ngày 2 tháng 8 năm 1884, vua Hàm Nghi mới 13 tuổi lên ngôi ở điện Thái Hòa mà không thẩm ý Khâm sứ Rheinart như công ước đã ký kết. Hành động này bầy tỏ chủ quyền độc lập của nước Nam bất chấp sự bất bình của quan chức bảo hộ.

Nửa tháng sau, Đại tá Guerrier hung hăng như tên gọi, cầm đầu 185 sĩ quan binh lính đến hoàng thành dự lễ phong vương. Guerrier buộc triều đình Huế phải để phái đoàn đi lối giữa vào Ngọ Môn thường dành riêng cho vua. Quan triều Nguyễn cự tuyệt... Quân Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận mọi thành phần quan khách đi cửa phụ hai bên trừ 3 người là Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart và Đô đốc Wallarrmé vào cổng chính.

Tính khí khái của vị Hoàng đế trẻ vừa lên ngôi vô tình khơi lại niềm kiêu hãnh dân tộc tự chủ, gióng lên tiếng chuông thức tỉnh thần dân. Bất kể lính Pháp đóng quân tại cố đô, vua Hàm Nghi và triều đình Huế vẫn tỏ thái độ đối đầu không hèn...

Năm sau 1885, Thống tướng De Courcy biệt phái sang Đông dương để phụ lực đặt nền bảo hộ. Khi sửa soạn yết kiến vua Hàm Nghi, De Courcy ra yêu sách cũ là phái đoàn tháp tùng 500 người phải đi vào cung vua bằng cửa giữa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế lại đề nghị như lần trước cho đúng lễ nghi nhưng De Courcy từ chối thẳng thừng.

Bị khinh thường nên vua quan nước ta âm thầm tập trung hỏa lực tấn công trại binh Pháp ở đồn Mang Cá. Lính Pháp phản công tảng sáng hôm sau, quân triều Nguyễn thua, bỏ kinh thành Huế chạy đến Tân Sở. Nơi đây, vào đầu tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp dành độc lập. Dân chúng hưởng ứng phong trào rất đông... Tiếc thay vì lực lượng tản mát nên thế cô! Tháng 9 năm 1888, nhà vua bị bắt do nội phản, lúc mới 17 tuổi và bị đầy sang xứ Algerie ở Bắc Phi.

 

Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloë


Suốt cuộc đời lưu vong, cựu hoàng tỏ rõ chân tướng anh hùng, vẫn áo dài khăn xếp giữ vững cốt cách dân tộc và thời gian đầu ở Alger, ngài từ chối học tiếng Pháp vì dè bỉu ngôn ngữ của kẻ xâm lăng. Đến năm 1904, vua Hàm Nghi bước vào tuổi trung niên, an phận kết hôn với cô Marcelle Laloe, con gái của chánh án tòa thượng thẩm Alger. Đám cưới long trọng trở thành một hiện tượng văn hóa của thủ đô Alger mà chú rể xứ Annam vẫn trịnh trọng khăn đống áo dài bên cạnh chiếc áo cưới lộng lẫy của cô dâu Tây phương. Cảm động thay tấm lòng khí khái trung kiên!


Căn nhà nhỏ bên cạnh lâu đài, nơi công chúa Như Mây đã sống tuổi già với vị quản gia.

Thonac là quê vợ nên vua Hàm Nghi và bà Laloe đã mua Chateau de Losse lúc sinh thời. Thời gian sau, công chúa Như Mây sống cuộc đời độc thân trong lâu đài. Những năm cuối vì thiếu tiền bảo quản nên công chúa phải bán đi rồi dọn sang căn hộ nhỏ ở chung với quản gia. Dân làng Thonac đánh giá hạnh phúc của gia đình cựu hoàng rất cao. Vua Hàm Nghi và bà Laloe có 3 người con: công chúa Như Mây, hoàng Tử Minh Đức và công chúa Như Lý.

Công chúa Như Mây trước khi mất năm 1999 đã làm di chúc để quản gia sống trọn đời trong căn hộ rồi sau đó con cháu mới được bán. Bà là phụ nữ đầu tiên đậu thủ khoa kỹ sư canh nông Pháp được cư dân ở đây mến mộ và lưu truyền những kỷ niệm tốt đẹp.

Hoàng tử Minh Đức xuất thân từ trường quân đội Saint-Cyr, năm 1946 từ chối nhiệm vụ lệnh sang Đông Dương với lời tuyên bố: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi”. Ông không có con kế thừa và mất năm 1990.

Công chúa Như Lý tốt nghiệp tiến sĩ y khoa, lập gia đình với Công tước Francois de la Besse. Bà từ trần năm 2005, để lại 3 người con. Đầu thế kỷ 21, vì nhiều lý do thích đáng, bà đã khước từ đề nghị của chính phủ Việt Nam cộng sản cải táng vua Hàm Nghi về Huế...

Mặt trời tháng Bẩy vừa tỏa ánh nắng đầu ngày trên sông Vézère, Lân và Trinh đã lên đường thăm Thonac nơi tọa lạc Chateau de Losse rồi viếng mộ hoàng tộc ở nghĩa trang. Vừa bước vào, hai người đã thấy nhiều khu vực cũ thiếu bảo trì. Những ngôi mộ bỏ hoang, không được chăm sóc theo định kỳ thì xã trưởng dán thông báo sẽ bốc tro cốt đi nơi khác.

Giữa không gian thê lương cố hữu ở nơi chôn cất, nỗi buồn không tên chiếm hữu tâm hồn người tảo mộ lúc nào không hay và còn buồn hơn khi đứng trước tấm bia của vị Hoàng đế lạc lõng nơi quê người. Mầu thời gian trên mộ tạo hình ảnh hoang tàn tại khu đất hoàng gia. Rêu phong mọc trên lớp đá vân cẩm thạch thành mầu đen che kín.


Bia mộ vua Hàm Nghi.

Lân và Trinh nhìn nhau, không nói nhưng hình như cùng tự hỏi lòng:

- Quê hương còn hay mất? Tòa Đại sứ Việt Nam cộng sản tại Paris làm gì ở xứ sở này mà gần 40 năm nắm chính quyền đã lãng quên vị vua Nguyễn anh hùng hiếm hoi của dân tộc, một thời đã vì đất nước quên mình!

Buổi sáng tại nghĩa trang, có một bà tuổi trung niên đang ngồi khóc bên cạnh nấm mộ vừa lấp đất. Hai người đến hỏi thăm thì được biết chồng bà mới qua đời! Bà Culine là cư dân làng Thonac, biết nhiều về hoàng gia theo lời đồn từng thế hệ. Từ khi hoàng tử và hai công chúa khuất mất thì khu đất của vua Hàm Nghi hầu như không người chăm sóc.

Xã trưởng vì nể tình và thấu hiểu hoàn cảnh vị vua Annam bất hạnh nên vẫn giữ nguyên, không dán giấy nhưng Lân và Trinh đã động lòng, không thể để mộ bia của một quân vương anh hùng nước Việt trong tình trạng tối tăm u uất như thế!

Trinh hỏi thăm bà Culine về người quản lý chuyên lo chỉnh trang phần mộ. Họ tiếp xúc và sẵn lòng chi trả tất cả phí tổn để làm mới lại khu an nghỉ của hoàng gia trước khi kết thúc chuyến nghỉ hè dự tính an nhàn mà biến thành công tác xã hội mang theo những kỷ niệm khó quên...


Ngôi mộ cô quạnh khi Lân & Trinh thăm viếng.

Ngẫm nghĩ lại câu chuyện vừa kể, vua Hàm Nghi vì muốn bảo tồn danh dự của dân tộc Việt trước thực dân Pháp mà bị đầy ải một đời gian truân. Quân vương nước Nam đã dám nói không với Đại tá Guerrier và khi Tướng De Courcy nói không với Triều đình thì ngài nổ súng, rời ngai vàng và tuyên hịch “Cần Vương”. Vua Hàm Nghi không ngần ngại làm những gì phải làm dựa theo đạo lý giống như lời ngài dậy dỗ các con: “Si vous ne pouvez pas être de bon Vietnamien, soyez de bien Francais” (Nếu các con không thể là người Việt Nam tốt thì hãy là người Pháp tốt.)

Tháng Bẩy ở Washington D.C năm 2013, Chủ tịch cộng sản Việt Nam cũng dẫn đầu phái đoàn đến gặp Tổng thống Obama không kèn không trống. Tên ông là Sang mà hóa ra “Hèn”, ngồi họp mà chỉ để ý đến điệu bộ bề ngoài, thấp thỏm cứ quơ tay cài nút áo rồi lại thôi! Chẳng biết đầu óc ông còn gì khi đã ký hiệp định “nhất trí” tự ý chui đầu vào thòng lọng của Tập Cận Bình.

Coi chuyện vị đại diện nước Việt Nam hôm nay ckhông khỏi ngậm ngùi khi nhớ những hành động ái quốc của vua Hàm Nghi. Nhà vua đã đứng thẳng người trước súng đạn của quân Pháp năm xưa ngược lại hôm nay, chủ tịch cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang đã cúi đầu, cong lưng khi đứng bên cạnh vua Tầu Tập Cận Bình. Trong khi ấy, những con dân đang vận động cho độc lập, dân chủ, nhân quyền thì bị bỏ tù, tinh thần dân tộc của các bạn trẻ chống kẻ tử thù phương Bắc lại lãnh những bản án nặng nề. Cứ vậy, từng bước, nước Việt Nam đang chìm dần vào cảnh đêm dài Bắc thuộc lần thứ 5...


Mộ vua sau khi được trùng tu và một bông hoa lẻ loi.

Lân là bạn học cùng trường với tôi ở Pháp cách đây đã trên 40 năm. Kể lại câu chuyện hy hữu này, tôi cảm thấy hãnh diện theo từng chi tiết. Việc làm riêng lẻ nhưng lơi ích mà Lân và Trinh đã làm ở Thonac (gọi lệch lạc ra tiếng Việt là Thôn làng nghe thật trìu mến) còn mang một ý nghĩa linh thiêng mà đất nước chúng ta ngay lúc này rất cần đến... Đó là ngọn lửa yêu nước và tinh thần độc lập của phong trào “Cần Vương”.

Đầu tháng Bẩy năm nay 2013, vô tình nhưng hữu ý, Lân và Trinh đã làm được một “Nghĩa Cử Cần Vương” bởi vì ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.

Cảm ơn Mai T. Lân & Bác sĩ Bùi N. Trinh MD đã chia sẻ việc làm nhiều ý nghĩa này với tôi và người Việt ở khắp năm châu.

Cao Đắc Vinh

 

 


Read The Latest News On NSVIETNAM Blog


 

Bu`i Ba?o So+n CVA65

"When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelman

loitongthongThieu

 


 

Theo giới truyền thông Hồng Kông: Trung Cộng sẽ Sụp đổ vào Năm 2016.


Đng Cng sn Trung Quc s sp đ qua ba giai đon, trong ba năm ti, và triu đi ca nó s chm dt vào năm 2016, theo Hng Kông Frontline, mt tp chí chuyên mc v chính tr Trung Quc.

Theo tạp chí Frontline, sụp đổ đầu tiên sẽ là nền kinh tế của Trung Quốc, vào năm 2014, và tiếp theo trong năm 2015, “cơ cấu chính trị” của Đảng sẽ bị phá hủy, và trong năm 2016, toàn xã hội sẽ sụp đổ, bài báo nói, trích dẫn các tiền lệ lịch sử. Với một kích hoạt đủ lớn, sự sụp đổ có thể đến sớm hơn, theo Frontline.
Các nhà kinh tế đang nhìn thấy một sự đảo ngược trong dòng chuyển lưu vốn toàn cầu—tiền đang chuyển ra khỏi Trung Quốc, có thể gây ra biến động tài chính, Frontline nói.

Trong tt c các mi đe da, ba tai ha nguy him nht là nhng bt đng sn bong bóng, ngân hàng ngm, và nhng món n chính quyn đa phương, do s ph biến và quy mô rng ln ca nó s như thế nào, tiến sĩ Frank Tian Xie, mt giáo sư đi hc kinh doanh ti University of South Carolina Aiken.

Trung Quc s chng kiến s tăng trưởng đu tư tiêu cc trong năm ti và tiêm thêm tin vào h thng s không ci thin tình hình nhưng vn rt cn thiết cho vic duy trì chui n đa phương, theo báo cáo.

Theo bài báo, cuc khng hong kinh tế Trung Quc bt ngun t các vn đ chính tr s th hin rõ ràng trong mt s sp đ vào năm 2015. Nhiu nhóm quyn li phc tp Trung Quc không quan tâm đến s phn ca Đng hoc đt nước, và ch tp trung vào vic tích lũy ca ci, Frontline nói.

Theo báo cáo ca Hng Kông, các nhóm quyn li đang sn sàng chng kiến s kết thúc ca Đng Cng sn Trung Quc hơn là chy theo nhng ci cách được đ xut bi Tp Cn Bình và các nhà lãnh đo hàng đu khác hin nay, bi vì h đã chun b chiến lược rút lui ca mình.

Như mt phương sách cui cùng đ t cu mình, Đng có th s dng mt công ty đa quc gia đ rót tin tr li Trung Quc và duy trì đng nhân dân t (yuan) ca Trung Quc trong khi chm dt s dng ngoi t tin tiết kim nước ngoài và trái phiếu ca M, theo Tp chí Frontline suy đoán trong mt s báo ra tháng Sáu.

Đ tài v mt s sp đ ca Đng đã được ph biến trong năm qua, vi mt cun tiu thuyết v ngày tn thế ly Trung Quc làm trng đim, xut bn vào tháng Giêng, ta đ “2014: Cuc Sp đ Ln” tr thành mt trong nhng sách bán chy nht trong mt ca hàng Hng Kông bán sách b cm.


----------------------------------------------

 

Đấu đá nội bộ đang gay cấn ở Việt Nam?


Bản tin Thông tấn xã Việt Nam đề ngày 08/08/2013 cho biết, ngày 06/08 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã ký quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Các đoàn này sẽ hoạt động từ ngày 15/08 đến ngày 30/09/2013.

Trong số các trưởng đoàn có đến hai ủy viên Bộ Chính trị là các ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Dụ sẽ làm việc với Thanh tra Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh, ông Quang đảm nhiệm Hà Nội, Hải Phòng. Các địa phương khác được kiểm tra là Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Dương, Hưng Yên, Đắc Lắc, Bình Thuận, Cà Mau, An Giang.

Riêng ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đồng thời là Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng làm trưởng đoàn số 3, sẽ kiểm tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông Nguyễn Bá Thanh có vai trò quan trọng vì được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổng hợp kết quả kiểm tra để báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 30/11/2013.

Được biết Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng trước đây thuộc Chính phủ, tức do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo. Sau Hội nghị Trung ương 6, cụ thể là từ ngày 01/02/2013, ban này trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư làm trưởng ban.

Đáng chú ý là trước đó vào đầu tháng Tám báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận của Bộ Tài nguyên Môi trường và Thanh tra Chính phủ đối với các sai phạm về đất đai tại Đà Nẵng. Theo báo cáo của Thanh tra, thì thành phố Đà Nẵng đã vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất, gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng. Bộ Tài nguyên Môi trường nêu thêm một số vi phạm, và kiến nghị kiểm điểm các tập thể, cá nhân liên quan.
Ông Nguyễn Bá Thanh là cựu Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, và trước đây cũng từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Ông Thanh cũng như tân Chủ tịch Đà Nẵng hiện nay đều bác bỏ thẳng thừng các cáo buộc của Thanh tra Chính phủ, và khẳng định Đà Nẵng không sai phạm trong quản lý đất đai.

Dư luận cũng chú ý đến thông tin mới đây về việc Bộ Chính trị bổ nhiệm ông Bùi Văn Nam, Bí thư Ninh Bình làm Thứ trưởng Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị điều động một ủy viên trung ương vào bộ máy chính phủ, và lại đặt vào một Bộ quan trọng là Công an, trong khi lâu nay các chức vụ Thứ trưởng là do Thủ tướng bổ nhiệm.

Người ta đặt ra câu hỏi, liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu, và cuộc tranh giành quyền lực giữa Đảng và Chính phủ ở Việt Nam lại bắt đầu gay cấn?

Nguồn: Thụy My/RFI

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link