Nhận
Định Lại Vấn Đề Dân Chủ
Trả lại em yêu Thanh Lan & Nhật Trường
YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=ZVDYcV7eQBQ
Giờ đây đã đến lúc toàn thể nhân loại phải suy
nghĩ lại vấn đề dân chủ.Phải suy nghĩ lại vì ngày nay tổ chức xã hội của con người không
còn phù hợp với phần đất nằm trong biên giới lãnh thổ nữa. Vấn đề định nghĩa lại thuật ngữ dân chủ,
sao cho phù hợp với những điều kiện mới của hiện tượng toàn cầu hóa, đang nổi
lên như một vấn đề quan trọng nhất mà nhân loại cần lưu tâm về cả hai phương
diện lý thuyết và thực tế.
Sống trong thời kỳ mà ảnh hưởng của
hiện tượng toàn cầu hóa ngày càng trở nên thôi thúc, tư tưởng của con người bắt
buộc phải nhận định được rằng: trong những điều kiện mới của cuộc sống xã hội
toàn cầu, nền dân chủ trong nước nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ với một trật
tự thế giới mới và với tư tưởng về một nền dân chủ ngoài lãnh thổ quốc gia.
Trật tự thế giới là do ý thức con người
thiết kế. Nó là kết qủa của những hành động tương tác giữa một số tác nhân gồm
có: quốc gia, nhà nước, nhân vật ngoại giao, tổ chức quốc tế, công ty siêu quốc
gia, phong trào xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO) và cả cá nhân nữa. Nó không
phải là một cái gì cố định mà là một tiến trình thay đổi theo dòng chảy của
thời gian.
Gợi ý như vậy để thấy rằng biên cương
lãnh thổ không thể dùng để trói chặt dân chủ trong một vùng địa dư nhất định
mà, trái lại, phải được mở ra để dân chủ có thể lan tỏa khắp hành tinh. Đó là
đòi hỏi của lý thuyết dân chủ mới hiện nay.
Toàn cầu hóa và dân chủ lãnh thổ
Sự phát triển thần kỳ về kinh tế, kỹ
thuật, xã hội và chính trị của nhân loại vào thế kỷ 20 đã đem lại cho con người
một mối lo không nhỏ. Lo sợ vì con người đã thật sự mất kiểm soát đối với những
quyền lực chi phối cuộc sống của chính mình. Lý do là vì hiện tượng toàn cầu
hóa đang phát triển quá nhanh.
Khi nhận định về một nền dân chủ toàn
cầu, tư tưởng của con người chưa đi đến một sự đồng thuận. Nhiều người cho rằng
cản trở lớn nhất đối với một nền dân chủ toàn cầu là kích thước quá rộng lớn
của đời sống kinh tế mà nhân loại đã đạt tới (Sandel, Democracy
Discontent, 1996, p 338) Nhiều người khác, bi quan hơn, khẳng định rằng với
những thay đổi của thế giới đang thành hình về các mặt chính trị, kinh tế và
văn hóa, dân chủ hóa toàn cầu là một vấn đề không thể thực hiện được.” (Walker: One
world, Many worlds: Struggle For A Just World, 1988, p 133). Tuy nhiên, số
đông thì vẫn nhận xét rằng để đối mặt với sự phát triển kinh tế toàn cầu như
hiện nay, chúng ta không thể giữ mãi ý niệm dân chủ trong phạm vi một lãnh thổ.
Như vậy phải tính sao đây ? Chúng ta hãy thử bàn thêm trong những dòng viết
tiếp theo.
Toàn cầu hóa và trật tự thế giới hậu Westphalia
Ngày nay có nhiều lý do vững chắc để
tin rằng định chế về chủ quyền quốc gia của Hiệp Ước Westphalia không còn đứng
vững nữa. Trước mắt ta thấy càng ngày các định chế quốc tế xuất hiện càng nhiều
và càng đối nghịch với các luật lệ quốc gia. Ngoài ra trong cuộc sống của chúng
ta, những việc làm thông thường như mua bán hoặc xem truyền hình, đều chứng
minh rằng cái “địa phương” và cái “toàn cầu” cũng đang dần dần hòa nhập.
Hệ thống giao thông quốc tế bằng máy
bay, bằng điện thoại cầm tay, bằng truyền thông điện toán, đã thực sự thâu hẹp
khoảng cách giữa con người và con người bất cứ từ nơi nào trên mặt địa cầu. Rõ
ràng là các định chế liên hệ đến chủ quyền quốc gia của hệ thống Westphalia đã
trở thành bất bình thường trên mọi phương diện trong cuộc sống kinh tế và xã
hội của nhân loại hiện nay.
Tiến trình toàn cầu hóa không có nghĩa
là bác bỏ hoàn toàn nội dung của Hiệp Ước Westphalia mà chỉ muốn thích ứng nội
dung của hiệp ước đó vào thực trạng mới của giai đoạn lịch sử hiện nay.
Chủ quyền quốc gia ngày nay phải được
chia sẻ với một số tác nhân khác, thuộc các vùng và thế giới, với một số điều
kiện hợp lý. Ý niệm này, đi đôi với tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ, đã trở
thành sức mạnh và tài nguyên thương thảo giữa các thành viên của mạng lưới
chính trị toàn cầu. Tinh thần mới này đòi hỏi một thiện chí hợp tác rộng rãi từ
các quốc gia có chủ quyền cũ để xây dựng một nền dân chủ mới cho nhân loại.
Toàn cầu hóa và sự thay đổi của ý niệm dân chủ
Từ hơn hai thập kỷ qua, hiện tượng toàn
cầu hóa kinh tế đã ảnh hưởng sâu đậm đến cấu trúc kinh tế quốc gia và tạo nên
những hố cách biệt giàu nghèo trên cả hai phương diện quốc tế và quốc nội. Thu
nhập một tuần của một thương gia trong sinh hoạt mậu dịch có thể bằng hay hơn
lương bổng của một công nhân sau một năm lao động vất vả. Gia sản của 358 người
giàu có nhất thế giới hiện nay đã nhiều hơn gia sản của 45% dân số lao động
bình thường. Quy chế công dân thế giới không còn trùng hợp với quyền lực và quyền
lợi của một công dân quốc gia nữa.
Chủ nghĩa dân chủ tự do phóng khoáng
đang phải đối mặt với hiện tượng toàn cầu hóa. Nhà nước của mọi quốc gia đang
bị tiến trình toàn cẩu hóa gây khó khăn trong việc hoàn chỉnh nền dân chủ quốc
nội. Các định chế kinh tế trong nước đã không còn thích ứng để điều hành và
phát triển nền kinh tế trong phạm vi lãnh thổ.
Do đó nhu cầu tiến đến một hệ thống
chính trị thế giới xuất hiện. Tuy nhiên ý niệm này vẫn đang còn bị ý niệm chủ
quyền quốc gia ngăn cản. Trong những điều kiện phát triển của cộng đồng nhân
loại ngày nay thì rõ ràng là vấn để, định nghĩa lại thế nào là dân chủ, cần
phải được dặt ra và điều chỉnh.
Ngày nay nếu muốn có một nền dân chủ
thực sự thì ý niệm dân chủ tự do cần được quan niệm lại để bao gồm cuộc sống
của toàn thế giới, một cuộc sống từ lâu đã thực sự đi ra ngoài lãnh thổ quốc
gia.
Điểm đầu tiên cần thực hiện là phải có
một cái nhìn chuẩn hóa (normative vision) về thế nào là dân chủ ngoài
biên giới. Việc này rất cần thiết để mang lại một sức thuyết phục cho toàn thể
nhân loại. Hiện tại chúng ta đã có ba mẫu hình được đề nghị: mẫu hình tự do dân
chủ quốc tế (liberal internationalist); mẫu hình cộng đồng dân chủ quốc
tế triệt để (radical communitarianism); mẫu hình thế giới dân chủ (cosmopolitan).
Tuy giữa những mẫu hình nói trên có
nhiều khác biệt nhưng nếu ta nhìn vào đại thể thì thấy chúng có một mẫu số
chung: tất cả đều nhìn nhận rằng các điều kiện dân chủ đã thay đổi; tất cả đều
nhận thấy cần thiết phải nới rộng và đào sâu nền chính trị dân chủ hiện nay;
tất cả đều không chấp nhận ý niệm về một chính quyền thế giới; tất cả đều tin
rằng phải đi đến mục tiêu bằng những sự dàn xếp hòa bình và dân chủ cao độ; tất
cả đều tin tưởng rằng tư tưởng và lý tưởng dân chủ sẽ định hình cho các sinh
hoạt trong thực tế.
Mẫu hình tự do dân chủ quốc tế: dân chủ trong tình nghĩa
xóm giềng (neighbourhood democracy)
Năm 1995 Commission of Global
Governance (Ủy Ban Hành Chính Thế Giới) đệ trình một bản báo cáo nhan đề: Our
Global Neighbourhood. Bản báo cáo đề nghị dân chủ hóa trật tự thế giới nhưng
không chấp nhận một chính quyền hay một tổ chức liên bang toàn cầu. Quan niệm
về hệ thống chính trị mới của thế giới được đưa ra bao gồm một số “sắp xếp”
trong đó các nhà nước, các định chế quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, thị
trường và các phong trào quần chúng phối hợp với nhau để điều hành công việc
của nhân loại về mọi phương diện.
Báo cáo chủ trương cải cách Liên Hiệp
Quốc để cải tiến tối đa tính dân chủ của tổ chức này và đồng thời tổ chức thêm
các hệ thống chính trị địa phương giống Liên Âu. Liên Hiệp Quốc cần được một
hội đồng do dân chúng bầu lên và một diễn đàn của các xã hội dân sự toàn cầu
chia sẻ trách nhiệm.
Cả hai tổ chức này đều hỗ trợ cho hoạt động của Liên Hiệp
Quốc. Một Hội Đồng Thỉnh Nguyện (Council Of Petition) cũng cần được thiết
lập để thâu nhận thỉnh nguyện của những cá nhân, nhằm tăng cường thực chất của
thuật ngữ “công dân thế giới”. Bên cạnh đó, một Hội Đồng An Ninh Kinh Tế sẽ
phối hợp mọi công tác quản lý trong lãnh vực này để gia tăng tinh thần trách
nhiệm của các cơ quan hữu trách.
Tất cả những định chế nói trên nhằm
quân bình hóa quyền của nhà nước với quyền của công dân, quyền lợi của cộng
đồng quốc gia với quyền lợi của cộng đồng nhân loại. Nguyên tắc chung được đặt
ra là để cho mọi người có thể tham gia vào mọi cấp độ quản lý từ địa phương đến
toàn cầu.
Những người chủ trương mẫu hình tự do
dân chủ quốc tế tin rằng việc tạo lập một thế giới hòa bình và dân chủ không
phải là một cái gì “không tưởng”, mà trái lại là một sự cần thiết cho một thế
giới càng ngày càng có nhu cầu liên lập và hỗ tương phụ thuộc.
Mẫu hình nói trên được xây dựng trên ba
nhận định: nhu cầu hỗ tương phụ thuộc giữa các quốc gia càng ngày càng trở nên
cần thiết; dân chủ cần được nới rộng từ địa phương tới toàn cầu; luật pháp quốc
tế và định chế thế giới rất cần thiết để điều hành sự liên lập giữa các quốc
gia và giữ cho thế giới có một trật tự hài hòa và ổn định lâu dài.
Mẫu hình cộng đồng dân chủ quốc tế triệt để
Trái với chủ trương cải cách nói trên
mẫu hình cộng đồng dân chủ quốc tế triệt để đấu tranh cho một trật tự thế giới
mới mẻ hoàn toàn, về các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị, để thay thế.
Mẫu hình này phối hợp các hình thái dân chủ và quản lý trực tiếp với những cơ
chế chức năng cai trị toàn cầu.
Lý do của sự thay đổi triệt để này là
để bãi bỏ những hình thái cai trị hiện tại được đánh giá như chỉ làm lợi cho những
người giàu, thiếu tính nhân bản và thiếu thực chất dân chủ.
Hệ thống chính trị thế giới được xây
dựng trên nguyên tắc chức năng chứ không trên nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ.
Thẩm quyền chức năng đó phải chịu trách nhiệm trước những công dân có quyền lợi
thuộc phạm vi thẩm quyền của họ. Trên thực tế, thẩm quyền chức năng đó sẽ là
một hội đồng do những cá nhân có quyền lợi liên hệ bầu lên.
Hình thức này tiếng Anh gọi là Demarchy,
ngôn từ dùng để chỉ một nguyên tắc cai trị tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có
thể tham gia dễ dàng vào tiến trình lấy quyết định chung tại mọi cấp của hệ
thống. Nó tuyệt đối phá bỏ nguyên tắc chủ quyền quốc gia và mọi sự bất cập của
hình thức dân chủ gò bó trong phạm vi lãnh thổ.
Mẫu hình này đưa ra những chuẩn mực của
một nền dân chủ toàn cầu trực tiếp. Nó mang tính nhân bản triệt để và được xây
dựng trên quyền lợi của những phong trào xã hội cũng như trên quyền lợi của
những “cộng đồng có chung định mệnh”. Nó là sát thủ của nguyên tắc “cá nhân chủ
nghĩa”.
Mầu hình thế giới dân chủ (cosmopolitanism)
Những người chủ trương mẫu hình này
nhận định: nền dân chủ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ngày nay mang tính vừa
giải phóng vừa kìm hãm. Nó giải phóng vì có sinh hoạt bầu cử dân chủ nhưng đồng
thời cũng kìm hãm không cho sức mạnh dân chủ vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Tư tưởng này xuất phát từ ý niệm của
Immanuel Kant: “tất cả nhân loại, ai cũng là những khách đồng hành trên cùng
một con tàu vũ trụ”. Vào thế kỷ 13 triết gia Kant đã nhận định như sau : “vấn
đề quan trọng nhất của nhân loại do bản chất của họ đòi hỏi là một xã hội dân
sự mang tính toàn thế giới được quản lý phù hợp với những quyền tự nhiên của
mỗi cá nhân”.
Giải pháp mà Kant đưa ra để quản lý con
tàu vũ trụ đó là một hiệp hội các quốc gia dân chủ và các xã hội dân sự được
điều hành bởi những đạo luật có giá trị cho toàn thế giới. Kant nhấn mạnh đến
việc sử dụng những đạo luật tương tự như bộ luật nhân quyền quốc tế hiện nay.
Mẫu hình dân chủ quốc tế không đòi hỏi
một hệ thống cai trị quốc tế và cũng không đòi hỏi một hình thức liên bang giữa
các quốc gia . Nó chỉ đòi hỏi một cơ cấu chính trị xuyên quốc gia ở mọi mức độ
quản lý cần thiết gổm các nhà nước, các công ty quốc tế, các định chế quốc tế,
các phong trào xã hội thế giới và cả những cá nhân. Đây là một hệ thống chính
trị nằm giữa hình thức liên bang và liên minh (confederation).
Một tòa án nhân quyền quốc
tế sẽ chịu trách nhiệm ban hành công lý khắp năm châu và trừng phạt kẻ lạm
dụng. Cũng sẽ có một tổ chức quân sự được giao phó trách nhiệm trông coi việc
thi hành luật pháp. Nền kinh tế toàn cầu được điều hành theo các nguyên tắc của
kinh tế thị trường. Mẫu hình này không chủ trương cải cách, cũng không chủ
trương thay thế, mà chỉ muốn tái cấu trúc.
***
Cả ba mẫu hình nói trên đều muốn mang
lại cho nhân loại một trật tự thế giới mới trong thời gian hậu Chiến Tranh
Lạnh, đồng thời gỡ bỏ trật tự Westphalia đã quá lỗi thời.
Qua ba mẫu hình này ta thấy lý thuyết
dân chủ đã phát hiện ra sự chênh lệch quá mức giữa thực tế dân chủ hiện hữu và
nguyên tắc chủ quyền quốc gia có từ thời Hiệp Ước Westphalia. Điều đó chứng
minh là lý thuyết dân chủ và thực tế dân chủ lúc nào cũng gắn bó với nhau và
phát triển song hành. Cho nên, một sự trẻ trung hóa đời sống dân chủ thực tế
nhất định phải đưa đến một sự”tái cấu trúc” về phương diện lý thuyết.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 5 năm 2014
Tháng 5 năm 2014
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment