Nhật
Ký Biển Đông
Trận
Chiến Ngọai Giao, Công Luận và Pháp Lý
Hai tuần lễ sau cùng của Tháng 5, Nhật Ký Biển Đông
ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
-Báo Điện Tử Thanh Niên ngày 19/5/2014: “Nhật Bản có thể can dự vào xung đột ở biển Đông nếu quyết định mở rộng quyền phòng vệ tập thể đối với các nước Đông Nam Á.
Đó là nhận định của Asahi Shimbun, tờ báo lớn thứ hai của
Nhật. Theo Asahi
Shimbun, một số quan chức cấp cao của Nhật đã đề cập khả năng mở
rộng quyền phòng vệ tập thể không chỉ đối với Mỹ mà còn cả những quốc gia như Philippines,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam.”
-TTX/VN
Ngày 20/5/2014: “Trả
lời câu hỏi của phóng viên TTX/VN tại Liên hợp quốc trong cuộc họp báo ngày
19-5, ông Stephane Dujarric (Xti-phen Đu-gia-rích), người phát ngôn LHQ, cho
biết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Tổng
Thư ký Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc
nhân chuyến thăm nước này.”
-BBC tiếng Việt ngày
20/5/2014: Trong cuộc họp các bộ trưởng
quốc phòng Asean tại Miến Điện hôm 20/5. “Thông Tấn Xã Việt Nam tường
thuật Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Myanmar rằng Việt Nam "sẽ
hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển.
Chúng tôi không sử
dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái tấn công,
phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển,
tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền." Trong khi đó,
Tân Hoa Xã đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã mạnh mẽ
chỉ trích Việt Nam khi gặp người tương nhiệm Phùng Quang Thanh tại hội nghị ở
Naypyidaw, Myanmar
-RFI tiếng Việt ngày 20/5/2014: Với tiêu đề “Giàn khoan HD-981 : Indonesia can dự mạnh mẽ hơn vào cuộc đối đầu
Việt-Trung” RFI đưa tin, “Mục tiêu được Ngoại trưởng Indonesia tuyên bố vào hôm
nay 20/05/2014 là để giúp ổn định tình hình, nhưng theo giới phân tích, Jakarta
đã tung ra một thông điệp cứng rắn hơn về phía Bắc Kinh.
Trả lời phỏng vấn nhật
báo Mỹ Wall Street Journal, Ngoại trưởng Marty Natalegawa như đã lần lượt phản
bác một số quan điểm từng được Trung Quốc đưa ra để biện minh cho hành động leo
thang tranh chấp với Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam.” Ngọai trưởng Indonesia nói rằng hai bên đều nói tự kiềm chế, nhưng
thế nào là tự kiềm chế?
-Voive of Russia ngày 21/5/2014: Tại Hội Nghị Tương Giao và Những
Biện Pháp Xây Dựng Niềm Tin Ở Châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building
Measures in Asia, or CICA) diễn ra ở Thượng Hải. Tổng thống Nga
Vladimir Putin tuyên bố, "Khu vực này đòi hỏi phải có một kiến trúc an
ninh đảm bảo tính chất bình đẳng của sự qua lại, sự cân bằng đích thực và hài
hòa lợi ích”. Còn Ô. Tập Cận Bình ngầm cảnh cáo những liên minh quân sự
mới đây là sẽ không đem lại lợi ích an ninh cho khu vực, nhưng cam kết sẽ giải
quyết những tranh chấp tại Biển Đông bằng giải pháp hòa bình.
Nhưng không biết
chuyện vẽ “Đường Lưỡi Bò” rồi áp đặt luật lệ đánh cá, chuyển bãi đá ngầm thành
phi đạo, đặt giàn khoan rồi đem cả trăm tàu chiến, máy bay, tàu hải giám, tàu
ngư chính tới để bảo vệ giàn khoan có phải là biện pháp “hòa bình” không? Nhân
dịp này Ô. Tập Cận Bình cũng đề nghị thiết lập một cấu trúc hợp tác an ninh bao
gồm Trung Quốc, Nga và Iran để ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ mà ông gọi là “những tình
huống khẩn cấp lớn lao”.
-VOV ngày 21/5/2014: “Trong phiên điều trần
tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào sáng nay (21/5, theo giờ Việt Nam), các
nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ mối lo ngại đặc biệt trước hàng loạt các hành động gây
căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian qua.
Ngay trong phần hỏi đáp đầu tiên
với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel
Russel, nhiều Hạ nghị sỹ đã mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
trong vùng biển của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Mỹ, Trợ lý Ngoại
trưởng Daniel Russel cho biết: "Mỹ đã trao đổi trực tiếp với Trung Quốc về
những vấn đề này qua kênh ngoại giao và nói thẳng rằng Trung Quốc phải sử dụng
biện pháp ngoại giao thay vì vũ lực. Vấn đề ở đây không phải là tiềm lực
của Trung Quốc mạnh như thế nào mà là cơ sở pháp lý của nước này mạnh như thế
nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Mỹ không phản đối quyền đòi hỏi chủ
quyền của Trung Quốc nhưng phản đối các hành vi cưỡng ép, hăm dọa và phi ngoại
giao".
-BBC tiếng Việt ngày 21/5/2014: Nhân dịp tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về Đông Á 2014 tổ chức tai Phi Luật Tân, “Thủ tướng Việt Nam nói
trong chuyến thăm Philippines hôm 21/05 rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở
vùng biển Đông đe dọa nghiêm trọng hòa bình.
Sau cuộc họp với Tổng thống
Philippines Benigno Aquino, ông Nguyễn Tấn Dũng nói lãnh đạo hai nước đã đồng
thuận trong việc Trung Quốc nên bị cộng đồng quốc tế lên án về vụ giàn khoan và
rất nhiều các hành động trái phép khác trên biển.” Cũng theo BBC, Giáo Sư Carl
Thayer nhận định như sau, “Việc Việt Nam
cùng sát vai với một đồng minh của Hoa Kỳ và kêu gọi trực tiếp để có sự ủng hộ
từ cộng đồng quốc tế là chưa có tiền lệ." GS. Carl Thayer cũng nói rằng, “Việt Nam phải chơi tất cả lá bài họ có trong tay vì rõ ràng là ASEAN đã
không phản đối Trung Quốc.”
-Ngày 22/5/2014: Trả lời các
câu hỏi của các phóng viên Reuters và AP, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt
Nam nói, “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo
vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ
quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị
nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận
lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Có lẽ như tất cả các
nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể
cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Trả lời câu
hỏi trong
bối cảnh căng thẳng leo thang hiện nay ở Biển Đông, Việt Nam có những đề nghị
gì đối với cộng đồng quốc tế, có xem xét tham gia các liên minh an ninh không?
Ô. Nguyễn Tấn Dũng đáp, “Việt Nam không tham gia bất
cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính
sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất
nhiều lần với thế giới. "
-Báo Điện Tử Thanh Niên ngày 22/5/2014: “Tham dự
Hội thảo quốc tế về tương lai châu Á lần thứ 20 do hãng tin Nikkei tổ chức.
Nikkei trích các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
và Thủ tướng Shinzo Abe “đồng ý tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm an ninh biển
giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các vùng biển lân cận”. Cũng
trong hôm qua, nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết Ngoại trưởng Fumio Kishida
sẽ thăm Hà Nội vào cuối tháng 6 để thảo luận với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh nhằm đẩy nhanh kế hoạch hỗ trợ tàu tuần tra bảo vệ biển
Đông cho Việt Nam.”
-Báo Điện Tử Thanh Niên
ngày 22/5/2014: Khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Patrick Ventrell nói, “Mỹ ủng
hộ việc dùng kênh ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác để kiểm soát và
giải quyết bất đồng, chẳng hạn như nhờ đến tòa án quốc tế hoặc các cơ chế pháp
lý quốc tế khác”. Reuters bình luận động thái này của Mỹ nhiều khả năng sẽ
khiến Bắc Kinh bực tức.
-AP ngày 23/5/2014: Tư
Lệnh Thái Bình Dương, Đô Đốc Locklear nói với báo chí bên lề Diễn Đàn Kinh Tế
Thế Giới về Đông Á tổ chức tại Manila, “Sau ba tuần đụng chạm căng thẳng tại
Giàn Khoan Haiyang 981 tại Biển Đông, tôi thật lo lắng, theo tôi, nguy cơ tính
tóan sai lầm thật cao, tôi khuyến khích hai bên kiềm chế.”
-BBC tiếng Việt ngày
23/5/2014: Trong một cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội, Ô. Trần Duy Hải -Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia nói, “Việt Nam tôn
trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường
Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Bạn
không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó
càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp
lý.”
-Bloomberg News ngày
25/5/2014: Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản tsunori
Onodera tố cáo máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay sát máy bay trinh sát
Nhật chỉ cách 30 mét và coi đây là hành động nguy hiểm. Còn Trung Quốc cảnh cáo
Nhật Bản không được xâm nhập vào cuộc thao diễn hải quân Trung Quốc với Nga.
-Nguồn tin Canada ngày 25/5/2014: “Ba tàu ngầm trang bị tên lửa đạn
đạo liên lục địa với tầm bắn 4900 dặm đã được nhìn thấy ở vùng biển ngoài khơi
Đảo Hải Nam, cực nam Trung Quốc. Tờ Washington Free Beacon ngày 28/5/2014 xác nhận tin và
hình ảnh này.
-Thanh
Niên Online ngày 25/5/2014: “Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại hội
nghị về tương lai châu Á ở Nhật ngày 23/5/2014: Chiến tranh tại châu Á không
phải là điều không thể xảy ra nếu căng thẳng trong khu vực không được giải
quyết một cách có trách nhiệm,”
-VnExpressngày 26/5/2014: “Ngày 26/5, lực lượng Kiểm
ngư Việt Nam phát hiện Trung Quốc đưa tàu quét mìn hoạt động trong khu vực hạ
đặt giàn khoan trái phép ngoài tàu tên lửa tấn công nhanh.”
-Reuters
ngày 26/5/2014: Vào ngày Thứ Hai 26/5/2014, phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Trung
Quốc, “Nhìn Bộ Trưởng Ngọai Giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo vào Thứ Sáu vừa
rồi về chủ quyền Biển Đông, tôi thấy chuyện rất là lố bịch (ridiculous)”.
-Thanh
Niên Online ngày 27/5/2014: “Ngày 27/5/2014 Chánh Văn Phòng Thủ Tướng Nhật Bản
yêu cầu Trung Quốc kiềm chế không để căng thẳng leo thang ở Biển Đông sau khi
có tin tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong vùng biển
tranh chấp ngày 25/5/2014.”
-BBC
tiếng Việt ngày 27/5/2014: Tiến Sĩ Hoàng Ngọc Giao- Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chính
Sách Pháp Luật và Phát Triển (thuộc Vusta) nói với BBC, “Chuẩn bị hồ
sơ kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981 tại Hoàng Sa, trên Biển Đông
không mất quá lâu về mặt thời gian”.
-RFI ngày 28/5/2014: “Hôm qua, 27/05/2014, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ về tuyên bố của phía Nhật Bản lên án vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông.
Trong khi đó,
tờ Yomiuri của Nhật số ra ngày hôm nay, trích dẫn nguồn tin từ bộ Quốc phòng
Nhật Bản, cho biết nước này sẽ điều một tàu vận tải đổ bộ có bãi đáp cho tám
trực thăng chuyển quân và chống tàu ngầm thuộc Lực lượng Phòng vệ vùng biển đến
Biển Đông chở theo 140 binh lính Mỹ và Úc tham gia diễn tập cứu hộ với Việt
Nam, Cam Bốt và Philippines. Cuộc diễn tập cứu hộ này cũng là nhằm thể hiện
tình đoàn kết của Nhật, Hoa Kỳ và Úc đối với các nước Đông Nam Á trước Trung
Quốc. Tàu Kunisaki sẽ đến Việt Nam ngày 06/06. Đây là lần đầu tiên tàu Lực
lượng phòng vệ vùng biển Nhật Bản tham gia vào một hoạt động như vậy. ”
-VOV
ngày 28/5/2014: Trong cuộc gặp gỡ báo chí diễn ra chiều 28/5 tại Hà Nội, Thượng
nghị sỹ Mỹ Benjamin Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Uỷ
ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nói, “Các hành vi của Trung Quốc không chỉ đe dọa
đến an ninh của Việt Nam mà còn đe dọa đến an toàn, an ninh hàng hải của cả khu
vực, ảnh hưởng đến những lợi ích của Mỹ.”
-Bloomberg ngày 30/5/2014: Tại Diễn Đàn An Ninh Shangri-La, Singapore
Thủ Tướng Nhật Bản Abe tuyên bố, “Nhật Bản sẽ không từ bỏ một nỗ lực nào để
giúp các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ biển và cam kết trợ giúp mạnh mẽ cho Phi
Luật Tân và Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.” Tuyên
bố này coi như lời tuyên chiến trực tiếp đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.
-AP ngày
31/5/2014: Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói tại Diễn Đàn An
Ninh Shangri-La, “Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc làm bất ổn khu vực
và chuyện Bắc Kinh không giải quyết những tranh chấp đe dọa sự phát triển lâu
dài của Đông Á.”
Nhận Định:
Trong lúc trận chiến
giằng co ngày đêm trên địa bàn giàn khoan Haiyang 981 với thiệt hại nặng nề cho
lực lượng Cảnh Sát Biển và Kiểm Ngư kể cả ngư dân Việt Nam vẫn tiếp diễn (30
tàu bị đâm húc) thì trận chiến ngọai giao,
tranh thủ công luận và chuẩn bị pháp lý cũng rất căng thẳng.
Tin tức về những
cọ sát ở giàn khoan và nhất là lời tuyên bố của Ô. Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến
công du tham dự Diễn Đàn Kinh
Tế Thế Giới về Đông Á, gặp gỡ tổng thống Phi Luật Tân được loan tải dường như muốn lấn át cả những tin tức nóng bỏng về cuộc khủng
hoảng Ukraine. Chưa bao giờ số lượng học giả, nhà bình luận, nghiêu cứu trên
khắp thế giới lại đưa ra giả thuyết, lời bình, phỏng đoán về cuộc khủng
hoảng Biển Đông nhiều đến như vậy.
Trong mặt trận ngọai giao, Nhật Bản là nước
hỗ trợ Việt Nam mạnh mẽ nhất. Quốc Hội Hoa Kỳ rất nhiệt tình. Còn hành
pháp Hoa Kỳ tức Ô. Obama vẫn còn e dè, diễn văn thì quá nhiều văn chương, bóng
bẩy. Nếu nổ ra chiến tranh, chắc chắn Nhật Bản sẽ đứng bên cạnh Việt Nam trong
học thuyết “Phòng Thủ Tập Thể” qua việc làm và lời tuyên bố của Ô. Abe tại Đối
Thọai Shangri-La ngày 30/5/2014.
Ba trận chiến này đang tạo áp lực nặng nề lên Bắc Kinh. Do thất
thế về căn bản pháp lý và công luận, Hoa Lục bắt đầu mất bình tĩnh, hành xử man
rợ và bộ ngọai giao nói năng thô lỗ không xứng với tư cách của một đại cường.
Đây là khúc quanh nguy hiểm không phải chỉ liên quan đến vận mệnh Việt Nam mà
cả vận mệnh của Trung Quốc. Khi Việt Nam còn do dự thì trận chiến âm ỉ. Khi
Việt Nam “chấp nhận thương đau” và” Vàng quý nhưng không quý bằng chủ
quyền quốc gia” thì trận chiến nổ lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, Hoa Lục đã
phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi dồn Việt Nam vào chân tường. Nếu Việt Nam
không thể sống chung với Trung Quốc thì không một ai trên thế giới này có thể
sống chung với Trung Quốc. Dù Việt Nam có tan nát vì chiến tranh nhưng thế giới
sẽ mau chóng giúp Việt Nam khôi phục. Nhưng Hoa Lục sẽ phá sản hoàn toàn trên
các lãnh vực ngọai giao, uy tín và thương mại…trên quy mô toàn cầu. Thế giới sẽ
nhìn Hoa Lục như một tái sinh của Hitler và Quân Phiệt Nhật và đẩy Hoa Lục vào
chu kỳ khủng hoảng.
Lúc đó một liên minh quân sự rộng lớn bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai sẽ không còn úp
mở mà công khai ra mặt đối đầu với Trung Quốc. Ngày 24/5/2014 BBC tiếng Việt đã
đăng bài bình luận của Giáo Sư Francois Huchet thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về
Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông của Pháp tại Paris (INALCO): “Trung Quốc cần
thận trọng nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam và nhiều
nước láng giềng nổi giận vì những hành động khiêu khích và thách thức chủ
quyền…tính toán của ê kíp lãnh đạo do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn
tới một sai lầm lớn.
Sau một loạt các diễn biến, tôi cho rằng Trung Quốc đã đang nhận thấy
một tình thế nguy hiểm, bên bờ xảy ra, khi một loạt quốc gia xung quanh Trung
Quốc từ Nhật Bản tới Việt Nam, hay Philippines và Hàn Quốc thảo luận với nhau
và đều nổi giận với Trung Quốc. ”
Reuters ngày hôm nay 31/5/2014 trích dẫn Tân
Hoa Xã nói rằng trong dịp gặp gỡ Thủ Tướng Mã Lai Najib Razak đang thăm viếng
nước này, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố, “Chúng tôi sẽ không bao giờ khuấy
động rắc rối, nhưng sẽ phản ứng một cách cần thiết đối với sự khiêu khích của
quốc gia nào đó”.
Hiện nay cả thế giới đều nói Trung Quốc đang khiêu khích Nhật
Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam. Nhưng báo chí Trung Quốc lại nói chính Nhật Bản,
Phi Luật Tân và Việt Nam khiêu khích Trung Quốc cho nên Trung Quốc buộc lòng
phải “phản ứng một cách cần thiết”. Vậy thì lời tuyên bố của Ô. Tập Cận Bình
chẳng có ý nghĩa gì cả.
Lịch sử cổ đại Trung
Hoa đã từng sản sinh ra những nhân vật vĩ đại về tư tưởng, triết học, ngọai
giao và an bang tế thế. Nhưng lịch sử cận đại Trung Hoa lại toàn sản sinh ra
những nhân vật lãnh đạo ngu xuẩn và hung ác. Xã hội cũng như con người Trung
Hoa cả trăm năm qua không phải mẫu mực, tốt lành để thế giới kinh trọng, học
hỏi.
Nhưng không hiểu bằt nguồn từ đâu các nhà cai trị Trung Hoa luôn luôn coi
mình là “cái rốn của vũ trụ”. Có thể tư tưởng ngạo mạn này phát xuất từ ý niệm
“Con Trời” của thời phong kiến.
Trong thế giới tự do cạnh tranh ngày hôm nay
không ai bài bác hay ghen tỵ chuyện Trung Quốc trở thành siêu cường hoặc
tranh ngôi bá chủ thế giới với Hoa Kỳ. Nhưng sự “trỗi dậy để trở thành siêu
cường” phải làm trong hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và trong tinh thần
trách nhiệm. Tràch nhiệm có nghĩa là phải gìn giữ hòa bình và không gây bất ổn
cho thế giới.
Vạch một “Đường Lưỡi Bò” bao gồm 90% biển đảo của các nước lân
bang nói rằng có từ đời Hán, rồi ban hành lệnh cấm đánh cá, đem tàu
ngư chính, tàu hải giám và hằng trăm tàu dánh cá tới để vơ vét tài nguyên và chiếm
đóng biển đảo, biến các bãi đá ngầm thành phi đạo, ngang nhiên thiết lập
thành phố để quản trị hành chính các vùng biển đảo vừa cưỡng chiếm, cho đấu
thầu khai thác tài nguyên trên các vùng thuộc thềm lục địa của các quốc gia
khác. Và mới đây nhất cho giàn khoan khổng lồ tới khoan dầu trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam với sự bảo vệ của chiến hạm, trực thăng và tàu vét
mìn.
Tất cả hành động trên không thề gọi là “hòa bình” mà là hành vi “cướp biển
trên quy mô quốc gia” theo như nhận định của học giả Carl Thayer.
Vì quá nóng vội và
tham vọng, cộng thêm với sự o ép của giới quân phiệt hiếu chiến, Hoa Lục đang
lao vào cuộc phiêu lưu cực kỳ nguy hiểm cho Đông Nam Á và Á Châu. Không phải hiện nay Trung Hoa không có “hiền tài”. Nhưng “hiền
tài” không được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc lắng nghe, chẳng hạn
như học giả Lý Lệnh Hoa đã từng nói Trung Quốc chẳng có cơ sở pháp lý nào về
Đường Lưỡi Bò.
Nếu thực thi Đường Lưỡi Bò tức đẩy cả dân tộc Trung Hoa vào cuộc
phiêu lưu không lối thóat. Khi trí thức bị gạt bỏ thì thế nào đất nước cũng xụp
đổ cho dù có mạnh như Quốc Xã Đức, Quân Phiệt Nhật, Tần Thủy Hoàng, hay Mông Cổ
đi nữa.
Lắng nghe tiếng nói của người dân để lấy “thế
nước”. Lắng nghe ý kiến các bậc sĩ phu để hình thành “sách lược”. Dân là
thế mạnh của nước, nhưng đánh thắng họăc giữ yên bờ cõi là trí tuệ của sĩ phu.
Quần chúng cuồng nhiệt xuống đường biểu tình nhưng sau đó lại về nhà lao vào
cuộc sống áo cơm và không có sách lược.
Đất nước mà còn có sĩ phu thì đất nước
tồn tại, dù giang sơn có nguy biến như thế nào đi nữa. Sĩ phu ở đây là các bậc
trí thức, các nhà quân sự, ngọai giao có khả năng hình thành sách lược như Lý
Thường Kiệt, Thái Sư TrầnThủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi chứ
không phải trí thức bàn tán vu vơ.
Đây là thuật trị nước “Non sông muôn
thuở vững âu vàng” của các bậc minh quân Đại Việt. Đó là lý do tại sao
một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam vẫn tồn tại sau bao nhiêu giông bão của lịch sử
và ngửng cao đầu với thế giới.
Trung Quốc muốn trở thành siêu cường nhưng phải
biết lãnh đạo một siêu cường không dễ. Phạm sai lầm bình thường thì còn sửa
chữa được. Nhưng nếu phạm phải sai lầm chiến lược thỉ tiêu vong. Sai lầm chiến
lược của Trung Quốc ở đây là đòi khống chế một vùng biển - không phải là vùng
biển hoang - mà là “nồi cơm hũ gạo của thế giới” bằng cách chiếm
đọat biển đảo của các nước nhỏ, khiến các đại cường liên minh lại để “thế thiên
hành đạo” tru diệt mình.
Sự thất bại đưa tới xụp đổ của Trung Quốc nếu xảy ra
theo như tiên đoán thì cũng chỉ là “Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả
vong”. Thiên ở đây là lòng người. Khi mà toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Ấn Độ, Úc Châu nhìn Hoa Lục như một đe dọa an ninh của họ thì “lòng người không
còn tựa Hoa Lục nữa rồi”.
Khi “lòng người” đã không còn thì thế ngọai giao xụp
đổ. Đó là lúc Hoa Lục dù mạnh gấp ba lần bây giờ cũng sẽ bại vong.
Đào Văn Bình
(California ngày 31/5/2014)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment