Thursday, May 29, 2014

Độc Tài - Sự phí phạm tột cùng

Độc Tài - Sự phí phạm tột cùng



Chế độ độc tài thì không có dân chủ, vì thế mà mọi vấn đề đất nước đều tuân theo quyết định chủ quan của nhà nước. Rồi dẫn đến việc cung và cầu không bao giờ gặp nhau. “Cung” ở đây là các quyết sách do chính phủ ban hành, còn “cầu” chính là ý nguyện của nhân dân.
Vì không có các cơ cấu dân chủ hoạt động, nên không có tự do bàn bạc. Chuyện tham nhũng và lãng phí xẩy ra là điều hiển nhiên rồi. Ngay cả việc sử dụng tiền thuế của người dân làm sao cho hiệu quả và hợp lý cũng không có nốt. Lợi dụng điều này, những kẻ cầm quyền đưa ra các chủ trương và quyết định có lợi cho cá nhân và phe nhóm, trong khi lợi ích của nhân dân thì không hề được đếm xỉa đến. Từ đó mà dẫn đến sự lãng phí và sai mục đích nghiêm trọng. Ví như khi đất nước đang gặp khó khăn, lẽ ra nên dùng tiền để cứu trợ cho dân và giải quyết việc làm thì họ lại cho xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng hay trụ sở làm việc nguy nga. Hoặc nhà nước cho triển khai những dự án to lớn, rồi lại bỏ hoang cho cỏ mọc mà không sử dụng. Trong khi đó biết bao người dân lao động thì không có chỗ ở và việc làm. Những dự án mà có thể hoạt động thì cũng không mang lại hiệu quả và lợi ích tối ưu. Ấy là chưa kể những chính sách lẽ ra phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn thì người ta lại sử dụng cho dài hạn, và ngược lại. Quyền lực nằm hết cả trong tay nhà nước độc tài, từ đó mà dẫn đến việc họ thường xuyên nghĩ ra những chuyện trời ơi đất hỡi để mà bòn rút tiền của nhân dân.
Tài nguyên đất nước vì vậy mà bị phí phạm nghiêm trọng. Trong đó gồm có: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người.
Về tài nguyên thiên nhiên: Bị khai thác bừa bãi và bán cho nước ngoài với giá rẻ mạt. Ví dụ: Tài nguyên có giá trị 1 đồng, nếu biết sử dụng hợp lý thì có thể thu về cho đất nước 1000 đồng. Nhưng họ lại chỉ bán lấy nửa đồng rồi đút túi, và cho rằng như vậy là thiên hạ đệ nhất cao kiến.  Những lợi ích từ khai thác tài nguyên cũng ít được sử dụng cho việc xây dựng và phát triển đất nước.
Về tài nguyên con người: Đó là sự lãng phí tài năng. Con người không được sử dụng đúng năng lực. Lâu nay trong xã hội Việt Nam người ta vẫn truyền miệng câu “Thứ nhất con ông cháu cha, thứ nhì tiền bạc, thứ ba nhân tài” để chỉ việc tuyển dụng vị trí làm việc. Những người tài được sử dụng rất ít, nếu có thì cũng không thể phát huy năng lực, vì họ không thể hoà nhập được với cái bộ máy nhà nước chỉ tham nhũng và hành hạ người dân. Và rồi họ cũng chỉ có thể tồn tại một cách thoi thóp, cơ chế xin cho và mệnh lệnh hành chính đã giết chết tư duy sáng tạo nơi con người. Từ đó mà dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, những người tài đành phải bỏ nước ra đi hoặc vào làm việc cho các công ty nước ngoài. Đó là sự lãng phí rất lớn, một tội ác đối với đất nước.
Trong bối cảnh xã hội dân chủ, thì người ta dù làm việc ở vị trí nào cũng đều có thể phục vụ tốt cho xã hội, không nhất thiết là nhà nước hay tư nhân, tổ chức hay độc lập. Điều quan trọng là mỗi cá nhân luôn phát huy được tốt nhất năng lực bản thân. Đãi ngộ mà họ được hưởng bao giờ cũng xứng đáng với năng lực làm việc. Trong khi đó, hệ thống pháp luật dân chủ luôn bảo hộ cho quyền sở hữu trí tuệ của con người.
Nói vậy là để thấy được cái sự lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên con người ở xã hội ta, một đất nước còn tồn tại chế độ độc tài Cộng Sản.
Khi mà người ta sử dụng bất hợp lý nguồn lực đất nước, thì cũng giống như chuyện ngứa một đàng gãi một nẻo vậy. Ví như cô gái nọ đang ngứa ở háng, cứ nhảy lò cò lên hết cả, vậy mà anh chàng người yêu không biết, lại cứ nhắm vào chỗ cánh tay mà gãi đến độ tóe máu.
Những đất nước dân chủ phát triển, thì họ có cấu trúc bộ máy nhà nước khoa học để phục vụ con người. Đồng tiền của người dân luôn được sử dụng đúng mục đích và thời điểm. Do đó mà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lại còn ít bị thất thoát nữa. Kết quả là nền kinh tế của họ phát triển một cách nhanh chóng và lành mạnh.
Còn như cái anh nhà nước Việt Nam ta hiện giờ thì lại khác. Lúc đang vụ thu hoạch lúa, cần buôn Vịt để cho nó nhặt thóc rơi vãi thì lại đi buôn Bò kéo xe. Thành ra vừa lãng phí, vừa gây nên nhiều bất công xã hội.
Đăng  5 weeks ago  bởi Minh Văn

Thời điểm để lãnh đạo VN thay đổi tư duy?

000_Hkg9817100-600.jpg

Tàu hải giám Trung Quốc (màu trắng, phía sau) ngay sát tàu Việt Nam trên Biển Đông hôm 14/5/2014

AFP photo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ hội cho Việt Nam?

Sự kiện giàn khoan Trung Quốc chiếm lĩnh vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2 tháng Năm là cơ hội cho Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn trên mặt trận ngoại giao, đồng thời cũng là cơ hội để giới lãnh đạo thay đổi cái não trạng, cái tư duy về nước bạn 16 chữ vàng 4 tốt này.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Thanh Trúc. Ông cho biết thêm:

TS Đinh Hoàng Thắng: Rõ ràng từ một tuần nay, trên mặt trận ngoại giao, không riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng thế.

Đầu tiên là đại sứ Trung Quốc lên CNN để xuyên tạc và bôi nhọ Việt Nam như thế nào thì tin tức quốc tế đã đưa rồi. Phó đại sứ Trung Quốc ở Indonesia cũng lên truyền thông viết bài đã kích Việt Nam như thế nào. Cái mà Trung Quốc tập trung trên mặt trận dư luận trong tuần qua là biến mình từ một tác nhân gây chuyện thành một nạn nhân, đặc biệt lấy cớ là có những vụ biểu tình đập phá để biến mình thành nạn nhân.

Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc. 
-TS Đinh Hoàng Thắng

Việt Nam thì nhân chuyện thủ tướng đi sang Philippines ông đã có bài phát biểu rất cương quyết rất thẳng thắn và đã lên án Trung Quốc khá nặng. Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên bởi vì ở ASEAN thì ông cũng đã nói nhưng mà ở Philippines thì cường độ nặng hơn và rõ ràng hơn. Thế rồi ngoại trưởng Việt Nam cũng vừa điện đàm với ngoại trưởng Mỹ và nội dung điện đàm được hai bên công khai là phía Việt Nam hưởng ứng yêu cầu của phía Mỹ muốn tăng cường những cuộc thăm của các hạm đội hải quân Mỹ ở các cảng biển của Việt Nam.

Tất cả những biểu hiện ấy cho thấy trên mặt trận ngoại giao từ thủ tướng đến phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng đã có những hoạt động rất tích cực để không chỉ tố cáo và xiển dương chính nghĩa mà với Hoa Kỳ cũng đã có sự phối hợp hành động.

Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, có phải ông muốn nói sự kiện giàn khoan Trung Quốc, nay ở ngay trong vùng biển Việt Nam, buộc giới lãnh đạo phải thay đổi cách nghĩ và phải tìm ra chính sách đối phó hữu hiệu hơn?

TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi muốn nói cái mọi người có thể thấy rõ nhất là những biểu hiện công khai. Lần lượt tất cả những vị đứng đầu đảng, nhà nước, quốc hội đều có tuyên bố rõ ràng về vấn đề lên án và phê phán Trung Quốc. Kể cả ông chủ tịch nước lẫn ông thủ tướng đều lần đầu tiên khẳng định Việt Nam có thể tính đến khả năng đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc mà không có thay đổi gì cả.

Còn gọi thế nào là đủ thì cái này cũng khó. Chúng ta thật ra cũng chưa biết ý đồ sâu xa của Trung Quốc là còn dấn lên tới đâu nữa.

Được đằng chân, lân đằng đầu

 

nguyentandung-aircraftmissle.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan sát các binh sĩ Việt Nam vận hành hệ thống điều khiển tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo, trong chuyến thăm tiểu đoàn tên lửa phòng không 64 thuộc sư đoàn phòng không 361 đóng tại Hà Nội , hôm 13/01/2014.

Thanh Trúc: Nhiều người nghĩ Trung Quốc được đằng chân sẽ lân đằng đầu, ngoài mặt trận ngoại giao như ông nói thì Việt Nam còn có thể làm gì hơn?

TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta không nên nhìn việc hạ đặt giàn khoan 981 như một hiện tượng đơn lẻ mà phải nhìn nó trong một chuỗi các hành động, một bước trong hàng loạt các chính sách mà mục tiêu cao nhất là để Trung Quốc xóa nhòa trước dư luận thế giới về việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, biến mình từ một kẻ đi gây sự thành một nạn nhân. Đó là đường lối rất nhất quán của Trung Quốc và phải nói họ có nhiều việc làm để hỗ trợ cho cái đó.

Như vậy về phía Việt Nam vũ khí ở đây là gì? Trước mắt cho đến nay mà nói hành động quân sự là chưa thể tính đến. Mặc dầu có những người trách nhiệm trong chính quyền cũng nói rằng Việt Nam sẽ tận dụng mọi phương tiện mọi biện pháp để giải quyết vấn đề này, chứ còn vấn đề độc lập dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề biển đảo là không thể đem ra đổi chác, không thể có một nhân nhượng nào hết. Tôi thấy như vậy là quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam rất cao.

Thanh Trúc: Xin ông đừng quên là trước giờ nhà nước Việt Nam không cho phép người dân biểu tình chống Trung Quốc. Mặt khác, ông thấy những cuộc biểu tình biến thành bạo loạn ngày 13 và 14 liệu có gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam không?

Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác. 
-TS Đinh Hoàng Thắng

TS Đinh Hoàng Thắng: Việc gây bạo loạn thì cái đó cho tới bây giờ mọi người Việt Nam, tôi nghĩ người Việt Nam bên ngoài người ta cũng biết, rằng đây không phải là những người trong hàng ngũ biểu tình, lại càng không phải là những người Việt Nam yêu nước. Là vì những vụ biểu tình vừa rồi tôi cũng có tham gia thì tôi biết người ta đi rất có trật tự rất có ý thức chứ không ai lại đi đập phá để riot (bạo loạn) như vậy cả. Đây chắc chắn là có những hành động mờ ám, có những bàn tay tổ chức. Ai thì chắc chắn cơ quan an ninh của Việt Nam biết, vấn đề là người ra có đưa ra xử hay không thì tôi không biết. Tôi chắc chắn những người này không phải là những người yêu nước và như vậy họ đang tiếp tay cho Trung Quốc. Từ việc hạ đặt giàn khoan, từ việc có những hành động bạo loạn trong nước dẫn đến chuyện Trung Quốc rút người rồi rút công ty về, thì cái này họ muốn gây một hình ảnh xấu trước quốc tế về Việt Nam là một đất nước không ổn định, một đất nước thích bạo lực, thích đập phá.

Như vậy, về mặt âm mưu của Trung Quốc thì không thể kể xiết được. Việt Nam đã là nạn nhân nhiều năm trước đây, hàng ngày ngư dân Việt Nam vẫn bị đập phá bị chèn ép bị hăm dọa ở trên biển. Cho nên cũng không ngạc nhiên khi nghe tin Trung Quốc tập trung quân ở biên giới.

Thế còn có gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam không thì đương nhiên. Về mặt phát triển kinh tế thì rõ ràng nền kinh tế của Việt Nam quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác.

Thanh Trúc: Ông cho rằng trong cái rủi có cái may, xin ông nói rõ hơn?

TS Đinh Hoàng Thắng: Theo tôi việc Trung Quốc đặt giàn khoan có nhiều vấn đề mới. Đây là lúc các nhà lãnh đạo các nhà quản lý của Việt Nam phải nhìn nhận lại vấn đề để mình sau này có cân đối cân bằng trong phát triển. Còn đúng là nếu cứ theo cái đà này thì Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể gây khó khăn.

Đối với Việt Nam không phải chỉ vấn đề biểu tình như chị nói đâu, nó đặt ra vấn đề quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ nay phải được nhìn nhận dưới một góc độ khác. Nó sẽ ít tính cách tuyên truyền mà tiếng Anh gọi là “get to the point” là nó phải đi vào cái nội dung của nó, đi vào cái thực chất của nó. Tôi cho đây là một cái tốt bởi vì cách đây mấy năm khi Trung Quốc hăm dọa, đe dọa tàu thuyền của ngư dân ngoài biển thì báo chí Việt Nam chỉ được đưa rằng đây là tàu lạ, nước lạ. Nhưng ngược lại bây giờ thì báo chí lại nói công khai là âm mưu bành trướng, âm mưu xâm lược, âm mưu độc chiếm biển Đông. Tôi nói trong cái rủi có cái may là vì Trung Quốc làm thế tự nhiên nó được giải phóng, ở một mặt nào đó người Việt cái chuyển cái nhận thức.

Một vấn đề nữa là ngay trong nhận thức sâu xa của người dân, trong nhận thức sâu xa của lãnh đạo, người ta phải thấy rằng không thể quét cái đống rác vào dưới cái tấm thảm mãi được mà đến lúc phải gọi sự việc đúng tên của nó. Đây là thời điểm, đây là bước ngoặt để từ người dân đến nhà lãnh đạo thay đổi cái não trạng, thay đổi cái tư duy.

Thế còn biểu tình thì nó là chuyện tự nhiên trong một xã hội dân sự, tất nhiên Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn là một xã hội dân sự nhưng mà nó phải tiến đến đó sớm hay muộn. Chính những hành động của Trung Quốc vừa rồi mở ra nhiều khả năng, mở ra nhiều giải pháp, mở ra nhiều cái tư duy để cho con người được suy nghĩ được hành động một cách khác nhau vì mục đích cao cả nhất là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng.

SATURDAY, MAY 24, 2014

Mỹ công khai ủng hộ Việt Nam kiện Trung Cộng



Thứ sáu, 23/05/2014, 10:07 (GMT+7)


Sự ủng hộ của Mỹ đối với hành động pháp lý của Việt Nam có thể khiến Trung Cộng lo ngại.

Ngày 22/5, Tòa Bạch Ốc tuyên bố họ sẽ ủng hộ việc Việt Nam có hành động pháp lý chống lại Trung Cộng để giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông sau khi Trung Cộng ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

Reuters dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang xem xét “nhiều phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế".


 - 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Philippines hôm 21/5

Khi được hỏi về phản ứng của Mỹ đối với tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người phát ngôn Tòa Bạch Ốc  Patrick Ventrell nói: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, không cản trở quyền giao thương hợp pháp và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.”

“Mỹ ủng hộ việc sử dụng các kiện pháp ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác để quản lý và giải quyết bất đồng, trong đó có việc sử dụng cơ chế trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác.”


Theo các nhà phân tích quốc tế, việc Mỹ công khai ủng hộ Việt Nam kiện Trung Cộng ra trước tòa án quốc tế có thể sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại.


 - 2
Người phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Patrick Ventrell

Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức đề cập đến hành động pháp lý chống lại Trung Cộng, thể hiện quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước các hành động ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế của TrungCộng .

Mặc dù Trung Cộng thường xuyên có những giọng điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình trên Biển Đông, Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg ngày hôm qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng khẳng định Philippines ủng hộ việc Việt Nam kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế như những gì Manila đã làm, và Philippines sẽ sát cánh cùng Việt Nam để chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng.


Túm kẻ trọc đầu













Cái bệnh sợ tôn giáo của người Cộng Sản thì ai cũng rõ rồi. Nguyên do là họ đi theo chủ nghĩa vô thần, cho nên mặc nhiên mâu thuẫn với tư tưởng hữu thần. Ban đầu, họ nhục mạ và đập phá tượng Chúa, tượng Phật, phá bỏ đình chùa. Sau này thấy thế không ổn, mới nghĩ ra cách để mà kiểm soát tôn giáo. 

Vậy là mọi tôn giáo và tín ngưỡng đều bị thâu tóm dưới một ngọn cờ duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Câu khẩu hiệu “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” đã nói lên ý nghĩa tuyệt diệu đó. Đạo Phật cũng  phải phục tùng chủ nghĩa Marx, vì chế độ độc tài luôn có thói quen và nhu cầu kiểm soát tất cả.

Tư tưởng của Đạo Phật thì mọi người đều biết. Đức Phật cho rằng, con người ai cũng trải qua: Sinh, lão, bệnh, tử. Trong suốt hành trình đó, người ta luôn phải gánh chịu mọi khổ não trên đời. Nguyên nhân phát sinh nổi khổ là “sự ham muốn”, tức “dục vọng”. 

Các ham muốn này cũng là nguồn gốc của Luân hồi. Vậy thì muốn “diệt khổ” thì phải từ bỏ mọi ham muốn trên đời. Quá trình tu tập của nhà sư chính là sự tu luyện để đạt đến cảnh giới giác ngộ, từ đó mà trở nên đắc đạo. Người đi tu từ tâm bác ái, không tham, sân, si.

Triết lý Đạo Phật không có gì xấu, cũng chẳng ảnh hưởng đến ai cả. Người ta tìm đến với Đạo Phật là do giác ngộ và hoàn toàn tự nguyện. Người đi tu không đánh đập ai, không sát sinh, không ôm bom khủng bố. Thế thì tại sao chế độ Cộng Sản lại phải sợ, không để cho họ được tự do thực hành đạo pháp?

Trước đây người Cộng Sản đập phá tượng Phật, đuổi nhà sư ra khỏi chùa, đốt bỏ kinh kệ. Bây giờ họ xây dựng học viện Phật giáo để đào tạo nhà sư, rồi lại xây chùa và cho sư sãi quốc doanh vào đó trụ trì. Kể cũng lạ, không hiểu họ làm như vậy để mà gì? Người nhà Phật chỉ muốn “diệt khổ”, có đấu tranh giai cấp hay xây dựng chủ nghĩa cộng sản gì đâu? Vả lại, nhà sư chỉ trồng vài luống rau trong chùa, đâu có mong muốn tham gia “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”? Mà cái mâu thuẫn lớn nhất là: Đạo Phật thì chủ trương ôn hoà bác ái, không sát sinh. Trong khi người Cộng Sản lại sử dụng bạo lực làm phương tiện cải tạo xã hội. Vậy nên hai quan điểm đó là không thể nào dung hoà với nhau được.

Theo tôi thì “Chủ nghĩa Marx” và “Đạo Phật” khác nhau nhiều lắm. Đạo Phật mênh mông, phổ độ chúng sinh, luôn mở rộng cánh cửa từ bi giác ngộ. Mọi sai lầm khổ não đều được nhà chùa che chở bao dung. 

Đạo Phật từ khi thực hành, đến một con ruồi cũng không giết hại, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. “Chủ nghĩa Cộng Sản” từ khi ra đời, đã giết hại hàng trăm triệu người, gây bao mất mát đau thương cho nhân loại. 

Những kẻ gây ra nhiều tội ác sai lầm lẽ ra phải cúi đầu sám hối trước Đức Phật mới đúng, cớ sao lại bắt ngài phải cúi đầu trước chúng? Như thế chẳng ngược đời lắm sao?

Cổ nhân có câu “Túm kẻ có tóc, không túm kẻ trọc đầu”. Nay Cộng Sản túm luôn kẻ trọc đầu là nhà sư, chuyện bây giờ mới thấy vậy. Kể cũng tài thật.

Phật Pháp vô biên. Mô Phật!
Đăng  7th April  bởi Minh Văn




__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link