Sunday, May 25, 2014

Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị



Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị

Thanh Phương - RFI RFI

image
Preview by Yahoo

Sau nhiều năm im lặng, mãi đến những năm gần đây, chính quyền Việt Nam mới lên tiếng giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, nhưng lần đầu tiên, Hà Nội vừa chính thức tuyên bố công hàm đó là vô giá trị, tức là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công hàm Phạm Văn Đồng, mà nhiều người gọi là « công hàm bán nước », đã được đưa ra trong bối cảnh như thế nào ? Ngày 04/09/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). 

Sau đó, ngày 14/09/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”. 

Từ đó cho đến nay, đối với Bắc Kinh, bức công hàm nói trên của Thủ tướng Việt Nam là đồng nghĩa với việc Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giản là hai quần đảo này vào thời đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 
Trong bài báo ngày 20/07/2011, tờ Đại Đoàn Kết cũng đã công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa “tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” và chính phủ này “đã liên tục thực thi” chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn nữa, vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này. 

Nhưng đó chỉ mới là ý kiến của một tờ báo chính thức, được đăng tải vào lúc đó để xoa dịu dư luận, không chỉ đang phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc. Nay, trong bối cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên chính phủ Hà Nội chính thức tuyên bố công hàm đó là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, 23/05/2014 ( lần thứ ba kể từ đầu vụ giàn khoan HD-981 ), phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải đã nhắc lại lập luận rằng công hàm ( mà ông gọi là công thư ) Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi lẽ hai quần đảo này lúc đó nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, được Pháp giao lại vào năm 1956, phù hợp với Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc có tham gia. 

Việt Nam đã phải chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị trong bối cảnh mà chính phủ Hà Nội đang cố vận động sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nêu rõ những cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Việt Nam. 
Hà Nội cũng đang xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao, cho biết, với tư cách thành viên của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam có quyền sử dụng tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mình.

Quốc hội Mỹ sẽ ra nghị quyết về Biển Đông, phản đối Trung Quốc

Chuyện lạ: trong khi ban chấp hành trung ương ĐCSVN, quốc hội VN chưa ra nghị quyết phản đối Tàu cộng xâm phạm hải phận của mình thì tận bên kia bán cầu, quốc hội Mỹ đã sẵn sàng ra nghị quyết phản đối giùm.
Theo thông tin Infonet có được từ buổi Họp báo Quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 23/5, Quốc hội Mỹ sẽ thông qua nghị quyết phản đối hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo được tổ chức ngày 23/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ ra nghị quyết về tình hình Biển Đông. Theo chương trình làm việc của quốc hội Mỹ, nhiều khả năng nghị quyết này sẽ được thông qua trước ngày 26/5/2014.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. (Ảnh: Lương Minh)
Ông Bình cũng xác nhận lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về chuyến thăm Washington trong thời gian tới. Dự kiến nội dung của cuộc gặp giữa hai bộ trưởng sẽ tập trung vào các vấn đề nâng cao mối quan hệ song phương, chương trình đàm phán xây dựng Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Một nội dung khác cũng sẽ trở thành đề tài chính trong cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng là vấn đề Biển Đông.

Trước đó, ngày 22/5, Nhà Trắng tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam sử dụng hành động pháp lý đối với Trung Quốc để giải quyết việc Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Theo đánh giá của hãng tin Reuters, sự ủng hộ này của Washington có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận. 

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương -981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động này của phía Trung Quốc và ủng hộ thái độ kiên trì, các biện pháp hòa bình của Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain là một trong các nghị sĩ đầu tiên lên tiếng. Ông John McCain cho biết: “Quyết định của Trung Quốc khi đặt giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam và triển khai hàng chục tàu hải quân hỗ trợ là hành động khiêu khích, có liên quan sâu sắc và làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm vào tàu kiểm ngư Việt Nam, thể hiện sự quấy rối và hung hăng trên biển. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đầy đủ cho nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực này”.

Ông Mc Cain khẳng định, những hành động của Trung Quốc khi tuyên bố chủ quyền đối với phần còn lại của vùng biển (Biển Đông) không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Trong thực tế, giàn khoan của Trung Quốc đang gây ra thẳng trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, điều đã được xác định rõ ràng theo luật quốc tế. Bổn phận của tất cả các quốc gia có liên quan là nên thúc giục lãnh đạo Trung Quốc hãy nhanh chóng làm giảm căng thẳng và đưa hiện trạng khu vực trở lại bình thường.

image
Preview by Yahoo




From: "Khanh Nguyen-Kim

Sent: Thursday, May 22, 2014 6:53 PM
Subject: [Thaoluan9] -->Mời xem Con cháu “Bác Hồ” biểu tình tại thủ đô Budapest/ Minh Sơn

 
   "Hảy trả lại biển đảo mà bác Hồ đã bán cho Trung Quốc"

      Quý vị đòi hỏi cái gì và thỉnh cầu ai mà nạ nùng thế lày!?
 


http://bacaytruc.com


Con cháu “Bác Hồ” biểu tình tại thủ đô Budapest, Hungary ngày 18-05-2014
Minh Sơn





__._,_.___

Posted by: hungthe 


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link