Thursday, May 29, 2014

Little Sài Gòn và đồng bào lên xe bus đi biểu tình trước Tòa Lãnh Sự Trung Cộng Los Angeles ngày 27/05/2014


On Wednesday, 28 May 2014 7:37 PM, "Truong Nhan wrote:

 

Lễ xuất phát biểu tình tại trụ sở cộng đồng Little Sài Gòn và đồng bào lên xe bus đi biểu tình trước Tòa Lãnh Sự Trung Cộng Los Angeles ngày 27/05/2014 (hình ảnh Thiệu Võ).

























Việt Nam sắp đổi tiền?

(vietinfo.eu)Tin đồn đổi tiền đã làm nóng dư luận tại Việt Nam. Trong lúc kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, lạm phát tăng cao, hệ thống ngân hàng trước nguy cơ sập vì nợ xấu, bong bóng bất động sản không thanh lý được…, lại có tin sẽ đổi tên nước.


Tiền thời VNDCCH. Ảnh minh hoạ.

Khi đổi tên nước, ắt phải đổi tiền mới. Nhiều tin đồn cho rằng, tỷ giá đổi sẽ là 10:1 (10 ăn 1). Như thế, Việt Nam có cơ hội cứu nguy cho hệ thống ngân hàng và các ông chủ lớn bất động sản… Thay vào đó, gánh nặng này sẽ dàn trải cho người dân hứng chịu. Mặc dù các quan chức nhà nước khẳng định chưa có sự đổi tiền, nhưng kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, lời hứa của các chính trị gia Việt Nam không nhất thiết phải giữ đúng!

Trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những “thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt”. Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền… đổi!

Ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này.

Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này

Tin đồn này được xác định là một trong những nguyên nhân khiến tỉ giá USD “nhảy múa” mấy ngày gần đây, trong đó có thời điểm lên đến 21.500VND/USD.


Ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước. Ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước.

Thưa ông, thời gian qua trên thị trường râm ran tin đồn sắp tới NHNN sẽ có thể thay đổi đồng tiền đang lưu hành bằng đồng tiền mới. Xin ông cho biết quan điểm của NHNN về thông tin này?

Tôi xin khẳng định rằng đây là thông tin bịa đặt. Có thể thông tin này xuất phát từ việc góp ý hiến pháp về thay đổi tên nước. Từ đó một số người suy diễn rằng sẽ phải in lại đồng tiền, như thế là NHNN sẽ đổi tiền.

Về phía NHNN khẳng định lại là không có chuyện đổi tiền trong thời điểm hiện nay. NHNN cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, yên tâm sử dụng đồng tiền do NHNN Việt Nam phát hành. Không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay.

Mỗi cuộc đổi tiền nếu có sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng và công phu với sự đồng ý của cơ quan lãnh đạo cao nhất cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Một đề án như vậy sẽ đòi hỏi thời gian chuẩn bị, triển khai rất dài. Đơn cử như để đáp ứng việc đổi tiền thì NHNN phải chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn, tương ứng lượng tiền mặt đang lưu hành.

Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông rất cao. Thậm chí để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. Chi phí cho thực hiện kế hoạch đổi tiền như thế là vô cùng lớn. Do đó không thực hiện dễ như nhiều người suy diễn.

Ngoài ra, thực hiện đổi tiền cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội có phù hợp không? Cơ cấu đồng tiền còn hợp lý không? Hay bộ tiền có bị làm giả quá nhiều không khiến người dân mất lòng tin vào đồng tiền? Và với những căn cứ đó thì ở tình hình hiện nay, không có lý do gì để thực hiện việc đổi tiền.

Người dân vẫn còn ghi nhớ khá kỹ về những lần đổi tiền trong quá khứ, ví dụ như năm 1985. Khi đó mỗi gia đình, doanh nghiệp chỉ có hạn mức đổi tiền nhất định. Với tư cách là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo NHNN về phát hành tiền, xin ông cho biết quan điểm của mình về điều này?

Việc đổi tiền như thế gây rất nhiều thiệt hại cho người giữ tiền mặt. Theo cập nhật của chúng tôi thì trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây không còn quốc gia nào thực hiện việc đổi tiền với biện pháp hành chính như vậy nữa.

Để đổi tiền, cơ quan phát hành sẽ đưa vào lưu thông song song tiền cũ và tiền mới với mệnh giá tương đương, sau đó dần rút loại tiền cũ ra khỏi lưu thông. Đến thời điểm thích hợp sẽ tuyên bố chấm dứt lưu hành tiền cũ. Ví dụ như việc thay thế tiền cotton bằng tiền polymer được NHNN thực hiện thời gian vừa qua cũng theo phương thức như vậy. Với cách làm như thế sẽ không có ảnh hưởng gì tới quyền lợi cũng như hoạt động giao dịch của người dân.

Bên cạnh tin đồn về đổi tiền thì trong dư luận còn có tin đồn về việc NHNN sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 1 triệu đồng. Thông tin này có chính xác không, thưa ông?

Lâu nay người dân đồn thổi việc NHNN sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng do tiền mất giá là không đúng. NHNN không có chủ trương đó. Thời gian qua mọi người cũng thấy đồng tiền Việt Nam khá ổn định. Ngoài ra cơ cấu của bộ tiền đang lưu thông hiện nay vẫn phù hợp.

Từ phía cơ quan tham mưu phát hành tiền thì chúng tôi thấy tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng là hợp lý. Bên cạnh đó vẫn duy trì lượng tiền mệnh giá nhỏ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp người dân có thu nhập thấp. Việc phát hành tờ tiền 1 triệu đồng sẽ không hợp lý, thậm chí còn làm mất giá đồng tiền của chúng ta.

Một số sự kiện liên quan đến việc đổi tiền tại Việt nam

 

1. Ngày 5/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành Giấy Bạc Ngân Hàng. Giấy BNH đổi lấy Giấy Bạc Tài Chánh theo tỷ giá 1 Đồng năm 1951= 100 Đồng năm 1946. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng đã có hai cuộc định giá lại liên tiếp nhau vào năm 1951 và 1953, mỗi lần với thừa số 10. Năm 1954, đồng tiền này đã trở thành tiền tệ mới của quốc gia mới được công nhận Bắc Việt Nam, với tỷ giá với tiền Piastre đang lưu hành Việt Nam Cộng Hòa là 32 đồng Bắc Việt Nam = 1 piastre hay đồng Nam Việt Nam. Giấy Bạc Ngân Hàng có 9 loại mệnh giá: 1 Đồng, 10Đ, 20Đ, 50Đ, 100Đ, 200Đ, 500Đ, 1000Đ và 5.000Đ.

2. Ngày 28/2/1959, một đơn vị đồng khác đã thay thế loại thứ hai với tỷ lệ 1 đồng năm 1959 = 1000 Đồng năm 1951.

3. Sau 30/4/1975, tiền Miền Nam phải đổi thành tiền Giải Phóng với giá 500Đ Miền Nam cho mỗi Đồng Giải Phóng từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào; ở Thừa Thiên trở ra, 1000Đ Miền Nam đổi được 3Đ Giải Phóng.

4. Ngày 3/5/1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chánh, đã có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền Miền Bắc là 1Đ cũ thành 1Đ thống nhất, trong khi tại Miền Nam 1Đ Giải Phóng thành 8 hào tiền thống nhất.

5. Lần đổi tiền gần đây nhất xảy ra vào 4/9/ 1985, khi 10Đ tiền cũ đổi thành 1Đ tiền mới. Và năm nay, năm 2013, liệu khi đổi tên nước, sẽ phải đổi tiền với tỷ giá 10:1 (10 ăn 1)? Ghi Chú: Số tiền cũ được đổi sang tiền mới bị hạn chế, nhất là những lần đổi tiền sau khi thống nhất, dân Miền Nam coi gần như mất trắng.

Ghi Chú: Số tiền cũ được đổi sang tiền mới bị hạn chế, nhất là những lần đổi tiền sau khi thống nhất, dân Miền Nam coi gần như mất trắng.

https://exodusforvietnam.wordpress.com/2014/05/04/viet-nam-sap-doi-tien-cung-ten-nuoc/

 

Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng

 

 

 

Những việc làm cần thiết của chúng ta trước sự kiện: "Trung cộng cắm cột mốc HD-981 trên biển Đông"


Nguyễn Chính Nghĩa (DânLamBao) - Qua các sự kiện và biến cố xảy ra từ đầu tháng 5 tới nay. Sau khi Tàu Cộng cắm cột mốc HD981 trên lãnh hải VN. Chúng tôi nhận thấy: Nhà cầm quyền CSVN phản ứng rất chậm chạp, tiêu cực không có chủ trương đường lối gì rõ rệt Còn người dân thì hoang mang lo sợ, không biết có xảy ra chiến tranh hay không?

Theo nhận xét của chúng tôi, sẽ không có cuộc chiến tranh tổng lực và tổng diện nào xảy ra giữa trung cộng và VN trong một tương lai gần vì những lý do sau đây.

Với Tàu Cộng mục đích sau cùng là lấn chiếm biển đảo của VN. Khi đã đạt được mục đích đó mà tránh được chiến tranh thì quả là rất tốt cho chúng. Chiến tranh chỉ là phương tiện bất đắc dĩ mới phải dùng đến. Nếu có cuộc chiến giữa VN và Trung Cộng, cho dù VN không phải là đối thủ, thì để chiến thắng Trung Cộng cũng phải ít nhiều trả giá. Đối thủ chính và sau cùng của Tàu Cộng vẫn là người Mỹ, hoặc nếu có chiến tranh với VN cũng chỉ là chiến tranh cục bộ, Trung Cộng sẽ nhân cơ hội xáo trộn ở VN. Sẽ đánh chiếm một số đảo hay toàn bộ quần đảo Trường Sa trong chớp nhoáng, vì mục tiêu độc chiếm biển Đông của bọn Tàu Cộng sẽ không bao giờ thay đổi, trong trường hợp này nhà Cầm quyền CSVN cũng sẽ chỉ phản ứng lấy lệ để mị dân. Thời buổi bây giờ đã qua rồi cảnh một nước lớn xua quân ồ ạt thôn tính một nước nhỏ và tiến hành đô hộ. Trung cộng sẽ thôn tính VN theo kế sách Tằm Ăn Dâu,

1. Nô dịch người VN bằng văn hóa chánh trị, kinh tế và bằng chính bộ máy CSVN. Hơn nữa CSVN ngoan ngoãn vâng lời như vậy tai sao phải đánh.

2. Với nhà cầm quyền CSVN chắc chắn không muốn chiến tranh với Trung Cộng vì những lý do sau:

Trung Cộng là chỗ dựa của CSVN để tồn tại. Mất chỗ dựa này CSVN sẽ sụp đổ, và cho dù có muốn CSVN cũng không có khả năng đối đầu với Trung Cộng vì CSVN thua chúng mọi mặt, nhất là không có sự hậu thuẫn của người dân cũng như sự liên kết với các nước khác. Bọn CSVN xưa nay rất tham quyền cố vị. Mục tiêu sau cùng là giữ được quyền cai trị cho dù có phải hy sinh cương thổ của tổ quốc, hoặc xương máu của nhân dân, lịch sử cận đại VN đã chứng minh điều này. Trong nước hiện nay lòng dân đang bất phục, phẫn uất, đó là mối lo tâm phúc của đảng CSVN.

Hãy nhìn vào những động thái của 4 trụ cột triều đình và cánh truyền thông nhà Sản, chỉ thấy ra rả đấu tranh hòa bình hữu nghị, và phải vì đại cục mà giữ lấy bửu bối 16 vàng 4 tốt mà cụ nội Tàu Công đã truyền cho. Còn về hành động thì CSVN cho Côn An ra sức trấn áp các cuộc biểu tình phản đối Tàu Cộng của người dân, bắt bớ sách nhiễu những người vì đất nước đấu tranh đòi tự do dân chủ. Đúng là một lũ hèn với giặc ác với dân.

Về vấn đề nên hòa hay nên chiến quan điểm của chúng tôi là: Phải tránh chiến tranh trong giai đoạn này, vì những lẽ: Lòng dân ly tán chưa tập chung về một mối, nguồn lực kinh tế quốc gia cạn kiệt, và không có sự hậu thuẫn quốc tế. Hơn nữa xương máu con em mình đổ ra để chiến đấu, làm bia đỡ đạn dưới lá cờ máu của CSVN thì không bao giờ nên làm.

Như vậy chúng ta đành chấp nhận bên ngoài thì bị bọn Tàu Công tham lam thôn tính, bên trong thì bị đảng CSVN đè đầu bóp cổ, đàn áp và không chế chúng ta đủ mọi mặt hay sao?...

Vậy chúng ta phải làm gì? Việc làm nào cần thiết cho VN trong giai đoạn nguy hiểm này?...

Như chúng ta đã biết để xảy ra cớ sự đất nước lâm nguy như hôm nay chính là bọn CSVN.

Theo thiển ý của chúng tôi: Trước mắt chúng ta cần phải duy trì các cuộc biểu tình của người dân trong và ngoài nước, sao cho có hiệu quả nhất để bon Tàu Công phần nào đó không thể tiếp tục lấn tới. Và một điều hết sức thiết yếu trong công cuộc phục hưng đất nước dành lại tự do dân chủ là tiên quyết phải lật đổ, loại trừ đảng CSVN ra khỏi chính trường, khỏi đất nước, vì chúng chính là nguyên nhân gây ra mọi thảm họa hôm nay, đưa đất nước đi vào một thời kỳ tối tăm suy thoái về mọi mặt, chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Tiêu diệt được bọn thù trong bán nước CSVN này, mới có thể chống được ngoại xâm Tàu Cộng. Nhưng dù sao đi nữa, qua sự kiện giàn khoan này. Nhân dân ta đã nhận ra bộ mặt thật của đảng CSVN chính là một bè lũ tay sai bán nước, và bộ mặt đểu cáng của người anh em 16 vàng 4tốt Tàu Cộng.

Theo nhận định của tôi. Chưa bao giờ CSVN suy yếu như bây giờ. Nội bộ phân hóa, lòng dân bất phục, một mình cô đơn trên trường quốc tế đó là hệ quả của đường lối chính trị đu dây gian trá của chúng và một điều hệ trọng là CSVN hiện nay không còn có thể dựa vào Tàu Cộng, “một đàn anh cao cả”. Đây là cơ hôi ngàn năm một thủa cho dân tộc VN vùng dậy.

Một điều chúng ta nhận thấy rằng: Số người xuống đường biểu tình của chúng ta khá là ít ỏi, chưa đạt được cả lượng và chất. Dứt khoát một điều. Muốn có hiệu quả trong các cuộc biểu tình thì phải có số đông người tham gia, muốn có số đông thì phải có tổ chức, có kế hoạch, có chỉ huy lãnh đạo.

Không có gì bằng kêu gọi được những tổ chức có người chỉ huy như các tôn giáo, các trường học hoặc các công ty xí nghiệp đông đúc công nhân. Chúng ta cũng nhân những dịp đi chùa đi lễ, đi chợ đi làm của các công nhân mà tổ chức biểu tình, như vậy sẽ tạo ra sự bất ngờ khiến bọn Côn An còn đảng còn mình trở tay không kịp. chúng ta cũng nên vận động những người có uy tín trong các tổ chức như tôn giáo, SVHS hay công nhân, đứng lên lãnh đạo trong giới của mình và cùng kết hợp với các tổ chức khác tạo thành một lực lượng hùng mạnh khiến chúng phải khiếp sợ và xuống thang đàn áp.

Chủ nhật vừa rồi (Ngày 25/05) cũng chẳng có cuộc biểu tình nào để mà chúng ta trông chờ vào đó như một niềm hy vọng. Phải xác nhận đó cũng là một thất bại của chúng ta. Chúng ta cũng mong muốn có những cuộc biểu tình như ở Nghệ An được nhân rộng ra với quy mô toàn quốc thì chắc chắn đảng CSVN sẽ không còn đất Sống, và chính những cuộc biểu tình này sẽ phát triển, biến tấu. Đặt dấu chấm hết cho bọn CS Việt Gian bán nước.



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link