Jonathan London
- Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới
Thứ Hai, ngày 26 tháng 5 năm 2014
Với
tư cách là một học giả trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đối sánh và một nhà
phân tích Việt Nam đương đại, tôi liên tục phải đối mặt với những tình thế nan
giải về việc làm sao để đóng góp tốt nhất cho Việt Nam. Tôi không phải là người
chỉ gò bó trong phạm vi quan sát, phân tích và lý giải.
Chúng
ta đều là con người. Chúng ta sống trong một thế giới không thoát khỏi chính
trị. Đôi khi, thế giới đó đặt chúng ta vào những tình huống khó xử bất ngờ trên
phương diện thực tiễn và đạo đức mà nếu chúng ta phớt lờ chỉ có thể có hại cho
chính mình.
Tương
lai Việt Nam là vấn đề của Việt Nam. Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó
những ý tưởng và quan điểm từ bên ngoài có thể hữu ích. Trên tinh thần đó, tôi
đề xuất những ý tưởng sau đây với hy vọng rằng chúng có thể đóng góp cho những
thảo luận mang tính xây dựng, hướng về tương lai, giữa người Việt với nhau về
tương lai đất nước của họ.
***
Cần
có một quá trình cải cách thể chế mang tính đột phá để đưa Việt Nam đến một
tương lai vững chắc và thịnh vượng. Một đề xuất như vậy bao gồm những yểu tố
mang tính mục tiêu và hệ thống. Nó sẽ có khả năng lôi kéo sự ủng hộ của các nước
Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ và nhiều nước thành viên trong khối
ASEAN. Khi cần thiết, nó có khả năng bao gồm mối quan hệ hợp tác với những tổ
chức về minh bạch và hỗ trợ mang tính kỹ thuật thích hợp. Những nhà đầu tư từ
Đài Loan và Hongkong nên được hoan nghênh một cách nhiệt tình trong khi những
nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Bắc Kinh tiếp tục.
Nghị
trình này sẽ không mang tính đối đầu và hướng tới đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo
tăng trưởng cao sau một thời gian chững lại, cùng lúc phục hồi và xây dựng lòng
tin quốc gia trong bối cảnh những thách thức hiện nay.
Mặc
dù tình trạng hỗn loạn và bạo lực tuần trước là vô cùng đáng tiếc, nguyên nhân
chính vẫn chưa được xác định. Trong khi đó, những căng thẳng trên biển nay có
dấu hiệu suy giảm trong tương lai gần. Sắp tới, Hà Nội sẽ phải nỗ lực với quyết
tâm cao nhất để giải quyết những căng thẳng với Bắc Kinh bằng các giải pháp
trên phương diện ngoại giao, pháp lý và mang tính sáng tạo mà từ trước tới nay
chưa nghĩ đến.
Các giải pháp sáng tạo có thể bao gồm những đề xuất hợp tác phát
triển, gìn giữ song và đa phương dựa trên cơ sở và chuẩn mực quốc tế lâu đời và
nhằm mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và an ninh cho toàn khu vực. Tư duy
tất cả về tay kẻ chiến thắng sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Điều đó sẽ thúc đẩy
việc quân sự hóa liên tục trong khu vực với mọi hiểm họa đi kèm.
Nền
kinh tế Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của nó là bao. Tốc độ tăng trưởng
chậm lại và giờ đây có nguy cơ vĩnh viễn rơi vào quỹ đạo tăng trưởng thấp do
những hạn chế về thể chế mà bất cứ người Việt nào có đầu óc cải cách trong và
ngoài nhà nước đều dễ dàng nhận thấy.
Những hạn chế này gồm thiếu chế độ pháp
trị, các thể chế quản lý yếu cộng với những nỗ lực sai lầm để đạt tới một nền
kinh tế thị trường với nhà nước đóng vai nặng nề, cũng như thái độ đàn áp nhân
quyền làm hủy hoại tính minh bạch, và không kém phần quan trọng, là sự hình
thành một loại hình chính trị nhóm lợi ích bè phái đang sử dụng hết sức kém
hiệu quả lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm của quốc gia.
Việc
thừa nhận những hạn chế thể chế này không phải để chỉ trích Việt Nam mà để nhấn
mạnh rằng, nếu Việt Nam muốn có một tương lai thịnh vượng mà người dân xứng
đáng được hưởng thì phải thực hiện những cải cách mang tính đột phá.
Một
trong những ảnh hưởng khôn lường từ những căng thẳng trên biển gần đây là qua
đó ta thấy rõ Việt Nam phải nhanh chóng đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của
mình. Đất nước phải tránh những quan hệ đối kháng với Trung Quốc. Tình hữu nghị
phải được phục hồi và củng cố. Tuy nhiên, tình hữu nghị đó phải dựa trên những
nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng, điều này lại đòi hỏi Việt
Nam phải trụ vững trên đôi chân của mình khác hẳn từ trước tới nay.
Việt
Nam đang đứng trước ngã tư đường. Để quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và tồn
tại trong hòa bình, ổn định mà không sợ hãi, đất nước phải thay đổi. Để đạt
được những thay đổi này, đất nước cần sự ủng hộ của quốc tế. Nhưng để đạt được
điều đó, hàng ngũ lãnh đạo đất nước phải trao đổi và thể hiện cho thế giới thấy
rằng họ quyết tâm thay đổi. Qua những phản hồi từ công chúng đối với phát ngôn
gần đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dựa trên hiểu biết của mình về Việt
Nam, tôi hết sức tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ hoan nghênh những thay đổi
đó. Can đảm chính trị là những gì cần thiết tại thời điểm này.
Cụ
thể là có thể làm gì?
1.
Một đội công tác cần được thành lập, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư
Bùi Quang Vinh, cùng hợp tác với các tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức hỗ
trợ kỹ thuật liên quan để phác thảo một chiến lược giải quyết nhanh chóng và
hiệu quả những thiệt hại do các vụ việc ở Bình Dương, Hà tĩnh và ở bất cứ địa
phương nào được xem là cần thiết;
2.
Các lãnh đạo nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển quốc tế về
khía cạnh vật chất và kỹ thuật cần triển khai một chiến dịch phục hồi kinh tế
và xây dựng lòng tin để tìm cách khắc phục tình trạng và nguyên nhân gây ra
những rối loạn gần đây. Thông tin về các nguyên nhân chính xác của rối loạn cần
được công bố cho thế giới;
3.
Hà Nội phải cho thấy tinh thần sẵn sàng nhanh chóng thực hiện nhiều cải cách
hơn những gì mà Thủ tướng đã đề cập trong thông điệp đầu năm và cam kết này
phải được thể hiện bằng việc triển khai những biện pháp thiết thực để thiết lập
chế độ pháp trị, mà theo định nghĩa cần phải sửa đổi hiến pháp;
4.
Khung thời gian thực thi quá trình này cần được thông báo và kèm theo đó là
việc phóng thích những tù nhân lương tâm trong một thời gian ngắn. Tuy những
cuộc biểu tình rầm rộ có chỗ đứng trong thế giới chính trị, nhưng chúng không
phải lúc nào cũng hữu ích. Nếu các lãnh đạo nhà nước thể hiện sự quyết tâm thay
đổi để bảo vệ những quyền phù hợp với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thì tất
cả các thành viên của cộng đồng bất đồng chính kiến phải có trách nhiệm cam kết
tuân thủ các nguyên tắc văn minh và bất bạo động. Trật tự xã hội là thiết yếu,
nhưng cần phải hợp tác, tin cậy và hy sinh;
5.
Trên cơ sở những biến chuyển được thể hiện về chế độ pháp trị và tuân thủ những
nguyên tắc quốc tế về nhân quyền, nhà nước của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan, Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand sẽ ngay lập tức nâng cao tầm
quan hệ với Hà Nội;
6.
Nên định ra một lộ trình cải cách thể chế – chẳng hạn hiến pháp – thực thi
trong vòng không quá một năm; nhóm 72 nhân sĩ trí thức, những người đấu tranh
cho cải cách hiến pháp vào năm 2013 hoặc những đại diện của họ cần được mời để
tham vấn. Những cá nhân ưu tú ở các cộng đồng người Việt hải ngoại cần hỗ trợ;
7.
Tiếp tục đường lối ngoại giao với Bắc Kinh trên phương diện nhấn mạnh phát
triển hợp tác về tài nguyên và phi quân sự hóa trên biển Đông Nam Á. Những đe
dọa và hành động quân sự cần được thay thế bằng những nỗ lực tăng cường (chứ
không phải làm suy yếu) các chuẩn mực quốc tế. Hợp tác và sử dụng sáng tạo
những động cơ của tất cả các bên để hỗ trợ quá trình hợp lý hóa các yêu sách
trong khu vực. Những nguyên tắc “kiềm chế lẫn nhau”, tôn trọng và quan hệ hợp
tác là thiết yếu.
Nếu
những điều trên có vẻ bất khả thi về mặt chính trị, hãy công nhận rằng những
giải pháp đề xuất gây tranh cãi nhất ở trên có thể giúp Việt Nam được quốc tế
công nhận và ủng hộ ngay lập tức. Những phản đối rằng cải cách đích thực ở Việt
Nam chỉ có thể xảy ra sau khi đạt được tăng trưởng kinh tế có thể bị bác bỏ
bằng những bằng chứng phong phú rằng chính việc không có những cải cách đó đã
cản trở sự phát triển của Việt Nam. Hành động trong tình đoàn kết quốc gia và
quan hệ đối tác với các nước có cùng quan điểm sẽ đưa Việt Nam đến một tương
lai tươi sáng hơn. Nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng điều đó.
Jonathan
London
Hà
Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment