Thursday, May 29, 2014

Dân tin và tin dân


Dân tin và tin dân

Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

KD: Đây là bn gc (dù mình có biên tp) bài ca anh By Nh, đăng trên Tun VN hôm nay vi nhan đ: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177489/voi-rong-khong-the-hut-can-nuoc-hoang-sa.htm

 Đc bit đây là cơ hi đ VN nhìn li chính mình. 

Nhưng nht là dp đ chính quyn thy hết tm lòng st son vi đt nước ca nhân dân t Bc đến Nam, t khp năm châu -bn bin di v

Đó chính là s “bi thu”. 

 Dân gian có câu: “Cạn đìa mới biết Lóc, Trê/ Bày lưng mới biết Rô hay Sặc”.

Biển Đông tuy đang dậy sóng, nhưng đã “bày lưng” đủ “các loại cá”.

Không có hu ngh vin vông

Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 làm cả thế giới thấy rõ TQ có “trỗi dậy hòa bình” như họ nói hay không? Riêng Việt Nam qua vụ này, một lần nữa thấy rõ thêm những “lời vàng ngọc” là gì. 

Thấy rõ thêm những kẻ cơ hội thực dụng mà gần đây thôi ta lại… cả tin và có người, ta nghi ngờ thì họ lại tỏ ra sốt sắng hoặc kín đáo giúp. Đặc biệt đây là cơ hội để VN nhìn lại chính mình. 

Nhưng nhất là dịp để chính quyền thấy hết tấm lòng sắt son với đất nước của nhân dân từ Bắc đến Nam, từ khắp năm châu -bốn biển dội về! Đó chính là sự “bội thu”- là hai chữ DÂN TIN và TIN DÂN được phục sinh mạnh mẽ!

Kể từ ngày TQ hạ đặt giàn khoan đã ba tuần lễ, lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam (CSB) đã kịp thời có mặt chấp pháp, ngăn cản và yêu cầu phía TQ rút giàn khoan hạ đặt trái phép trong lãnh hải Việt Nam.

Ngư dân ta không ngại bị tàu TQ quấy phá, thậm chí hành hung, cướp bóc, đánh đập… đã liên tục bám ngư trường. Chính quyền, các tòa báo kịp thời đưa phóng viên báo chí ngoài nước, trong nước ra đến nơi, chứng kiến tại chổ hành vi khiêu khích của TQ.

Đặc biệt, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị ASEAN – Naypitau (Myanma) và tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về Đông – Á (Philippine), thể hiện lập trường hòa hiếu nhưng rất kiên quyết của VN, nhất là trả lời phỏng vấn của Hãng AP và Reuter: “VN luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Và Thủ tướng cho hay, đang “cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Phát biểu tại hội nghị cán bộ khoa học – kỹ thuật, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã minh bạch: “Vàng là quý (16 chữ), nhưng kim cương quý hơn vàng, song không có gì quý hơn Độc lập – Tự do!”. 

Chúng ta đã gởi văn bản chánh thức đến Đại hội đồng LHQ và các Tổ chức quốc tế khác để thông báo tình hình, bày tỏ lập trường, ý chí và kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ.

Dân ta trong nước, nước ngoài sôi sục xuống đường bày tỏ thái độ phản đối hành động xâm lăng của TQ và ủng hộ Chính phủ trong đối sách với TQ. 

Tuy trong nước, một số cuộc xuống đường tự phát có những kẻ xấu lợi dụng cướp phá, phá phách một số cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu công nghiệp Bình Dương, Vũng Áng – Hà Tĩnh… nhưng cũng được chính quyền sở tại kịp thời chấn chỉnh.

 Tất cả nói lên một hình ảnh, một ý chí VN quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo như ngàn năm trước đây, cha ông ta đã từng sinh tử sống mái ở cửa sông Bạch Đằng, thu hồi nền độc lập từ trong tay người Hán.

Hồ Cẩm Đào có lần nói với Tổng Bí thư Đảng CSVN: “VN và TQ có chung một dòng chảy văn hóa”. Một câu nhiều ngụ ý sâu xa. Tôi thử giải mã: VN và TQ không chỉ chung một đại lục Á- Âu mà còn là láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”. Trải qua lịch sử bốn ngàn năm, nhưng tính theo văn tự ghi chép từ đầu Công nguyên, thì TQ đô hộ VN trên 1.100 năm, còn 1.000 năm độc lập, nhưng cũng phải chiến đấu chống TQ xâm lược hàng chục lần khác nhau.

Đặc biệt từ 1974 đến 2014, trong 40 năm gần đây nhất, đồng chí và hữu nghị nhất, nhưng TQ cũng 03 lần trực tiếp đánh qua biên giới đất liền VN, chiếm đảo Hoàng Sa, đảo Gạc-Ma và nay dùng giàn khoan dầu cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam 40 hải lý….Với các nước láng giềng có chung biên giới đất liền và lãnh hải với TQ như: Triều Tiên, Nhật bản, Philippine, Nga, Mông Cổ, Ấn độ, Nê-Pan, Myanma. Lào…, TQ đều có lối hành xử tham lam lãnh thổ và biển đảo như vậy, nhất là Nga và Ấn độ bị mất đất về tay TQ không ít.

Song, có lẽ hiếm có quốc gia nào như VN được láng giềng TQ có những động thái kỳ lạ triền miên, liên tục và… toàn diện. Ngay cả trong giao thương, thương lái TQ mua của VN những thứ lá, rễ, củ, quả và những mặt hàng “kỳ quái” mà không ai biết mua để làm gì, khi mua khi không, tạo ra sự “thăng giáng- chấn động”, luôn bất ổn với nền nông nghiệp VN.

Rõ ràng dòng chảy văn hóa đó phải chăng là văn hóa có nguồn gốc hàng ngàn năm của các dân tộc nông dân và các quốc gia nông nghiệp Á-Đông nặng về cảm tính? Xác định điều này rất quan trọng, vì nó sẽ là cơ sở để ta xem xét lại ta, kể cả những thứ mà ta hay gọi là “văn hóa truyền thống” có thật sự là văn minh, có lợi cho dân tộc tân tiến hay không? Hay là thứ văn hóa của bùa mê dùng để trói buộc, ru ngủ các “phiên thần”, kiểu xúi dại, phá hoại đạo lý luân thường.

“Giấc mộng Trung hoa” của TQ sẽ hiện thực và điều đó cũng sẽ trùng với giấc mơ “khôi phục đế chế” của nước Nga đang hãnh tiến thì nhân loại sẽ ra sao? Ucraina và VN hiện đang vừa tỉnh thức sau cơn ác mộng cùng một lúc ở hai bờ Đông Âu và Đông Á về thân phận bị xem là “phiên thuộc” thuở nào! Văn hóa cảm tính, nền quản trị quốc gia đầy lỏng lẻo, rất có thể là đất màu mỡ cho những kẻ gian hùng múa võ.

Văn hóa đó ứng vào “đường lưỡi bò”, vào Hoàng Sa 1974, Gạc-ma 1988 và giàn khoan 981 hiện nay là “dòng chảy văn hóa” bắt đầu từ đâu, mà đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho là “hữu nghị viển vông, lệ thuộc” không thể đổi bằng chủ quyền dân tộc?

Trung Quc khó lòng “cht đôi trôi ghe”
Dù TQ rất thèm thuồng và có nhiều mưu kế khiêu khích để VN nổi nóng, rơi vào “bẫy” và TQ có cớ ra tay. Nhưng tôi vẫn tin, người VN chúng ta không hề run sợ. Trong hoàn cảnh quan hệ đan xen lợi ích các nước lớn và giữa TQ với VN, TQ sẽ khó lòng “chặt đôi trôi ghe”.

Nhưng tôi chỉ sợ như lời của nhạc sĩ tài ba họ Trịnh: “Đi loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Chừng nào sợi dây “chung dòng chảy văn hóa” ấy vẫn còn đủ sức để VN… loanh quanh bên ông bạn vàng như con gà bị cột chân bên đống trấu. 

Nước Anh, Pháp, Đức…, từng trải qua là trung tâm của thực dân đế quốc ở mấy thế kỷ trước, nhưng nay các nước láng giềng của họ có ai trong tình cảnh như các nước láng giềng của hai ông “Đại Nga” và “Đại Hán” không?

Nếu có thì làm sao có Khối thị trường chung Châu Âu và Liên hiệp Châu Âu? 

Ngay như Phần Lan là thuộc địa Sa hoàng, sau 1917 được Lê-Nin trả độc lập và họ đã như thế nào so phần còn lại của Liên bang Xô-Viết? Bởi vậy mà sau khi LX- Đông Âu sụp đổ, khác hơn phần còn lại trong khối Liên Xô- Đông Âu, Phần Lan lại dựng tượng Lê-Nin hoành tráng để tri ơn! 

Châu Âu được vậy là vì họ là các quốc gia đã công nghiệp hóa và cũng là các dân tộc công nhân, “hậu sanh” của văn minh lúa nước nên rất “khả quí”!

Biển Đông dậy sóng đã ba tuần nay. Vòi rồng tàu TQ hút không cạn nước Hoàng sa, nhưng cái “ao làng” của “đồng chí” đã cạn và cá đã bày lưng! VN cũng nên nhanh chân bước từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp như Nghị quyết của Đại hội lần thứ XI đề ra: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản sẽ là nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”. Và tiền đề công nghiệp hóa là phải dựa vào nội lực chính mình.

Muốn dựa vào nội lực, phải TIN DÂN và được DÂN TIN.
N.M.N
image
Yêu cn tri k, viết cn tri âm
Preview by Yahoo



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link