Monday, December 17, 2012

Nhật Bản sẽ cứng rắn với Trung Quốc?


Nhật Bản sẽ cứng rắn với Trung Quốc?


Cập nhật: 12:14 GMT - chủ nhật, 16 tháng 12, 2012


Ông Shinzo Abe

Ông Shinzo Abe từng là thủ tướng trong năm 2006-2007

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do vừa chiến thắng trong bầu cử ở Nhật Bản hứa hẹn sẽ có chính sách cứng rắn với Trung Quốc.

Ông Shinzo Abe tuyên bố như vậy sau khi các thăm dò phòng phiếu cho thấy Đảng Dân chủ Tự do (LDP), vốn cầm quyền gần 50 năm liên tục cho đến năm 2009, sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản.

Ông Abe từng nắm chức Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản trong các năm 2006 và 2007 và tranh cử với nghị trình phục hồi kinh tế và mạnh bạo với Trung Quốc.

Thủ tướng Yoshihiko Noda đã chấp nhận thua cuộc và từ chức lãnh đạo Đảng Dân chủ, vốn cầm quyền trong ba năm qua.

Ông Abe nói ông muốn "ngăn chặn thách thức" từ Trung Quốc liên quan tới quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Trong tuần qua Trung Quốc đã trình lên Liên Hiệp Quốc các chi tiết củng cố tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo tranh chấp.

Ông Abe được xem là một nhà lãnh đạo trung hữu có quan điểm khá cứng rắn.

Nhiệm kỳ trước của ông đã chấm dứt do cảnh uy tín của ông suy giảm và ông từ chức vì lý do sức khỏe kém.

Truyền thông Nhật Bản dự đoán đảng LDP sẽ chiếm từ 275 đến 310 ghế trong hạ viện với 480 thành viên.

Đồng minh của LDP, đảng tân Komeito có quy mô nhỏ, được dự kiến sẽ giành khoảng 30 ghế để có thể giúp cho liên minh hai đảng này đạt đa số hai phần ba tại hạ viện.

Điều này được cho là sẽ cung cấp cho ông Abe đủ quyền lực để xử lí quan hệ với thượng viện tại quốc hội và giúp phá vỡ thế bế tắc mà một số ‎ kiến cho rằng đã làm cản trở nền kinh tế lớn thứ bá trên thế giới kể từ năm 2007.

Thua đậm trong cuộc bầu cử, thủ tướng sắp ra đi, ông Yoshihiko Noda và Đảng Dân chủ (DPJ) được dự báo sẽ chỉ giành được từ 55 tới 77 ghế.

'Quan hệ với Châu Á'

Tám đảo mà Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp nằm ở Biển Đông Trung Hoa và có tầm quan trọng chiến lược dù không có người ở.

Ông Abe nói các đảo này là "lãnh thổ hiển nhiên" của Nhật Bản và mục tiêu của Đảng Dân chủ Tự do là "ngăn chặn thách thức" từ Trung Quốc.

"Chúng tôi không có ý định làm xấu đi quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc," ông nói và cho biết cả hai phía "cần nhận ra rằng giữa quan hệ tốt là lợi ích quốc gia của cả hai nước".

"Chúng tôi không có ý định làm xấu đi quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc."

Shinzo Abe, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do

"Trung Quốc thiếu nhận thức này chút ít. Tôi muốn họ có cách suy nghĩ mới về các mối quan hệ chiến lược cùng có lợi," ông Abe nói.

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc thừa nhận chiến thắng rõ ràng của ông Abe và cảnh báo "một nước Nhật yếu về kinh tế và giận dữ về chính trị không chỉ làm hại tới chính nước đó mà còn tới khu vực và thế giới.

Hãng tin này cũng thúc giục lãnh đạo Nhật Bản có "lập trường hợp lý trong chính sách ngoại giao" hơn là "thỏa mãn những quan điểm diều hâu và tranh cãi với các nước láng giềng".

Ông Abe nói với kênh truyền hình Nippon TV rằng ông muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với các nước châu Á trong đó có Ấn Độ và Úc.

Ông cũng nói sẽ cố gắng vực dậy kinh tế Nhật.

"Chúng tôi đã hứa sẽ kéo Nhật Bản khỏi vòng thiểu phát và xử lý vấn đề đồng yên quá mạnh," ông nói.

'Ít có điểm mới'

Đảng Dân chủ đương quyền liên tục gặp khó khăn kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2009.

Bảng kết quả bầu cử với chiến thắng của Đảng Dân chủ Tự do

Đảng Dân chủ Tự do thắng lớn trong bầu cử

Hai thủ tướng cùng đảng bị thay thế trước ông Noda trong bối cảnh suy thoái kinh tế và trận động đất thảm họa kèm sóng thần ngày 11/3/2011 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ông Noda mất điểm sau khi có quyết định tăng gấp đôi thuế doanh thu, điều mà ông cho là cần thiết để giải quyết món nợ khổng lồ của Nhật Bản.

Uy tín của ông cũng thuyên giảm xung quanh lập trường thay đổi trái ngược sang ủng hộ khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân vốn đã bị ngưng hoạt động sau thảm họa tháng Ba năm ngoái.

Ngược lại, ông Abe được cho là có ưu thế với chương trình tranh cử hứa hẹn cải thiện chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ, và cho phép năng lượng hạt nhân đóng một vai trò trong tương lai ở đất nước vốn nghèo tài nguyên mặc dù thảm họa hạt nhân tại Fukushima xảy ra cách đây không lâu.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế nói rằng có rất ít điểm mới trong chính sách của ông Abe, hoặc 'Abenomics' như thuật ngữ mà họ sử dụng.

Nhiều điểm trong chính sách, theo các nhà quan sát, đã được chính phủ tiền nhiệm của LDP thông qua từ trước mà không đạt được thành công để đổi mới nền kinh tế Nhật Bản.



 


http://www.daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/286/2012_286_3_A3.jpg
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ

mập mạp thế này thì chả trách thích làm sâu hơn ra trận
 chống bành trướng.

Ban Tuyên giáo TW và Bộ Thông tin & Truyền thông họp giao ban báo chí

(Sáng thứ Ba, 11-12-2012, trích phần liên quan Biển Đông)
Với  bài “huấn thị” như thế này của một vị Phó ban Tuyên giáo Trung ương mà chúng tôi còn trích ra ý này ý kia để tranh luận thì thiên hạ sẽ cười chúng tôi cũng là hạng không biết gì, mất công tranh cãi với một anh đang ngậm hột…thị”!      
Cứ để bạn đọc thưởng thức từng lời cho… sướng! Bản
thân sự lúng túng, ngô nghê, sự ra oai đe nẹt của một… anh hèn, tự nó đã rất bi hài, tự nó đủ nói lên tất cả.

Chết một nỗi cần được cảm thông: danh bất chính thì ngôn bất thuận! Kẻ bất chính tự biết phận hèn thì hỏi dễ gì hùng biện? Chỉ thương những nhà báo còn giữ lương tâm cứ phải ngồi nghe! Chỉ thương giống nòi sao phải chịu cảnh này!

Nếu toàn dân Việt Nam đều ở dạng như thế này thì bọn giặc
Bắc phương còn ngại gì mà không tiếp tục “vô tình” biến nó thành một khu tự trị “Quảng Nam” gì đó cho xong?
Nhưng chúng phải biết sự thực không bao giờ như vậy!
Bauxite Việt Nam
 
Nguyễn Thế Kỷ (Phó ban Tuyên giáo TƯ): Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi. “Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau.

 Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như thế.

Và để các đ/c có đầy đủ thông tin, một cách rất là chính xác, đầy đủ, toàn diện, thì chúng tôi đã mời đại diện Bộ Ngoại giao để nói chuyện với các đ/c. Cùng với anh Lương Thanh Nghị, thì còn có đại diện bên Bộ của bên Bộ Ngoại giao và đ/c Bộ trưởng nữa, đến và nói chuyện …

Và chúng tôi thiết nghĩ là các cơ quan chủ trì báo chí đã dày công như thế, đã mời như thế, đã đến báo cáo với các đ/c, thì các đ/c phải tuân thủ. Đây là nguyên tắc.

Thưa các đ/c là chúng tôi xin nhắc lại thế này này, cái giao ban báo chí, là trước hết, là lãnh đạo Ban, Bộ, Hội giao ban với lãnh đạo cơ quan báo chí, hoặc là đ/c đó được ủy quyền của lãnh đạo, đó là một. Thứ hai, là giao ban với đảng viên, là lãnh đạo cơ quan báo chí. Đây là nguyên tắc, không có gì thay đổi cả. Và do đó, khi đã có sự chỉ đạo rồi, thì chúng ta phải chấp hành.

Còn nếu các đ/c có ý kiến bảo lưu thì các đ/c có thể đề đạt tại giao ban hoặc bằng văn bản. Còn… khi đã… chấp hành, không có chuyện gì khi chúng tôi hỏi, mà các đ/c đã đồng ý rồi, có nghĩa là các đ/c phải thực hiện nghiêm túc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Thế thì chúng tôi xin nói thế này:
Cái việc làm đứt cáp và cắt cáp thì đã nói như thế rồi, thế mà trong tuần vẫn có những báo vẫn nói… Tôi xin nói rằng là… trong cái giao ban vừa rồi ấy, thứ Ba vừa rồi ấy, tôi phê bình cái chỗ cái báo PetroTimes của anh Nguyễn Như Phong. Nhưng mà ngoài ra còn có một số cơ quan báo chí khác nữa… như là… khi nãy cái báo cáo có dẫn ra ấy.

Thì thưa các đ/c là… có một cái điểm mà tại sao… ở thời điểm này chúng ta phải đưa hết sức chính xác, kín kẽ là vì sao? Năm nay kỷ niệm tròn 5 năm, Quốc hội Trung Quốc có cái chủ trương thành lập thành phố Tam Sa. Và một số lực lượng ấy, … đương nhiên có cả những người họ rất là yêu nước, cũng có lòng tự hào dân tộc, nhưng mà đương nhiên cái cách thể hiện của họ thì cũng có những cái bức xúc. Mà… mà mà… bằng cái… cái cái… cái gọi là cái tình cảm cá nhân, thì họ tổ chức đi tụ tập, …và đi biểu tình. Và thưa các đ/c là… cái việc mà đi… tụ tập biểu tình này í, thì trên Facebook ấy, có cái trang Nhật ký yêu nước… hô hào nhau để đi biểu tình. Dân làm báo, Dân luận, blog Biệt kích xa xứ, thì tán phát lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vào ngày mùng 9 tháng 12. Như vậy là có điện thoại, nhắn tin cho nhau, và trên Facebook, trên các trang mạng xã hội, trên blog các nhân có lời nhắn như thế. Thế mà đã chỉ đạo như thế rồi, mà lại vẫn còn…

Tôi nói là như Lao động, …thế thì nêu một cái tít là “Trung Quốc ngày càng hiếu chiến”. “Chiến” ở đây là khác, phải không ạ, nó là khác.
Rồi thì là … cái Pháp luật TPHCM thì là “Tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02”. Là “cắt cáp”.
Rồi thì VNExpress đưa tin là “Tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn” và đưa cả clip “Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải”, gọi là “Cắt cáp địa chấn của Việt Nam”, năm 2011.
Rồi “Vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, Trung Quốc vu cáo Việt Nam”, ViệtNam pờ-lớt (Vietnam +). Rồi là báo điện tử Kiến thức Net đưa lại. Cái báo điện tử Kienthucnet.vn này là của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thật VN, hôm nay không biết là có đ/c Phan Trung Mậu, đại diện cho Liên hiệp có đi dự đây không ạ, cơ quan chủ quản? Cái tờ báo này mới được lập năm 20… 12 này, nhưng mà vừa rồi có một số cái sai phạm, nên việc này mà… sai phạm mấy lần.

Rồi là là… là “Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp Mình Minh 02”, lại vẫn ViệtNam pờ-lớt.
Rồi là “Vụ cắt cáp Bình Minh 02: ăn cướp la làng”, TTXVN nêu và báo Đất Việt đưa lại. Và ở đây hôm nay có chị Trang đây chúng tôi xin nói thế này: chị Trang về báo cáo với anh Lợi, chúng tôi sẽ có công văn gởi cho tổng giám đốc TTXVN. Thế thì cái ViệtNam pờ-lớt có phải là đơn vị báo chí của TTXVN hay không, mà lại đưa không theo sự chỉ đạo? Thứ hai là lại ngay TTXVN thì vẫn có một bài viết nói rằng là “Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2, vừa… à ăn cướp la làng”. Mà cái bài này TTXVN đưa, Đất Việt đưa lại.

Rồi thì “Trung Quốc cắt cáp Bình Minh 02 có ý đồ gì?” Kiến thức Net lấy lại của Đất Việt. “Sau vụ cắt cáp Bình Minh 02, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối tác”, Năng Lượng VN, chuyên san của anh Nguyễn Như Phong (Có tiếng phụ nữ nói xen vào: Không phải đâu ạ, tờ Năng lượng VN khác tờ Năng lượng Mới). À vâng, vâng xin lỗi. Và cái mục Báo chí Toàn cảnh của Đài Truyền hình VN sáng Chủ nhật ngày mùng 9 tháng 12 thì xin thưa các đ/c là… trong cái Chủ nhật trước, thứ Bảy, Chủ nhật trước và cái thứ Bảy, Chủ nhật tuần vừa rồi ấy, thì thưa các đ/c là các lực lượng chức năng, đặc biệt là công an, (bất ngờ hạ giọng thì thào)kể cả quân đội, thì các đ/c biết là căng lực lượng ra, để mà ngăn chặn, ngăn cản tụ tập đông người. Tất nhiên chúng ta cũng thông cảm với bà con bức xúc, nhưng nếu mà số người mà tụ tập quá đông ấy, thì sẽ bất lợi, thậm chí là có thể đảo chiều, cho an ninh chính trị và trật tự xã hội của mình.

Cho nên các đ/c đã căng lực lượng ra, thì cái Báo chí Toàn cảnh của Truyền hình VN đưa… đưa… đưa… điểm báo. Anh lại không phải là “điểm”, anh lại nhấn lại, đưa lại các cái báo khác, và cộng dồn lại thì cái thời lượng của nó là mấy phút. Thì thưa các đ/c phải nói là nó cũng làm cho cái… cái người nghe, người xem người ta cảm thấy tự nhiên là bức xúc, mà đúng vào cái buổi sáng mà lực lượng của ta đang còn căng ra ở TP HCM, Hà Nội… và một số đơn vị khác. Thì đây là một cái việc mà chúng tôi thấy là…

Hôm qua thì thưa các đ/c là không biết bên Bộ, bên Hội thế nào, còn bên Ban ấy, thì đ/c Trưởng ban phê bình cái vụ Báo chí Xuất bản và Xuất bản (? …không nghe rõ), là:
 Tại sao lại là… lại là đã chỉ đạo như thế rồi, mà để các báo lại lọt lưới lần này nhiều như thế. Tôi tuần vừa rồi thì tôi có đi công tác ở các địa phương, lịch làm việc rất là căng, cho nên tôi không thể theo dõi hàng ngày được, hàng giờ được, nhưng mà trường hợp của “Báo chí Xuất bản” vừa rồi mà hôm qua tôi đã phê bình thì không thể trách được nhá.    
Mặt khác đấy, là khi đã có sự chỉ đạo như thế, thì các cơ quan báo chí đã không chấp hành, thì… theo chỉ đạo của đ/c Trưởng ban đấy, thì sau (nghe không rõ) … này, Cục Báo chí và Xuất bản sẽ có một cái công văn gửi cho từng cơ quan báo chí đó và cơ quan chủ quản, đề nghị kiểm điểm là tại sao đã cung cấp thông tin, đã có sự chỉ đạo định hướng mà vẫn như thế. Thì thưa các đ/c là thế này này, chúng ta không phải là cái chuyện là không cho biểu tình là chúng ta sợ Trung Quốc… không phải! Nếu suy nghĩ như thế thì thấy hết sức đơn giản, và thậm chí có thể nói là… ngây thơ. Không ai sợ ai cả! Nhưng mà cái sự việc không cần thiết, chưa đến mức phải… phải tụ tập đến mức như thế.

 Thưa với các đ/c là cái cách của Trung Quốc như thế mà… thì sẽ vẫn còn rất nhiều, đại loại như thế sẽ còn rất nhiều, sẽ còn tiếp tục diễn ra. Tất nhiên là đấu tranh thì bằng ngoại giao vẫn là chủ yếu, chứ còn khi mà dùng các giải pháp khác là bất đắc dĩ. Và thưa với các đ/c là ngay cả đấu tranh về mặt pháp lý thì chúng ta cũng còn phải tích lũy các cái hồ sơ, các cái dữ liệu, các cái cơ sở pháp lý để … thật chắc, chứ không phải bỗng chốc một cái là có thể đưa ra tòa án quốc tế, hay là trọng tài quốc tế, kinh tế quốc tế… Không phải!

Rồi thì… cái giải pháp mà nói là, là gọi là… cuối cùng ấy, gọi là dàn quân ra để mà đánh nhau, thì đấy là cái giải pháp mà thưa các đ/c chỉ là giải pháp gọi là… gọi là đến mức là không thể có một cái cách nào khác nữa. Không thể có một cái cách nào để cứu vãn.

Chứ còn hay ho gì cái chuyện là đánh nhau, để rồi rồi con em hai bên đều đổ máu, rồi thì tiêu… tiêu… tốn sức người sức của, máu xương. Cái điều đó là cái điều… cái giải pháp đó gọi là cái giải pháp gọi là bất đắc dĩ, cuối cùng, chứ không phải là sợ. Sợ thì không sợ! Ông cha ta đã không sợ thì chúng ta cũng không sợ gì cả! Nhưng có điều là chúng ta tìm mọi cách để chúng ta xử lý vấn đề cho nó… nó giảm đi, để mà giảm bức xúc, giảm… đi, giảm đối đầu, giảm căng thẳng. Đó là chiến lược!

Thế thì báo chí chúng ta ấy, trong cái thời điểm mà nước sôi lửa bỏng như thế thì chúng ta phải biết cách… nước sôi thì bớt lửa đi. Thì chúng ta lại cứ… đút củi vào, đun cho lửa bốc lên, thì như vậy là không nên. Thì chúng tôi cho rằng là đây có sự chỉ đạo rồi. Có định hướng rồi, có chỉ đạo rồi, cung cấp thông tin rồi, mà anh không chấp hành thì dứt khoát là xử lý. Thì chúng tôi đề nghị là lần này là xử lý cả về mặt đảng, cả về mặt bên nhà nước. Bên nhà nước thì chúng tôi đề nghị anh Lai, cùng các anh lãnh đạo Bộ, các vụ cục chức năng củng cố hồ sơ, để rồi có thể xử phạt hành chính.

Nhưng mà cái chuyện … dăm ba triệu đồng đó không quan trọng lắm, nên tôi đề nghị xử lý cả về mặt là tư cách đảng viên, của anh, anh không chấp hành, chúng tôi sẽ xử lý. Về phía đảng, chúng tôi sẽ làm như thế. Và chúng tôi sẽ báo cáo với tổ chức đảng, và cái cơ quan chủ quản ở đó biết cái chuyện này.
Thì thưa các đ/c là chúng ta không thể để cái chuyện là đã như thế, cung cấp thông tin (?) như thế rồi. thế mà vẫn không chịu là… chấp hành. Trong giao ban á, thì anh hỏi đủ thứ, chúng tôi mời anh. Nhưng mà đến khi đã kết luận rồi thì phải chấp hành, đây là nguyên tắc. Thì đây là cái việc mà chúng tôi muốn… thực ra thì không muốn là… thực ra căng thẳng với nhau.

Nhưng mà đến lúc đã nói với nhau là thống nhất với nhau rồi thì phải thực hiện. Chứ không thể có cái chuyện là ông chẳng bà chuộc, mỗi anh nói một phách. Và một số cơ quan báo chí mà chúng tôi nêu mà có tần suất vi phạm nhiều lần ấy, thì đề nghị lại phải xử lý nghiêm túc và phải có hình thức xử lý kỷ luật…

Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/16/1476-giao-ban-bao-chi-thu-ba-11-12-2012/
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -28/9/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link