Dương Thị Phương Hằng và Đại Tá Vũ
Lăng
Ngày 20 Tháng 12 Năm 2012
Bài 1: Fiscal Cliff : Thuế khóa đứng
trước ghềnh đá cheo leo
Nhân đọc một bài viết có tựa đề Vực Thẳm Tài Chính của tác
giả Ngô Nhân Dụng đăng trên tờ báo Mõ trong số tháng 12 năm nay, chúng tôi có
cảm tưởng rằng tác giả của bài viết trên không hiểu tường tận định nghĩa của
cụm từ Tài Chính và Vực Thẳm là gì khi nội dung của bài viết chỉ muốn nói đến
cụm từ Fiscal Cliff của chính phủ Hoa kỳ.
Chúng tôi cho rằng tác giả bài viết
trên cũng không hiểu rỏ cụm từ Fiscal Cliff có nghĩa là gì và đa số những người
Việt tị nạn cộng sản sinh sống tại hải ngoại cũng như những người Việt sinh
sống ở trong nước Việt nam không phân biệt chính xác những từ vựng: Kinh tế,
Tài chính, Tiền tệ, Ngân sách, Thuế khóa cho nên họ đã hiểu sai cụm từ Fiscal
Cliff và dịch ra Việt ngữ thành Vực thẳm Tài chính. Mặc dù năm cụm từ này hoàn
toàn khác nhau và có những định nghĩa khác nhau nhưng có liên quan ít nhiều tới
nhau qua sự phân bổ sản lượng quốc gia và sự luân lưu của đồng tiền trong điều
kiện chi thu của chính phủ.
Mặc dù năm cụm từ này có liên quan ít nhiều tới
nhau nhưng không có ảnh hưởng lớn tới nhau như tác giả bài viết về Vực Thẳm Tài
Chính suy diễn. Chúng tôi nhận thấy chúng ta cần hiểu tường tận hơn những định
nghĩa của năm cụm từ trên trước khi đi sâu vào những phân tích của vấn đề mà
chính phủ Obama đưa ra qua cụm từ Fiscal cliff.
Kinh tế là một bộ môn thuộc Khoa học
Xã hội, chuyên phân tích về sự sản xuất, sự phân phối và sự tiêu thụ của những
sản phẩm và những dịch vụ. Bộ môn Kinh tế dịch ra Anh ngữ là Economics. Nền
kinh tế dịch ra Anh ngữ là economy.
Tài chính là một bộ môn chuyên
nghiên cứu làm thế nào để những nhà đầu tư phân bổ những tích sản của họ đối
với thời gian trong những điều kiện chắc chắn và không chắc chắn.
Một điểm
chính yếu trong tài chính là làm ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư, đó là
giá trị của đồng tiền đối với thời gian có nghĩa là một đơn vị của đồng tiền
ngày hôm nay phải có giá trị nhiều hơn giá trị của cùng một đơn vị của đồng
tiền đó vào ngày mai.
Chủ đích của tài chính là xác định giá cả của những tích
sản dựa trên những cấp độ rủi ro của sự đầu tư và mong đợi về tỷ lệ lợi
nhuận. Tài chính có thể được chia ra làm ba phân loại: tài chính công, tài
chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân. Bộ môn Tài chính dịch ra Anh ngữ là
Finance.
Chính sách tiền tệ là những gì liên
quan tới đồng tiền hoặc tới những cơ chế mà đồng tiền là nguồn cung cấp để lưu
thông trong nền kinh tế. Tiền tệ tự nó không là gì cả cho nên tiền tệ phải luôn
gắn liền với một chính sách. Chính sách tiền tệ dịch ra Anh ngữ là monetary
policy.
Ngân sách là một bản tường trình mô
tả một kế hoạch về tài chính gồm có những dự đoán về lợi tức và chi tiêu vào
một thời điểm nào đó. Thông thường ngân sách được sử dụng để mô tả một giai
đoạn của tương lai chứ không phải của quá khứ. Ngân sách dịch ra Anh ngữ là
Budget.
Thuế khóa là những gì liên quan tới
thuế vụ, tài chính công hoặc nợ công hoặc những gì liên quan đến tài chính.
Thuế khóa dịch ra Anh ngữ là Taxation và một tỉnh từ khác của taxation là
fiscal. Khi người Mỹ nói tới fiscal year có nghĩa là thời gian phải đóng thuế
của năm ( ngày, tháng, năm của thuế khóa).
Tại Hoa kỳ, fiscal cliff là cụm từ
được sử dụng để mô tả những tác dụng kinh tế đến từ những sự tăng thuế, những
sự giảm tiêu thụ và một sự cắt giảm tương quan trong thâm hụt ngân sách bắt đầu
từ năm 2013 nếu đạo luật về thuế khóa hiện hành không được thay đổi vào cuối
năm 2012. Thâm hụt có nghĩa là - sự khác biệt giữa những gì chính phủ thu vào
và những gì chính phủ chi ra được dự kiến là sẽ giảm thiểu một nửa bắt
đầu vào ngày đầu tiên của năm 2013. Sự cắt giảm mạnh ngay trong thâm hụt ngân
sách này trong một thời gian ngắn ngủi như thế được gọi là thuế khóa đứng trước
ghềnh đá cheo leo.
Tuy nhiên, văn phòng ngân sách quốc hội ước tính sự sụt giảm
đột ngột này có lẽ sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ vào đầu năm 2013. Những
đạo luật, dẫn đến tình trạng thuế khóa đứng trước ghềnh đá cheo leo bao gồm
chính sách cắt giảm thuế của cựu Tổng Thống Bush sắp hết hạn và kế hoạch chi
tiêu cắt giảm theo đạo luật kiểm soát ngân sách của năm 2011. Đạo luật kiểm
soát ngân sách là một sự thỏa hiệp nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến
nợ công khi nợ công đã lên đến đỉnh điểm.
Một số chương trình lớn, như những
chi trả cho an sinh xã hội, cho y tế , và những chi trả của chính phủ liên bang
(bao gồm những chi phí cho quốc phòng và lương hưu) cộng thêm những lợi ích
phải chi trả cho các cựu chiến binh bởi vì những lợi ích này theo luật định
không bị ảnh hưởng khi có những quyết định phải cắt giảm chi tiêu.
Phải nhớ
rằng chi tiêu cho quốc phòng, cho các cơ quan của chính phủ liên bang và các cơ
quan của nội các chính phủ cũng phải được giảm thiểu khi có những cắt giảm ngân
sách lớn hay nhỏ và sự cắt giảm này được gọi là cô lập ngân sách.
Như vậy, fiscal cliff dịch ra Việt
ngữ là thuế khóa đứng trước ghềnh đá cheo leo có nghĩa là nếu không được giải
quyết bằng một đạo luật mới thì không thể cắt giảm sự thâm hụt của ngân sách
quốc gia.
Để kết luận fiscal cliff hoàn toàn không dính líu đến Tài chính do đó
lại càng không phải là Vực Thẳm Tài Chính.
Chúng
tôi cũng nhận xét thấy rằng Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên, một chuyên gia Tài Chính
tại Thụy sĩ mà vẫn không phân biệt được cái nhận định sai lệch của bài viết
trên.
Thật đáng tiếc bởi vì những ai dựa trên sự hiểu biết không tới nơi của
bài viết trên để đấu tranh cho quyền lợi của mình đương nhiên sẽ bị lăn xuống
bờ vực thẳm như chơi.
Chúng tôi mong muốn được thảo luận cùng quý vị và những
ai mom mem muốn làm lãnh tụ về những cụm từ trên như Kinh tế, Tài chính
.....khi có dịp.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment