Trấn
Lột Biển Đông
(12/29/2012)
Tác
giả : Trần
Khải
Trung
Quốc đang trấn lột Biển Đông? Hay Trung Quốc đang bảo kê cho Đàì Loan hút dầu
từ biển của Việt Nam? Hay đơn giản hơn, hai anh Tàu đang cùng trấn lột biển đảo
của Việt Nam và Philippines?
Tại sao Trung Quốc không xách động toàn dân tiến chiếm Đài Loan để thống nhất đất nước và để “xây dựng đất nước nhiều phần to đẹp hơn” như một thời Hà Nội xua quân vào tàn sát lính Sài Gòn? Hay chỉ vì, những “cuộc chiến thần thánh” đó Bắc Kinh thấy cần nhường cho Hà Nội bởi vì sinh mạng người Hoa nhiều phần quý giá hơn sinh mạng “dân Nam man”?
Có một hình ảnh không thể tránh suy nghĩ được: Trung Quốc và Đài Loan đang nối tay nhau để “trấn lột” ở Biển Đông, theo các thông tin cho thấy hai nước Tàu này vẫn tương nhượng và hỗ trợ nhau ở Biển Đông. Và đặc biệt, hôm Thứ Năm, khi tàu tuần tra Trung Quốc bắt đầu thực hiện chức năng khám xét, bắt giữ các tàu nước khác (hiểu là sẽ bắt tàu VN và Phi) thì Đàì Loan cho biết trong tháng 1-2013 sẽ đưa tàu vào thăm dò dầu và khí ở ven đảo Taiping, nơi trước kia là của Việt Nam, tại vùng Trường Sa.
Báo Wall Street Journal cho biết công ty dầu quốc doanh CNOOC của TQ trong khi bơm tiền nhiều tới 15.1 tỷ đôla để mua hãng khoan dầu Nexen Inc. của Canada, cũng là sẽ mua hơn 200 lô dầu ở Vịnh Mexico, nơi trong lãnh hải Hoa Kỳ, và hồ sơ này đang bị Mỹ xem xét, thì tài sản Nexen ở Vịnh Mexico quá nhỏ so với kho tàng dầu ở Biển Đông, tức Biển Nam Hải, theo cách gọi của TQ. Nghĩa là, ngang nhiên chiếm dầu VN.
Báo CNOOC nói rằng CNOOC đang đứng ở tuyến đầu lấn vào các mỏ dầu ven biển Việt Nam và biển Philippines.
Báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Sáu viết rằng Philippines đã lớn tiếng phản đối TQ đưa tàù tuần tra ở Biển Đông của VN, nơi được Philippines gọi là Biển Tây Phi, cũng là nơi nhiều nước tranh chấp.
Nhưng hiển nhiên rằng Trung Quốc và Đài Loan nhất quyết vào chiếm dầu ở biển VN rồi.
Đó là một liên minh quốc cộng đang tiến hành để cả nhà nước Bắc Kinh và Đài Bắc cùng vơ vét tài nguyên Biển Đông -- và có vẻ như Trung Cộng sẽ bảo kê cho Đài Loan múc dầu ở ven đảo Taiping.
Trong khi Trung Quốc cho biết sẽ đưa tàu tuần tra lớn vào Biển Đông, báo China Post cho biết kể từ năm 2013, chinh phủ Đài Loan sẽ đưa các tàu vào thăm dò các mỏ dầu và khí đốt quanh đảo Taiping Island ở Biển Đông của VN, theo lời Tổng Giám Đốc Jerry Ou của Sở Năng Lượng thuộc Bộ Kinh Tế Đài Loan.
Kế hoạch này sẽ khởi sự từ tháng 1-2013, theo lời Ou trong một buổi họp quốc hội ở Đài Bắc.
Ou nói rằng Đài Loan dựa vào nhập cảng hơn 98% năng lượng, do vậy ưu tiên cao là phải tìm nguồn dầu mới trong lãnh thổ mà nước này đang chiếm.
Trong khi đó, thông tấn VEF từ Hà Nội cho biết công ty dầu PVN của VN đang “lên kịch bản ứng phó ở Biển Đông.”
Bản tin VEF nói, “ông Phùng Đình Thực Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã cho biết, PVN xác định, căng thẳng ở Biển Đông gây nhiều khó khăn cho hoạt động thăm dò ngoài khơi của tập đoàn. PVN đã lên kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.”
Mặt khác, bản tin VOA cho biết Trung Quốc đang gửi tàu tuần tra lớn ra Biển Đông.
VOA nói rằng, Trung Quốc ngày 27/12 lần đầu tiên đưa một tàu tuần tra đại dương lớn có trang bị bãi đáp trực thăng ra Biển Đông.
Truyền thông Trung Quốc loan tin tàu Hải Tuần 21 dưới sự quản lý của Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam sẽ giám sát an toàn lưu thông hàng hải, điều tra các tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm, tiến hành công tác tìm kiếm, cứu hộ và thực hiện các quy ước quốc tế.
Người đứng đầu Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam, ông Ruan Ruiwen, nói rằng trước nay lực lượng hành pháp Hải Nam chỉ hoạt động ở các vùng duyên hải, chưa bao giờ ra khơi xa và tàu Hải Tuần 21 sẽ mở màn cho sự hiện diện của tàu tuần tra hải dương lớn trên Biển Đông.
Một điểm để suy nghĩ: Tại sao TQ hôm Thứ Năm nói rằng sẽ thiết lập một hệ thống báo động Sóng Thần và các thiên tai khác trong khu vực Biển Đông?
Dĩ nhiên, dễ hiểu rằng TQ chuẩn bị đưa hàng chục ngàn ghe tàu thường xuyên vào vét cá Biển Đông, nên cần hệ thống báo động sóng thần. Thêm nữa, TQ và Đài Loan sẽ đưa nhiều taù và dàn khoan vào vùng biển này thăm dò dầu và khí, cho nên cần hệ thống báo động sóng thần.
Và đặc biệt, câu cần hỏi là, có thực hệ thống báo động sóng thần này thuần túy dân sự?
Dàn máy này khi đã có thể dò được sóng thần Biển Đông, cũng có nghĩa là sẽ dò ra chuyển động của các tàu ngầm nước khác?
Có nghĩa là TQ lấy cớ thiết lập hệ thống báo động sóng thần chỉ là mai phục chuẩn bị cho chiến tranh?
Tại sao TQ không chịu để yên cho các quan chức Hà Nội an ổn với sổ hưu?
Hay chỉ đơn giản rằng, ai hút dầu Biển Đông cũng sẽ bị tàu Trung Quốc tới cắt cáp, gây rối, nhưng TQ sẽ chỉ đặc biệt bảo vệ, bảo kê, và bảo đảm cho tàu Đàì Loan vào Biển Đông để hút dầu VN?
Hay là đã có thỏa thuận ngầm nào giữa Hà Nội và Bắc Kinh để sẽ từ từ VN sẽ bán đất, bán biển cho TQ?
Không biết vậy. Nhưng khi TQ nói thiết lập hệ thống báo động sóng thần, có nghĩa là taù VN và tàu Philippines nhúc nhích gì ở Biển Đông cũng đều bị lộ cả?
Mới biết, Tàu nào cũng là độc, dù là Bắc Kinh hay Đài Loan. Và bây giờ bắt đầu màn trấn lột biển đảo rồi vậy.
Và cũng biết rằng Tàu Cộng không truy sát độc ác Tàu Quốc Gia như Việt Cộng truy sát Việt Quốc Gia.
Để tới bây giờ thì ngay cả Biển Đông cũng không chắc giữ nổi.
Tại sao Trung Quốc không xách động toàn dân tiến chiếm Đài Loan để thống nhất đất nước và để “xây dựng đất nước nhiều phần to đẹp hơn” như một thời Hà Nội xua quân vào tàn sát lính Sài Gòn? Hay chỉ vì, những “cuộc chiến thần thánh” đó Bắc Kinh thấy cần nhường cho Hà Nội bởi vì sinh mạng người Hoa nhiều phần quý giá hơn sinh mạng “dân Nam man”?
Có một hình ảnh không thể tránh suy nghĩ được: Trung Quốc và Đài Loan đang nối tay nhau để “trấn lột” ở Biển Đông, theo các thông tin cho thấy hai nước Tàu này vẫn tương nhượng và hỗ trợ nhau ở Biển Đông. Và đặc biệt, hôm Thứ Năm, khi tàu tuần tra Trung Quốc bắt đầu thực hiện chức năng khám xét, bắt giữ các tàu nước khác (hiểu là sẽ bắt tàu VN và Phi) thì Đàì Loan cho biết trong tháng 1-2013 sẽ đưa tàu vào thăm dò dầu và khí ở ven đảo Taiping, nơi trước kia là của Việt Nam, tại vùng Trường Sa.
Báo Wall Street Journal cho biết công ty dầu quốc doanh CNOOC của TQ trong khi bơm tiền nhiều tới 15.1 tỷ đôla để mua hãng khoan dầu Nexen Inc. của Canada, cũng là sẽ mua hơn 200 lô dầu ở Vịnh Mexico, nơi trong lãnh hải Hoa Kỳ, và hồ sơ này đang bị Mỹ xem xét, thì tài sản Nexen ở Vịnh Mexico quá nhỏ so với kho tàng dầu ở Biển Đông, tức Biển Nam Hải, theo cách gọi của TQ. Nghĩa là, ngang nhiên chiếm dầu VN.
Báo CNOOC nói rằng CNOOC đang đứng ở tuyến đầu lấn vào các mỏ dầu ven biển Việt Nam và biển Philippines.
Báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Sáu viết rằng Philippines đã lớn tiếng phản đối TQ đưa tàù tuần tra ở Biển Đông của VN, nơi được Philippines gọi là Biển Tây Phi, cũng là nơi nhiều nước tranh chấp.
Nhưng hiển nhiên rằng Trung Quốc và Đài Loan nhất quyết vào chiếm dầu ở biển VN rồi.
Đó là một liên minh quốc cộng đang tiến hành để cả nhà nước Bắc Kinh và Đài Bắc cùng vơ vét tài nguyên Biển Đông -- và có vẻ như Trung Cộng sẽ bảo kê cho Đài Loan múc dầu ở ven đảo Taiping.
Trong khi Trung Quốc cho biết sẽ đưa tàu tuần tra lớn vào Biển Đông, báo China Post cho biết kể từ năm 2013, chinh phủ Đài Loan sẽ đưa các tàu vào thăm dò các mỏ dầu và khí đốt quanh đảo Taiping Island ở Biển Đông của VN, theo lời Tổng Giám Đốc Jerry Ou của Sở Năng Lượng thuộc Bộ Kinh Tế Đài Loan.
Kế hoạch này sẽ khởi sự từ tháng 1-2013, theo lời Ou trong một buổi họp quốc hội ở Đài Bắc.
Ou nói rằng Đài Loan dựa vào nhập cảng hơn 98% năng lượng, do vậy ưu tiên cao là phải tìm nguồn dầu mới trong lãnh thổ mà nước này đang chiếm.
Trong khi đó, thông tấn VEF từ Hà Nội cho biết công ty dầu PVN của VN đang “lên kịch bản ứng phó ở Biển Đông.”
Bản tin VEF nói, “ông Phùng Đình Thực Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã cho biết, PVN xác định, căng thẳng ở Biển Đông gây nhiều khó khăn cho hoạt động thăm dò ngoài khơi của tập đoàn. PVN đã lên kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.”
Mặt khác, bản tin VOA cho biết Trung Quốc đang gửi tàu tuần tra lớn ra Biển Đông.
VOA nói rằng, Trung Quốc ngày 27/12 lần đầu tiên đưa một tàu tuần tra đại dương lớn có trang bị bãi đáp trực thăng ra Biển Đông.
Truyền thông Trung Quốc loan tin tàu Hải Tuần 21 dưới sự quản lý của Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam sẽ giám sát an toàn lưu thông hàng hải, điều tra các tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm, tiến hành công tác tìm kiếm, cứu hộ và thực hiện các quy ước quốc tế.
Người đứng đầu Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam, ông Ruan Ruiwen, nói rằng trước nay lực lượng hành pháp Hải Nam chỉ hoạt động ở các vùng duyên hải, chưa bao giờ ra khơi xa và tàu Hải Tuần 21 sẽ mở màn cho sự hiện diện của tàu tuần tra hải dương lớn trên Biển Đông.
Một điểm để suy nghĩ: Tại sao TQ hôm Thứ Năm nói rằng sẽ thiết lập một hệ thống báo động Sóng Thần và các thiên tai khác trong khu vực Biển Đông?
Dĩ nhiên, dễ hiểu rằng TQ chuẩn bị đưa hàng chục ngàn ghe tàu thường xuyên vào vét cá Biển Đông, nên cần hệ thống báo động sóng thần. Thêm nữa, TQ và Đài Loan sẽ đưa nhiều taù và dàn khoan vào vùng biển này thăm dò dầu và khí, cho nên cần hệ thống báo động sóng thần.
Và đặc biệt, câu cần hỏi là, có thực hệ thống báo động sóng thần này thuần túy dân sự?
Dàn máy này khi đã có thể dò được sóng thần Biển Đông, cũng có nghĩa là sẽ dò ra chuyển động của các tàu ngầm nước khác?
Có nghĩa là TQ lấy cớ thiết lập hệ thống báo động sóng thần chỉ là mai phục chuẩn bị cho chiến tranh?
Tại sao TQ không chịu để yên cho các quan chức Hà Nội an ổn với sổ hưu?
Hay chỉ đơn giản rằng, ai hút dầu Biển Đông cũng sẽ bị tàu Trung Quốc tới cắt cáp, gây rối, nhưng TQ sẽ chỉ đặc biệt bảo vệ, bảo kê, và bảo đảm cho tàu Đàì Loan vào Biển Đông để hút dầu VN?
Hay là đã có thỏa thuận ngầm nào giữa Hà Nội và Bắc Kinh để sẽ từ từ VN sẽ bán đất, bán biển cho TQ?
Không biết vậy. Nhưng khi TQ nói thiết lập hệ thống báo động sóng thần, có nghĩa là taù VN và tàu Philippines nhúc nhích gì ở Biển Đông cũng đều bị lộ cả?
Mới biết, Tàu nào cũng là độc, dù là Bắc Kinh hay Đài Loan. Và bây giờ bắt đầu màn trấn lột biển đảo rồi vậy.
Và cũng biết rằng Tàu Cộng không truy sát độc ác Tàu Quốc Gia như Việt Cộng truy sát Việt Quốc Gia.
Để tới bây giờ thì ngay cả Biển Đông cũng không chắc giữ nổi.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment