Mộng
Mị Đầu Năm
(01/02/2013)
Tác
giả : Nguyễn
Xuân Nghĩa
Ước
mơ và ác mộng của lãnh đạo Trung Quốc
Nếu có phải viết về những mơ ước đầu năm, có lẽ mình nên nói về chuyện mộng mị - của Trung Quốc – như sau:
Với các nước trên thế giới, không ai có thể nói về tương lai mà lại bỏ qua Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế đứng hạng nhì địa cầu nhờ có một phần tư dân số của nhân loại và đang mơ giấc siêu cường. Vì vậy, nhân buổi đầu năm mà nhìn vào tương lai, nhất là từ giác độ Việt Nam, xin hãy ngó vào Trung Quốc.... Mộng nhiều hơn mị.
Trung Quốc đã qua ba chục năm cải cách kinh tế với tốc độ được đánh giá là ngoạn mục mà vẫn không giải quyết được bài toán nằm trong gia phả là địa dư hình thể của lãnh thổ. Mà nay, tốc độ ngoạn mục đó đã thành dĩ vãng.
Bài toán địa dư hình thể là Trung Quốc chỉ là một ốc đảo trù phú gồm có một phần ba lãnh thổ nằm bên vùng duyên hải. Ốc đảo vì ngoài biển Đông, khu vực này bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài, hoặc tràn ra ngoài với binh đội, mà đều là những hướng vất vả: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và biên giới với Bắc Việt.
Đa số người dân Trung Quốc sống trong ốc đảo miền Đông, khu vực còn lại là một sự trống trải hoang vu của những vùng chưa khai phá. Sau 30 năm tập trung lãnh đạo theo kiểu Mao Trạch Đông và bị khủng hoảng, từ 1949 đến 1978, 30 năm còn lại là từ 1979 đến 2008 vẫn chưa thể hội nhập các khu vực quá khác biệt này.
Lý do chính khiến cho bốn kế hoạch phát triển các vùng nội địa được ban hành từ hơn 10 năm qua đều thất bại nằm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc: nền độc tài đảng trị không chấp nhận dân chủ và cũng chẳng muốn áp dụng thể chế liên bang như các nước có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt phải dung hòa.
Bài toán của Trung Quốc nằm ở bên trong vì quá nhiều mâu thuẫn nội bộ. Nhưng ác mộng của lãnh đạo xứ này là xứ sở lại bị các nước sâu xé, hoặc bị dị tộc cai trị như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Vì vậy, họ mắc bệnh "tự kỷ" (autism) trong hệ thần kinh là chỉ suy luận về thiên hạ sự từ góc độ của mình và khó hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cụ thể là lối suy luận rằng nếu đảng độc tài có thể đem lại cơm áo cho người dân thì sẽ muôn năm trường trị và nhất thống giang hồ mà khỏi bị thiên hạ sâu xé.
Không quốc gia nào trên thế giới ngày nay lại có âm mưu sâu xé ấy, kể cả đệ nhất siêu cường mắc nợ hiện tại là Hoa Kỳ, hoặc ba cường quốc lân bang là Ấn Độ, Liên bang Nga hay Nhật Bản. Nhưng người tự kỷ lại chẳng nghĩ như vậy nên vẫn sợ bóng sợ gió.
Ngày nay, kết quả xảy ra hoàn toàn trái ngược:
Trung Quốc không thể trở thành siêu cường toàn cầu vì có quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ở bên trong. Nhưng vẫn gây ra mối nguy, hoặc ấn tượng về một mối nguy, cho thế giới khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Trong khi về thực chất, quân đội Trung Quốc còn mất cả chục năm mới bảo vệ được vùng biển cận duyên và nhiều thế hệ mới kiểm soát được vùng biển viễn duyên để khống chế thiên hạ.
Chưa có miếng mà đã sớm mang tiếng là một điều tai hại đã được nhắc đến trong... Binh thư Tôn Tử!
Rồi cũng vì sự dè chừng của các nước, lãnh đạo Trung Quốc càng nghĩ rằng mộng mị của mình về chuyện bị liệt cường sâu xé là đúng, nên càng phải diễu võ dương oai. Chuyện lưỡi bò, Hạm đội Nam hải hay Hộ chiếu đặc biệt trên vùng chiếm đóng của nước khác là biểu hiện của tình trạng ám thị vì tự kỷ. "Thiểm quốc là cọp thật, chứ không phải cọp giấy đâu!"
Đâm ra sự hãi sợ của mình dẫn đến nỗi lo ngại của người và cứ thế nuôi nhau trong nghịch lý.
Trong khi ấy, nền kinh tế như cái xe đạp của Trung Quốc - không lăn bánh thì đổ - đã chậm lại mà những dị biệt giữa các địa phương và thành phần dân chúng thì tiếp tục mở rộng.
Mâu thuẫn giữa địa dư hình thể và hệ thống chính trị cùng chiến lược phát triển của ba chục năm qua đã dẫn tới một mâu thuẫn đặc thù Trung Quốc: càng tăng trưởng cao thì nội bộ càng phân hóa.
Khu vực duyên hải cùng các thành phố lớn do Trung ương trực tiếp quản lý đã phát triển rất nhanh theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa – với màu sắc Tây phương, tức là ngoại lai, nhìn từ quan điểm văn hoá Trung Quốc. Các khu vực khiếm khai còn lại thì lẹt đẹt theo sau và đòi trung ương tái phân lợi tức, theo lý tưởng đại đồng với màu sắc Trung Hoa.
Trung ương khó dung hòa những mâu thuẫn đó và tìm sự đồng thuận giữa các địa phương và phe phái bằng mẫu số chung nhỏ nhất cho nên không giải quyết được vấn đề, và phải trùm lên tất cả một tấm màn nhung của chủ nghĩa dân tộc. Đảng khôi phục lại danh dự và tự ái của Hán tộc đa số, và hội nhập toàn dân trong sự hài hòa, trước ý đồ đen tối của ngoại bang.
Vì vậy, mâu thuẫn bên trong được khoả lấp bằng khẩu hiệu bài ngoại, nghĩa là dẫn đến nghịch lý về đối sách của các nước. Dù chẳng muốn sâu xé Trung Quốc, các nước cũng không yên tâm về sức bành trướng kinh tế, ngoại giao và quân sự nên đều chuẩn bị cho kịch bản đen tối nhất, là có xung đột.
Không quốc gia nào trên địa cầu lại vĩnh viễn duy trì được tốc độ tăng trưởng 9-10% một năm. Sự tăng trưởng của Trung Quốc lại chỉ có lượng chứ không có phẩm, vì bất công, không cân đối, thiếu phối hợp nên chẳng bền. Khi cỗ xe đạp hết lăn bánh như xưa, là điều bắt đầu xảy ra, trung ương lâm thế kẹt.
Đà tăng trưởng thiếu phẩm chất đã tích lũy nhiều vấn đề, như bất công xã hội, ô nhiễm môi sinh, bong bóng đầu cơ và núi nợ của khu vực công quyền, kể cả các ngân hàng của nhà nước. Khi lãnh đạo Trung Quốc muốn cải sửa thì kinh tế toàn cầu lại bị tổng suy trầm từ 2008 làm số cầu về nhập cảng giảm sút. Họ lại phải tống ga thúc đà tăng trưởng cho cỗ xe khỏi đổ. Mà càng bơm tiền thổi lên bong bóng và chất thêm nợ khó đòi và sẽ mất và càng khiến 15 tỉnh thành ở miền Đông chạy theo thế giới và bỏ mặc khu vực nội địa bên trong.
Thế hệ lãnh đạo vừa được đưa lên thay thế có thể làm những gì?
Một giải pháp cổ điển là lại bơm thuốc cường dương và, như con thiêu thân đi tìm ánh lửa, sẽ lao vào khủng hoảng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương phải nói đến việc cải cách vì phẩm hơn lượng, và tương lai không còn thấy đà tăng trưởng của quá khứ, nên động loạn xã hội sẽ chỉ tăng chứ không giảm.
Giải pháp thứ hai là tập trung lại quyền lực vào tay trung ương để có những điều hợp một cách hợp lý hơn. Dù được thấy từ năm 2003, sau Đại hội 16, việc tập trung quyền lực cũng là điều bất khả vì ngày nay, chất keo sơn gắn bó mọi chuyện không phải là ý thức hệ hay lý tưởng cộng sản mà là tiền - và chỉ là tiền.
Sức mạnh của các phe phái đang tranh giành ảnh hưởng bên trong có thể được đếm bằng tiền, là từ các cơ sở hái ra tiền, được phân bố cho tay chân và thân nhân các lãnh tụ ở trên. Có nằm mơ, tư bản chủ nghĩa hoang dại của Tây phương cũng không thể ngờ đến một thiên đường như vậy! Vì thế, Trung ương ở trên cùng chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm và vây cánh nên không thể lấy những quyết định xâm phạm quyền lợi phe nhóm mà chỉ có thể thỏa hiệp bằng sự bất động, nghĩa là duy trì nguyê trạng.
Mà nếu như có thành, thì tập trung để đi về đâu? Để cải cách kinh tế và chính trị theo kịp thế giới văn minh hay để xoay vào trong theo tinh thần ái quốc kiểu Mao Trạch Đông? Hai hướng này đều được thử nghiệm - như Quảng Đông dưới quyền Bí thư Uông Dương hoặc Trùng Khánh dưới sự lãnh đạo của Bí thư Bạc Hy Lai - mà không thành.
Giải pháp hay giả thuyết sau cùng thì nằm trong gia phả: hiện tượng hợp tan tụ tán trong mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc sẽ lại tái diễn.
Những vết nứt tự nhiên của địa dư hình thể đã mở rộng vì các thế lực tiền tài ở bên trong và sẽ dẫn tới cảnh tam phân, lục quốc như trong quá khứ. Ở trên cùng, Trung ương như một Thiên tử vô quyền sẽ đành thúc thủ, và chỉ gào thét về tính ưu việt của Hán tộc và về các ý đồ mờ ám của thiên hạ. Trong khi các thế lực tài phiệt đỏ thì đã xây dựng quan hệ với bên ngoài, khi hữu sự thì có bãi đáp kinh doanh ở ngoại quốc. Nhìn xem "Thái tử đảng", đám con cháu của các đại công thần cách mạng, ngày nay giàu có đến mức nào, trải thảm an toàn ở nơi nao, thì ta đoán ra sự thể của năm bảy năm tới.... Vì vậy, lưỡi bò hay hộ chiếu có phải là chuyện mộng mị không nào?
Lời chúc đầu năm ở đây: "lãnh đạo Hà Nội sớm thấy ra sự mộng mị của Trung Quốc mà tìm ra hướng khác." Lời chúc ấy cũng lại là một chuyện mộng mị!
Nếu có phải viết về những mơ ước đầu năm, có lẽ mình nên nói về chuyện mộng mị - của Trung Quốc – như sau:
Với các nước trên thế giới, không ai có thể nói về tương lai mà lại bỏ qua Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế đứng hạng nhì địa cầu nhờ có một phần tư dân số của nhân loại và đang mơ giấc siêu cường. Vì vậy, nhân buổi đầu năm mà nhìn vào tương lai, nhất là từ giác độ Việt Nam, xin hãy ngó vào Trung Quốc.... Mộng nhiều hơn mị.
Trung Quốc đã qua ba chục năm cải cách kinh tế với tốc độ được đánh giá là ngoạn mục mà vẫn không giải quyết được bài toán nằm trong gia phả là địa dư hình thể của lãnh thổ. Mà nay, tốc độ ngoạn mục đó đã thành dĩ vãng.
Bài toán địa dư hình thể là Trung Quốc chỉ là một ốc đảo trù phú gồm có một phần ba lãnh thổ nằm bên vùng duyên hải. Ốc đảo vì ngoài biển Đông, khu vực này bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài, hoặc tràn ra ngoài với binh đội, mà đều là những hướng vất vả: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và biên giới với Bắc Việt.
Đa số người dân Trung Quốc sống trong ốc đảo miền Đông, khu vực còn lại là một sự trống trải hoang vu của những vùng chưa khai phá. Sau 30 năm tập trung lãnh đạo theo kiểu Mao Trạch Đông và bị khủng hoảng, từ 1949 đến 1978, 30 năm còn lại là từ 1979 đến 2008 vẫn chưa thể hội nhập các khu vực quá khác biệt này.
Lý do chính khiến cho bốn kế hoạch phát triển các vùng nội địa được ban hành từ hơn 10 năm qua đều thất bại nằm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc: nền độc tài đảng trị không chấp nhận dân chủ và cũng chẳng muốn áp dụng thể chế liên bang như các nước có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt phải dung hòa.
Bài toán của Trung Quốc nằm ở bên trong vì quá nhiều mâu thuẫn nội bộ. Nhưng ác mộng của lãnh đạo xứ này là xứ sở lại bị các nước sâu xé, hoặc bị dị tộc cai trị như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Vì vậy, họ mắc bệnh "tự kỷ" (autism) trong hệ thần kinh là chỉ suy luận về thiên hạ sự từ góc độ của mình và khó hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cụ thể là lối suy luận rằng nếu đảng độc tài có thể đem lại cơm áo cho người dân thì sẽ muôn năm trường trị và nhất thống giang hồ mà khỏi bị thiên hạ sâu xé.
Không quốc gia nào trên thế giới ngày nay lại có âm mưu sâu xé ấy, kể cả đệ nhất siêu cường mắc nợ hiện tại là Hoa Kỳ, hoặc ba cường quốc lân bang là Ấn Độ, Liên bang Nga hay Nhật Bản. Nhưng người tự kỷ lại chẳng nghĩ như vậy nên vẫn sợ bóng sợ gió.
Ngày nay, kết quả xảy ra hoàn toàn trái ngược:
Trung Quốc không thể trở thành siêu cường toàn cầu vì có quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ở bên trong. Nhưng vẫn gây ra mối nguy, hoặc ấn tượng về một mối nguy, cho thế giới khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Trong khi về thực chất, quân đội Trung Quốc còn mất cả chục năm mới bảo vệ được vùng biển cận duyên và nhiều thế hệ mới kiểm soát được vùng biển viễn duyên để khống chế thiên hạ.
Chưa có miếng mà đã sớm mang tiếng là một điều tai hại đã được nhắc đến trong... Binh thư Tôn Tử!
Rồi cũng vì sự dè chừng của các nước, lãnh đạo Trung Quốc càng nghĩ rằng mộng mị của mình về chuyện bị liệt cường sâu xé là đúng, nên càng phải diễu võ dương oai. Chuyện lưỡi bò, Hạm đội Nam hải hay Hộ chiếu đặc biệt trên vùng chiếm đóng của nước khác là biểu hiện của tình trạng ám thị vì tự kỷ. "Thiểm quốc là cọp thật, chứ không phải cọp giấy đâu!"
Đâm ra sự hãi sợ của mình dẫn đến nỗi lo ngại của người và cứ thế nuôi nhau trong nghịch lý.
Trong khi ấy, nền kinh tế như cái xe đạp của Trung Quốc - không lăn bánh thì đổ - đã chậm lại mà những dị biệt giữa các địa phương và thành phần dân chúng thì tiếp tục mở rộng.
Mâu thuẫn giữa địa dư hình thể và hệ thống chính trị cùng chiến lược phát triển của ba chục năm qua đã dẫn tới một mâu thuẫn đặc thù Trung Quốc: càng tăng trưởng cao thì nội bộ càng phân hóa.
Khu vực duyên hải cùng các thành phố lớn do Trung ương trực tiếp quản lý đã phát triển rất nhanh theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa – với màu sắc Tây phương, tức là ngoại lai, nhìn từ quan điểm văn hoá Trung Quốc. Các khu vực khiếm khai còn lại thì lẹt đẹt theo sau và đòi trung ương tái phân lợi tức, theo lý tưởng đại đồng với màu sắc Trung Hoa.
Trung ương khó dung hòa những mâu thuẫn đó và tìm sự đồng thuận giữa các địa phương và phe phái bằng mẫu số chung nhỏ nhất cho nên không giải quyết được vấn đề, và phải trùm lên tất cả một tấm màn nhung của chủ nghĩa dân tộc. Đảng khôi phục lại danh dự và tự ái của Hán tộc đa số, và hội nhập toàn dân trong sự hài hòa, trước ý đồ đen tối của ngoại bang.
Vì vậy, mâu thuẫn bên trong được khoả lấp bằng khẩu hiệu bài ngoại, nghĩa là dẫn đến nghịch lý về đối sách của các nước. Dù chẳng muốn sâu xé Trung Quốc, các nước cũng không yên tâm về sức bành trướng kinh tế, ngoại giao và quân sự nên đều chuẩn bị cho kịch bản đen tối nhất, là có xung đột.
Không quốc gia nào trên địa cầu lại vĩnh viễn duy trì được tốc độ tăng trưởng 9-10% một năm. Sự tăng trưởng của Trung Quốc lại chỉ có lượng chứ không có phẩm, vì bất công, không cân đối, thiếu phối hợp nên chẳng bền. Khi cỗ xe đạp hết lăn bánh như xưa, là điều bắt đầu xảy ra, trung ương lâm thế kẹt.
Đà tăng trưởng thiếu phẩm chất đã tích lũy nhiều vấn đề, như bất công xã hội, ô nhiễm môi sinh, bong bóng đầu cơ và núi nợ của khu vực công quyền, kể cả các ngân hàng của nhà nước. Khi lãnh đạo Trung Quốc muốn cải sửa thì kinh tế toàn cầu lại bị tổng suy trầm từ 2008 làm số cầu về nhập cảng giảm sút. Họ lại phải tống ga thúc đà tăng trưởng cho cỗ xe khỏi đổ. Mà càng bơm tiền thổi lên bong bóng và chất thêm nợ khó đòi và sẽ mất và càng khiến 15 tỉnh thành ở miền Đông chạy theo thế giới và bỏ mặc khu vực nội địa bên trong.
Thế hệ lãnh đạo vừa được đưa lên thay thế có thể làm những gì?
Một giải pháp cổ điển là lại bơm thuốc cường dương và, như con thiêu thân đi tìm ánh lửa, sẽ lao vào khủng hoảng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương phải nói đến việc cải cách vì phẩm hơn lượng, và tương lai không còn thấy đà tăng trưởng của quá khứ, nên động loạn xã hội sẽ chỉ tăng chứ không giảm.
Giải pháp thứ hai là tập trung lại quyền lực vào tay trung ương để có những điều hợp một cách hợp lý hơn. Dù được thấy từ năm 2003, sau Đại hội 16, việc tập trung quyền lực cũng là điều bất khả vì ngày nay, chất keo sơn gắn bó mọi chuyện không phải là ý thức hệ hay lý tưởng cộng sản mà là tiền - và chỉ là tiền.
Sức mạnh của các phe phái đang tranh giành ảnh hưởng bên trong có thể được đếm bằng tiền, là từ các cơ sở hái ra tiền, được phân bố cho tay chân và thân nhân các lãnh tụ ở trên. Có nằm mơ, tư bản chủ nghĩa hoang dại của Tây phương cũng không thể ngờ đến một thiên đường như vậy! Vì thế, Trung ương ở trên cùng chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm và vây cánh nên không thể lấy những quyết định xâm phạm quyền lợi phe nhóm mà chỉ có thể thỏa hiệp bằng sự bất động, nghĩa là duy trì nguyê trạng.
Mà nếu như có thành, thì tập trung để đi về đâu? Để cải cách kinh tế và chính trị theo kịp thế giới văn minh hay để xoay vào trong theo tinh thần ái quốc kiểu Mao Trạch Đông? Hai hướng này đều được thử nghiệm - như Quảng Đông dưới quyền Bí thư Uông Dương hoặc Trùng Khánh dưới sự lãnh đạo của Bí thư Bạc Hy Lai - mà không thành.
Giải pháp hay giả thuyết sau cùng thì nằm trong gia phả: hiện tượng hợp tan tụ tán trong mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc sẽ lại tái diễn.
Những vết nứt tự nhiên của địa dư hình thể đã mở rộng vì các thế lực tiền tài ở bên trong và sẽ dẫn tới cảnh tam phân, lục quốc như trong quá khứ. Ở trên cùng, Trung ương như một Thiên tử vô quyền sẽ đành thúc thủ, và chỉ gào thét về tính ưu việt của Hán tộc và về các ý đồ mờ ám của thiên hạ. Trong khi các thế lực tài phiệt đỏ thì đã xây dựng quan hệ với bên ngoài, khi hữu sự thì có bãi đáp kinh doanh ở ngoại quốc. Nhìn xem "Thái tử đảng", đám con cháu của các đại công thần cách mạng, ngày nay giàu có đến mức nào, trải thảm an toàn ở nơi nao, thì ta đoán ra sự thể của năm bảy năm tới.... Vì vậy, lưỡi bò hay hộ chiếu có phải là chuyện mộng mị không nào?
Lời chúc đầu năm ở đây: "lãnh đạo Hà Nội sớm thấy ra sự mộng mị của Trung Quốc mà tìm ra hướng khác." Lời chúc ấy cũng lại là một chuyện mộng mị!
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment