Thursday, January 3, 2013

DÂN CHÚNG ĐÃ BẮT ĐẦU NỔI DẬY ĐỂ DỨT BỎ CƠ CHẾ CS BIỂN THỦ


 
DÂN CHÚNG ĐÃ BẮT ĐẦU
NỔI DẬY
ĐỂ DỨT BỎ CƠ CHẾ CS BIỂN THỦ
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.01.2013
 
Trong năm 2012, nhất là sau Hội Nghị Trung ương 6 CSVN, đảng Cộng sản sợ sệt rõ rệt những phản ứng có thể đi đến bạo loạn của quần chúng. Nguyễn Tấn Dũng đã khuyến cáo Công an phải canh chừng sự thành hình của đối lập, kiểm soát chặt chẽ những “tuyên truyền chống lại nhà nước“ ! Tại Trung quốc, đã từ năm 2010, Oân Gia Bảo đã lên tiếng về bạo loạn xã hội và chính trong Đại Hội 18 đảng CSTQ, Hồ Cẩm Đào dành phần lớn bài diễn văn cho Tham nhũng như định mệnh dẫn đến bạo loạn xã hội và làm tan rã Chính trị.
 
DỘC TÀI hiện hành đẩy mạnh
xác tín về một cuộc NỔI DẬY
 
Trong bài Quan Điểm viết ngày 31.12.2012 và Cập nhật hôm nay 03.01.2013, chúng tôi đã phân tích cái ĐỘC TÀI hiện hành ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam là thứ ĐỘC TÀI nhằm bảo vệ vật chất riêng tư mà mỗi đảng viên Cộng sản đã biển thủ được cho riêng mình. Chúng tôi đã ví với đàn chó đói, khi ngậm được cục xương, thì chúng khó lòng nhả ra. Đây là lý do bất lực cải cách Cơ chế tại Việt Nam cũng như tại Trung quốc giống như những con chó đói khi ngậm được cục xương thì khó lòng nhả ra. Cái bất lực này mỗi ngày mỗi đẩy quần chúng tới NỔI DẬY.
Gần đây, Đại tá Giáo sư Trần Đăng Thanh đã giảng một bài và trong đó Oâng đã ngu xuẩn để lộ ra cái tâm địa chó má của đảng CSVN  như sau:
*       Kiên trì giữ đảng CSVN và Cơ chế hiện hành vì lý do sợ mất Sổ hưu (cục xương) mà đảng viên (đàn chó) đang ngậm;
*       Nịnh Trung quốc, dù phải bán lãnh thổ lãnh hải, cốt ý để Trung quốc che chở cho sự tồn tại của đảng và Cơ chế mà tiếp tục bảo tồn Sổ hưu, nắm chặt lấy những gì đã cướp giật được như lũ chó súc vật ngậm chặt lấy cục xương..
         Tất cả chỉ vì muốn ngậm chặt lấy cục xương, mặc cho đất tổ tan tành và dân tộc đau khổ! Đó là thái độ của loài lục súc, loại chó đói đang ngậm cục xương, sẵn sàng gầm gừ cắn chính mẹ của chúng khi tới gần vì sợ mất cục xương.
Từ cái ĐỘC TÀI hiện hành của loại chó đói ngậm cục xương đó, chúng tôi đi đến hai xác tín sau đây:
=>     Chỉ đấu tranh cho Nhân quyền bằng lý luận, bằng ngoại giao, bằng bất bạo động, chúng ta khó lòng thắng ĐỘC TÀI Cộng sản ngày nay vì họ đã mất lý luận mà trở thành đê hèn bảo vệ những gì đã cướp giật được giống như chó đói đang ngậm cục xương. Còn “đối thoại“, “hòa hợp hòa giải“ với những kẻ đê hèn, chỉ còn biết mù quáng bảo vệ những gì đã cướp giật được, đó chỉ là công việc thiêu thân trước những kẻ không còn lý luận nữa.
=>     Chỉ còn một con đường duy nhất: Dân chúng NỔI DẬY để cứu lấy chính cuộc sống của mình  bằng chôn vùi đảng cướp CSVN, những kẻ đã cướp giật tài sản quốc gia và nhà đất của dân nghèo để làm tài sản riêng. Đảng cướp này nay trở thành đê hèn, dùng đủ mọi biện pháp ĐỘC TÀI để chận họng những ai muốn phanh phui ra tài sản cướp giật của họ. Quần chúng NỘI DẬY phải cho những tên cướp này thấy SỨC MẠNH của mình, nếu không chúng sẽ liều chết để bảo vệ tài sản cướp giật của chúng.
Khi nhìn những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại Bắc Phi và Trung Đông chống lại cùng thứ ĐỘC TÀI bảo vệ những tài sản biển thủ được, có người đặt câu hỏi tại sao Dân chúng Việt Nam hay Trung quốc chưa NỔI DẬY ?
Thực ra cuộc NỔI DẬY tại Việt Nam và Trung quốc đã bắt đầu bằng những manh nha phản kháng của tâm trí, bằng những uất ức chống bất công, bằng những thái độ khgông tin tưởng. Những biểu lộ bằng hành động đã bắt đầu: Dân Oan xuống đường, Đoàn Văn Vươn ném bom, những vụ dân đánh Công an, đốt nhà, lật xe những nhân viên nhà nước đến đàn áp, trí thức cũng đã công khai phản kháng, thậm chí xuống đường. Những hành động cá nhân hay nhóm của quần chúng phản kháng mỗi ngày mỗi tăng cường.
Một cuộc tổng NỔI DẬY phải được manh nha. Góp gió mới thành bão. Nếu những cơn gió nhỏ mỗi ngày mỗi tăng, thì đến một lúc góp lại sẽ thành bão.
CSVN trong mấy năm nay đã chứng kiến những cơn gió nhỏ mỗi ngày mỗi tăng và chúng rất sợ hãi một ngày nào đó CƠN BÃO NỔI DẬY sẽ quét sạch chúng. Tại Trung quốc cũng vậy, năm 2010, trước Quốc Hội, Oân Gia Bảo đã cảnh cáo về tương lai một cuộc bạo loạn của dân chúng. Trong Đại Hội đảng 18 vừa rồi tại Bắc Kinh, Bài Diễn Văn của Hồ Cẩm Đào nói chính yếu về tình trạng Tham Nhũng sẽ đi đến Bạo Loạn Xã hội để đi đến định mệnh tiêu diệt Cơ chế.
Điều xác tín về một cuộc NỔI DẬY tại Việt Nam mà chúng tôi nói trên đây không phải là không có căn cứ. Không phải chỉ riêng chúng tôi nói tới mà tại Trung quốc hiện nay, giới Trí thức cảnh báo Nhà Nước về viễn tượng bạo loạn dân chúng dựa trên dữ kiện thực tế Xã hội trước những đàn áp của Cơ chế bóc lột.
 
Trí thức Trung quốc cảnh báo về
những BẠO LOẠN xã hội
 
Chúng tôi xin trích đăng Bản Tin dưới đây để cho thấy rằng việc dân chúng NỔI DẬY và sẵn sàng sử dụng bạo động không phải chỉ có ở Việt Nam, mà ngay ở Trung quốc. Đó là ĐỊNH MỆNH phát sinh từ trong lòng của hai Cơ chế giống hệt nhau tại mỗi nước.
“Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động
Đức Tâm
“Một nhóm học giả có tên tuổi tại Trung Quốc đã gửi thư ngỏ cảnh báo ban lãnh đạo đảng Cộng sản về nguy cơ đất nước rơi vào một cuộc « cách mạng bạo động », nếu chính phủ không đáp ứng những đòi hỏi của người dân và không cho phép tiến hành các cải cách chính trị vốn đã bị trì hoãn từ lâu.
Theo Reuters, 73 học giả, viện sĩ hàn lâm, giáo sư tại các trường đại học có danh tiếng, luật gia, trong số này có những người đã nghỉ hưu, nhấn mạnh rằng cải cách chính trị đã không theo kịp cải cách kinh tế.
Bức thư viết: « Nếu các cải cách mà xã hội Trung Quốc đang rất cần ... tiếp tục ngưng trệ không có tiến bộ, nạn tham nhũng chính thức và sự bất bình sẽ ngày càng lớn ... thì một lần nữa, Trung Quốc lại bỏ lỡ cơ hội để cải tổ một cách hòa bình và sẽ rơi vào tình trạng xáo trộn, hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo động ».
Bức thư ngỏ được lưu hành trên internet từ đầu tháng 12, tuy nhiên, những bài viết trên báo chí Trung Quốc nhắc đến bức thư này đã bị rút xuống.
Theo những người ký tên vào bức thư, chính phủ dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1949, cần phải khuyến khích dân chủ và sự độc lập của hệ thống tư pháp, đẩy mạnh cải cách thị trường.
Ông Hạ Vệ Phương (He Weifang), giáo sư luật pháp ở Đại học Bắc Kinh, một trong những người ký tên vào bức thư, cho rằng các đề nghị trong bức thư là có chừng mực, nhưng đã đến lúc cần phải thực hiện, vào lúc ông Hồ Cẩm Đào chuẩn bị chuyển giao chức Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình, người vừa được chỉ định làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 hồi tháng 11 vừa qua. Theo vị giáo sư này, Trung Quốc đang ở thời điểm thay đổi ban lãnh đạo. Người dân hy vọng tiếp tục có những bước tiến nếu tiến hành cải cách hệ thống chính trị.
Trong số những người ký tên vào thư ngỏ có ông Trương Tư Chi (Zhang Sizhi), nguyên là luật sư của Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, người cầm đầu « Tứ nhân bang », lãnh đạo cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976) gây ra một thời kỳ hỗn loạn khủng khiếp tại Trung Quốc.
Vào giữa tháng 12, khoảng 65 học giả, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền cũng đã ký tên vào một thư ngỏ kêu gọi các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc khai báo tài sản của họ và coi đây là biện pháp cơ bản để chấm dứt nạn tham nhũng.
Sau đại hội Đảng 18, các nhà phân tích tìm kiếm xem có những tín hiệu nào cho thấy là ban lãnh đạo mới có ý định cải cách chính trị hay không, như nới lỏng hơn quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin trên internet, thử nghiệm mô hình dân chủ hoặc trả tự do các tù chính trị. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn không chấp nhận bất kỳ sự đối lập nào với vai trò của đảng Cộng sản, đặt ổn định, tức bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng, lên trên hết. Không hề có tín hiệu khả quan nào theo hướng thông thoáng hơn về chính trị, cho dù tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cố gắng tạo dựng cho mình hình ảnh một nhà lãnh đạo mềm dẻo, cởi mở hơn so với người tiền nhiệm.
Trong bối cảnh đó, các học giả ký tên kêu gọi cải cách chính trị cảnh báo ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh rằng dân chủ, Nhà nước pháp quyền và sự tôn trọng nhân quyền là một xu thế của thế giới không gì ngăn cản nổi. Bức thư viết: « Lịch sử 100 năm đẫm máu và bạo lực của Trung Quốc - đặc biệt là bài học đau đớn và bi kịch của cuộc Cách mạng Văn hóa trong một thập niên, cho thấy là một lần nữa chúng ta đang đi ngược trào lưu dân chủ, nhân quyền, chính phủ quản lý theo Hiến pháp và pháp luật, người dân sẽ phải hứng chịu thảm họa và không thể có ổn định chính trị và xã hội ».
Đầu tháng 12, một cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho công bố một bản nghiên cứu, báo động về hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội, mầm mống của sự bất bình và bạo động. Theo đó, tại Trung Quốc, hệ số GINI, thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của cải trong xã hội, đã tăng từ 0,421 trong năm 2000 lên 0,61 trong năm 2010.
Hệ số GINI dao động từ 0 – hoàn toàn bình đẳng – đến 1, bất bình đẳng tuyệt đối về giàu nghèo. Theo giới chuyên gia, hệ số GINI 0,6 trong một xã hội không dân chủ, toàn trị, báo hiệu nguy cơ rất cao về bất ổn xã hội.”
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.01.2013
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-18/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link