Trung Quốc ăn cỗ, Lào
dọn bàn
JANE PERLEZ BREE FENG.
Lê Văn lược thuật
Trung Quốc sắp sửa đưa 20,000 nhân công sang Lào, khởi công xây đường xe lửa cao tốc nối liền Côn Minh, thủ phủ Vân Nam với Vạn Tượng, thủ đô của quốc gia bé nhỏ này. Đường xe lửa này sẽ là đoạn đầu của dự án của Trung Quốc nhằm nối liền nước Tầu với vịnh Bengale, đi qua Lào, Thái Lan và Miến Điện. Một khi hoàn tất, đường xe lửa này sẽ cho phép Trung Quốc chuyên chở nguyên liệu, nhất là dầu hỏa, từ Trung Đông và Phi Châu về Tầu một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn, vì không phải đi qua eo biển Malacca.
Phí tổn cho đường xe lửa dài 260 dặm (khoảng 430 cây số) dự trù lên đến bẩy tỉ mỹ-kim, xấp xỉ tổng sản lượng quốc gia Lào trong một năm. Nhà nước cộng sản Lào sẽ phải ứng chịu mọi phí tổn cho công trình, do Trung Quốc xây và toàn quyền sử dụng. Vì không có tiền, Lào sẽ phải mượn Trung Quốc món tiền này và trả nợ dần bằng tài nguyên của nước mình, như đồng, kẽm, vàng và gỗ v.v.
Trung Quốc sắp sửa đưa 20,000 nhân công sang Lào, khởi công xây đường xe lửa cao tốc nối liền Côn Minh, thủ phủ Vân Nam với Vạn Tượng, thủ đô của quốc gia bé nhỏ này. Đường xe lửa này sẽ là đoạn đầu của dự án của Trung Quốc nhằm nối liền nước Tầu với vịnh Bengale, đi qua Lào, Thái Lan và Miến Điện. Một khi hoàn tất, đường xe lửa này sẽ cho phép Trung Quốc chuyên chở nguyên liệu, nhất là dầu hỏa, từ Trung Đông và Phi Châu về Tầu một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn, vì không phải đi qua eo biển Malacca.
Phí tổn cho đường xe lửa dài 260 dặm (khoảng 430 cây số) dự trù lên đến bẩy tỉ mỹ-kim, xấp xỉ tổng sản lượng quốc gia Lào trong một năm. Nhà nước cộng sản Lào sẽ phải ứng chịu mọi phí tổn cho công trình, do Trung Quốc xây và toàn quyền sử dụng. Vì không có tiền, Lào sẽ phải mượn Trung Quốc món tiền này và trả nợ dần bằng tài nguyên của nước mình, như đồng, kẽm, vàng và gỗ v.v.
|
Đường xe lửa Kunming-Vientianne
|
Sau khi nghiên cứu bản hợp đồng giữa TQ và Lào, một chuyên viên của Chương Trình Phát Triển của Liên Hiệp Quốc cho rằng điều kiện trả nợ, do Ngân Hành Xuất Nhập Cảng của Trung Quốc đưa ra, là quá nặng và có khả năng làm chao đảo nền kinh tế quốc gia Lào. Nhiều tổ chức quốc tế về đến kinh tế và mậu dịch, như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu và Ngân Hàng Thế Giới, cũng đã phát biểu những lo ngại tương tự. Mặc dù vậy, Quốc Hội Lào đã biểu quyết chấp thuận. Chính phủ Lào, qua phó thủ tướng thân TQ, Somsavat Lengsavat, cũng đã nhiệt liệt bầy tỏ sự ủng hộ dự án.
Ngoài sự lợi hại về phương diện giao thông, dự án đường xe lửa này sẽ giúp TQ gia tăng mậu dịch trong vùng Đông Nam Á, vốn đã trị giá 370 tỉ mỹ-kim - gấp đôi trị giá mậu dịch của TQ với Hoa Kỳ - trong năm 2011, và được dự trù tăng lên tới khoảng 500 tỉ mỹ-kim vào năm 2015.
|
Xe vận tải chạy ngag làng Hmong dọc xa lộ 13
ở tỉnh Oudom Xai, Laos.
Nguồn ảnh: TNYT |
Đã có một số người Lào tỏ ý lo ngại rằng đất nước họ đang sắp sửa trở thành một tỉnh của Trung Quốc, hay ít nhất cũng là một lân quốc được TQ bảo hộ. Nhưng những tiếng nói phản kháng này đang bị nhà nước cộng sản Lào đàn áp. Ông Sombath Somphone, Giám đốc của một tổ chức dân sự Lào, Participatory Development Training Centre (PADETC), đã mất tích sau khi tham gia cuộc hội thảo công cộng. Chính quyền sộng sản Vạn Tượng tuyên bố không biết gì về sự mất tích này. [1]
Chính phủ Lào cũng không nhẹ tay đối với những tổ chức Tây phương tại Lào, nếu họ lên tiếng bênh vực những người dân Lào đang bị nhà nước và tư bản đỏ Tầu chiếm đất của họ qua hình thức mua hay mướn với giá rẻ mạt. Mới đây, bà Anne-Sophie Gindroz, giám đốc của tổ chức Thụy Sĩ, chuyên lo về vấn đề phát triển xã hội Lào bị chính quyền cộng sản Lào buộc phải rời nước Lào trong vòng 48 tiếng đồng hồ, với tội danh “có thái độ không thân thiện với chính phủ Lào”.
Trong khi đó, TQ vẫn đẩy mạnh tiến trình của dự án. Cựu chủ tịch nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, tuyên bố: “Dự án đã được quyết định ba năm trước đây rồi!” Một nhà ngoại giao Tây phương nhận xét: “Người Tầu luôn có cách để san bằng mọi bất đồng ý kiến, sau cùng vẫn đạt được điều mình muốn.”
Nguồn: Laos Could Bear Cost of Chinese
Railroad. By JANE PERLEZ and BREE FENG. The
New York Times, January 1, 2013.
[1] http://www.youtube.com/watch?v=S7T6-3Y6B1s
[1] http://www.youtube.com/watch?v=S7T6-3Y6B1s
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment