Monday, December 31, 2012

Khuyển nghìn USD gây sốt tại cuộc thi hoa hậu chó

Khuyển nghìn USD gây sốt tại cuộc thi hoa hậu chó
 

 

 Người nhà nghèo còn thua chó cán bộ nhà giàu.

 

Đỗ Hiền NKT


 

__________

Khuyển nghìn USD gây sốt tại cuộc thi hoa hậu chó


 

 

Leonberger (Bec giê sư tử nhập từ Đức) hơn 3.000 Euro, Ngao Tây Tạng chục nghìn USD một con, chó Alaska và Phóc sóc 1.000-6.000 USD... khiến giới nuôi thú cưng TP HCM trầm trồ tại cuộc thi Chó đẹp quốc tế 2012. >

3 chú chó Leonberger 8 tháng tuổi, mỗi con nặng khoảng 50 kg xuất xứ từ Đức. Chủ nhân của các chú chó này cho hay đã mang về Việt Nam khi chúng mới 2 tháng tuổi với giá gần 10.000 Euro. Leonberger được giới nuôi và kinh doanh khuyển tại TP HCM thích không chỉ vì giá khủng mà còn vì đây là giống chó quý tộc rất thông minh của châu Âu, lại là hàng hiếm. Những chú chó này được gắn chip điện tử định vị toàn cầu và ăn toàn bộ thức ăn nhập từ Đức.
Chó Ngao Tây Tạng (Trung Quốc) thu hút nhiều người hâm mộ vì vóc dáng đồ sộ và bộ lông vàng tuyệt đẹp. Giống chó này có giá rất cao vì chúng trung thành và mạnh mẽ, biết bảo vệ gia súc và con người. Chúng được mệnh danh là chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai.
Còn đây là giống chó Alaska thuần chủng. Loài này mua tại Alaska (Mỹ) hơn 6.000 USD một con, vận chuyển về Việt Nam chi thêm 1.500 USD.
Pox sóc được chải chuốt, điệu đà trước khi dự thi. Giống chó đỏm dáng này rất thông minh và hiếu động, biết trình diễn đi và nhảy 2 chân, mến chủ và vâng lời. Nếu thuần chủng, có gia phả tốt (bố mẹ ông bà từng đoạt giải các cuộc thi), Pox sóc có giá 1.000 - 5.000 USD một con.
Có vóc dáng nhỏ nhưng chú Poodle Dog màu chocolate (trên tay cô gái) giá không hề mini chút nào, khoảng 1.200 USD một chú cún mới sinh.
Nàng chó Beagle tai dài này có một cái tên rất điệu đà: Emily. Công chúa xinh đẹp này chỉ vừa tròn 8 tháng tuổi, được anh Quý mua từ Thái Lan khi còn bé với giá hơn 2.000 USD. Emily được nuôi tại Việt Nam và lần đầu tham dự cuộc thi Chó đẹp thế giới ở TP HCM.
Chú chó Berger (Bec giê) này đang thực hiện màn trình diễn phi nước đại. Nhờ mũi nhạy, tai thính, mắt tinh, hàm răng khoẻ và sắc nhọn, giống chó này rất nhanh nhẹn, tốc độ vận động cao, sức chịu đựng bền bỉ, thần kinh điềm đạm, dũng cảm và trung thành. Trung bình một con Berger Đức đã qua huấn luyện có giá vài nghìn USD trở lên.
Hai chú chó trắng đang được chủ bế trên tay là một cặp vợ chồng thuộc giống Poodle Dog. Chủ của đôi cún này tiết lộ cách đây gần 2 năm đã mua chúng với giá hơn 30 triệu đồng. Chó cái đang mang thai nhưng vẫn được đưa đi cổ vũ cuộc thi.
Cô nàng diện bộ cánh điểm sắc hồng trong ánh mắt trìu mến, tự hào của chủ nhân. Vì đẹp nhờ bộ lông nên chi phí tỉa tót cho giống chó này cũng không hề rẻ, trung bình 300.000 đồng một lần đi tiệm.
Vicky đã giật giải nhất giống chó cái Phú Quốc trong chiều ngày 29/12. Bên lề cuộc thi, cô nàng được nhận định có giá khoảng gần 2.000 USD.
Chú chó Thái Lan này mới 4 tháng tuổi đã tham gia tranh tài tại cuộc thi Chó đẹp thế giới. Chú thuộc giống Thai Ridge Back Dog TRD được chủ nhân tiết lộ có giá hơn 1.000 USD.

____________

Những học sinh “chẳng có chi”

TT - Những đôi chân nhỏ dính đầy bụi đất chạy nhảy tung tăng trên sân trường đất đỏ. Không bảng tên, không phù hiệu, không đồng phục.

Mỗi em mặc một thứ áo quần khác nhau mà thứ nào cũng nhem nhuốc, tưa tả, cáu bẩn.

Nhiều em học sinh ở Trường tiểu học Lưu Tiến (bản Lưu Tiến, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đến trường với đôi chân trần, áo quần nhem nhuốc - Ảnh: H.C.NGUYÊN

Đó là hình ảnh trong giờ ra chơi của các em học sinh Trường tiểu học Tà Cạ (cơ sở chính tại bản Sa Vang, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Lên Kỳ Sơn lần này, chúng tôi vẫn thấy những ngôi trường ở bản làng khuất trong núi, nép mình bên sông, bên suối và các em học sinh nhỏ xíu so với tuổi thì khuất trong rách rưới, nép mình bên thiếu thốn, đói nghèo...

“Chẳng có chi mà mặc...”

Đến nhiều trường, trường nào chúng tôi cũng thấy các em giống như các em ở Tà Cạ. Hỏi về đồng phục, thầy Trần Văn Khánh, trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Kỳ Sơn, có vẻ ngạc nhiên nói: “Đồng phục chi.
 
Ngoài vài trường ở thị trấn, còn lại có chi các em mặc nấy, mà có em cũng chẳng có chi nữa...”. Biết làm sao được khi thầy Khánh cho biết Kỳ Sơn có 21 xã, thị trấn thì 20 xã đều thuộc diện “đặc biệt khó khăn”, toàn huyện còn 80% hộ nghèo.

Riêng Tà Cạ, thầy Trần Đăng Hùng, hiệu trưởng, buồn bã nói: “100% là hộ nghèo, anh ạ”... “Có em cũng chẳng có chi mà mặc...” như trường hợp em Cụt Văn Nhơn mà cô Hoàng Thị Hoa, chủ nhiệm lớp 5, giới thiệu: “Em mặc chiếc áo rách cả tuần, không có cái để thay...”. Bố mẹ ở trên rẫy, em tự nấu ăn. Nhiều hôm không có gì để nấu, buổi trưa Nhơn ngồi gục trong lớp để đợi học buổi chiều.
 
 Những buổi ấy, cô giáo đã phải bớt đi phần cơm trưa cô mang theo. Mà đâu chỉ riêng cô Hoa mới phải bớt phần cơm mang theo... Bên một gốc cây trong sân trường, chúng tôi thấy một cô giáo đang hỏi han một học trò của mình.
 
Đó là cô Nguyễn Thị Hòa, chủ nhiệm lớp 3 và em Xeo Văn Khói. Nhìn kỹ mới thấy dưới chân Khói là đôi dép nhựa đứt còn một nửa, mấy ngón chân lòi ra đất ngọ nguậy.
 
 Thật ra cô Hòa có hỏi han gì đâu: thấy em không chạy chơi với các bạn mà đứng tựa vào gốc cây, cô biết ngay là “em đang bị cơn đói bụng nó hành” và cô dặn dò em giờ trưa hãy ở lại.

Ở Trường tiểu học Lưu Tiến (bản Lưu Tiến, xã Chiêu Lưu), nằm bên kia dòng Nâm Mộ, thấy có nhiều em đi chân đất, chúng tôi hỏi, cô Nguyễn Thị Tam, chủ nhiệm lớp 3, nói: “Chén cơm, chiếc áo có nhiều em còn chưa có đủ, lấy mô mà...”.
 
Cô kể tuần trước, khi cán bộ y tế đến trường cho uống thuốc giun, bảo các em về ăn no, học trò lớp cô lao xao, vội vã chạy về, riêng hai em Cụt Thị Mây và Moong Văn Mây vẫn ngồi lặng im trong lớp. “Răng rứa?”, cô hỏi, Moong Văn Mây trả lời: “Dạ..., không có chỗ về ăn.”; còn Cụt Thị Mây thì không nói, chỉ khóc.
 
Cô Tam tìm hiểu mới biết một em ở với bà, một em ở với chú, cả hai cha đều mất, mẹ bỏ đi Trung Quốc. Và cô lại chia bớt phần cơm mang theo. Cô Vi Thị Mằn, chủ nhiệm lớp 2D, khái quát: “Quen rồi, ở đây thầy cô nào cũng mang theo phần cơm nhiều nhiều một tí”.

Chuyện “mang theo” của thầy cô

Không phải chỉ “mang theo phần cơm nhiều nhiều một tí”, buổi sáng đến trường hầu như thầy cô nào, ngoài giáo án, sổ sách cũng mang theo trong cặp một cái gì đó cho học trò của mình. Có khi đó là chiếc áo, có khi đó là đôi dép, có khi vài quyển tập, vài cây viết...
 
Riêng những đôi dép, cô Võ Thị Nga (Trường Lưu Tiến) nói: “Mất suốt, hư suốt... Chân các em như con nai, con hoẵng chạy trên nương trên rẫy ấy mà. Thỉnh thoảng đến lớp phải mang theo đôi dép cho các em chứ làm răng”.
 
Không mang theo sao được, như trường hợp cô Nguyễn Thị Tam (Trường Lưu Tiến): em Chích Văn Là, lớp cô, nghỉ học, cô băng lên núi tìm đến nhà hỏi, Là bẽn lẽn mãi mới nói: “Cái suối làm ướt cái áo rồi”. Dù đã quá cũ rách, Là cũng chỉ có một chiếc áo. Thế là hôm sau cô phải bỏ vào cặp một chiếc áo mang theo.

Cô Cao Thị Bình, giáo viên mỹ thuật của Trường Tà Cạ, đi dạy khắp năm điểm trường ở năm bản, bao giờ cũng mang theo những bộ bút màu và những cây bút chì. “Chẳng em mô có - cô nói - cả trường cộng lại các em chỉ có bốn, năm bộ rứa, học chi”. Đến lớp, em nào thiếu bút chì cô cho và bộ bút màu đưa cho các em chuyền tay nhau, tô hết màu này dùng màu kia.

Đến nhiều trường, chúng tôi chỉ thấy một thứ “đồng phục” nơi các em: chiếc mũ ca lô vải màu xanh có đường viền đỏ. Những chiếc mũ ca lô ngửa nghiêng trên những mái tóc cháy nắng, đó là dấu hiệu duy nhất để biết là học trò tiểu học.
 
Hai ngàn đồng một chiếc mũ ca lô, vậy mà chẳng mấy phụ huynh mua cho con mình, và trong cặp các thầy cô lại có những chiếc mũ ca lô mang theo. “Mua cho các em đội để có nề nếp, có... phong trào”, cô Lương Thị Vi, Trường bản Khe Tang, nói.

Và tết đến, xuân về, trong cặp mỗi thầy cô lại mang theo những viên kẹo, những chiếc bánh. Tết, xuân mỗi năm lại về, có chừa đâu chốn rừng núi cao này. Chỉ thương là có những bản làng chơ vơ nghèo khó, có những em học sinh đen đủi vùng núi cao chẳng có gì để đón tết, đón xuân ngoài những viên kẹo, cái bánh các thầy cô mang theo trong cặp.
 
Cô Trần Thị Vinh đã nhiều năm dạy ở Tà Cạ giải thích: “Mùa tết cũng là mùa giáp hạt, dân bản thiếu cái ăn”. Nhà nào khá lắm mới nấu được vài cây bánh tét không nhân, bởi vì “nấu bánh tét tệ lắm cũng mất bốn, năm cân nếp, họ có chi mô mà nấu”, trong khi nhiều học trò của cô có ngày một nắm xôi chấm chẻo (muối giã với ớt, đọt sắn) cũng không có kia mà.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link