Thursday, January 3, 2013

ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN: MỘT THỰC TẾ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

du` cho ta ghet Tau`, nhung VN van~ phai? du`ng chu~ HAN'
 

Xin đừng buồn vì tiếng VN có 90% chữ Hán . Nước Bách Việt của chúng ta bao gồm nhiều vùng suốt từ phía nam sông Dương tử đến Lạc Việt và đảo Hải Nam.

Lạc Việt chính là VN đó. 100 nước Việt này đã không có liên lạc chặt chẽ , nên bị Tần Thủy Hoàng thôn tính cả Lạc Việt.

Nhưng may phúc làm sao các ông Ngô Quyền và Đinh bộ Lĩnh giành được độc lập sớm . Lạc Việt xa hơn cac người Việt ở Quảng Đông và Quảng Tây, nên mới còn có nước VN.

Vì vậy ta không nên ngạc nhiên khi có nhiều chữ Hán trong tiếng VN

 

 

ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN: MỘT THỰC TẾ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Hẳn quý độc giả vẫn còn nhớ một sự kiện khó quên là chữ Hán đã "xâm nhập" từ lâu vào văn hoá Việt, chữ viết cũng như tiếng nói, từ thời Bắc thuộc, dù muốn dù không.
 
Ảnh hưởng sâu đậm đến độ nhiều khi ta không phân biệt được, đâu là tiếng Việt, đâu là tiếng Hán.
 
Chỉ nguyên những ngôn ngữ hàng ngày thôi, (chứ chưa nói đến những tài liệu về hành chánh hay thư từ ngoại giao, là một thể loại văn chương cần những lời lẽ trịnh trọng ("formal").
 
Một ví dụ, trong câu nói bình thường như "Xã hội Việt Nam hiện đaị có rất nhiều nhu cầu và vấn nạn cần được giải quyết" (có cả thảy16 chữ thì đã có đến 12 chữ là chữ Hán - những chữ này đã được dùng làm tiếng Việt của ngưòi Việt (Việt hoá) và khi nóí lên ai cũng hiểu.
 
Và, nếu truy nguyên thêm, thì chữ Hán đầy dẫy trong "lịch sử" ngôn ngữ văn tự của ta, khiến người viết không khỏi ... giật mình.
 
Thật là không ngờ chữ Hán đã "nghiễm nhiên" chiêm một điạ vị đáng kể trong ngôn ngữ và văn tự nước ta đã từ lâu lắm

Thật là không ngờ chữ Hán đã “nghiễm nhiên” chiếm một điạ vị đáng kể trong ngôn ngữ và văn tự nước ta đã từ lâu lắm. Từ những chữ dùng phổ biến hàng ngày như "gia đình", "học đường", "xã hội", "quốc gia", "chính trị", "tâm lý", văn hoá, "dân tộc", "quần chúng", "giáo sư" ,"đại học", "trung học", "tiểu học" .v.v...cho đến những danh từ chỉ những khái niệm về đạo đức như: công bằng, bác ái, nhân từ, Công, Dung, Ngôn, Hạnh, nhân nghĩa, từ bi, mà người Việt dùng, lại cũng chính là chữ Hán.
 
Những danh từ chỉ mùa màng như: Xuân, Hạ, Thu, Đông, đồng thời cũng được dùng để chỉ tên người.
 
Những địa danh như :"Thăng Long" (rồng bay), Hà Đông (phía đông của con sông). Những tên sông như "Hồng Hà"(sông có nước màu đỏ), "Cửu Long" (9 con rồng"), Đặc biệt, những danh từ riêng như "Thu Tâm", Xuân Hương", Ngọc Dung, Ngọc Diệp, Mai, Lan, Cúc,Trúc , Đào, Hoa, Sương, Tuyết, Nhật, Nguyệt .v.v..thì lạicũng là chữ Hán, và mi tên gọi đều có ý nghĩa riêng.

Quả thực, ít ai để ý rằng những chữ đó vốn là những chữ Hán mà ra. Cho nên, cũng không hẳn đúng khi nghĩ rằng chỉ có chữ Nôm thuần túy mới là tiếng Việt.
 
Ngay cả hai chữ "Việt Nam" yêu dấu của ta lại cũng xuất xứ từ chữ Hán (Và chính hai chữ "xuất xứ" lại cũng là ... chữ Hán thì mới thật "phiền"!.
 
 (Tuy nhiên, "phiền" mà không phiền, vì ta đã “lợi dụng” những danh từ này từ lâu đời để làm chữ dùng của mình).

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-28/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link