Monday, December 31, 2012

CÔNG-TÁC MƯỜI NĂM CỦA TẬP-CẬN-BÌNH

CÔNG-TÁC MƯỜI NĂM CỦA TẬP-CẬN-BÌNH
Phạm-Quang-Minh
Trong tuần đầu của tháng 11 năm 2012, có hai sự-kiện quan-trọng đến tình-hình thế-giới nói chung trong những năm đến: Barak H. Obama tái đắc-cử Tổng-Thống Hoa-Kỳ và Li Jinping (Tập-Cận-Bình) được chọn làm Lãnh-Tụ Trung-Quốc.
Mọi quyết-định của hai nhân-vật này đều có tầm ảnh-hưởng sâu-rộng đến nhiều nước. Một cách tổng-quát, chiều-hướng xấu sẽ đến nhiều hơn chiều hướng tốt.
 
TẬP-CẬN-BÌNH
Tại Trung-Quốc, Tập-Cận-Bình là hàng ngũ lãnh-đạo thứ năm kể từ khi Hồng-Quân của Mao thiết-lập chế-độ Cộng-Sản tại đây. Một mục-tiêu tối-hậu, một đường-lối lãnh-đạo đồng lòng liên-tục cứng-rắn sắt-máu trong một cơ-chế Cộng-Sản độc-tài, và một hình-thức “Đảng truyền Đảng nối” hằng mỗi thập niên, tạo nên cơ-chếchính-trị đặc-thù của Trung-Quốc do nhóm lãnh-tụ Bắc-Kinh nắm giữ, sắp-xếp vàđiều-hành. Hu Jintao (Hồ-Cẫm-Đào), trong bài diễn-văn đọc trước Đại-Hội Đảng Kỳ18, đã khẳng-định rằng uy-quyền của Đảng là tối-thượng và rằng Trung-Quốc không bao giờ rập khuôn theo thể-chế chính-trị Tây-Phương, tức thể-chế dân-chủ. Cũng cần nhắt lại rằng họ Hồ là người tiến-cử họ Tập lên thay thế mình.
Bốn hàng-ngũ lãnh-đạo Trung-Quốc trước đây là Mao-Trạch-Đông, Đặng-Tiểu-Bình, Giang-Trạch-Dân và Hồ-Cẫm-Đào. Mỗi lãnh-tụ hoàn-thành và lưu lại một dấu ấn rõ-rệt.
Mao-Trạch-Đông thiết-lập chính-quyền Cộng-Sản, xây-dựng Hồng-Quân, thanh-lọc để kiện-toànĐảng, và thu-phục rồi thống-nhất toàn thể Hoa-Lục về một mối. Xong công-tác thống-nhất sơn-hà, họ Mao bày tỏ tham-vọng bá-chủ toàn-cầu khi tuyên-bố rằng Trung-Quốc sẵn-sàng hy-sinh một nửa dân-số để cắm ngọn Hồng-Kỳ trên toàn thế-giới.
Thập niên 80, Đặng-Tiểu-Bình tiếp-tục công cuộc giữ vững Đảng, kiện-toàn Đảng vàđề-xướng chương-trình canh-tân đất nước hầu nâng cao đời sống người dân. Đểcứu-vãn sự sống còn của Đảng, quyết-định của họ Đặng thãm-sát hàng trăm ngàn thanh-niên sinh-viên ngày 4 tháng Sáu năm 1989 tại Thiên-An-Môn là quyết-định lớn-lao có tầm-vóc sánh được với những quyết-định trọng-đại trong thời-kỳxây-dựng, thanh-lọc và kiện-toàn Đảng của Mao.
Thập niên 90, Giang-Trạch-Dân nắm đúng thời-cơ (Bill Clinton non-nớt thiển-cận) chuẩn-bị cho tiến-trình kỹ-nghệ hóa nhanh-chóng nền kinh-tế Trung-Quốc vì chỉcó một nền kinh-tế hưng-vượng mới có thể nuôi quân, hiện-đại hóa quốc-phòng và lũng-đoạn chính-trị toàn cầu.
Công-tác kỹ-nghệ-hóa Hoa-Lục đã được họ Giang tiến-hành thật thông-suốt. Chính-sách R&D béo-bở dễ-dàng của họ Giang đã lôi-kéo được nhóm đầu-tư hám-lợi mù-quáng từ Hoa-Kỳ đang tìm cách trốn-thoát sựkềm-chế phát-triển và cạnh-tranh bởi những luật-lệ lao-động thái-quá lỗi-thời tại Hoa-Kỳ.
Năm 2002, Hồ-Cẩm-Đào tiếp-nhận và tiếp-tục một cách nhịp-nhàng tiến-trình kỹ-nghệhóa và hiện-đại-hóa quốc-phòng đến thành-công.
Trong năm năm sau cùng, ý-thức rõ cái nguồn nhân-lực (sức-lực và trí-lực) thiên-phú dồi-dào của đất nước, họHồ đã tổng kiểm-duyệt toàn bộ tài-nguyên (thiên-nhiên và chế-biến) cần bổ-sung cho đất nước để thiết-lập rồi duy-trì lâu dài một nền kinh-tế độc-lập (sẽ bàn dưới đây), và họ Hồ cũng đã hoạch-định các nhu-cầu chiến-lược quốc-phòng vềphòng-thủ cũng như để nắm thế chủ-động trong tương-lai.
Nhân-lực, tài-nguyên, và nhu-cầu chiến-lược quốc-phòng là ba yếu-tố chính cần-thiết nhằm tiến đến việc thực-hiện mục-tiêu tối-hậu do Mao đề ra và theo đường-hướng kiên-trì đợi thời mà không lộ-diện của họ Đặng. Chữ ‘thời của họ Đặng’ ở đây là ‘lúc con hổTrung-Quốc hoàn-toàn trưởng-thành vô-song trên trường thế-giới võ lâm’.Nhân-lực thống-nhất trên toàn Hoa-Lục là nguồn tài-nguyên bao-la tạo nên“công-trường sản-xuất” đứng đầu thế-giới, và cái nhân-lực thống-nhất này, trong quan-điểm của họ Đặng qua vụ án xử Mao đầu thập niên 70, là công-trình vĩ-đại của họ Mao.
Cái nhìn sâu-sắc về nhu-cầu chiến-lược quốc-phòng đã khiến họ Hồhỗ-trợ các chương-trình nguyên-tử của Bắc-Hàn, của Pakistan, của Iran như ta đã thấy, đồng-thời tiếp tay cho các phong-trào nỗi-dậy gây xáo-trộn tại những vùngđất khác nhau trên thế-giới.
Vềtài-nguyên, Trung-Quốc có gì và cần bổ-sung những gì là quyết-định của Đảng trong quan-điểm của họ Hồ: hàng ngàn mõ vàng phẫm-lượng tốt đang được dự-trữ là nguồn bản-vị phong-phú cho đồng tiền Trung-Quốc một khi cần thay-thế đồng tiền của Hoa-Kỳ trên thương-trường thế-giới, giảm-thiểu việc xuất-cảng để dự-trữnguyên-liệu đất hiếm cho kỹ-nghệ điện-toán thiết-yếu trong tương-lai, cái nhu-cầu dầu-khí dự-tính vào giữa thập niên thứ ba của thế-kỷ XXI cho nền kỹ-nghệ vĩ-đại Trung-Quốc chiếm hơn phân nửa tổng-số dầu sản-xuất hiện nay của toàn thế-giới, v.v ….
.Cái nhìn toàn-bộ sâu-sắc về tài-nguyên cần bổ-sung đã khiến Hồ vạch ra đường ranh lưỡi bò tại biển Đông làm xáo-trộn tình-hìnhĐông-Nam-Á hiện nay. Thế-giới phải thừa-nhận rằng ngày nay Trung-Quốc là một trong những cường-quốc hàng đầu của thế-giới.
Thế-giới cũng phải hiểu rõ các lý-do quan-trọng thầm-kín đằng sau các hoạt-động của Trung-Quốc tại biển Đôngđể biết rằng việc Trung-Quốc lùi-bước hay nhượng-bộ trước các áp-lực ngoại-giao suông của thế-giới là điều không thể xảy ra. Một mục-tiêu tối-hậu với sựkiên-tâm trường-kỳ thực-hiện liên-tục từ thế-hệ này sang thế-hệ khác đã giúp Trung-Quốc đạt được thành-quả ngày nay.
Sách-lược kín-đáo của Đặng-Tiểu-Bình“kiên-nhẫn đợi thời mà không lộ diện” cùng bản tin mà Hồ-Cẩm-Đào gới đến toàn thế-giới năm 2008 qua hình ảnh “Lồng Chim Sắt” và vũ-điệu “Múa Trên Địa-Cầu” đã quá đủ để đánh-thức lương-tri của quý vị Lãnh-Đạo thế-giới về một hiểm-họa Trung-Quốc trong tương-lai không xa.
Vậy cái mục-tiêu tối-hậu đã được vạch ra ngay từ thế-hệ đầu-tiên với Mao là gì? Tôi tóm lược mục-tiêu tối hậu này trong tám chữ “thế-giới độc-tài nhân-loại Tàu hóa” và đây chính là mộng-ước “cắm ngọn Hồng kỳ trên toàn thế-giới” của Mao.
Cái mục-tiêu tối-hậu này của Trung-Quốc, cao xa nguy-hiểm hơn nhiều giấc mộng Đại-Đông Á của Minh-Trị Thiên-Hoàng Nhật-Bản vào giữa thế-kỷ thứ XX, lại trở nên khả-thi đối với Trung-Quốc vào tiền bán thế-kỷ thứ XXI này. Nhìn rõ một cách toàn-diện chủ-trương kiên-trì đợi thời vì mục-tiêu tối-hậu do Đảng đề ra từ lúc khai-sinh và tiến-triển nhịp-nhàng qua bốn thê-hệ vừa qua, sẽ cho chúng ta thấy, một cách đại-thể,chủ-trương đường-lối của thế-hệ thứ năm Tập-Cận-Bình.
Lời khẳng-định của họ Hồrằng Trung-Quốc không bao giờ rập khuôn theo thể-chế chính-trị Tây-Phương, là một bản tin gởi cho thế-giới rằng sẽ không có dân-chủ tại Trung-Quốc, nhưng cũng là lời cảnh-cáo trong nội-bộ Đảng cũng như trong quần-chúng khắp Hoa-Lục rằng Đảng là tối-thượng và sẽ không nhân-nhượng những hình-thức cải-cách dân-chủ theo lối Tây-Phương. Chống-đối xuống đường sẽ bị đàn-áp dầu đẫm máu. Sự đồng thuận giữa Hồ và Tập là lẽ đương-nhiên.
Trong thế-kỷ thứ XXI này, khoảng cách giữa các quốc-gia đã được thu ngắn và điện-toánđã nối liền con người một cách nhanh-chóng thần-kỳ; từ đó quan-niệm, nhận-thức và lề-lối làm việc phải thay đổi theo. Thời tôi còn nhỏ, đầu thập niên 50, thấy một người đi bộ trong làng miệng lẩm-bẩm một mình, mọi người bảo ông ta điên. Ngày nay thấy một người đi bộ miệng lẩm-bẩm một mình, mọi người không hề nghĩông ta điên mà bảo ông ta “high tech” dùng điện-thoại viễn liên không dây. Ngày trước hoa-màu chỉ sản-xuất vừa đủ dùng trong làng và cho các làng lân-cận.
Ngày nay hao-màu có thề bán ra xa hàng ngàn dặm, vì thế việc sản-xuát phải đồng-loạt với số lượng lớn và việc canh-tác phải cơ-giới-hóa thay cho sức người yếu-đuối. Thế-giới ngày nay liên-hệ cùng nhau và trao-đổi mậu-dịch với nhau để sinh-tồn, nhưng luôn luôn chèn-ép lẫn nhau trong cảnh mạnh được yếu thua. Đây là điều thật tệ-hại bất-công. Chính vì thế các nước trên thế-giới luôn luôn chú-ý đến những đổi thay người lãnh-đạo tại các nước lớn mạnh hơn và cầu mong một sự đổi mới tốt lành hơn.
Đây cũng là một trong những lý-do đã khiến tôi đề-nghịgiải-tán Liên-Hiệp-Quốc vào giữa thập niên 90. Thế-giới đã biết một phần nào vềObama nhưng con người thực của Obama sẽ thể-hiện rõ hơn trong nhiệm-kỳ hai. Thế-giới chưa biết nhiều về Tập-Cận-Bình. Bài này trình-bày vài nhận-định cụ-thể về đường-lối và công-tác mười năm đến của Tập-cận-Bình.
Có thể nói một cách chung rằng chắc-chắn họ Tập sẽ tuân-thủ việc thực-hiện mục-tiêu tối-hậu mà Đảng đã đề ra từ thời Mao, và đã đồng-lòng với kế-hoạch, chủ-trương và đường-lối của họ Hồ. Việc thực-hiện mục-tiêu tối-hậu của Đảng phải trải qua rất nhiều công-tác giai-đoạn mà độc-lập kinh-tế là phương-tiện trường-kỳ. Một số những công-tác giai-đoạn này đã được bốn thế-hệ vứa qua hoàn-thành. Sự thành-công cuối-cùng của “mục-tiêu tối hậu” tùy-thuộc hoàn-toàn vào việc xây-dựng một nền kinh-tế độc-lập cho Trung-Quốc.
Chính vì tầm quan-trọng của việc xây-dựng nền kinh-tế độc-lập cho Trung-Quốc mà họ Hồ đã thiết-lập kế-hoạch “lằn ranh lưỡi bò” để tóm thâu toàn-bộ tài-nguyên thiên-nhiên phong-phú dưới lòng biển, mặc dù họ Hồ hiểu rõ đây là một sựxâm-lăng các nước láng giềng nhỏ-bé hơn. Bên cạnh những công-tác nhưhiện-đại-hóa quốc-phòng, tiếp-tục canh-tân kỹ-nghệ, phát-triển kinh-tế,công-tác chính của họ Tập là tóm thâu tất cả những phần lãnh-thổ trong đường ranh “lưỡi bò“ về cho Trung-Quốc bằng những phương-tiện sẵn-có về ngoại-giao lẫn vũ-lực. Công-tác mà Đảng tối-thượng đã vạch ra, chắc-chắn họ Tập đã đồng-ýđứng ra đảm-nhận việc thi-hành.
Trong mười năm đến, cộng-tác của họ Tập sẽ rất cam-go, nhưng thời-gian là lợi thế cho Trung-Quốc để kiện-toàn sức-mạnh của mình. Trung-Quốc sẽ có thể lùi một bước để tiến hai bước, nhưng vì “mục-tiêu tối-hậu”, Trung-Quốc sẽ không bao-giờ bỏ-cuộc. Đây là điều mà Tây-Phương phải ghi-nhớ. Công-tác mà Đảng và họ Hồ đã trao vào tay họ Tập đã rõ-rệt là như thế.
Họ Tập phải tóm-thâu toàn bộ những phần đất thuộc đường ranh lưỡi bò cùng đẩy mạnh việc xây-dựng một nền kinh-tế độc-lập tân-tiến hùng-mạnh hầu chuẩn-bị cho kế-hoạch xâm-lăng thế-giới. Nếu họ Tập thành-công, mục-tiêu tối-hậu “thế-giớiđộc-tài nhân-loại Tàu hóa” sẽ bắt-đầu được thực-hiện vào thập niên 2023 này; nếu gặp khó-khăn trì-trệ, mục-tiêu sẽ bắt-đầu vào thập niên 2040. Để tránh thảm-họa chung cho thế-giới, Hoa-Kỳ và đồng-minh phải đồng lòng, dứt-khoát, cương-quyết đối-phó với những thủ-đoạn của họ Tập trong những năm đến.
Trung-Quốc đã rút-tỉa từ bài học Nhật-Bản phương-thức canh-tân kỹ-nghệ cho Trung-Quốc. Hoa-Kỳ và thế-giới ngày nay phải rút-tỉa từ bài học Nhật-Bản phương-thức kềm-chế những lãnh-tụ tham-tàn độc-đoạn nuôi mộng bá-chủ toàn cầu.
Chúng ta nói nhiều về một nền kinh-tế độc-lập của một nước. Bây giờ cùng nhau chúng ta minh-định bốn chữ kinh-tế độc-lập này. Một nước hưng-vượng phú-cường có một nền kinh-tế độc-lập khi tài-nguyên của nước này cung-ứng nỗi một tổng sản-lượng quốc-gia lớn đủ để tạo ra nguồn lợi-tức dồi-dào trang-trải được mọi chi-phí cần-thiết cho toàn-bộ ngân-sách quốc-gia của nước đó. Chữ tài-nguyên bao gồm tài-nguyên thiên-nhiên và nhân-lực. Tài-nguyên thiên-nhiên gồm nguyên-liệu và nhiên-liệu dùng cho việc chế-biến và sản-xuất.
Nhân-lực phải đủ và kiện-toàn đủ để dùng vào việc chế-biến, sản-xuất, dich-vụ và tiêu-thụ. Tất cả từ tài-nguyên, sản-xuất đến tiêu-thụ, phải từ nội địa tùy thuộc vào nội địa mà thôi và hoàn-toàn không cần đến hay phụ-thuộc thị-trường bên ngoài nước đó. Bằng một thí-dụ: một nước phú-cường, với 350 triệu dân, có một tổng sản-lượng lớn mà lợi-tức đồng niên đủ để trang-trải mọi chi-phí cho ngân-sách của nước đó nhưng cái lợi-tức này thu-hoạch được từ 70% tổng sản-lượng tiêu-thụ tại nội-địa và 30% xuất-cảng ra tiêu-thụ ở nước ngoải. Nước này không có một nền kinh-tế độc-lập theo minh-định trên của chúng ta vì yếu-tố thị-trường tiêu-thụ nội địa không lớn đủ. Với tổng sản-lương đó và với mức tiêu-thụ nội-địa đó, nếu nước này có 500 triệu dân trở lên thì nước này sẽ có một nền kinh-tế độc-lập theo minh-định trên của chúng ta.
Một thí-dụ khác, trong minh-định này của chúng ta, nước Nhật phú-cường nhưng Nhật không thể có một nền kinh-tế độc-lập vì dân-sốít, tài-nguyên thiên-nhiên phải nhập-cảng từ nước ngoài cho việc sản-xuất, và hàng-hóa sản-xuất tại Nhật phải xuất-cảng ra nước ngoài để thâu lợi-tức trở vếlàm cho nước Nhật giàu-có phú-cường. Khi có xáo-trộn thị-trường ngoại-quốc bất-cứ vì lý-do gì, nền kinh-tế Nhật sẽ bị ảnh-hưởng ngay. Hầu hết các nước trên thế-giới đều không có nền kinh-tế độc-lập nên phải nương-tựa vào nhau, hổ-tương cho nhau để tạo-dựng và duy-trì sự hưng-vượng phú-cường.
Nền kinh-tếhổ-tương của các nước trên thế-giới bấp-bênh thăng-trầm như chúng ta đã thấy vì lý-do lệ-thuộc lẫn nhau này. Minh-Trị Thiên-Hoàng với giấc mộng Đại-Đông-Á, đểtìm kiếm thị-trường tiêu-thụ và tài-nguyên thiên-nhiên từ bên ngoài hầu bổ-sung vào những thiếu-hụt thiên-nhiên của Nhật, là để củng-cố một nền kinh-tế độc-lập lâu dài cho Nhật. Nguyên-nhân thầm-kín bên trong lý-tưởng Cộng-Sản của Stalin khi thành-lập Liên-Bang Sô-Viết cũng không ngoài mục-tiêu kinh-tế độc-lập này vì chỉ với nước Nga không thôi, ngân-sách quốc-phòng sẽ không đủ để Stalin lãnh-đạo thế-giới.
Cả hai giấc mộng kinh-tế độc-lập này đều đã tiêu-tan vào năm 1945 và vào năm 1990. Thế-giời những tưởng sẽ được yên-bình sau đó thì nay một nền kinh-tế lớn khác lại ló dạng và có cơ thành-tựu trong mục-tiêu trở-thành một nền kinh-tế độc-lập, đang đe-dọa sự yên-lành hưng-vượng của hầu hết các nước trên khắp năm châu. Nếu một Bill Clinton khôn-ngoan đủ và nhìn rõ được tình-hình thế-giới thì sự thành-tựu này có thể đã bị đình-trệ lại hàng bao chục năm sau, nghĩa là thế-giới có đủ thời-gian để ứng-phó. Sự thật lại không được như thế!
Trong giai-đoạn kỷ-thuật tân-tiến này, một nền kinh-tế độc-lập trong tay những lãnh-tụ tham-tàn tham-lam hiếu-chiến là một đại-họa cho toàn nhân-loại. Những kế-hoạch và chủ-trương của Hồ-Cẩm-Đào kế-tục bởi Tập-Cận-Bình, nếu thành-công, sẽ giúp Trung-Quốc trở thành một nước có nền kinh-tế độc-lập, tức là không cần đến tài-nguyên và thị-trường bên ngoài. Với sự tham-tàn và tham-lam bất-chính của giới lãnh-đạo Bắc-Kinh, đây sẽ là một đại họa thảm-thương cho nhân-loại.
Đại hoạ này sẽ xảy ra trong tiền bán thế-kỷ thứ XXI này nếu thế-giới không cương-quyết đoàn-kết cùng nhau tìm phương cách chận đứng kịp thời. Đây là điều thật khó-khăn. Gần đây, Cam-Bốt tuân-hành mệnh-lệnh của Trung-Quốc để đổi lấy 10 tỷ viện-trợ kinh-tế là một thí-dụ cho sự khó-khăn này.
Trướcđại họa chung này, Hoa-Kỳ sẽ phải hành-động như thế nào trong cương-vị của một nước lãnh-đạo Thế-Giới Tự-Do? Trong giai-đoạn bốn năm rất quan-trọng sắp đến cho thế-giới, chính-sách của Hoa-Kỳ nằm trong tay Obama. Trong bốn năm 2009-2012, nền kinh-tế của Hoa-Kỳ tồi-tệ; chính-sách ngoại-giao sai-lầm; Trung-Đông bây giờ là bãi chiến-trường xâu-xé lẫn nhau vì sự tranh-giành quyền-lực giữa các hệ-phái Hồi-Giáo cực-đoan; một số đồng-minh trung-kiên của Hoa-Kỳ đã bịhạ-bệ và số còn lại đã mất tin-tưởng vào Hoa-Kỳ với Obama trong tòa Bạch-Ốc; nay Obama đang chuyển-hướng mối quan-tâm của Hoa-Kỳ vào vùng tranh-chấp lãnh hải tại Đông-Nam-Á.
Trong cuộc tiếp-xúc với báo-chí mới đây về việc đề-cử John Kerry vào chức-vụ Bộ-Trưởng Ngoại-Giao thay thế bà Clinton, Obama nhấn-mạnh đến trách-vụ khó-khăn của Kerry trong việc gìn-giữ mối giao-hảo với Trung-Quốc.
Nếuđây quả thực là trách-vụ mà Obama giao-phó cho Kerry thì tình-hình Đông-Nam-Á sẽ không thể nào tốt-đẹp hơn mà thời-gian càng kéo dài càng có lợi cho Trung-Quốc.
Trước đây, Nixon-Kissinger đã thua mưu của Mao-Đặng; Clinton đã non-nớt trước họ Giang; bây giờ tôi âu-lo Obama sẽ bị tên cáo-già tham-lam cương-quyết họ Tập lèo-lái dễ-dàng bằng những miếng mồi béo mỡ. Âu đó cũng là mệnh số của Hoa-Kỳ!
Lịch-sử thế-giới có thể nào lại tái diễn. Đầu thập niên 60, quần-chúng Việt-Nam đã lầm-lạc hỗ-trợ Dương-Văn-Minh mà hậu-quả là thảm-nạn mất nước tháng 4 đen trong thập niên 70.
Ngày nay, quần-chúng Hoa-Kỳ có thể đã hỗ-trợ sai-lầm Obama mà hậu-quả sẽ là ‘thế-giới độc-tài, nhân-loại Tàu hóa’trong vòng hai thập niên đến.
Tôi luôn luôn thành-tâm hy-vọng rằng những nhận-định của tôi về Obama là sai-lầm. Chỉ vài năm nữa thôi, mọi sự sẽ rõ.
Tôi viết bài này bằng tất cả sự âu-lo cho tương-lai Hoa-Kỳ của một người Mỹ với kinh-nghiệm máu-xương gốc Việt. Năm 1968, khi tổ-chức trại tiếp-cư Võ-Tánh, một cụ già di-cư từ Bắc vào Nam hỏi tôi: Nếu Cộng-Sản chiếm Miền Nam, chúng ta sẽchạy đi đâu?
Có thể đã đến lúc chúng ta phải hỏi câu tương-tự cho con cháu chúng ta: Khi Tàu-Cộng chiếm Mỹ, chúng ta sẽ đi đâu? Đặt câu hỏi sớm cả 20 năm là điều thật đáng nghi-ngờ!
Nhưng, bốn mươi năm trước, không ai ngờ cái nước lạc-hậu Trung-Quốc sẽ có thể sánh ngang-hàng và đương-đầu được với Hoa-Kỳ: đây là hậu-quả không sữa-chữa được từ sự thiển-cận nhu-nhược của giới lãnh-đạo Hoa-Kỳ.
Chúng ta càng không tin rằng Trung-Quốc sẽ có thể thắng thì Trung-Quốc sẽ thắng.
Đây là yếu-tố tâm-lý quyết-định. Lại nữa, trong một nước dân-chủ,quần-chúng không tin sẽ ngăn chận người lãnh-đạo có những hành-động cương-quyết dứt-khoát để bảo-vệ tương-lai; nghĩa là một người lãnh-đạo dù yêu-nước sáng-suốt đôi khi cũng đành bó tay.
Xã-hội Hoa-Kỳ là một xã-hôi rất phức-tạp và thiếu thuần-nhất. Kẻ thù của Hoa-Kỳ biết rõ điều này trong cơ-chế chính-trị tại Hoa-Kỳ; thêm vào đó có cả một mạng lưới chính-trị gia do kẻ thù cất-nhắc lên và làm theo mệnh-lệnh của kẻ thù. Bất hạnh thay!
Để kết-thúc bài này, tôi xin mượn câu nói sau đây của một Dân-Biểu tiểu-bang California, Dana Rohrabacher: “If we do not act now, we will face an almost certain ‘death by China’ ”. Cầu mong rằng số chính-giới Hoa-Kỳ ý-thức thãm-họa “thế-giới độc-tài, nhân-loại Tàu hóa”, sẽ càng lúc càng nhiều hơn.
Phạm-Quang-Minh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-1/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link