Trân
trọng kính chuyển.
NHDong
HIẾN PHÁP NHÂN BẢN VÀ
DÂN CHỦ,
NỀN TẢNG VÀ LÝ TƯỞNG KIẾN TẠO VIỆT NAM XỨNG ĐÁNG VỚI CON NGƯỜI
(1)
NGUYỄN HỌC TẬP
I - Tự do thuyết lý và tự do thực hữu, tự do tiêu cực và tự do
tích cực.
Muốn thay đổi cơ chế ( hay tổ chức
hành chánh : lập pháp, hành pháp, tư pháp) của một Quốc Gia, chúng ta cần thay
đổi thể chế ( quan niệm và lý tưởng) định hướng để tổ chức cơ chế của Quốc Gia
đó.
Thỉnh thoảng đó đây, trên
báo chí cũng như trên các Diển Đàn Điện Toán, chúng ta thường nghe một vài người
đề nghị Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam bải bỏ điều 4 Hiến Pháp XHCN của họ, để đi
đến một tổ chức lý tưởng cho Việt Nam trong tương lai.
Có thật, nếu Cộng Sản Việt
Nam chịu bải bỏ điều 4 Hiến Pháp XHCN hiện hành ở Việt Nam, là chúng ta có thể
tổ chức được cho Việt Nam cơ chế Quốc Gia lý tưởng cho đồng bào chúng ta trong
tương lai không?
A - Tự do thuyết lý và
tự do thực hữu
Điều đó còn tùy chúng ta
có thấy phần còn lại của Hiến Pháp 1992 của XHCNVN là thể chế lý tưởng để định
hướng tổ chức Quốc Gia chúng ta trong tương lai không?
Nói cách khác, trong
Hiến Pháp 1992 hiện hành của XHCNVN có những điều khoản Nhân Bản và Dân Chủ như
lý tưởng mà chúng ta mong muốn cho tương lai đất nước và có những điều khoản
nào bảo đảm thực thi những gì Hiến Pháp tuyên bố?
Tuyên bố suông bằng cách
" sao y bản chánh" các điều khoản Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền
LHQ, ai cũng làm được:
" Tự do cá nhân
bất khả xâm phạm",
" Tự do gia cư bất
khả xâm phâm",
" Tự do ngôn luận
và tự do hội họp là những quyền bất khả xâm phạm",
" Mọi người đều có
quyền tự do di chuyển"...
Bản Tuyên Ngôn Nhân
Quyền LHQ chỉ nêu lên những quyền tối thiểu bất khả xâm phạm, mà bất cứ Quốc
Gia thành viên nào cũng phải tuân giữ. Nhưng những quyền ở mức tối thiểu đó là
những điều kiện sống Nhân Bản tối thiểu mà con người phải có, chớ chưa phải là
lý tưởng mà một cá nhân mong đạt đến.
Và " sao y bản
chính" để tuyên bố như vậy, ai cũng tuyên bố được, nhưng đó chỉ là
cách tuyên bố "tự do thuyết lý " (liberté formelle), tuyên bố
miệng và tuyên bố trên giấy tờ.
Ai chịu trách nhiệm đứng
ra bảo đảm khi các quyền vừa kể không được tôn trọng và thực thi?
Tuyên bố và quy trách
cho những ai sẽ chịu trách nhiệm trước Hiến Pháp trước tiên và trước luật pháp
kế tiếp, đặt các điều kiện phải có để thực hiện và quy trách tội trạng đối với
những ai không thi hành, mới là phương thức biến các quyền tự do được bảo đảm
thuyết lý thành "tự do thực hữu" ( liberté substantielle), có
thật.
Sau khi xác nhận ở đoạn
1
" Nhân phẩm con
người bất khả xâm phạm" ( Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Kế đến Hiến Pháp 1949
Cộng Hoà Liên Bang Đức còn phải quy trách cho các cơ chế Quốc Gia phải chịu
trách nhiệm thực thi những quyền mà Hiến Pháp đứng ra bảo đảm trước mọi người,
nếu không muốn tuyên bố để mà tuyên bố:
" Những quyền
căn bản được kể sau đây có tính cách bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư
pháp, như là những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp" ( Điều 1, đoạn
3, id.).
Nếu nhân phẩm con người
bị vi phạm và con người không thực sự hưởng các quyền căn bản của mình, tổ chức
Quốc Gia là chủ thể phải chịu trách nhiệm đầu tiên, bị Hiến Pháp quy trách cho
có trách nhiệm trực tiếp, " là những quyền có giá trị bắt buộc trực
tiếp", có nghĩa là những quyền người dân có thể kỳ vọng phải được thực
hiện cho họ ( actionables), bằng cách nhờ cơ quan tư pháp hay Viện Bảo
Hiến đứng ra bảo chứng.
Cũng vậy, sau khi tuyên
bố người làm việc phải được bảo đảm an sinh xã hội, những người tàn tật và kém
khuyết có quyền được nuôi sống và trợ cấp xã hội để có được một đời sống xứng
đáng với nhân phẩm con người, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc quy trách:
" Các bổn phận
của Quốc Gia được kể trên đây sẽ được giao cho các tổ chức và cơ chế sẽ được
thiết lập hay sẽ được chính tổ chức Quốc Gia bổ khuyết " ( Điều 38,
đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Tuyên bố Nhân Bản và Dân
Chủ, tiên liệu phương tiện để thục hiện và quy trách cho ai là chủ thể chịu
trách nhiệm. Đó mới là khuôn mẫu Nhân Bản và Dân Chủ thực hữu, không nói để mỵ
dân.
Hiến Pháp 1992 XHCNVN có
những điều khoản tương tợ quy trách cho Nhà Nước hay " Đảng và Nhà Nước"
trách nhiệm bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, và nếu " Đảng
và Nhà Nước mình " không thực thi, thiếu trách nhiệm, làm việc tắc
trách, bè đảng, thiên vị, Hiến Pháp có tiền liệu cơ quan nào là cơ quan có thẩm
quyền " xách lỗ tai Đảng và Nhà Nước" không?
Ai bảo đảm được " Đảng
và Nhà Nước mình" không sai lầm, làm việc tắc trách, không bè phái
thiên vị ức hiếp người dân?
B - Tự do tiêu cực và tự
do tích cực.
Chúng tôi chưa bàn đến
nội dung quan niệm về nhân phẩm con người thế nào trong Hiến Pháp 1992 XHCNVN,
mà chỉ mới đề cập đến hình thức tuyên bố.
Lần đọc những điều khoản
tuyên bố về quyền và tự do của người dân, chúng ta sẽ thấy rằng Hiến Pháp 1992
XHCNVN chỉ tuyên bố một loạt các quyền dưới hình thức tiêu cực, như những gì
chúng tôi trích dẫn ở trên.
Tuyên bố " Tự do
cá nhân bất khả xâm phạm" là hình thức tuyên bố tiêu cực, đồng nghĩa
với phía bên kia, " phía bên Chính Quyền hay cá nhân khác "
" không được xâm phạm, có bổn phận phải tôn trọng ".
Người dân được " tự do khỏi, liberté de..."
, bị người khác xâm
phạm.
Nhưng người dân trong
một Quốc Gia không phải chỉ có mức sống luôn luôn phòng thủ tiêu cực "khỏi
bị người khác xâm phạm ", người khác đó là Chính Quyền hay tư nhân
cũng vậy , mà còn phải có cơ hội và điều kiện thuận tiện ho phép mình tự do
phát triển con người của mình và cộng tác phát triển, đem lại thịnh vượng cho
chính mình và cho đồng bào mình , " tự do tích cực, liberté à...,
tự do để làm một cái gì).
Đó là những gì Hiến Pháp
1947 Ý Quốc nêu lên ở một trong những điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp, đặt ở
vị trí quan trọng nổi bậc:
" Bổn phận của
nền Cộng Hoà Dân Chủ là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế
và xã hội, là những chướng ngại, trong khi giới hạn thực sự tự do và bình đẳng
của người dân, không cho phép họ triển nở hoàn hảo con người của mình và tham
dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở"
( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Hay " Mọi công
dân đều có quyền tự do gia nhập thành chính đảng để cộng tác theo phương thức
dân chủ định đoạt đường lối chính trị Quốc Gia" ( Điều 49 , id.)
Như vậy tổ chức cơ chế
Quốc Gia không những " không được cấm đoán", " không
được xâm phạm" các quyền tự do của người dân hay người dân có tự do
khỏi bị Quốc Gia cấm đoán ( liberté de...) quyền tự do gia nhập hội , mà
chính tổ chức Quốc Gia còn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, " dẹp
bỏ đi những chướng ngại vật ", để người dân có thể xử dụng quyền tự do
nhập hội và hội họp của mình, hành động mưu ích cho mình và cho Cộng Đồng Quốc
Gia, tự do tích cực để, tự do để làm một việc gì
( liberté à...
):
"...tự do cộng
tác theo phương thức dân chủ định đoạt đường lối chính trị quốc gia,
"( Điều 49, id.).
Thể chế tốt đẹp hơn cho
tương lai Việt Nam không những cần phải có những điều khoản bảo đảm dưới hình
thức tiêu cực, mà còn quy trách cho Quốc Gia tạo điều kiện vật chất và phương
thế thích hợp, để khuyến khích người dân thăng tiến chính mình và cộng tác phát
triển cho xứ sở đến văn minh và phú cường.
Hiến Pháp 1992 Cộng Sản
Việt Nam có những điều khoản như vậy không?
II - Thể chế Nhân Bản
trong Hiến Pháp.
A - Thể chế độc tài là
thể chế chống con người, trước khi chống thể chế dân chủ.
Đọc các Hiến Pháp Tây
Âu, nhứt là Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, hai Hiến Pháp
thoát xuất từ hai chế độ độc tài của Mussolini và Hitler, điều nổi bậc mà ai
cũng thấy được, đó là tính cách Nhân Bản của người dân Âu Châu.
Trong quan niệm thường
nhật, chúng ta thường đặt đối ngược nhau quan niệm Quân Chủ và Dân Chủ, Độc Tài
và Tự Do.
Dường như Quân Chủ hay
Độc Tài là những phương thức tổ chức hành quyền chống Dân Chủ hơn là chống Con
Người, đàn áp và nô lệ hoá Con Người, đê tiện hoá nhân phẩm Con Người, không
tôn trọng Nhân Bản.
Quan niệm Độc Tài,
phương thức hành quyền chống Dân Chủ, là quan niệm không chính xác.
Bất cứ cách hành xử
quyền bính Độc Tài nào cũng là cách thức lạm dụng quyền lực chống Con Người
trước tiên, chống các quyền và tự do bất khả xâm phạm của Con Người, trước khi
chống lại "phương thức tổ chức quyền lực Quốc Gia dựa trên sự đồng thuận
của người dân " hay Dân Chủ.
Đó là những gì được ghi
trong hai Bản Tuyên Ngôn của hai cuộc Cách Mạng đưa đến tổ chức văn minh của
nhân loại hiện nay, Cách Mạng Độc Lập Hoa Kỳ và Cách Mạng Pháp Quốc 1789:
- Tất cả mọi người
đều được dựng nên bình đẳng như nhau.
Tất cả đều được Đấng Tạo
Hóa ban cho một số quyền bất khả nhượng.
Trong các quyền nầy,
quyền được bảo toàn mạng sống, quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc là các quyền
thượng đẳng" ( Tiền Đề Tuyên
Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776).
- "Các đại diện
đồng thanh tuyên bố rằng: các quyền của con người do Thiên Phú, bất khả nhượng
và cao qúy " ( Tiền Đề Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách
Mạng Pháp Quốc 1789).
Như vậy, lý do mà người
dân nổi lên làm Cách Mạng, chống Quân Chủ, chống Độc Tài là để bênh vực Con
Người bị chà đạp, đê tiện hóa và nô lệ hóa Con Người, để bênh vực Nhân Bản của
mình.
Thừa hưởng tinh thần
Nhân Bản trên, các vị soạn thảo hai Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và 1949 Cộng Hoà Liên
Bang Đức ( CHLBĐ) khởi đầu viết Hiến Pháp bằng cách quan niệm Con Người phải
được đặt ở địa vị trung tâm điểm và tối thượng trong tổ chức cơ chế Quốc Gia,
chống lại quan niệm coi con người như thú vật, bị đánh đập, tra tấn và lùa vào
các lò sát sinh hay hầm chôn tập thể dưới chế độ độc tài Hitler và Mussolini.
Nói cách khác,tổ chức
Quốc Gia được thành lập để phục vụ con người chớ không ngược lại.
Trong quan niệm đó, Hiến
Pháp 1949 CHLBĐ tuyên bố về con người ngay ở điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp:
" Nhân phẩm con
người bất khả xâm phạm " ( Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp CHLBĐ).
Và liên tục tuyên bố về
các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, phương thức liên hệ để bảo vệ
liên tiếp trong 19 điều khoản kế tiếp, trước khi định nghĩa thể chế và kết cấu
tổ chức Quốc Gia như là dụng cụ để bảo đảm, thực thi và tạo điều kiện thích ứng
để phát triển con người từ điều 20 trở đi.
Hành xử như vậy, các vị
soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBĐ muốn đặt vị trí nổi bậc của con người trong tổ
chức Quốc Gia.
Con người ở địa vị tối thượng và trung tâm điểm
của tổ chức Quốc Gia.
Mục đích hiện hữu của tổ
chức Quốc Gia là phục vụ con người, giúp cho con người đạt được những gì mà
cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân không có điều kiện và phương tiện để thực
hiện.
Cho đến bao giờ, Quốc
Gia chưa có được một thể chế định hướng để tổ chức đất nước đặt trên nền tảng
trên tôn trọng Nhân Phẩm, Quốc Gia đó còn chất chứa tranh chấp, lường lọc, chia
rẻ, lấn áp, trả thù phục hận, là địa ngục trần gian.
Bởi lẽ thể chế và cơ chế
của Quốc Gia tổ chức chống lại Bản Tính con người, chống lại các ước vọng tự
nhiên về tự do và bình đẳng, do chính bản tính con người đòi buộc.
Chế độ của Hitler và
Mussolini đã minh chứng.
Đó là những gì Hiến Pháp
1949 CHLBĐ tuyên bố kế tiếp trong cùng một điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp:
" Như vậy dân
tộc Đức nhìn nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người
như là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hòa bình và công chính trên
thế giới" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Cũng vậy, Hiến Pháp 1947
Ý tuyên bố về con người từ điều 2 đến điều 54, trước khi xác định phương thức
tổ chức cơ chế Quốc Gia như là phương thức tổ chức để bảo đảm thực thi lý tưởng
Nhân Bản, mà các điều khoản kế tiếp của Hiến Pháp sẽ tuyên bố.
Ngay ở điều 2 của Hiến
Pháp, địa vị con người được đặt trên một vị trí nổi bậc:
" Nền Cộng Hoà
nhận biết ( riconosce) và bảo vệ ( garantisce) các quyền bất khả xâm phạm của
con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi con
người phát triển nhân cách của mình " ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý
Quốc).
B- Con người và người
công dân.
Các vị soạn thảo của hai
Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và 1949 CHLBĐ đã dùng chữ rất chính xác để nói lên tư
tưởng quan trọng mà các vị đã đặt vào những dòng đầu của Hiến Pháp.
Các vị đã dùng từ ngữ
" con người ", thay vì " người công dân"
để nói lên tư tưởng nhân bản tối thượng mà mọi người phải tôn trọng:
- " Nhân phẩm
con người bất khả xâm phạm" ( Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp CHLBĐ),
- " Nền Cộng Hoà
nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người..." (
Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
( 1 ) - Con Người.
Khi đề cập đến "con
người " là chúng ta đề cập đến những đặc tính được cấu tạo do chính
bản tính của con người xác định.
"Con người "
đó bất cứ là ai, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
Hể đã là người, chúng ta
đều có nhân vị và nhu cầu như nhau, cần phải được kính trọng và thoả mãn, không
phân biệt màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, chính kiến, tôn giáo, địa vị cá nhân và xã
hội:
" Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật.
Người nam và người nữ
đều ngang hàng nhau, đối với các quyền của mình.
Không ai có thể bị thiệt
thòi hay được ưu đãi do phái tính, sinh trưởng, giòng giống, ngôn ngữ, quốc gia
hay nguồn gốc, tín ngưỡng, lòng tin tôn giáo hay chính kiến" (Điều 3, đoạn 1,2 và 3 Hiến Pháp 1949
CHLBĐ).
Tư tuởng trên cắt nghĩa
tại sao người Đức không tuyên bố " trên lãnh thổ Đức
" hay
"đối với dân tộc Đức, nhân phẩm con người bất khả xâm phạm", mà
chỉ tuyên bố một câu ngắn ngủi như là một mệnh lệnh phải tôn trọng:
" Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm"
( Điều 1, đoạn 1, id.).
Mệnh lệnh của dân tộc
Đức đã quá rõ: " Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm", bất cứ
con người đó là ai và " bất khả xâm phạm " là điều bắt buộc
đối với bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, nếu những người đó muốn có một
cuộc sống hòa bình và thân hữu đối với dân tộc Đức, vì đó
"...
là nền tảng
của mọi cộng đồng nhân loại, của hòa bình và công chính trên thế giới"
(Điều 1, đoạn 2, id.).
Nói cách khác, những thể
chế và những ai hành xử theo những thể chế không tôn trọng nhân phẩm con người
là những ý thức hệ và con người không thể nào có một cuộc sống cộng tác hòa
bình và thân hữu với dân tộc Đức.
Bởi lẽ nếu họ không tôn
trọng nhân phẩm con người, là họ miệt thị những giá trị mà dân tộc Đức đặt lên
hàng đầu trong cuộc sống của mình.
( 2 ) - Người Công Dân.
Như trên đã nói, Hiến
Pháp 1947 Ý Quốc và Hiến Pháp 1949 CHLBĐ dùng danh từ " con người "
thay vì " người công dân", để nói lên tính cách phổ
quát của lý tưởng nhân bản mà bất cứ ai cũng phải được tôn trọng và đối với bất
cứ ai.
Trong chính trị học, khi
đề cập đến " người công dân" là chúng ta nói đến người dân
liên hệ với một tổ chức Quốc Gia cá biệt, có thể chế, luật lệ và cơ chế đặc
thù. Khi nói đến người công dân Ý chẳng hạn, là chúng ta đề cập đến người dân
vừa kể liên quan đến tổ chức Quốc Gia Ý.
Quyền và nhiệm vụ của
người dân do đó tùy theo luật pháp Quốc Gia Ý quy định.
Chúng ta đã thấy rằng
Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đề cập đến địa vị và các quyền căn bản bất khả xâm phạm
của con người từ điều 2- 54 và Hiến Pháp 1949 CHLBĐ, từ điều 1-19, trước khi
định nghĩa thể chế chính trị và phương thức tổ chức cơ chế quyền lực Quốc Gia
từ điều 20 trở đi.
Trái lại Hiến Pháp 1977 Cộng
Hoà Liên Bang Sô Viết chỉ đề cập đến " người công dân" của họ
từ điều 33 trở đi, sau khi đã bàn thảo về thể chế chính trị ( điều 1-9), hệ
thống kinh tế ( 10-18), phát triển xã hội và văn hóa ( 19-27), chính sách ngoại
giao ( 28-30) và chính sách bảo vệ Quốc Gia và Chủ Nghĩa Xã Hội ( 31-33).
Điều đó cho thấy người
dân được ý thức hệ Cộng Sản ban cho một chỗ đứng nào trong quan niệm tổ chức
quốc Gia của họ.
Còn nữa, nếu Hiến Pháp
1947 Ý Quốc và 1949 CHLBĐ cũng như các Hiến Pháp Tây Âu đề cập đến " con
người ", thì Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết chỉ đề cập đến
" người công dân".
Và nếu Hiến Pháp 1947 Ý
Quốc tuyên bố
" nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả
xâm phạm của con người
" ( Điều 2),
vì là những quyền "
được Đấng Tạo Hoá ban cho
" (Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776)
hay " là những
quyền của con người do Thiên Phú bất khả nhượng và cao qúy" ( Tuyên
Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789),
thì đây là những gì Hiến
Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết ban cho " người công dân"
của họ:
" Nhân dân Sô
Viết ( hay Đảng Cộng Sản Sô Viết cũng vậy) được hướng dẫn bằng tư tưởng Cộng
Sản Chủ Nghĩa khoa học và trung thành với các truyền thống Cách Mạng
xác định nền
tảng của chế độ xã hội và chính trị của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết, thiết định
các quyền, tự do và bổn phận bắt buộc đối với người công dân, các nguyên tắc tổ
chức và mục đích cho Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa của toàn dân" ( Tiền
Đề, đoạn XIV Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết".
Như chúng ta vừa nói,
khi đề cập đến " người công dân", là chúng ta đề cập đến người
dân có liên hệ với tổ chức Quốc Gia. Quyền và bổn phận của người dân tùy thuộc
vào sự quyết định của thể chế và cơ chế Quốc Gia.
Đó là điều mà Hiến Pháp
1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết tuyên bố:
" Nhân dân Sô Viết
( hay Đảng CS Sô Viết)
thiết định quyền, tự do và bổn phận bắt buộc đối
với người công dân" ( Tiền Đề, đoạn XIV, Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên
Bang So Viết)
Điều đó chứng tỏ rằng
con người sống dưới chế độ Cộng Sản chỉ là "người công dân "liên
hệ với tổ chức Quốc Gia Cộng Sản. Các quyền và tự do cũng như bổn phận phải do
Đảng Cộng Sản " thiết định" cho mới có.
Và vì Đảng Cộng Sản có
quyền " thiết định" các quyền và tự do của người dân họ, nên
ai sống ngoài tổ chức của Cộng Sản, những ai không chấp nhận thể chế và cơ chế
Cộng Sản, là người không được thể chế luật pháp Cộng Sản " thiết định".
Điều đó có nghĩa là
những ai chống lại thể chế và cơ chế Cộng Sản, những nhà ly khai chẳng hạn, là
những người không có được một quyền và tự do nào: Cộng Sản có thể tiêu diệt họ.
Ngoài ra nếu giới hành
quyền Cộng Sản có quyền " thiết định" quyền và tự do của người
dân, thì họ cũng có quyền " không thiết định", hay " thiết
định nhiều hay ít và lúc nào tùy hỷ" : họ có thể giãm bớt hay truất
hữu quyền làm người của những ai sống dưới chế độ Cộng Sản.
Hay nói như Linh Mục
Tiến Sĩ Hortz S.J, giáo sư Luật Hiến Pháp tại đại học Gregoriana ( Roma):
- " Trong thể
chế Cộng Sản không có con người" ( Hortz S.J., La Nuova Costituzione
Sovietica, in Civiltà Cattolica, 1978, 40).
( còn tiếp )
Trân
trọng kính chuyển.
NHDong
HIẾN PHÁP NHÂN BẢN VÀ
DÂN CHỦ,
NỀN TẢNG VÀ LÝ TƯỞNG KIẾN TẠO VIỆT NAM XỨNG ĐÁNG VỚI CON NGƯỜI
(2)
NGUYỄN HỌC TẬP
B - Nhận biết và Bảo Đảm
Các vị soạn thảo Hiến
Pháp 1947 Ý Quốc đã dùng từ ngữ rất chính xác, khi các vị xác nhận
"
nhận biết và
bảo đảm" các quyền bất khả xâm phạm của con người .
Ngoài ra tư tưởng phổ
quát về bản tính nhân loại của con người mà ai cũng phải tôn trọng, như tư
tưởng của Hiến Pháp 1949 CHLBĐ vừa được đề cập, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947
Ý Quốc dùng động từ " nhận biết" và " bảo
đảm ".
a) Nhận biết.
Trước hết dùng động từ
" nhận biết " hay "nhận ra" (
riconosce), các vị muốn nói lên ý nghĩa con người với nhân phẩm cao cả và các
quyền căn bản bất khả xâm phạm của mình là những gì liên hệ đến Bản Tính con
người.
Điều đó cho thấy con
người, nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm liên hệ với chính Bản Tính của
mình, được " Đấng Tạo Hoá ban cho
" hay "
do Thiên Phú,
bất khả nhượng và cao qúy".
Nói cách khác, con người
với nhân vị và các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của mình có trước
tổ chức Quốc Gia, từ khi con người được sinh ra.
Tổ chức Quốc Gia được
thành lập, khi nhiều " con người " tập họp lại, suy nghĩ và
cùng nhau đồng thuận quyết định thành lập tổ chức Quốc Gia để mưu ích cho mỗi
cá nhân và cho công ích của cuộc sống tập thể.
Tổ chức Quốc Gia được
khai sinh khi tập thể con người với nhân vị và các quyền bất khả xâm phạm của
họ, đồng thuận đứng ra tổ chức.
Quốc Gia sinh sau đẻ
muộn đối với con người và do chính con người với địa vị và quyền bất khả xâm
phạm của mình đứng ra thành lập.
Do đó khi được mở mắt
chào đời, tổ chức Quốc Gia phải " nhận biết " hay "nhận
ra" chính con người đã sinh ra mình với nhân vị và các quyền bất khả xâm
phạm " được Đấng Tạo Hoá ban cho" hay "
do Thiên Phú,
bất khả nhượng và cao qúy".
Đó cũng chính là tư
tưởng của Linh Mục Luigi Sturzo, vị sáng lập Đảng Đại Chúng Ý (Partito Popolare
Italiano) và một trong những lý thuyết gia ảnh hưởng đến định hướng nhân bản
Hiến Pháp 1947 Ý Quốc:
" Đối với chúng
tôi, Quốc Gia là một tổ chức xã hội được tổ chức theo đường lối chính trị để
đạt được những mục tiêu đặc biệt.
Quốc Gia không bóp
nghẽn, không tiêu hũy, không tác tạo ra các quyền của con người, của gia đình,
của xã ấp, của đoàn thể, của tôn giáo.
Quốc Gia chỉ nhận biết
và bảo đảm, phối hợp các quyền đó trong giới hạn hoạt động của mình.
Đối với chúng tôi, Quốc
Gia không phải là tự do. Quốc Gia cũng không ở trên tự do. Quốc Gia chỉ nhận
biết và phối hợp, định chế các giới hạn để người dân xử dụng tự do không làm
băng hoại thành giấy phép
"
( Don Luigi Sturzo, Il Partito Popolare, vol II: Popolarismo e Fascismo (
1924), Zanichelli, Bologna 1956, 107).
" Nhận ra"
ai là người đã khai sinh ra mình cũng như địa vị và các quyền bất khả nhượng
của chủ thể đã sinh ra mình, Quốc Gia đồng thời cũng nhận biết đâu là mục đích
của các hoạt động của mình và lý do tồn tại của mình.
b) Bảo Đảm
Mục đích và lý do đó
được Hiến Pháp Ý Quốc dùng động từ " bảo đảm " để diển tả một cách
tuyệt tác:
" Nền Cộng Hoà
" nhận biết và bảo đảm" các quyền bất khả xâm phạm của con người, con
người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi con người phát triển
nhân cách của mình
" ( Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
"Bảo đảm"
các quyền căn bản của con người có hai phương cách, tiêu cực và tích cực, như
chúng ta đã có dịp đề cập đến ở những dòng đầu của bài viết.
( a ) - Bảo đảm tiêu
cực.
Phương pháp "bảo
đảm" trước tiên ai trong chúng ta cũng biết đó là tuyên bố các điều
khoản cấm đoán bắt buộc dưới hình thức tiêu cực:
" Tự do cá nhân
bất khả xâm phạm".
Điều đó có nghĩa " phía
bên kia hay mọi người khác không được xâm phạm, mọi người khác có bổn phận phải
tôn trọng
".
Mọi người khác đó là ai?
Bất cứ ai, kể cả Chính
Quyền và nhứt là Chính Quyền. Bởi vì các tổ chức Quốc Gia, nhứt là Chính Quyền,
là những tổ chức hay vi phạm các quyền căn bản của con người hơn ai hết.
Đó là những gì Giáo Sư
Giovanni Sartori viết lên khi nêu lên đặc tính của Hiến Pháp:
" Hiến Pháp là
một văn bản bảo chứng ( garantismo). Ở Tây Âu, người dân đòi buộc phải có Hiến
Pháp, nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn bản luật
pháp nền tảng hay một loạt các nguyên tắc căn bản, thể hiện thể chế Quốc Gia,
nhằm giới hạn mọi các xử dụng quyền hành tự tung tự tác và bảo đảm một chính
quyền có giới hạn" (G. Sartori, Elementi di teoria politica, II ed.,
Bologna, Il Mulino 1995, 18).
Và rồi như chúng ta đã
có dịp bàn đến, tuyên bố dưới hình thức tiêu cực hay chép lại " sao y
bản chính " các điều về nhân quyền của Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc, ai cũng làm được.
Các Hiến Pháp XHCN Cộng
Sản Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết và Việt Nam " sao y bản chính" không
sót một điều nào.
Nhưng việc quan trọng là
sau khi " copy" kỹ lưỡng cần phải tiền liệu các điều khoản để thực
hiện. Nhân bản hay không, dân chủ hay không, không phải là tuyên bố " sao
y bản chính", mà là định trước các điều khoản luật để biến những lời
tuyên bố thuyết lý thành thực hữu và biến các điều khoản trên thành luật lệ thực
định ( lois positives).
* - Hiến Pháp cứng
rắn.
Đọc các Hiến Pháp nhân
bản Tây Âu, đặc tính đầu tiên ai trong chúng ta cũng thấy được, đó là đặc tính cứng
rắn ( rigide) của Hiến Pháp.
Điều đó có nghĩa là muốn
tu chính , sửa đổi một hay nhiều điều khoản của Hiến Pháp, chúng ta cần hội đủ
những điều kiện gia trọng mà Hiến Pháp đã tiền liệu.
Sở dĩ đặt ra những điều
kiện gia trọng là để cho ai muốn sửa đổi, cắt bỏ hoặc thêm bớt vào Hiến Pháp sẽ
gặp phải những điều kiện khó khăn. Điều đó khiến cho Hiến Pháp khó sửa đổi và
như vậy Hiến Pháp được bền vững, để bảo đảm những gì Hiến Pháp xác tín như là
giá trị và lý tưởng phải tôn trọng, không muốn bị cắt xén, sửa đổi, thêm bớt.
Điều kiện gia trọng vừa
kể để có thể sửa đổi được Hiến Pháp 1949 CHLBĐ tuyên bố:
" Một đạo luật
như vừa kể ( đạo luật về tu chính Hiến Pháp) phải được sự đồng thuận của 2 / 3
thành viên Hạ Viện và 2 / 3 thành viên Thượng Viện" ( Điều 79, đoạn 2
Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Con số tỷ lệ vừa kể,
chúng tôi nghĩ rằng không phải là con số dễ thực hiện.
Chúng ta thử so sánh với
điều kiện chỉ cần đa số tuyệt đối ( 50%+1 phiếu) là Hạ Viện có đủ túc số chọn
vị Thủ Tướng ( Kanzler) mới, để thành lập Tân Nội Các và điều khiển Hành Pháp,
không cần có sự đồng thuận của Thượng Viện:
" Được tuyển
chọn Thủ Tướng ai có khả năng quy tựu về phía mình số phiếu của đa số thành
viên Hạ Viện" ( Điều 63, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Và trong trường hợp bất
khả kháng, ngay cả ai chỉ thu được đa số tương đối của Hạ Viện, trong vòng 7
ngày sau cũng có thể được Tổng Thống Liên Bang bổ nhiệm Thủ Tướng:
- Nếu người được
tuyển chọn không đạt được đa số vừa kể ( đa số tuyệt đối), trong vòng 7 ngày kế
tiếp, Tổng Thống Liên Bang có thể bổ nhiệm hoặc giải tán Hạ Viện" (
Điều 63, đoạn 2, id.).
* - Các điều khoản
bất di dịch.
Ngoài ra tính cách cứng
rắn vừa kể của Hiến Pháp, các vị soạn thảo cũng tiền liệu tính cách bất di dịch
của một số điều khoản mà các vị cho là cột trụ của toà nhà Quốc Gia. Xoá bỏ đi
những nguyên tắc cắn bản cột trụ đó, toà nhà Cộng Hoà Liên Bang Đức sẽ không
còn nữa và như vậy lý tưởng Nhân Bản mà dân tộc Đức muốn bảo vệ cũng không còn
nơi nương tựa.
Do đó tính cách bất di
dịch, không ai có thể sửa đổi, với bất cứ điều kiện nào, được Hiến Pháp tuyên
bố:
" Không thể chấp
nhận bất cứ sự thay đổi nào đối với Hiến Pháp nầy, liên hệ đến sự tương quan
giữa Cộng Hoà Liên Bang ( Bund) và các Tiểu Bang ( Laender), nhứt là liên quan
đến việc tham gia của các Tiểu Bang vào quyền lập pháp hoặc liên hệ đến các
nguyên tắc được tuyên bố nơi các điều 1 và 20" ( Điều 79, đoạn 3 Hiến
Pháp 1949 CHLBĐ).
Và như chúng ta đều
biết, điều 1 của Hiến Pháp 1949 đề cập đến nhân phẩm bất khả xâm phạm và điều
20 là điều định nghĩa thể chế chính trị của Quốc Gia Đức:
" Cộng Hoà Liên
Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội" (Điều 20, id.).
Như vậy hai nguyên tắc
nền tảng về địa vị bất khả xâm phạm của con người và thể chế liên bang, dân chủ
và xã hội của Quốc Gia Đức là những nguyên tắc bất di dịch của toà nhà Quốc Gia
Đức.
* - "Hạn chế
quyền quyết định đối với luật pháp" ( riserva di legge).
Vì Hiến Pháp là văn bản
nền tảng của mọi luật pháp Quốc Gia, nên Hiến Pháp không thể nào dự đoán được
tất cả mọi điều khoản luật pháp cần thiết điều hành cuộc sống Quốc Gia sau nầy.
Do đó ngoài việc nêu lên
những nguyên tắc nền tảng và phương thức để xác định thể chế và xây dựng cơ chế
Quốc Gia, Hiến Pháp giao lại cho Quốc Hội, cơ quan lập pháp thường nhiệm xác
định những điều khoản liên hệ trực tiếp đế cuộc sống thiết thực.
Đó là điều chúng ta
thường đọc thấy qua các thành ngữ "...do luật lệ ấn định",
"...theo luật lệ hiện hành":
" Mọi người đều
có quyền hội họp tự do và không võ trang, không cần báo trước và cũng không cần
xin phép.
Đối với các cuộc hội họp
ở những nơi công cộng, quyền tự do hội họp có thể bị luật pháp giới hạn hoặc
phải tuân theo luật lệ hiện hành" ( Điều 8, đoạn 1-2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Nói vậy chớ không phải
vậy.
Mặc dầu các vị soạn thảo
Hiến Pháp ủy thác cho " do luật lệ ấn định", "theo luật lệ
hiện hành", nhưng các vị vẫn chưa ngủ yên, với cơn ác mộng của các
bóng ma độc tài Benito Mussolini và Rudolf Hitler lúc nào cũng có thể tái xuất
hiện.
Do đó các vị tăng cường
thêm một kỹ thuật thứ hai, đó là hạn chế quyền quyết định tăng cường đối với
luật pháp ( riserva rinforzata di legge).
Đành rằng đối với cuộc
sống thiết thực thường nhật, mọi việc đều "
do luật lệ ấn định" ,
"theo luật lệ hiện hành".
Nhưng pháp luật không
thể " ấn định" và " hiện hành" thế nào tùy
hỷ.
Mussolini và Hitler cũng
đã tùy hỷ " ấn định " và " hiện hành" quá
nhiều, với hàng triệu người bị thảm sát trong các lò sát sinh hoặc dưới các mồ
chôn tập thể.
Bởi đó qúy vị soạn thảo
Hiến Pháp phải đứng ra tiên liệu " ấn định" và " hiện hành"
thế nào, trong giới mức nào, pháp luật trong tương lai phải " ấn
định":
- " Luật pháp
phải có giá trị phổ quát, chớ không riêng cho từng trường hợp cá biệt.
Luật pháp phải đề cập rõ
ràng đến quyền căn bản và trích dẫn điều khoản của Hiến Pháp liên hệ.
Không thể có trường hợp
giới hạn nào, trong đó một quyền căn bản bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của
mình" ( Điều 19, đoạn
1.2 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Các vị " ấn định"
cho luật pháp "phải ấn định" khi một cá nhân bị tình nghi bắt
giữ:
" Tự do cá nhân
chỉ có thể bị giới hạn do một điều luật phổ quát quy định và luôn tuân theo thể
thức được ghi trong điều luật đó.
Người bị bắt giữ không
thể bị ngược đãi về tinh thần cũng như thể xác.
Tính cách có thể chấp
nhận được và thời gian kéo dài của việc truất hữu quyền tự do chỉ có vị thẩm
phán có quyền định đoạt. Trong trường hợp quyền tự do bị truất hữu không do tư
pháp ra lệnh, cần phải cấp bách yêu cầu quyết định của tư pháp. Cảnh sát tự
mình không có quyền bắt giữ ai quá ngày hôm sau khi bị bắt.Các chi tiết sẽ được
luật pháp quy định.
Bất cứ ai bị cầm giữ, vì
nghi ngờ phạm pháp, có cùng lắm là ngày hôm sau khi bị bắt, phải được dẫn đến
trước thẩm phán. Vị thẩm phán phải báo cho đương sự biết lý do bị buộc tội,
nghe bị cáo trình bày các lý do của mình. Thẩm phán sau khi nghe tường trình,
phải ra trác tống giam hoặc trả tự do tức khắc" ( Điều 104, đoạn 1-2-3 Hiến Pháp 1949
CHLBĐ).
Và khi cá nhân bị bắt
giữ, các vị cũng " ấn định" để luật lệ "phải ấn định"
nhân sự và phương thức xét xử:
" Không thể chấp
nhận các tòa án đặc biệt. Không ai có thể bị thuyên chuyển ra khỏi thẩm quyền
xét xử của vị thẩm phán được luật pháp tiên liệu.
Toà án dành riêng cho
các vấn đề đặc biệt chỉ có thể được thiết lập do luật lệ định sẳn" ( Điều 101, đoạn 1-2, id.).
Cũng vậy:
" Các thẩm phán
được độc lập và chỉ phải tuân theo luật pháp.
Các thẩm phán đã nhập
ngạch vĩnh viễn và các thẩm phán chuyên nghiệp chỉ có thể bị giải nhiệm trước
định kỳ, hoặc bị cấm hành nghề vĩnh viễn hay tạm thời, thuyên chuyển đi nơi
khác hoặc cho về hưu trái với ý muốn của họ, do cơ quan tư pháp quyết định và
vì những lý do được luật pháp định trước" ( Điều 97, đoạn 1-2, id.).
Và sau cùng khi con
người bị kết án, mặc dầu trở thành phạm nhân con người vẫn còn là con người,
nên:
- " Hình phạt
không thể nào gồm những phương thức đối xử vô nhân đạo và phải nhằm cải hoá
người bị kết án" ( Điều 27, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Đó là những lằn mức mà
" luật pháp ấn định", " luật lệ hiện hành" không thể
vượt qua, nếu không muốn bị Viện Bảo Hiến cho là những đạo luật vi hiến và vô
hiệu lực.
( b) Bảo đảm tích
cực.
Muốn cho con người được
hưởng các quyền bất khả xâm phạm của mình, Quốc Gia không những chỉ có bổn phận
bênh vực con người dưới hình thức tiêu cực, tuyên bố luật lệ và tiền liệu những
phương thức để không ai được lạm dụng, áp chế con người, như những điều khoản
vừa kể.
Hiến Pháp còn có bổn
phận tạo điều kiện thuận lợi và tiền liệu các phương tiện để con người không
những được hưởng quyền và tự do của mình ở mức tối thiểu mà còn hưởng trọn vẹn
và phát triển các quyền và tự do đó cho cá nhân mình và góp sức xây dựng cuộc
sống khang trang thịnh vượng cho đồng bào mình:
" Bổn phận của
Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã
hội, là những chướng ngại, trong khi giới hạn thực sự tự do và bình đẳng của
người dân, không cho phép họ triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự
thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" ( Điều
3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
"
dẹp bỏ đi những
chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội
", tạo điều kiện
thuận tiện cho con người, không còn phải bị ràng buộc bởi nhu cầu vật chất, để
con người được tự do triển nở và có khả năng góp sức tạo thịnh vượng phú cường
cho đồng bào mình.
Đó là lời tuyên bố tích
cực bổn phận cao cả mà Quốc Gia được thể chế Nhân Bản giao phó cho, như những
gì Hiến Pháp 1949 CHLBĐ tuyên bố dưới hình thức tiêu cực:
" Các quyền sẽ
được liệt kê sau đây có hiệu lực đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, như là
những quyền đòi buộc trực tiếp" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1949
CHLBĐ).
Áp dụng tiến trình đó
vào cuộc sống của mỗi cá nhân, chúng ta sẽ thấy rằng Hiến Pháp không những luôn
luôn bảo vệ chống lại mọi biện pháp áp bức, " không ai được
",
mà còn bảo đảm cho con
người có đủ điều kiện để phát triển, " Bổn phận của nền Cộng Hoà là dẹp
bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội
".
1 ) Hiến Pháp bảo đảm
cho con người có điều kiện thuận lợi để được sinh ra:
" Nền Công Hoà
dành mọi điều kiện dễ dàng về kinh tế và những phương tiện tiền liệu xã hội
khác để gia đình được thành lập, và để gia đình chu toàn các bổn phận liên hệ,
nhứt là đối với những gia đình đông con" ( Điều 31, đoạn 1 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc).
2 ) Và rồi một khi được
sinh ra, Hiến Pháp luôn ở bên cạnh bảo vệ người mẹ, trẻ sơ sinh và tuổi trẻ:
" Nền Cộng Hoà
bảo vệ quyền làm mẹ, trẻ thơ và tuổi trẻ, bằng cách thiết lập các tổ chức liên
hệ cho mục đích vừa kể " ( Điều 31, đoạn 2, id.).
3 ) Và tuyên bố không
phải chỉ để tuyên bố, Hiến Pháp quy trách rỏ rệt cho cha mẹ phải lo liệu bổn
phận giáo dục và giúp đở con cái:
" Cha mẹ có
quyền và bổn phận nuôi dưỡng, dạy dỗ và giáo dục con cái, ngay cả đối với những
đứa con ngoại hôn cũng vậy"( Điều 30, đoạn 1, id.).
" Luật pháp bảo
đảm cho những đứa con ngoại hôn cũng được bảo vệ về phương diện pháp lý và xã
hội, thích ứng với các quyền của những thành phần trong gia đình hợp pháp"
( Điều 30, điều 3, id.).
Khi cha mẹ không có khả
năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái,
" Trong trường
hợp cha mẹ không có khả năng, luật pháp tiền liệu các phương thức để họ chu
toàn nhiệm vụ của họ" ( Điều 30, đoạn 2, id.).
4 ) Lúc chú bé lớn lên:
- " Học đường
được mở ra cho tất cả mọi người.
Nền giáo dục ở cấp thấp
được huấn dạy ít nhứt là tám năm ( 12 năm với tu chính án mới), miễn phí và bắt
buộc.
Đối với những ai có khả
năng và đáng được tưởng thưởng, dẩu cho thiếu phương tiện, cũng có quyền đạt
đến những cấp bực cao nhứt của học vấn.
Nền Cộng Hoà biến quyền
học vấn nầy thành thực hữu bằng học bổng, phụ cấp gia đình và các phương thức
tiền liệu khác , được cấp phát qua cuộc thi tuyển" ( Điều 34, id.).
5 ) Dĩ nhiên không những
Quốc Gia chỉ chăm nom các công dân lành mạnh.
Những người bị kém
khuyết, tai nạn, tật nguyền, Quốc Gia cũng là những công dân của Quốc Gia:
" Những ai tật
nguyền và khiếm khuyết cũng có quyền được giáo dục và được giáo huấn hướng dẫn
để khởi công nghề nghiệp" ( Điều 38, đoạn 3, id.).
6 ) Quốc Gia cũng đứng
ra bênh vực những thành phần yếu thế:
- " Người phụ nữ
làm việc có mọi quyền và, với việc làm như nhau, được thù lao như người công
nhân nam giới. Các điều kiện làm việc phải được thiết định thế nào để người phụ
nữ làm việc có thể chu toàn bổ phận thiết yếu đối với gia đình, bảo vệ cho
người mẹ và đứa trẻ bằng một sự bảo vệ đặc biệt" ( Điều 37, đoạn 1,
id.).
- " Luật pháp
xác định giới mức tuổi tác tối thiểu của giới vị thành niên có thể làm việc có
lương bỗng.
" Nền Cộng Hoà bảo
vệ giới vị thành niên làm việc bằng những luật lệ đặc biệt và bảo đảm cho họ,
với việc làm làm như nhau, được trả lương như nhau" ( Điều 37, đoạn 2 và 3, id.).
7) Quốc Gia bảo vệ người
làm việc không bị bốc lột:
- " Người làm
việc có quyền được thù lao tương xứng với số lượng và phẩm chất việc làm của
mình. Dù sao đi nữa, lương bỗng cũng đầy đủ để bảo đảm cho chính mình và gia
đình mình một cuộc sống tự do và xứng đáng với nhân phẩm". ( Điều 36,
đoạn 1, id.).
- "Quyền tư hữu
là quyền được luật pháp nhìn nhận và bảo đảm. Pháp luật xác định các phương
thức để chiếm hữu, hưởng thụ và các giới hạn để bảo đảm tính cách xã hội của
của cải và để mọi người đều có thể có của cải được" ( Điều 42, đoạn 2,
id.).
- " Người làm
việc có quyền được tiền liệu và bảo đảm các phương tiện thỏa đáng để đáp ứng
lại các nhu cầu của cuộc sống, trong trường hợp bị tai nạn, bệnh hoạn, tàn tật
, già nua và thất nghiệp ngoài ý muốn" ( Điều 38, đoạn 2, id.).
Và trong khoản cuộc đời
làm việc, Quốc Gia có bổn phận
- " Chăm lo đào
tạo và thăng tiến chức nghiệp của người làm việc" ( Điều 35, đoạn 2,
id.).
Điều đó cho thấy rằng
việc giáng chức, xuống hạng đối với những ai đang làm việc là cách hành xử hạ
nhục nhâm phẩm. Quốc Gia và cả giới chủ nhân là những chủ thể có bổn phận trực
tiếp được Hiến Pháp quy trách phải tổ chức các lớp đào tạo và thăng tiến chức
nghiệp để người làm việc luôn được tiến lên trên giai cấp chức nghiệp của mình.
8 ) Trong trường hợp đau
ốm:
" Nền Cộng Hòa
bảo vệ sức khoẻ như là quyền căn bản của cá nhân và lợi ích của cộng đồng xã
hội, và bảo đảm chữa trị miễn phí cho những ai thiếu phương tiện" (Điều
32, id.).
Quyền được bảo vệ sức
khoẻ không những là quyền được chữa trị khi đau ốm, mà là quyền được tiền liệu
để bảo đảm trong cuộc sống thường nhật, môi sinh, thức ăn, nước uống, nhà ở hợp
vệ sinh; được chữa trị khi đau ốm và hồi phục khả năng sau thời gian lành bệnh.
Nói tóm lại, trong thể
chế Nhân Bản thực hữu,
- con người không chỉ
được bảo vệ bằng các nguyên tắc tuyên bố suông, mà còn bằng các điều khoản Hiến
Pháp và luật pháp quy trách và bắt buộc thực hiện đối với cơ chế Quốc Gia có
trách nhiệm;
- con người không những
được bảo vệ dưới hình thức tiêu cực, tự do con người được bảo vệ khỏi bị doạ
nạt, vi phạm, đàn áp, chống lại mọi phương thức hành xử lạm quyền, bất cứ từ
đâu đến hay "tự do khỏi " ( liberté de
),
- mà còn được bảo đảm
bằng việc Quốc Gia có bổn phận tạo các điều kiện thuận tiện và cơ chế thích hợp
để con người có thể phát triển chính mình và cộng tác đem lại phú cường, tiến
bộ cho đất nước. Nói cách khác con người được tự do tiến đến thành đạt nhờ cơ
chế Quốc Gia ( liberté par moyen de
).
( còn tiếp )
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment