Wednesday, January 2, 2013

Hối Hận Muộn Màng


 



Sent: Tuesday, January 1, 2013 7:36 AM
Subject: [ChinhNghiaViet] Từ chung một phòng tối định kiến trên bản địa Hoa-Kỳ !

 
 Thưa Qúy vị,

 

" Bên thắng cuộc"  chính là tài phiệt DoThái / Mỹ  & Vatican !

Từ 1858 ...30.04.1975  và cho đến ngày hôm nay ...

Tổ Quốc VN của chúng ta đã, đang và sẽ bị trói buộc để biến thành quân cờ thí trên bàn cờ Quốc Tế /  Đông Nam Á, mà tay chơi cờ " chủ trì " cũng vẫn là những thế lực quốc tế Tây phương & Vatican!

Bởi thế, những gì ghi nhận được qua tác phẩm " Bên thắng cuộc " của

Tác giả  Huy-Đức, cũng như những gì  phũ nhận phản đối bởi một số

người VNHN hiện tại, chẳng qua đó chỉ là những dị kiến không thật

của những người mù mắt và sáng mắt.

Điều đáng tiếc, những dị kiến không thật ấy lại phát ra từ chung một

phòng tối định kiến !

May mắn thay, lời góp ý của Tiên-sinh Trần Khách-Quan và Bác-sĩ Đặng Vũ-Ái đồng thời, xuyên qua bài khảo luận :" Hối Hận Muộn Màng " của Tiên-sinh Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Chúng tôi nhận thấy : hình như một chút ánh sáng được thắp lên trong căn phòng tối định kiến trên bản địa Hoa-Kỳ.
Kính.

Nhóm LýTrầnLêNguyễn / Paris

 

___________________________________________

 

 

Sujet : [ChinhNghiaViet] Yếu tố DO THÁI (theo BS DVA)

 

(1) Bài góp ý của Tiên-sinh Trần Khách-Quan :

 

   Đồng ý có yếu tố Do Thái trên chính sách ngoại giao Mỹ, theo đó là các quyết định trong quan hệ Mỹ Việt. Nhưng,”quan hệ” nôm na là để “làm ăn”. Tại sao chỉ là Do Thái mới biết làm ăn mà không phải là các tập đoàn kinh doanh nói chung ? Chả lẽ, chỉ có người Do Thái mới biết kinh doanh hay làm ăn lớn ?

   Trong khi đó, kết hợp với các dữ kiện đã nói rằng, Cộng Sản Liên Sô và Cộng Sản Tầu đều do các tập đoàn kinh doanh Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng (*), lại kết hợp với những phương tiện thống kê, đo lường và tiên đoán hết sức chính xác của thế lực này, tại sao chúng ta không nhận ra rằng :

   . Dựng lên Cộng Sản (CS) và nuôi dưỡng CS, lại tuyên truyền và phát động dân nhược tiểu chống CS, tất cả đều xuất phát từ một nguồn gốc là các tập đoàn kinh doanh.

   . Bởi thế : Nuôi và chống Cộng là trò chơi (game) để kinh doanh “làm ăn”. Kinh doanh để kiếm lời tiền quyền.

   . Bởi thế : Trong game chống Cộng, dân nhược tiểu chỉ là quân cờ, cho nên sự thắng bại không do nỗ lực chiến đấu của các quân cờ chống Cộng nhược tiểu, nhưng là do lợi ích của các tập đoàn bầy ra trò chơi.

   . Từ trước năm 1917, họ, các tập đoàn kinh doanh Mỹ, đã bắt đầu cuộc chơi, đã giúp cho CS Liên Sô những khoản tiền kếch xù để chiến thắng, tồn tại và phát triển.

   . Năm 1946, họ, các tập đoàn kinh doanh Mỹ, lại dựng lên CS Tầu, đuổi người “Quốc Gia” ra Đài Loan.

   . Năm 1971**, họ bắt đầu vỗ béo CS Tầu. Khi vỗ béo Tầu, với phương tiện thống kê, đo lường và tiên đoán chính xác, chắc chắn họ phải biết : Khi CS Tầu béo lên, chúng sẽ phải quậy khắp Biển Đông và thế giới chung quanh. Đó sẽ là lúc thuận lợi để họ  “ra tay nghĩa hiệp”. :

   . Tại sao, Tầu nó nói, Biển Đông và Điếu Ngư là của Tầu từ ngàn năm trước, nhưng trước kia không đòi, nay mới đòi ? Họ có biết điều này không ? Chắc chắn là họ biết, biết trước khi nuôi bọn Tầu béo lên.

   . Cuộc chiến VN, họ đã có doanh thu cỡ 300 tỉ USD (trong đó, số bom đạn tiêu thụ được nói tương đương hoặc hơn cả ở thế chiến 2 !). “Ra tay nghĩa hiệp” lần này, chắc chắn doanh số của họ sẽ còn lớn hơn rất nhiều lần.

   . VN sẽ là một công cụ tốt để tiêu thụ chiến phí một khi họ đã kiểm soát được VN qua trung gian của chế độ đa đảng. (Bởi vì, với đô la và gián điệp, khó tưởng tượng nổi có một đảng nào dám không thuận làm tay sai cho họ). Lúc đó : lòng “tự hào dân tộc” của Việt và Tầu sẽ bị kích động tối đa, VN lại bị họ đánh một lần nữa qua bàn tay Tầu, nhưng VN lại đánh Tầu bằng vũ khí “viện trợ” của họ (cho chế độ đa đảng), tồn kho vũ khí khổng lồ từ thời chạy đua vũ trang sẽ được tung ra; thế là sự tàn phá sẽ vô cùng khủng khiếp, nhân đạo hay nhân quyền cũng chỉ là trò chơi, nhưng chẳng hề chi khi chiến phí khủng khiếp đã được tiêu thụ (chiến phí khủng khiếp khiến cho những chiến phí trước kia như ở Iraq, Afghanistan, Lybia, … sẽ trở nên rất nhỏ bé.)

   . VN và CS Tầu, đều là những quân cờ trong cuộc chơi mà họ nắm quyền chủ động. VN hay CS Tầu, ai thắng hay bại, có lẽ họ không cần quan tâm.

   . VN và CS Tầu có thấy cái bẫy sập trong cuộc chơi của họ đang giăng ra không ? Chắc chắn thấy, nhưng hình như cả hai đều vô phương chống đỡ lâu dài trước những sức ép kinh tế, nhân quyền, dân chủ các đòn phép tinh vi khác của họ. Với bọn Tầu, chuyện rơi vào bẫy còn dễ hơn, bởi khi đã béo thì càng hung hăng và càng hung hăng thì càng bị họ khích để rơi nhanh vào bẫy.

   . Vấn đề quan trọng : lịch sử bang giao Tầu Việt sẽ mãi mãi cung cấp cho họ những cơ hội đặt ra những cuộc chơi tiếp theo để “làm ăn”

   Kịch bản này, tại sao không thể ?

   

   Thế thì,  phải hay không phải : mọi rối loạn hiện nay giữa Tầu và Việt Nam cùng các nước ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều nằm trong ý đồ chiến lược “làm ăn” của các tập đoàn kinh doanh ? Đúng hay không đúng : có rối loạn thì họ mới làm ăn được ?

    

   Như vậy, thái độ yêu nước của chúng ta sẽ  ra sao cho đúng với các giá trị đích thực của dân chủ và nhân quyền hầu giữ cho được sự độc lập chủ quyền quốc gia, tránh khỏi bị làm nô lệ dưới những bình phong hoa mỹ ?

  

   Khách Quan.

 

 * Xem dẫn chứng trong khảo luận “Sự hối hận muộn màng” của Duyên Lãng Hà Tiên Nhất.

**Kissinger bí mật đến Bắc Kinh năm 1971



xxxxxxxxxxxxxxx

Bài đọc tham khảo : của Tiên-sinh Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Chủ Nhật, Ngày 8 Tháng 5 Năm 2011, 3:15:56 PM

Hối Hận Muộn Màng

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Trước khi Khmer Đỏ vào Phnom Penh, ngày 12-4-1975, ông Đại Sứ Mỹ tại Cambodia, John Gunther Dean, đưa ra đề nghị mời các giới chức hàng đầu trong Chính Phủ Cộng Hòa Khmer đi tỵ nạn tại Mỹ, nhưng các ông Sirik Matak, Long Boret, và Lon Non , cùng với các thành viên trong Nội Các Lon Non từ chối, mặc dù các ông Long Boret và Sirik Matak đã có tên trong danh sách tử hình “7 Kẻ Phản Bội’ của Khmer Đỏ. Ông Sirik Matak viết thư trả lời ông Đại Sứ Mỹ như sau :

“I thank you very sincerely for your letter and for your offer to transport me towards freedom. I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for you and in particular for your great country, I never believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty. You have refused us your protection and we can do nothing about it. You leave us and it is my wish that you and your country will find happiness under the sky. But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad because we are all born and must die one day. I have only committed the mistake of believing in you, the Americans. Please accept, Excellency, my dear friend, my faithful and friendly sentiments.

Prince Sirik Matak.”

Tạm dịch:

“Tôi thành thực cám ơn lá thư của ngài cùng với lời đề nghị đưa tôi đi tị nạn. Rất tiếc, tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế được. Về phần ngài và đặc biệt về phần quốc gia vĩ đại của ngài, tôi không bao giờ mảy may tin rằng quí vị lại có ý bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa tự do.
 
 Quí vị đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng làm gì được. Quí vị rời bỏ chúng tôi và tôi xin cầu mong cho ngài và đất nước của ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời.
 
Xin ngài ghi nhớ điều này là, nếu tôi có chết ngay lập tức tại đây trên quê hương của tôi mà tôi yêu dấu, thì đó là điều quá tồi tệ, bởi vì tất cả chúng ta đều sinh ra và một ngày nào đó phải chết.
 
Tôi chỉ phạm phải một sai lầm là đã tin vào quí ngài, những người Mỹ. Thưa ngài Đại Sứ, người bạn quí mến của tôi, xin ngài nhận nơi đây tình cảm chân thành và tha thiết của tôi.

Hoàng Thân Sirik Matak.“ Người Hùng Cam Bốt, Cố Thủ Tướng Sirik Matak

Thủ tướng Cam Bốt Sirik Matak và cả chính phủ của ông Lon Non vì tin vào Mỹ nên mất nước và bị Khmer Đỏ phanh thây. Nhiều người VN cho đến bây giờ vẫn còn trông chờ Mỹ giúp họ đánh đuổi CS.
 
Nhân mùa Quốc Hận tưởng niệm ngày 30-4-1975, nhắc lại sự kiện Sirik Matak để học hỏi và tìm hiểu xem người Mỹ thực sự chống cộng sản ra sao thiết nghĩ cũng chẳng phải là chuyện vô bổ.
 
Người viết xin mở một dấu ngoặc để lưu ý bạn đọc. Chữ “người Mỹ” chúng tôi dùng trong bài là để chỉ chính quyền và các tập đoàn tư bản Mỹ chứ không nói nhân dân Hoa Kỳ.

Mỹ và Liên Sô Tháng 5-1943, quân đội Đồng Minh đã đẩy được quân Đức Quốc Xã ra khỏi Phi Châu. Sau đó một tháng, Đồng Minh đổ bộ lên đảo Sicily, và ngày 3-9 các lực lượng Đồng Minh chiếm toàn bộ nước Ý. Nhưng đột nhiên và bất ngờ, quân Đồng Minh bị buộc phải dừng lại chỉ còn cách biên giới phía Nam nước Đức vài trăm dặm. Guồng máy chiến tranh kinh khủng -danh từ đại tướng Mark Clark thường gọi quân Đồng Minh- tiến lên hướng Bắc xuyên qua Ý kéo dài cuộc chiến đấu mấy tháng trời vô lý không thể tan vỡ được.
 
Trong cuốn sách viết năm 1950 “Calculated Risk”, ông tuyên bố : “Một chiến dịch có thể làm thay đổi lịch sử liên hệ giữa Tây Phương và Nga Sô đã bị mờ dần.
 
Đó là những quyết định từ cấp thượng tầng và vì những lý do ngoài thẩm quyền và hiểu biết của tôi. Không phải theo ý kiến của tôi, mà của một số các chuyên gia cận kề với vấn đề, việc giảm cường độ chiến dịch tại Ý, thay vì tiến quân vào Balkan, là một trong các lầm lỗi chính trị nổi bật của cuộc chiến.”

Sự trì hoãn được giải thích là để tập trung quân đánh vào miền Bắc nước Pháp 9 tháng sau đó, thực ra đã cho Liên Sô có thì giờ thanh toán quân đội Đức trong chiến dịch Barbarossa đã bị đánh tơi tả để tiến về phía Tây Âu.

 

Quyết định rút các sư đoàn tác chiến khỏi mặt trận Ý Đại Lợi ngay lúc họ có thể thọc mũi dùi vào chỗ hiểm yếu của quân Đức đã được hoạch định từ Hội Nghị Đồng Minh ở Quebec năm 1943.
 
Ở đó Churchill muốn từ phía Nam tấn công thẳng vào nước Đức, chiếm Trung Âu và vùng Balkan trước khi các vùng này kịp rơi vào chế độ nô lệ đỏ.
 
Nhưng Churchill đã bị Hoa Kỳ gạt đi. Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, những đơn vị rút khỏi Ý sẽ được sử dụng để đổ bộ Pháp lần thứ hai. Sau cuộc đổ bộ lên Normandy nước Pháp tháng 6-1944, quân Đồng Minh được đặt dưới quyền chỉ huy của Eisenhower, một vị tướng mà hoạn lộ như diều gặp gió và là chuẩn thành viên của Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao CFR (Council on Foreign Relations).
 
Ông tướng trận này được cố vấn bởi Bernard Baruch, một nhà tài chánh, cố vấn của các TT Wilson và Roosevelt thời Đệ I và Đệ II Thế Chiến. Hiểu rõ được sự liên hệ này, người ta có thể hiểu được cuộc chiến, và lý do tại sao Đông Âu lại được trao cho Liên Sô.

Tướng Wrangel chỉ huy đoàn quân Bạch Nga ở miền Nam đang chiến thắng bọn Bolsheviks thì được lệnh từ phía Đồng Minh buộc phải rút lui về khu vực Biển Đen và bỏ nước Nga.
 
Nếu từ chốị ông sẽ bị cắt đứt tiếp liệu và quân lính sẽ bị nguy hiểm. Những nhân viên tình báo Đồng Minh phá hủy những máy bay mà ông tự sắm lấy. Tướng Wrangel rơi vào tình trạng bó buộc phải từ bỏ việc giải phóng nước Nga.

Thống chế Kolchak cũng ở vào tình trạng tương tự. Ông lãnh đạo lực lượng chống cộng tại mặt trận phía Đông. Ông cũng bị cắt đứt tiếp tế trong khi đang chiến thắng Hồng Quân Liên Sô.

Trên mặt trận miền Đông, quân Liên Sô được tự do. Sự tiến quân của Nga chạy đua với các lực lượng Tây Âu, mặc dù các lực lượng này, dưới quyền chỉ huy của tướng Eisenhower, bị giữ chân ở nhiều điểm như Prague chẳng hạn. Sự thể đã cho phép Liên Sô đoạt được những vùng mà lực lượng Hoa Kỳ có thể chiếm giữ trước một cách dễ dàng.
 
Tuớng Patton cũng như tướng Clark của Đồng Minh đều không tưởng tượng được tại sao các miền Đông Âu lại bị nhường cho quân đội Nga. Nhưng chuyện bí mật vĩ đại này không thể che giấu được dưới ánh sáng mặt trời. Lý do là vì Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao CFR (Council on Foreign Relations) giữ một vai trò trọng yếu trong nền chính trị Hoa Kỳ. Người ta nói Hội Đồng là người ngồi ghế tài xế của chiếc xe.
 
Mục sư Jim Shaw, một cựu hội viên Hội Tam Điểm bậc 33 sau khi rút lui khỏi hội Tam Điểm, trong một cuộc phỏng vấn năm 1989 đã tiết lộ về bức tranh nổi tiếng Roosevelt, Churchill, và Stalin tại Hội Nghị Yalta. Ông nói, bởi vì cả ba tay tổ này lúc đó đều là hội viên hội Tam Điểm (Masonry). Có một ngưòi nào đó, người viết không nhớ tên, khẳng định: Có thể nói không ngoa rằng Liên Bang Sô Viết được dựng lên từ Hoa Kỳ. Thật vậy, có rất nhiều chứng cớ cho thấy, các Cơ Sở (Foundation) Ford, Rockefeller, và Carnegie đã yểm trợ cho cái gọi là cuộc Cách Mạng Vô Sản tại Nga và tài trợ cho CS Liên Sô.

- Tờ New York Journal-American ngày 3-2-1949 tiết lộ, Jacob Schiff đã đổ vào cho chiến thắng cuối cùng của cách mạng Bolshevik 20 triệu dollars. Ngoài ra có nhiều phát giác về các tập đoàn tư bản Hoa Kỳ làm ăn với Liên Bang Sô Viết trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Trong cuộc điều trần năm 1953, khi nghị sĩ Norman Dodd khi đọc bản báo cáo viết rằng các nhà kỹ nghệ Hoa Kỳ đã thu được khoảng 200 triệu lợi nhuận từ cuộc Thế Chiến II, ông đã muốn té nhào khỏi chiếc ghế.
 
Ông nói: Sau Thế Chiến I, Quĩ Dự Trữ Liên Bang đã cho nền độc tài Sô Viết vay 200 triệu khi chúng mới lên nắm quyền. Và ông tự hỏi, tại sao những nhà giầu trong thế giới tài chánh lại ủng hộ CS là chế độ công khai muốn tiêu diệt thế giới tư bản. Còn tác giả Phyllis Schlafly viết: Tôi càng nghiên cứu càng cảm thấy hồ đồ (confused), không hiểu tại sao những người càng giầu có càng thích làm việc với kẻ thù của chúng ta.

Tổng thống Roosevelt tuyên bố vói Martin Dies, chủ tịch một Ủy Ban Đặc Biệt Hạ Viện Hoa Kỳ, và được ông này tường thuật lại trước Hạ Viện rằng, Tổng Thống không tin vào CS cũng như chúng ta, nhưng theo ông, không có gì sai trái về những người CS trên xứ sở này. Một số bạn thân nhất của tổng thống cũng là CS …. Quả thật về sau, viên cố vấn hàng đầu của TT Roosevelt, Alger Hiss, thành viên CFR, đã bị toà án kết tội làm tình báo cho Liên Sô.

Mỹ và Trung Cộng Phần đông người ta đã quên những chuyện kỳ lạ xẩy ra dưới thời TT Harry Truman (người kế vị TT Roosevelt). Trước hết, sau khi ông ký Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, bản văn thừa nhận cơ quan quốc tế này là một Chính Phủ Toàn Cầu. Sau đó, ông nhường quyền kiểm soát Đông Âu và Trung Hoa cho CS. Khi công luận bắt đầu nêu thắc mắc tại sao ông phản bội hàng trăm triệu con người để làm thân phận nô lệ, thì ông đã đưa đẩy rằng cuộc chiến tại Á Châu không thắng được.
 
Khi đại tướng MacArthur nói với một vị dân biểu rằng ông không được phép chiến thắng trong cuộc chiến Triều Tiên, thì TT Truman cách chức tư lệnh của ông. Tướng Lâm Bưu, tư lệnh quân đội Trung cộng tham chiến tại Bắc Triều Tiên thừa nhận rằng đã có một thỏa thuận bí mật ngăn chận quân lực Mỹ chiến thắng tại Triều Tiên. Lâm Bưu viết: Tôi không bao giờ tấn công để phải hy sinh binh sĩ và danh tiếng của tôi, nếu tôi không được bảo đảm rằng Washington hạn chế những biện pháp trả đũa tương xứng của tướng MacArthur nhắm vào những tuyến đường tiếp liệu và truyền tin của chúng tôi.

Cuối năm 1945, khi tướng Marshall đi Trung Hoa, cán cân quyền lực nghiêng về phía quốc gia, và giữ nguyên cho đến tháng 6-1946. Những sư đoàn của Tưởng Giới Thạch đang dồn CS về phía Bắc và cơ hội chiến thắng của phía quốc gia cao hơn bao giờ hết. Nhưng, khi tướng Marshall tới Trung Hoa, ông có ý định thành lập sự phối hợp chỉ huy. Kế hoạch bị thất bại khi liên minh thất bại. Khi chính quyền Trung Hoa không thực hiện sự liên minh, thì vào mùa hè 1946, Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự cho Trung Hoa. Hoa Kỳ không chỉ ngưng gởi tiếp tế quân dụng cho Trung Hoa, mà còn ra lệnh ngưng các chuyến tầu chở quân dụng do chính phủ Trung Hoa đã mua. Chính phủ Trung Hoa cũng đã mua các quân dụng ở Okinawa và nhiều nơi khác trên Thái Bình Dương. Những hàng hoá này cũng bị đình chỉ, và lệnh cấm vận hoàn toàn có hiệu lực vào mùa hè năm 1946. Lệnh này kéo dài tới tháng 5-1947.

Tướng Chennault xác nhận rằng chuyến tầu đầu tiên chỉ đến Thượng Hải tháng 12-1948. Hơn nữa ông tướng này còn quả quyết rằng các chiến cụ đuợc gởi đến Trung Hoa sau lệnh cấm vận đã không được chở tới đúng lúc để giúp quân đội quốc gia ở ngoài chiến trường. Thống chế Cook xác nhận nhiều sư đoàn của Tưởng Giới Thạch đưọc trang bị bằng vũ khí của Hoa Kỳ. Khi nguồn tiếp liệu do Hoa Kỳ bị ngưng, các đơn vị này không còn sức chiến đấu và bị đánh bại. Dù sau khi Quốc Hội Khóa 80 đã chấp thuận viện trợ 125 triệu cho phe quốc gia, các chuyến tầu chở tiếp liệu vẫn bị trễ, và khi vũ khí tới được viên tư lệnh của vùng Bắc Trung Hoa, thì súng ống lại thiếu cơ bẩm và trở thành vô dụng.

Tại sao Bộ Ngoại Giao lại gởi vũ khí không có cơ bẩm cho người Trung Hoa quốc gia? Đó có phải là việc làm vô tình không? Tiến sĩ Stanley Monteith viết trong cuốn Brotherhood of Darkness: người ta không thể đọc hết bản báo cáo của Ủy Ban Điều Tra McCarran mà không đi đến kết luận rằng, Chính quyền Truman đã phản bội người Trung Hoa Quốc Gia để đưa Mao Trạch Đông lên cầm quyền tại Trung Hoa.

Để theo dõi việc cộng sản thống trị toàn Trung Hoa năm 1950, Thượng Viện Mỹ đã chỉ định một Ủy Ban Đặc Biệt do Dân Biểu Carrol Reece cầm đầu để điều tra xem tại sao Bộ Ngoại Giao lại ra lệnh cấm vận vũ khí cho phe Quốc Gia Tầu và đưa Mao Trạch Đông lên cầm quyền tại Trung Hoa.
 
Ủy Ban Điều Tra đã khám phá ra rằng hai tổ chức Rockefeller Foundation và Ford Foundation đã tài trợ cho các chương trình phát thanh tuyên truyền của CS nhiều năm trước khi Trung Hoa sụp đổ.
 
Ủy Ban bèn điều tra các tổ chức được miễn thuế này để xác định người ta tài trợ cho CS bằng cách nào. Có nhiều khía cạnh bị điều tra, nhưng những việc liên quan trực tiếp đến chiến tranh quốc cộng tại Trung Hoa, DB Reece khám phá ra hai sự kiện:

Thứ nhất, có nhiều tổ chức lớn (large foundation) đã thực sự cổ võ chủ nghĩa cộng sản và Xã Hội Chủ Nghĩa.

Thứ hai, các tổ chức (foundations) đã gây ảnh hưởng đến chính sách của Bộ Ngoại Giao, và do đó phải chịu trách nhiệm phần lớn việc đưa CS lên nắm chính quyền tại Trung Hoa.

Một nhóm các nhà đại tư bản lập kế hoạch ngăn chận cuộc điều tra của Ủy Ban Reece. Reece khám phá ra rằng nhũng tổ chức được miễn thuế này đã hoạt động sát cánh với tập đoàn (trust) Rhodes. Các học giả của tập đoàn này được điều phối vào các vị trí chiến lược trong chính quyền Hoa Kỳ.
 
Nhiều người có thế lực đem hết cố gắng chống lại cuộc điều tra của DB Reece. Họ áp lực lên các nhà lãnh đạo Quốc Hội phải chấm dứt cuộc điều trần. Kết quả như ông René Wormser, cố vấn của Ủy Ban Reece viết : Tôi cảm thấy công việc còn để lại nhiều vấn đề chưa được trả lời, trong đó điều quan trọng nhất là, với ý đồ gì, nếu có, các tổ chức lớn lại đem tiền bạc giúp và tiếp tay cho các khuynh hướng Marxist tại Mỹ và làm tàn lụi đi sư yêu mến lối sống của họ mà người dân Mỹ nên có ?

Mỹ và Việt Nam

Còn câu hỏi Hoa Kỳ có thực tâm giúp người VN chống CS không thì người viết khỏi cần phải dài dòng. Mỗi người VN dù lớn hay nhỏ đều đã có đủ hiểu biết và tài liệu để tự trả lời cho chính mình.

Thời Đệ I Cộng Hòa, khi người Mỹ ngỏ ý muốn trực tiếp can thiệp bằng vũ lực trước vấn đề CS miền Bắc xâm lăng VNCH. Họ muốn đổ quân đội Mỹ vào VN để đánh CS. TT Ngôi Đình Diệm yêu cầu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải ký kết một bản Hiệp Ước An Ninh hỗ tương thì vấn đề đó mới danh chánh ngôn thuận, và CSVN không xuyên tạc được, nhưng Mỹ từ chối. Sự thể cho thấy ngay, từ đầu, cái dã tâm đen tối của người Mỹ, nên TT Ngô Đình Diện từ chối. Từ đó người Mỹ quyết tâm diệt trừ TT Diệm để thực hiện âm mưu của mình.
 
Khi loại trừ được TT Ngô Đình Diệm rồi, Mỹ ngang nhiên đổ quân vào VN mà không cần có một chính quyền VNCH nào cho phép. Người Mỹ tự ý vào, rồi tự ý nắm quyền chủ động cuộc chiến, cũng như sau này việc thương thuyết hòa bình.
 
Trong cuộc chiến, nước Mỹ đã mất 58 ngàn quân sĩ tử trận, nhưng điều bỉ ổi nhất mà nhiều người không biết là 80% đồ tiếp tế của Liên Sô cho CS trong thời gian chiến tranh là do các hãng Hoa Kỳ đầu tư và sản xuất tại Nga. Như thế có phải là chính người Mỹ đã gián tiếp giết người Mỹ không?

Khi người Mỹ đã hoàn tất mục tiêu thầm kín của mình rồi thì họ tìm cách rút chân ra khỏi VN. Bằng nhiều cách và nhiều thủ đoạn, người Mỹ đã thực hiện ý định nhiều khi khá lộ liễu. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 Quân Lực VNCH đánh sang Nam Lào, người Mỹ đã bí mật thông báo kế hoạch và phóng đồ hành quân cho Hànội. Mục đích của hành động tồi bại này là để làm suy yếu khả năng chiến đấu của các đại đơn vị tinh nhuệ và thiện chiến nhất của QLVNCH.
 
Ý đồ phản bội miền Nam rõ rệt nhất của Mỹ là năm 1972, khi Kissinger sang thăm Bắc Kinh, y đã nói với Mao Trạch Đông rằng nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận một nước VN thống nhất dưới quyền cai trị của CS miền Bắc. Mao ngu gì mà không chịu?
 
Để thực hiện ý đồ nàỵ, chính quyền Mỹ đã giàn dựng cả một chiến dịch ta thưòng gọi là “phong trào phản chiến” bôi nhọ và vu cáo miền Nam, làm cho dư luân Mỹ chán ghét chiến tranh để lấy cớ rút lui. Biện pháp cuối cùng là cắt viện trợ và “embargo” quân dụng và vũ khí đạn dược cho QLVNCH. Biện pháp xẩy ra giống y chang như Mỹ đã làm đối với quân đội của Tưởng Giới Thạch.
 
Để che mắt thế giới, và để đánh lừa cái lương tâm bất chính của mình, người Mỹ đã muối mặt chở đến Saigon 6 chuyến máy bay vận tải toàn đồ quân trang như bi đông đựng nước, giầy trận, áo mưa v.v. Vào những giờ phút sinh tử của cuộc chiến, người Mỹ chở súng không có cơ bẩm cho người Trung Hoa. Nay người Mỹ chở poncho, bidong v.v. cho VN thay vì vũ khí đạn dược. Trên thế giới này có lẽ chỉ có người Mỹ mới có cái tính khôi hài qua việc làm bôi bác như thế mà thôi.

Nước láng giềng Cambodia của chúng ta cũng giống như chúng ta: bị người Mỹ bịp, và vì thế ông Sirik Matak mới có lá thư gởi cho ông đại sứ Mỹ như chúng tôi ghi lại trên trang đầu của bài viết. Phần đông chúng ta vẫn tưởng nước Mỹ thay đổi chính sách mỗi khi có một tổng thống mới lên cầm quyền. Vì thế mới bị lầm, và bị lầm rồi mà vẫn cứ hy vọng. Nghị sĩ Barry Goldwater cho biết: khi một tổng thống lên nắm quyền, đó chỉ là vấn đề thay đổi nhân sự, nhưng chính sách không thay đổi.
 
Ông đưa ra thí dụ, thời TT Nixon Cộng Hòa, Henry Kissinger là thành viên CFR, người được Nelson Rockefeller đỡ đầu, nắm chính sách ngoại giao. Khi Jimmy Carter Dân Chủ đắc cử, Kissinger được thay thế bởi Brzezinski. Brzezinski cũng là thành viên CFR và được David Rockefeller che chở.

Với những dẫn chứng lịch sử trên, và với kinh nghiệm bản thân của mỗi người VN, chúng ta có thể khẳng định rằng chính sách của nước Mỹ đối với cộng sản không thay đổi.
 
Chính sách đó như Ts Stanley Montieth cho biết là: Cộng sản và tư bản luôn luôn cộng tác với nhau, bởi vì cả hai cùng được thúc đẩy bởi một đông lực tinh thần, và cả hai cùng tìm kiếm một mục tiêu (communists and capitalists have always worked together because they are motivated by the same spiritual force, and they seek the same goal.)
 
Người viết xin thêm vào một ý kiến riêng để câu nói được trọn nghĩa: mục tiêu đó là khống chế toàn bộ đời sống con người và xã hội.

Kết luận Không biết dân tộc Khmer có được mấy trăm, mấy ngàn năm văn hiến mà sản sinh ra được cả một nội các chính phủ đáng kính và đáng khâm phục như thế. Họ thà chết chứ không chạy theo những kẻ đã lừa bịp họ.
 
Thế mà trước đó báo chí Mỹ la rùm beng chính quyền Lon Non tham những số một trên thế gian này. Nếu quả như báo chí dòng chính Mỹ tố cáo, các ông Lon Non, Sirik Matak v.v. đem tiền bạc tham nhũng sang Mỹ hưởng vinh hoa phú quí không sướng hơn ở lại để mất đầu hay sao!
 
Biết chắc chắn mình sẽ không thọ khi rơi vào tay Khmer Đỏ, trước khi chết thủ tướng Sirik Matak đã bầy tỏ sự hối tiếc vì tin vào người Mỹ.

Thực ra, không phải chỉ có ông Matak tin vào người Mỹ, mà cả nước Việt Nam (VNCH) chúng tôi tin vào người Mỹ. Nhưng khi ông mở mắt bừng tỉnh thì đã quá muộn rồi.
 
Ông Sirik Matak phạm sai sầm, nhưng cuối cùng khi nhận ra mình sai lầm, ông đã thành khẩn nhận sai lầm và tỏ ra hối hận. Chỉ có người VN, chưa thấy ai nhận ra sự sai lầm của mình và tỏ ra hối hận như ông Sirik Matak.
 
Tệ hại hơn nữa là cho đến bây giờ vẫn còn có rất nhiều người u mê tin rằng người Mỹ chống Cộng, và trông đợi hão huyền rằng người Mỹ sẽ giúp người VN chống Trung Cộng, đòi đất, đòi biển.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link