Cách
mạng Nhung Việt Nam đã đến?
FB Võ Thị Hảo
Nguyễn
Tấn Dũng Thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, tham lam vô độ .wmv
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm
lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có
nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ
chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao
là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
VN bên bờ hủy diệt
Có thể nói rằng nhà cầm quyền TQ đã thực hiện một kịch bản và chọn thời
cơ hoàn hảo cho việc thôn tính VN. Với tiền lệ Nga ngon xơi một phần lãnh thổ
của Ucraina mà Mỹ và châu Âu cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt trên sự đã rồi, TQ
càng thêm táo tợn.
Vòng vây xâm lược của Trung quốc thêm ráo riết, đặt ra những tình huống khốc
liệt. Nhà cầm quyền VN ngày càng bối rối và có quá ít điều để lựa chọn. Trong
khi đó, TQ tấn công ngày càng mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là truyền
thông. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2014 tố cáo : “…
từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong
khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và
đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần”. Bằng những
phương tiện theo dõi hiện đại, các nhà quan sát quốc tế có thể phân định được
đúng sai. Nhưng VN đang là nạn nhân thì phản ứng một cách hết sức yếu ớt, thậm
chí nhiều người có trách nhiệm vẫn bao che cho TQ, vẫn chưa chịu kiện TQ ra tòa
án quốc tế thì việc mất nước theo những bước leo thang táo tợn của TQ là điều
đương nhiên.
Không ai dám đảm bảo rằng TQ, qua một số người trong nhà cầm quyền VN
đang được dư luận cho rằng đớn hèn và bán nước, sẽ không sử dụng thủ đoạn
tương tự Nga đã làm với Crưm, sẽ mượn cớ “trưng cầu dân ý” và dùng vũ lực để
chiếm đoạt VN trong một ngày không xa.
Phải chăng nhiều nhà cầm quyền VN đang trên lộ trình đã cài đặt sẵn là ôm đống
vàng cướp bóc được của dân để ngủ ngon trên đống giáp trụ đã cởi bỏ để quy hàng
TQ. VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới?!
Hoặc toàn dân VN sẽ mù quáng tuân theo tiếng gọi nô lệ cho chủ nghĩa dân
tộc và nhà cầm quyền thực dân, quên nhu cầu làm người của mình, ưỡn ngực ra
trận “còn cái lai quần cũng đánh”, sẵn sàng tan xương nát thịt trong biển máu
theo đuổi một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với TQ?
Còn cách nào khác không? Một cánh chim nhỏ cô đơn giữa tầng không còn có thể
làm gì?
Đã đến, khoảnh khắc CM Nhung VN
Ngày 24/5/2014- Want China Times cho biết chuyến bay HU-7863, cất cánh từ
tỉnh Sơn Tây, gặp phải sự cố khi vừa đến sân bay quá cảnh Lạc Cương Hợp Phì ở
tỉnh An Huy. Nguyên nhân sự cố là do máy bay đâm phải một con chim. Cú va chạm
khiến mũi phi cơ bị móp, trầy xước nặng. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.
Lịch sử hàng không thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp một cánh chim có thể
làm tan xác một chiếc máy bay khổng lồ có sức mạnh và vận tốc triệu lần. Nguyên
nhân chủ yếu do lực cộng hưởng và xung lực vô cùng lớn tại khoảnh
khắc va chạm.
Quy luật này hoàn toàn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc
biệt là những thời điểm hội đủ điều kiện cộng hưởng các xung lực cho một cuộc
cách mạng.
Cách mạng Nhung VN cũng vậy thôi.
Đó sẽ là một cuộc cách mạng êm ái, ít gây thiệt hại nhất, các bên đều gặt hái
lợi ích khả thể, và quyền lợi của của dân VN đã bị thể chế độc tài cướp đoạt sẽ
được trả lại bằng một thể chế minh bạch, đa nguyên.
Khoảnh khắc đó đang đến với VN, và đã chín muồi…
Xung lực tạo Cách mạng Nhung VN
Vấn đề là xung lực nào và ai có khả năng nắm bắt nó để biến CM Nhung VN thành
hiện thực?
Xung lực quan trọng nhất là từ bên trong thể chế chính trị . Nhân tài vật lực
VN đã cạn kiệt. Các số liệu từ mọi phía, nếu không là dối trá che đậy, đều cho
thấy nền kinh tế và chính trị VN đều có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu
không thay đổi.
Mối nguy Trung quốc xâm lược, mối nguy nước mất nhà tan đã vô tình tập
hợp được một lực lượng đông đảo mọi sắc cờ người VN dù ở trong hay ngoài nước
đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để bảo vệ Tổ quốc.
Rất nhiều người dân VN đã quá chán ngán và bất bình trước nhà cầm quyền đương
nhiệm. Ngay cả phần lớn các cán bộ công chức, đảng viên bảo thủ cũng
khao khát có được một gương mặt lãnh đạo xứng tầm, đáng tin cậy để bảo vệ
đất nước và giữ quyền lợi cho chính họ.
Tầng lớp cấp tiến, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, các tổ chức xã hội dân sự và
những công dân thuộc các tầng lớp sớm tỉnh ngộ trong và ngoài nước, đang có
những hoạt động mạnh mẽ cả về hành động và truyền thông, được nhiều lực
lượng trọng công lý và nhân quyền trên thế giới ủng hộ. Số lượng này đang nhân
bản theo cấp số nhân, đòi hỏi đưa đến một cuộc cách mạng xã hội và thể chế
chính trị.
Trong hoàn cảnh đó, sự kiện giàn khoan Trung quốc, vô tình lại như một mồi lửa
rất đúng lúc làm cháy đống củi, là một cơ hội để người VN thoát ra khỏi ảo tưởng,
thoát gọng kìm Trung quốc.
Lựa chọn sống còn đó chỉ có thể là: thực hiện cấp bách một cuộc cải cách thể
chế để VN đủ điều kiện đón nhận cánh tay mạnh mẽ, đáng tin cậy của nước Mỹ và
các nước đồng minh. Muốn Mỹ thực sự bảo vệ như một đồng minh, thì phải
đồng thời làm CM Nhung VN để cải cách thể chế.
May mắn ngoài sức tưởng tượng cho VN, trên thực tế, Mỹ đã chìa tay ra,
công khai và lẫm liệt, dù với một nhà cầm quyền từng bộc lộ nhiều tráo
trở như VN.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 28/5/2014, trong bài nói chuyện về chính
sách đối ngoại của Mỹ tại học viện quân sự West Point tuyên bố : “Một
hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên
thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động
quân sự của nước Mỹ” (theo RFA -2014-05-28).
Ngày 31/5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - Ông Chuck Hagel tại Đối thoại
Shangri-La tại Singapore, đã mạnh mẽ nói “Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ
hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ
quyền từ bất cứ quốc gia nào”.
Ý chí của nhà cầm quyền Mỹ cũng được ủng hộ bởi các nhà lập pháp tại
Thượng viện Mỹ.
Nhiều giải pháp của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước VN đã được đưa
ra. Lựa chọn cải cách thể chế, bắt tay với Mỹ và đồng minh đang là xu thế ưu
việt nhất.
“Không liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì chắc chắn mất Biển Đông. Liên minh quân
sự với Hoa Kỳ thì vừa giữ được Biển Đông vừa giữ được môi trường hòa bình.
Trong tình thế hiện nay mà chỉ thề một lòng vì hòa bình tức là khoanh tay nộp
mạng cho bọn Đại Hán. …cùng ta giữ Biển Đông trong trường hợp cụ thể này chỉ có
thể tìm kiếm chủ yếu ở Hoa Kỳ…Muốn liên minh được với Hoa Kỳ chỉ cần Đảng bớt
độc quyền, độc đoán, độc tài vì Đảng mà hãy vì nhân dân, vì Tổ quốc mở rộng tự
do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.”(TS Nguyễn Thanh Giang trả lời PV RFA)
Giáo sư Jonathan London – một trong những nhà nghiên cứu về VN rất có uy
tín trên thế giới đã phân tích rõ: “Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa
Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc
này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần
phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh… Ðó là lý do tại
sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước
trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn
em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới
hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác…”.
“…cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể
sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy
nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung quốc, còn nếu riêng từng nước
đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” “… Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở
vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn
được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam…Với cách
làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông
thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ…Như
thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các
anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.( – Ông Gédéon, nhà
nghiên cứu người Pháp - (theo BBC- 25/5/2014).
Rõ ràng, với VN hiện nay, Nhật bản đã là một tiền lệ thành công đáng học hỏi.
Gần một thế kỷ nay, Mỹ không bất tín với Nhật. Nước Nhật vận hành trên đường
ray của Mỹ ngày càng yên bình, hùng cường và được tôn trọng trên toàn thế giới.
Gần đây là những thí dụ về Myanma, Philipin và Ucraina…
* Ai lãnh đạo Cách mạng Nhung?
Thời cơ Cách mạng Nhung VN đã đến, thậm chí CM Nhung đang diễn ra từng giờ
phút?
Cách mạng Nhung VN chỉ có thể thành công khi có được sự ủng hộ của đông đảo
người người dân VN yêu hòa bình, chuộng sự thật và nhân quyền trên cơ sở nội
lực và sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều cường quốc văn minh trên thế giới
Nhưng ai lãnh đạo CM Nhung VN? Ai đủ năng lực và tầm cỡ?
Thực tế cho thấy CM có vô số con đường xẩy ra ở một quốc gia, thường rất bất
ngờ, thậm chí những chuyên gia chính trị không hình dung nổi.
Lãnh đạo một cuộc CM, nhiều khi không hẳn là một cá nhân đủ uy tín, trong
sạch, đại diện cho một lực lượng ưu tú của xã hội đương thời. CM nhiều khi khơi
nguồn và dẫn dắt từ một vài nhân vật nào đó đã nhận thức ra sai lầm của mình và
bị dồn vào tình thế “Thay đổi hay là chết”.
Đó là câu chuyện bí ẩn muôn đời giữa Thời và Thế. Ai đủ khát vọng, đủ tinh nhạy,
dám thay đổi và đủ lực nắm được khoảnh khắc ngàn năm có một của CM Nhung, người
đó sẽ thắng.
Ở VN hiện nay, ai có thể?
Cuộc biểu tình được chính quyền bật đèn xanh rộng khắp tại nhiều tỉnh thành VN
ngày 11/5/2014 vừa qua phải chăng là một phép thử, một cuộc tập dượt, chuẩn bị
cho những toan tính của lực lượng nào đó ở tầm vĩ mô?
Phân tích tình hình, GS Jonathan London nhận định: …” Tôi không biết ông
Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng
tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất
nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc
xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi
dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá
mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến
khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị”
Không ít người tán đồng nhận định này.
Nguyễn Tấn Dũng – mặc dù lộ trình lãnh đạo của ông trong vai trò Thủ tướng bên
một Đảng độc tài mà ông vừa lũng đoạn lại vừa bị kiềm chế, đã để lại rất nhiều
hậu quả khiến cho tham nhũng mặc sức tung hoành; TQ tha hồ cướp bóc cả về chính
trị và kinh tế, ngoại giao; nền kinh tế VN khánh kiệt, nhân quyền bị xâm hại nghiêm
trọng, và đất nước bên bờ sụp đổ… Ông đã từng làm cho người dân VN phẫn nộ và
chán ngán.
Nhưng xem ra, trong tình thế này, ông đã có một lựa chọn hợp lý. Ông là
vị lãnh đạo thức thời khi nhận ra rằng phải thay đổi thì mới giữ được quyền lợi
của mình và giữ được đất nước. Ông kêu gọi cải cách thể chế và thẳng thắn phản
đối TQ xâm chiếm lãnh thổ VN. Khuynh hướng mà ông tỏ rõ là thoát TQ và bắt tay
với Mỹ.
Hành động của vị Thủ tướng này đã tạo sự nổi bật trên chính trường. Dù chưa ai
có thể dám chắc chắn về sự thực tâm của ông đến đâu. Nhưng chí ít, hành động
này đã tạo sự đối lập với những vị lãnh đạo khác đang lờ đi hoặc bày tỏ yếu ớt,
thậm chí còn ve vuốt TQ, khiến cho người VN vô cùng thất vọng vì mỗi giây
phút qua lại càng gần bờ vực mất nước.
Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tay cầu cứu về phía Mỹ và các cường quốc thuộc thế giới
văn minh . Nếu muốn Mỹ thực sự giúp VN, như Nhật bản trước đây đã được Mỹ
cứu giúp khi đại bại sau thế chiến II, dù muốn hay không, vị Thủ tướng này cũng
phải tận dụng mọi lực lượng, ngay trong tầng lớp lãnh đạo VN đương nhiệm
và người dân VN, hợp lực làm một cuộc đại loại như CM Nhung Việt Nam để cải
cách thể chế, vượt rào cản ngăn VN với sự cứu giúp của thế giới văn minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang được nhiều nhà quan sát hy vọng là nhân vật
có thể tận dụng uy quyền cũng như những thủ pháp tập hợp lực lượng từ nhiều
phía. Nếu thế, phải chấp nhận thương thảo, điều hòa các quyền lợi để xác lập
một thể chế đa nguyên, dù chưa hẳn ông đã thực sự muốn. Nhưng chỉ có thể bằng
cách này mới giúp ông và nhóm lợi ích của ông cũng như nhà cầm quyền VN thoát
khỏi tình thế khủng hoảng chính trị và mất tất cả. Đó cũng là cách vừa tránh đổ
máu cho dân VN mà vẫn bảo vệ được đất nước.
Đó là lối thoát ưu việt nhất. Nếu ông làm được, người dân VN sẽ tha thứ
cho ông về những hậu quả trước đây trong vai trò là một Thủ tướng và biết ơn
ông vì mở ra một trang mới cho VN.
Đây là thời điểm mà người VN cần sáng suốt lựa chọn.
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là
một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có
nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ
chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao
là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
Đây là tình thế muôn năm có một. Người VN cần biến lòng yêu nước và chủ
nghĩa dân tộc cực đoan thành lòng yêu hòa bình và yêu quyền con người của chính
mình và đồng loại bằng cách đồng lòng chung tay thiết lập một thể chế chính trị
có đủ điều kiện tối thiểu để bảo vệ điều đó.
Ngày 7-6 vừa qua, trong Lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống mới của Ukraine, ông
Petro Poroshenko đã nói những điều cốt thiết cùng đồng bào của ông – những
người vừa đứng lên làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền thực dân và tham
nhũng, bán nước để giành quyền đi về phía một thế giới văn minh: “…Nhưng tự do
không thể đạt được chỉ một lần và mãi mãi. Chúng ta luôn luôn phải đấu
tranh vì tự do…Không ai có thể biến chúng ta thành nô lệ tội phạm và quan
liêu, thành đầy tớ của chính quyền thực dân…”
Người dân VN cũng vậy. Mỗi công dân phải dũng cảm đứng lên đòi quyền con người,
dũng cảm bộc lộ thái độ đối với những kẻ bán nước, không khoan nhượng với việc
chậm trễ cải cách thể chế và không bao giờ thỏa mãn với những thành quả tạm
thời đã đạt được.
Như thế, mỗi người sẽ
góp phần vào thúc đẩy sự thành công của CM Nhung VN. Thiết yếu nữa là hãy
luôn cảnh giác với khuynh hướng tự nhiên đi về phía lạm dụng và đồi bại của
tầng lớp cầm quyền dù cũ hay mới, dù ở thể chế nào nếu không có một thiết chế
xã hội hữu hiệu để ngăn chặn.
Người VN cần rất nhiều dũng lược và kiên trì, đồng lòng, hết thế hệ này sang
thế hệ khác để canh giữ nền hòa bình, tự do và công lý ngay cả sau khi CM Nhung
thành công. /.
Nguyễn Hưng Quốc - Khinh dân và sợ dân
Thứ Năm, ngày 12 tháng 6 năm 2014
Từ ngày
Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam,
trong phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam, có mấy hiện tượng đáng chú ý:
Thứ nhất, tất cả những lời phát biểu quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố đều ở ngoài
Việt Nam: Một, ở Philippines (Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) và hai, ở Singapore (Ðại Tướng Phùng Quang Thanh). Ở trong
nước, với chính người Việt Nam, tất cả đều im lặng. Tại sao? Lý do dễ hiểu: Họ hoàn toàn coi thường người dân trong nước. Với dân chúng Việt Nam, họ không cần giải
thích. Họ không cần phát biểu. Khi cần, họ ra lệnh. Không nghe lệnh, họ đánh hoặc bắt. Vậy thôi.
Thứ hai,
nhà cầm quyền Việt Nam
khuyến khích người Việt ở hải ngoại xuống đường biểu tình
phản đối hành động gây
hấn ngang ngược của Trung
Quốc, nhưng ở trong
nước, họ lại cấm. Tại sao? Ở đây, lại có đến hai lý do: Một, họ coi thường người dân
trong nước; và hai, quan trọng hơn, họ sợ. Có
hai cái sợ: Một, sợ Trung
Quốc nổi giận; và
hai, sợ dân chúng biến các cuộc biểu tình
chống Trung Quốc thành những cuộc biểu tình
chống lại họ. Tại sao họ lại sợ như vậy? Cũng
có hai lý do: Một, họ thiếu tự tin;
và hai, quan trọng hơn, họ biết dân
chúng không thích và không tin họ, thậm chí,
còn cho họ đã bán đứng Việt Nam
cho Trung Quốc. Cái sợ ấy làm
cho họ yếu hẳn đi.
Trước hết, yếu với nhân
dân: Họ tự cô lập mình
thành một thiểu số lúc
nào cũng phập phồng lo âu; hai, yếu với Trung
Quốc: họ không có được sự hậu thuẫn của dân
chúng trong cuộc đương đầu với Trung
Quốc, cả về phương diện quân
sự lẫn phương diện ngoại giao; cuối cùng,
yếu trong các cuộc thương lượng với thế giới: Họ không
đại diện cho ai cả.
Thứ ba, chỉ có các
nhà lãnh đạo chính phủ, từ thủ tướng xuống bộ trưởng và đại tướng, còn
tổng bí thư, người, trên
nguyên tắc, có vai trò lãnh đạo cao
nhất thì lại hoàn toàn lánh mặt. Báo
chí thế giới tường thuật ông
Nguyễn Phú Trọng xin sang Trung Quốc để nói
chuyện với Tập Cận Bình
hai lần nhưng cả hai lần đều bị từ chối. Chả lẽ ông chỉ muốn nói
chuyện với Tập Cận Bình
nhưng lại không có gì để nói với mấy triệu đảng viên
và dân chúng Việt Nam? Tại sao?
Tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều: Ông
đang thoái thác vai trò lãnh đạo của mình.
Ông đang trốn tránh trách nhiệm. Ông hoàn toàn không xứng đáng
với chiếc ghế và những bổng lộc ông
đang có.
Thứ tư, như phần lớn các
nhà bình luận trên thế giới nhận định,
chính quyền Việt Nam rất bối rối trong
việc đối phó với sự gây hấn của Trung
Quốc. Sự im lặng bất thường của Nguyễn Phú
Trọng hoặc những phát
ngôn mâu thuẫn nhau của những người lãnh
đạo thuộc loại cao cấp nhất trong
chính phủ có thể xem như một biểu hiện của sự bối rối ấy.
Bản thân
sự bối rối ấy, thật ra, rất đáng
ngạc nhiên. Ðã đành chính trị luôn
có những bất ngờ. Tuy
nhiên, dưới mắt giới quan
sát quốc tế, việc Trung
Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thăm
dò dầu khí ngay trên thềm lục địa Việt Nam
là một điều có thể đoán
trước được. Từ cả hơn 10
năm nay, Trung Quốc luôn luôn khẳng định chủ quyền trên
Biển Ðông, luôn luôn bày tỏ ý đồ thăm
dò và khai thác dầu khí trên Biển Ðông
và luôn luôn xúc tiến việc hiện đại hóa hải quân
cũng như các kỹ thuật thăm
dò và khai thác dầu khí dưới lòng
biển. Không cần tinh tế, người ta
cũng biết Trung Quốc sẽ làm
gì.
Nhưng dường như chính
quyền Việt Nam lại không
biết. Có lẽ họ quá
tin tưởng vào quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Có
điều, một sự tin tưởng như vậy có thể khiến nhiều người ngạc
nhiên, bởi, trên thực tế, lâu
nay, Trung Quốc chưa từng chứng tỏ bất cứ thiện chí
hòa giải nào đối với Việt Nam.
Họ vẫn luôn luôn lấn hiếp Việt Nam.
Có vô số các biến cố nho nhỏ xảy ra gần như khá thường
xuyên trong những năm qua chứng tỏ thái độ gây hấn ngang
ngược của Trung Quốc. Tại sao
chính quyền Việt Nam không thấy? Nói
họ nhẹ dạ có lẽ không
đúng. Có lẽ còn những lý do sâu xa gì khác.
Nhưng có một điều chắc chắn:
không có một lý do nào liên hệ đến chiến lược hay sự tính
toán khôn ngoan nào cả. Nếu khôn
ngoan, bây giờ họ đã không đến nỗi bối rối như vậy.
Thứ năm,
ngoài sự bối rối, giới phân
tích chính trị cũng nhận ra một điểm khác ở nhà cầm quyền Việt Nam:
sự phân hóa. Tựu trung có hai nhóm
khác nhau: Một nhóm muốn ngả về Tây phương, một nhóm
muốn tiếp tục thỏa hiệp với Trung
Quốc. Cần nói ngay: trong hoàn cảnh
Trung Quốc đang xâm lấn lãnh hải Việt Nam,
một chủ trương thỏa hiệp cũng đồng
nghĩa với một chủ trương đầu hàng,
hơn nữa, một sự phản bội. Nói
có một bộ phận trong
giới lãnh đạo Việt Nam
muốn thỏa hiệp với Trung
Quốc cũng có nghĩa là nói trong họ có một số kẻ đã bán
linh hồn cho Trung Quốc. Những kẻ ấy là
ai?
Chúng ta không biết. Những kẻ ấy thừa khôn
ngoan để không bao giờ bộc lộ công
khai quan điểm của mình. Chúng ta chỉ biết chắc chắn một điều: Họ phải khá
đông và phải ở những cương vị quan
trọng nên nhóm muốn ngả về Tây phương
không thể làm gì được họ.
Trong cái gọi là
nhóm muốn ngả theo Tây phương ấy cũng có thể có hai mức độ: Một, họ muốn thân
thiện với Tây phương, muốn trở thành
đối tác chiến lược với Tây
phương để dùng sự hậu thuẫn của Tây
phương chống cự lại Trung
Quốc. Hai, muốn theo mô hình chính trị của Tây
phương, nghĩa là, sẽ dân chủ hóa,
dù, trên thực tế, chắc chắn họ chỉ chấp nhận biện pháp
dân chủ hóa từ từ, từng bước, từng bước. Có lẽ trong
giới lãnh đạo Việt Nam
hiện nay, người ta chỉ dừng lại ở mức độ thứ nhất. Khó
tin là có ai trong giới lãnh đạo hiện nay
nghĩ đến việc dân chủ hóa
hoàn toàn.
Bất cứ đặc điểm nào
nêu trên cũng đều là những điều đáng
tiếc.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment