Sự Toàn vẹn cuả Đất Nước là bất khả xâm phạm!
Đảng CSVN hãy ngưng ăn "Vàng" cuả phát xít bành trướng China!
VIỆT NAM- TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ ba 17 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 17 Tháng Sáu
2014
Lãnh đạo cấp cao ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam để đàm phán
Dương Khiết Trì tại hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN ARF - 2011
Reuters
Đức Tâm
Chính quyền Bắc Kinh, ngày 17/06/2014 cho biết, lãnh đạo cấp cao phụ trách đối ngoại của Trung Quốc sang Việt Nam và sẽ có các « cuộc hội đàm
thẳng thắn » với đại diện chính quyền Hà Nội, trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng do vụ giàn khoan dầu ở Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), được AFP trích dẫn, Ủy viên Quốc vụ viên phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ gặp Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh vào
ngày 18/06.
Hai bên sẽ « trao đổi quan điểm về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương ». Vẫn theo đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc, « Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì sẽ có cuộc trao đổi thẳng thắn, sâu sắc với phía Việt Nam trong thời gian ông có mặt tại đây ». Trung Quốc « hy vọng phía Việt Nam sẽ lưu ý đến những lợi ích to lớn trong quan hệ song phương và cùng làm việc với Trung Quốc để giải quyết một cách đúng đắn tình hình hiện nay ».
Phía Trung Quốc chỉ thông báo thời điểm cuộc gặp tại Hà Nội giữa đại diện hai nước, nhưng không cho biết là ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam vào lúc nào.
Từ đầu tháng Năm, Trung
Quốc đưa giàn khoan có nhiều tàu đi hộ tống vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình, làm cho tình hình tại Biển Đông thêm căng
thẳng.
Trung Quốc khẳng định vùng biển nơi hạ đặt giàn khoan dầu là thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu Việt Nam không quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan.
Trong khi đó, Việt Nam tố cáo Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền, tàu bè Trung Quốc có những hành động hung hăng như phun vòi rồng, đâm tàu Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã xẩy ra ở Việt Nam, một số vụ dẫn đến bạo động, đập phá các cơ sở sản xuất của Trung Quốc và Đài Loan. Có ít nhất ba người Trung Quốc thiệt mạng trong các vụ bạo động này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rõ là ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam với tư cách là đồng Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác Trung – Việt. Các Chủ tịch gặp nhau định kỳ hàng năm, nhưng thời điểm cụ thể do các bên thỏa thuận.
Theo South China Morning Post, năm 2007, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương đã đình hoãn
các cuộc họp, sau vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam và làm một ngư dân thiệt mạng.
Ông Dương Khiết Trì trước kia là Ngoại trưởng Trung Quốc. Năm ngoái, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại, có quyền lực lớn hơn Ngoại trưởng.
Ủy viên Quốc vụ TQ sang Việt Nam
Cập nhật: 13:18 GMT - thứ ba, 17 tháng 6, 2014
Ông Dương Khiết Trì tại Hà Nội ngày 17/6
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ có cuộc họp tại Hà Nội hôm thứ Tư giữa lúc quan hệ hai nước căng thẳng vì diễn biến giàn khoan.
Ông Dương đã đến Hà Nội hôm thứ Ba và sẽ họp với phía Việt Nam vào thứ Tư.
Các bài liên quan
- ‘Bằng
chứng của TQ vô giá trị’ - BBC Vietnamese - Việt Nam
- TQ khởi công xây trường học
ở Hoàng Sa
- Hãng lữ
hành TQ 'ngưng
hoạt động' ở VN
Học giả Việt Nam phản bác bằng chứng Trung Quốc
đưa ra chứng tỏ Việt Nam ‘thừa nhận chủ quyền Hoàng
Sa’ của họ.
|
|||||
Preview by Yahoo
|
|||||
Chủ đề liên quan
Chức Ủy viên Quốc vụ cao hơn vị trí bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, nắm thực quyền về chính sách ngoại giao của nước này.
Trước đó tin này đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình xác nhận tại họp báo ở Hà Nội hôm 16/6 và nói thêm ông Dương sẽ gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Ông Bình được trang tin Bấm VietNamNet dẫn lời nói:
"Theo chúng tôi biết, ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam.
"Đây là cuộc gặp của hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
"Trong các chủ đề thảo luận, tôi tin vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981
trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến."
Ông Bình cũng nói Việt Nam luôn "hết sức kiên trì trao đổi, tìm mọi kênh thông tin
kênh trao đổi đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hòa bình vấn đề căng thẳng ở Biển Đông" và
nói thêm:
"Cuộc gặp hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chắc chắn là một kênh, một sự kiện hai bên có thể thảo luận vấn đề tìm giải pháp cho vấn đề căng thẳng ở Biển Đông."
Hãng tin AP dẫn lời Tân Hoa Xã nói
ông Dương và ngoại trưởng Việt Nam đã điện đàm hồi tháng Năm và ông Dương nói với ông Minh rằng Việt Nam cần ngưng quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Trung Quốc.
'Chứng sinh ở Hoàng Sa'?
Tại họp báo quốc tế diễn ra hôm 16/6 ở Hà Nội, các quan chức Việt Nam cũng mạnh mẽ chỉ trích các tuyên bố của Trung Quốc.
Việt Nam nói cuộc họp báo nhằm bác bỏ “những luận điệu sai trái” gần đây của Trung Quốc.
Trong các ngày 8 và 9/6, Trung Quốc đã cho công bố tài liệu tiêu đề tác nghiệp ở giàn khoan Hải Dương-981, yêu cầu Liên Hiệp Quốc phổ biến cho các nước thành viên.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia Việt Nam, tuyên bố các tài liệu chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa là
“không có cơ sở” và “suy diễn tùy tiện”.
Ông cũng phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc về chuyện chính quyền Pháp đã từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc với Tây Sa, tức Hoàng Sa:
"Ý kiến đó của Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt. Sau khi Pháp vào Việt Nam, thay mặt chính quyền Việt Nam, Pháp thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
"Chỉ có Trung Quốc chủ động đâm va Việt Nam làm nhiều tàu Việt Nam hư hỏng. Hiện đã có 15 kiểm ngư viên và một số ngư dân bị thương."
Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam
"Việc thực hiện quản lý hành chính của Pháp đối với Hoàng Sa ở mức độ rất cao.
"Pháp đã có cơ quan hành chính đặt tại Hoàng Sa, thậm chí cơ quan hành chính
này cấp giấy chứng sinh cho công
dân Việt Nam sinh ra tại quần đảo Hoàng Sa, đây là
mức độ quản lý hành chính rất cao trong quản lý hành chính của Pháp.
"Trong thời kỳ đó, Pháp đã nhiều lần phản đối hành động của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, trong
đó có nhiều công hàm gửi cho Trung Quốc phản đối hành động của Trung Quốc, thậm chí Pháp đã đề nghị đưa vấn đề ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng Trung Quốc đã từ chối," ông Hải nói.
Còn ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, thì bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng các tàu Việt Nam đã “đâm húc
1547 lần” vào tàu Trung Quốc.
“Chúng tôi bác bỏ thông tin sai lệch phi lý trên,”
ông Thu nói.
“Chỉ có Trung Quốc chủ động đâm va Việt Nam làm nhiều tàu Việt Nam hư hỏng. Hiện đã có 15 kiểm ngư viên và một số ngư dân bị thương.”
Ông Thu cũng tuyên bố Việt Nam có “bằng chứng không thể chối cãi” rằng Trung Quốc đã đưa tàu chiến và máy bay đến hiện trường.
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, nhấn mạnh: “Hiện nay chưa có bất kỳ trường hợp nào tàu Việt Nam chủ động đâm va vào tàu
Trung Quốc như phía Trung Quốc đưa tin.”
Không rõ cuộc họp Ủy ban liên chính
phủ Việt Nam - Trung Quốc sẽ tạo ra đột phá gì không
trong lúc quan hệ Việt – Trung vô cùng căng thẳng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment