Monday, June 16, 2014

Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963

 

Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963


Vietnam War Documentary: Inside the Viet Cong - Tactics, Weapons, Tunnels, Uniform

http://www.youtube.com/watch?v=jfPx1jfoWjs ( chỉ có chông, bẫy, xe đạp , gùi , vác ... mà đánh chiếm được miền nam hay sao?, đúng là sạo ke như vẹm *~X( at wits' end )

Nhất Thanh 
June 10, 20140 Bình Luận

 

Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng giúp đỡ Hồ Chí Minh thành công trong mặt trận chống Thực Dân Pháp cũng như ký hiệp định Geneva chia đôi VN 1954. 

Trong những thập niên sau cuộc họp mặt Geneva, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bành trướng ảnh hưởng trong những sự thay đổi của Việt Nam. 

Trong quá trình của cuộc họp mặt Geneva, CSVN không ngừng bám theo cũng như “xin” CS-Trung Quốc giúp đỡ và tiếp viện để củng cố quyền lực Đảng CSVN tại miền Bắc, thành lập cũng như huấn luyện quân đội CSVN, thi hành dự án Cải Cách Ruộng Đất, tu chính lại Đảng CSVN, củng cố bộ chính trị Bắc Việt, quản lý thành phố lớn và tái tạo nền kinh tế. Và như đã biết, Bắc Kinh đã cho Fang Yi lãnh đạo một đoàn Trung Quốc Kinh Tế Gia đến miền Bắc Việt Nam.

Theo tài liệu Quân Sử của Bộ Trung Hoa Quân Mưu (Chinese Military Advisory Group-CMAG), ngày 27 tháng 6, 1955, Võ Nguyên Giáp người nắm binh quyền Bắc Việt đã âm thầm đến Bắc Kinh trong vai trò đại biểu CSVN với sự giúp đỡ của người cầm đầu CMAG ở Việt Nam là Wei Guoqing. Võ Nguyên Giáp bàn thảo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Hoa Minister Peng Dehuai, và tướng Petroshevskii, một Quân Mưu cao cấp của Liên Xô tại Trung Quốc, về dự án tái tạo quân đội của Đảng CSVN và những dự án chiến tranh trong tương lai. Đại Biểu CSVN ghé thăm Trung Hoa Hạm Đội Bắc Hải trước khi trở về Hà Nội vào giữa tháng 7. 

Trong quá trình đól, ngày 15 tháng 10, 1955, Võ Nguyên Giáp lại âm thầm dẫn đầu một phái đoàn đại diện sang Trung Quốc, và đã bàn với Peng Dehuai và Tướng Quân Liên Xô Gushev kỳ này cũng là về những dự án củng cố quân sự và quân đội của CSVN cũng như chiến lược tương lai. Đoàn đại biểu CSVN đã tham quan những Trung Tâm Quân Sự Trung Hoa, quân trường và nhìn Quân Đội Trung Hoa học tập trước khi trở về Bắc VN vào ngày 11 tháng 12.

Tài Liệu Quân Sử của CMAG, ghi rõ rằng trong suốt 2 quá trình sang Bắc Kinh của Giáp, Giáp đã báo cáo “thành công ký kết” với CSTQ và Liên Xô “trên những điều chính.” Nhưng lại không giải thích tại sao Giáp lại mau lẹ ghé thăm lần thứ 2 đến Bắc Kinh sau không xa chuyến âm thầm thứ nhất, và tại sao sự hiện diện phía Liên Xô lại khác với lần đầu. Có lẻ sư bàn thảo lần thứ nhất của Giáp, đã bỏ lại sau lưng vài vấn đề chưa giải quyết. Sự thật thì, theo tài liệu tham khảo của Quảng Đông Đại Học Xã Hội Học, thì Trung Hoa và Liên Xô đã có sự bất đồng ý kiến về dự án làm sao thống nhất Việt Nam. 

Cố Vấn LiênXô ủng hộ sự hoà bình chung sống giữa Nam, Bắc Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ” thống nhất đất nước qua và trong dự án Hoà Bình Độc Lập Dân Chủ Hoá”, ngược lại thì phía Trung Hoa cho rằng “tại vì sự phá hoại của chế độ quân chủ nên không thể nào thống nhất Việt Nam qua cái gọi dân chủ bầu cử như đã viết trong Hiệp Định Geneva, và như vậy con đường duy nhất là CS-Bắc Việt nên chuẩn bị cho một chiến tranh sắp tới”.

Ngày 24 Tháng 12, 1955, CSTQ quyết định rút Bộ Quân Mưu CMAG ra khỏi Vietnam; Peng Dehuai đã cho Võ Nguyên Giáp biết cái quyết định này. Tới vào giữa tháng 3, 1956, cán bộ cuối cùng của CMAG đã rời khỏi CSVN. Để thay thế Bộ Quân Mưu CMAG, Bắc Kinh đã gửi đến một Ban Quân Mưu nhỏ hơn dưới quyền của Hoàng Văn Quân để giúp đỡ CSVN.

Sự thay đổi này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận lớn trong nội bộ ban lãnh đạo CSVN 1956, về quyết định “người nào sẽ phải gánh vác trách nhiệm về bắt trước dự án Cải Cách Ruộng Đất của Trung Quốc từ năm 1953” .

 Trường Chinh, Tồng Thư Ký Đảng CSVN, người đã lãnh đạo trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, đã bị cách chức tại Quốc Hội Trung Ương vào tháng 9, 1956. Lê Duẫn, lên thay thế lãnh chức vụ Tổng Thư Ký CSVN, đã chỉ chứng Trường Chinh, tội danh thi hành Cải Cách Ruộng Đất của Trung Quốc với Việt Nam bất chấp những sự thật xảy ra tại Việt Nam.

Sự thất bại của Cải Cách Ruộng Đất đã khiến trong Đảng CSVN biết rõ là con đường thống nhất Việt Nam, như trong Hiệp Định Geneva bầu cử Dân Chủ, đã không thể thực thi. Khi cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của Đảng CSVN bị sụp đổ, thì CSVN cũng phải đang đối diện với vấn nạn kinh tế của XHCN. Nguồn cung cấp gạo tại Hà Nội trở thành vấn nạn, CSVN vì đã quay lưng với hiệp dịnh Geneva, âm thầm quậy phá miền Nam bôi nhọ và ám sát nhân viên Cao cấp của miền Nam, nên CSVN không thể mở miệng xin mong sự giúp đõ từ kinh tế Miền Nam, CSVN ngoài phải tự trồng trọt kiếm ăn mặt khác, ban lãnh đạo Hà Nội tiếp tục quay về với Trung Quốc bất chấp vì nghe lời Bắc Kinh mà kết quả là những đau thương của Cải Cách Ruộng Đất.

Tháng 4, 1956, Phó Thủ Tướng CSTQ Chen Yun, một nhà kinh tế gia chuyên môn trong Đảng CS Trung Quốc, đã âm thầm không công khai đến Hà Nội. Trước lời yêu cầu của Hồ Chí Minh, Chen đưa ra dư án chính về “Ưu Tiên Kỷ Ghệ Nông Nghiệp và cũng như đặt kỷ nghệ nhỏ lên trước kỹ nghệ lớn” (light industry ahead of heavy industry) để nâng cao nền kinh tế Bắc Việt. Ban lãnh đạo CSVN chấp nhận dự án của Chen. 

Sự thật bằng chứng là CSTQ đã bỏ ra rất nhiều trong việc nâng cao kinh tế trong phần kỹ nghệ lớn tại Trung Hoa trong 5 năm đầu vào thời gian đó, sự khoa chương phóng đại của Chen về nông nghiệp và những kỹ nghệ nhỏ rất là khác thường, và cũng như sự chứng minh là Trung Quốc luôn quan tâm nhiều đến hình trạng tại VN trong sự “cố vấn” và tài trợ của Bắc Kinh đối với CSVN. Chu Ân Lai lập lại sự quyết định của Chen về sự cận trọng trong những dự án kinh tế trong qua trình viếng thăm Hà Nội vào ngày 18-22 tháng 11, 1956, cũng như Lai đã nói với Hồ Chí Minh phải kiềm chế những sự hấp tấp về những dư án thu hoạt Nông Nghiệp: “sự thay đổi đó phải đi từng bước một.”

Nhà văn Donald S. Zagoria đã phản luận trong cuốn sách Vietnam Triangle (VN Tam Giác) là trong thời gian 1957 và 1960, CSVN đã thay đổi từ trung thành với Bắc Kinh qua Liên Xô để có sự tài trợ của Liên Xô về những dự án nâng cao nền kinh tế XHCN-VNt.11 Trên thực tế, ban lãnh đạo Hà Nội vẫn tiếp tục, báo cáo và xin lệnh CSTQ về những quyết định quan trọng như củng cố nền kinh tế tại Miền Bắc và công cuộc cách mạng nơi Miền Nam. Trong quá trình tái tạo nền kinh tế của XHCN-VN 1958, bộ chính trị CSVN bắt đầu đặt tâm vào công cuộc cách mạng tấn công Miền Nam VN. CSVN báo cáo và xin quyết định từ CSTQ. Vào mùa Hạ 1958, Bộ Chính Trị CSVN đưa trình lên CSTQ để xin quyết định cho 2 dự án “Sự nhận định về dự án Căn Bản cho ViệtNam trong giai đoạn mới ” và “Ý kiến về dự án thống nhất vỹ tuyến Unification Line và con đường cách mạng nơi miền Nam.”

Sau khi tham khảo cẩn thận, Ban Lãnh Đạo CSTQ đã trả lời bằng một lá thư, chỉ thị “nền tảng chủ yếu nhất, những quyết định quan trọng nhất, và những dự án khẩn cấp nhất” cho công cuộc cách mạng của CSVN là phải thực thi Cách Mạng Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Xây Dựng Xã Hội tại miền Bắc. 


Về phía miền Nam, CSTQ tiếp tục chỉ thị, dự án mà Hà Nội phải thực thi là phải nâng cao khẩu hiệu “Quốc Gia và Cách Mạng Dân Chủ.” Tuy nhiên, khi trong thực tại sự nhận thức về công cuộc cách mạng trong lúc đó vốn dĩ bất khả thi, CSTQ kết luận, CSVN nên “thành lập một công cuộc đường hầm dài lâu, dưỡng sức, thành lập bộ tuyên truyền đến với đa số, và chờ đợi cơ hội thích hợp.” Nói thẳng ra, Bắc Kinh thật sự không mong muốn lâm vào cảnh CSVN chính thức ra mặt đối kháng với Hoa Kỳ. Judging by subsequent developments, CSVN đã không dám cải lời CSTQ, trong thời gian 1958 và 1960 Hanoi luôn chú tâm vào nền kinh tế miền Bắc VN, thực thi “Dự Án 3 Năm” cải tổ chủ nghĩa về mặt kinh tế và xã hội.

 Chính sách trở lại với thủ đoạn Cách mạng Bạo Lực được Trung Ương Đảng CSVN thực thi vào tháng 5, 1959 nhưng lại không nói rõ phải đi theo đường hướng nào. Thậm chí cũng không nhắc đến những trắc trở của sự hợp nhất giữa quân sự và chính trị phải đối diện. Trong 2 năm kế tiếp, ban lãnh đaọ CSVN tiếp tục tranh luận về những mựu lược và sách lược. Hồ Chí Minh tiếp lục báo cáo và thỉnh lệnh với CSTQ. Vào tháng 5, 1960, CSVN và lãnh tụ CSTQ đã mở cuộc thảo luận tại Hà Nội và Bắc Kinh về những sách lược xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đưa ra lập luận rằng trong những sự tranh giành trong chính trị nên hợp nhất với vũ khí và quân sự khi những thực trạng đang xãy ra giữa những thành phố và những vùng quê trong miền Nam, một sách lược tranh đấu uyễn chuyễn cần nên được thi hành.

 Với trong Thành Phố, CSTQ đưa quyết định, tranh đấu bằng chính trị nên được làm sách lược chính, tuy nhiên nếu muốn đánh sụp chế độ ông Diệm, thì vũ lực thật sự là cần thiết. Bởi vì đã có nhiều và đa số những căn cứ nơi những vùng quê, thì lực lượng quân sự nên được thành lập tại đó, tuy nhiên đấu tranh bằng quân sự nên kèm theo với đấu tranh chính trị.

Vào tháng 9- 1960, CSVN mở Đại Hội Đảng CS lần thứ 3, nhưng lại không có quyết định gì về những tình trạng thối nát hiện tại nơi miền Bắc, thay vào đó là chỉ âm mưu đánh chiếm khi nền chính trị miền Nam Việt Nam đang lung lay. Để lợi dụng cơ hội mới này, Quốc Hội CSVN kêu gọi và ra lệnh cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thực thi cả 2 chính sách đấu tranh bằng chính trị và quân sự đối với miền Nam VN, và kêu gọi sự yểm trợ tối đa từ miền Bắc. Sách lược liên kết đấu tranh bằng quân sự và chính trị với miền Nam vốn là những dự án và quyết định từ CSTQ.

Vào mùa Xuân 1961, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy chấp thuận tăng viện trợ về Quân Sự và Ban Quân Mưu (MAAG) với 100 cố vấn và đã gửi đến Việt Nam 400 lực lượng đặc biệt để huấn luyện quân đội miền Nam những cách tiếp chiến khẩn cấp. Sự viện trợ của Hoa Kỳ với Đông Nam Á đã khiến Lãnh đạo Bắc Kinh không yên tâm. Trong lúc Thủ Tướng CS là Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh vào tháng 6-1961, Mao Trạch Đông đã quyết định tăng thêm viện trợ cho mặt trận xâm lấn miền Nam trong khi Chu Ân Lai tiếp tục hối thúc phải thực thi những sách lược uyển chuyển và quan trọng nhất là “liên hợp giữa chính sách đấu tranh hợp pháp và đấu tranh bằng thủ đoạn đen tối phi pháp cũng như phải liên kết đấu tranh bằng chính trị và quân sự.”

Năm 1962 một sự kiện thay đổi lớn giữa sư nhúng tay của Hoa Kỳ và thái độ cũng như hành động của Trung Quốc đối với cuộc nội chiến của Việt Nam. Vào tháng 2, Hoa Thịnh Đốn (Washington) thành lập tại Sài Gòn một ban Quân Mưu (Military Assistance Command, Vietnam (MAC,V)), để thay thế MAAG. Chính Phủ Kennedy buộc ghép ban hành hành động này với số tăng trưởng mạnh về mặt Cố Vấn Hoa Kỳ và số lượng quân sự tiếp viện với chính phủ Diệm, đánh dấu cho một tầng lớp mới về mật tham dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Vào mùa Xuân năm đó, một cuộc tranh luận xảy ra trong nội bộ ban lãnh đão Trung Quốc phán đoán một Thế Chiến sẽ xảy ra, và dự định có thể hoà bình sống với những quốc gia tư bản, và mức độ tài trợ của TrungQuôc đối với “công cuộc Giải Phóng”. 

Vào ngày 27 tháng 2, Wang Jiaxiang, Bộ Trưởng Bộ Liên Lạc Ngoại Giao, gửi một lá thư cho Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình và Chen Yi ( bộ 3 cầm quyền về chích sách ngoại giao), phản đối và chỉ trich khuynh hướng đánh giá cao về mặt nguy cơ Thế Chiến xảy ra, và đã đánh giá thấp về những cơ hội hoà bình chung sống với những đế quốc. Về mặt yểm trợ cho “công cuộc giải phóng toàn quốc”, Wang đã thận trọng thận trọng nhấn mạnh, kêu gọi sự chú ý đến những vấn nạn kinh tế của Trung Quốc và hạn hẹp tài nguyên.

 Về vần đề của Việt Nam, Wang yêu cầu Đảng CS Trung Quốc “cảnh giác đối với những đường lối chiến tranh của Đế Quốc Mỹ đã thực thi ở Đại Hàn” và cũng cảnh báo về nguy cơ “Khrushchev và những người cùng phe đang kéo chúng vào một cạm bẫy chiến tranh.” Wang đưa ra dự án, nếu muốn chỉnh đốn và tái tạo lại nền kinh tế và thắng lợi vượt qua những sóng gió giai đoạn khó khăn, Trung Quốc nên chấp nhận một chính sách hoà bình và và thoả hiệp về mặt ngoại giao, và với lãnh vực ngoại vận Trung Quốc không nên làm những gì không có khả năng. Nhưng Mao Trạch Đông đã bỏ ngoài tai những ý kiến và dự án nêu ra của Wang, thậm chí còn phán tội danh cho Wang là kẻ nâng cao “chủ nghĩa xét lại” chính sách ngoại giao của “3 điều thoả mản và một sự giảm bớt” (sự thoả mản với đế quốc, chủ nghĩa xét lại, và thế giới bảo thủ hoá , và giảm bớt sự yểm trợ cho công cuộc Giải Phóng Toàn Quốc.)

Sự biến diễn của cuộc tranh luận đã tạo ra những quyết định chính cho những chính sách của CSTQ đối với Việt. Nếu như ý kiến của Wang được chấp nhận, thì nó sẽ có nghĩa là vai trò của CSTQ đối với Đông Nam Á phải bị hạn chế. Nhưng Mao Trạch Đông đã quay sang con đường quân sự, chọn lựa đối mặt với Hoa Kỳ. Sự việc này đã chuyển sang bên trái của những chính sách ngoại giao, với sự nhấn mạnh của Mao trạch Đông về tranh đấu giai cấp và chính sách cấp tiến trong sự liên hệ nội bộ Trung Quốc 1962. Sự việc này cũng ảnh hưởng đến vai trò của CSTQ đối với những vấn nạn chưa dàn xếp nơi Việt Nam. Với sự bỏ ngoài tai ý kiến của Wang, một cơ hội đã trồi lên sau này cho Hoa Kỳ len lõi vào Đông Nam Á đã bị hụt.


Vào mùa Hạ 1962, Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh đến Bắc Kinh để bàn thảo với ban lãnh đạo CSTQ về tình trạng quan trọng do sự nhúng tay của Hoa Kỳ với Việt Nam và có thể Hoa Kỳ sẽ có một cuộc tấn công Bắc Việt Nam. Hồ Chí Minh “xin” CSTQ tài trợ cho công cuộc du kích tại miền Nam. Bắc Kinh đã thoả mán sự “xin cầu” của Hồ Chí Minh bằng cách đồng ý gửi cho CSVN 90,000 cây súng trường và súng máy (AK), số lượng này có thể trang bị cho 230 bộ binh tác chiến hat could equip 230 infantry battalions. Những vũ khí này sẽ được dùng để yểm trợ mặt trận du kích tại miền Nam. Vào tháng3,1963, Luu Thieu Ky, Bộ Trưởng Dân Nhân Giải Phóng Quân của Trung Hoa (Chief of Staff of the Chinese People’s Liberation Army (PLA)), ghé thăm CSVN và bàn luận với CSVN, CSTQ sẽ yểm trợ cho CSVN bằng cách nào nếu Hoa Kỳ tấn công miền Bắc. Hai tháng sau, Lưu thiếu Kỳ, chủ tịch của PRC, đến Hà Nội, và nói với Hồ Chí Minh: “Chúng tôi luôn sát cánh bên đồng chí, và nếu như chiến tranh bùng nổ, đồng chí có thể nhìn Trung Hoa như là một cánh tay.”

Sự thật thì, Bắc Kinh đã sớm chính thức ký kết với Hà Nội vào đầu năm 1963. Đến cuối năm đó, cán bộ của CSTQ và CSVN đã bàn thảo về sự viện trợ giúp đỡ của Bắc Kinh về dự án xây dựng những công trình phòng chiến và căn cứ Hải Quân ở vùng Đông Bắc lãnh thổ CSVN. Theo tài liệu từ Trung Hoa, vào năm 1963 CSTQ và CSVN đã ngầm ký kết hiệp định là Bắc Kinh sẽ gửi quân tác chiến vào Bắc Việt Nam khi cần. Quân đội CSTQ sẽ ở lại và chiến đấu tại miền Bắc để đoàn quân VC được rãnh tay xuống miền Nam. Nhưng ngày giờ và điều kiện trong bản hiệp địh tới nay vẫn không rõ ràng.Tổng kết, trong giai đoạn từ 1954 và 1963 Trung Quốc đã và luôn chặt chẻ tham dự vào trong những sự phát triển và quyết định của nền tảng chính trị Hà Nội. Đảng CS Trung Quốc “yêu cầu” Hồ Chí Minh phải chú tâm vào củng cố Đảng CSVN và liên kết sách lược đấu tranh bằng chính trị và quân sự đối với miền Nam VN.. Trong những năm từ 1956 và 1963, CSQT đã tiếp trợ cho CSVN 270,000 cây súng, trên 10,000 đại pháo , trên 200 triệu đạn dược, 2.02 triệu Trái Pháo , 15,000 dây truyền tin, 5,000 radio thông tin, trên 1,000 xe vận tải, 15 chiếc máy bay, 28 tàu chiến, và 1.18 triệu quân phục. Tổng số viện trợ từ CSTQ đối với CSVN trong thời gian này là hơn 320 triệu nhân dân tệ. 

Năm 1962 là một năm chủ yếu của những sự quyết định của những hành động cũng như thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bỏ rơi dự án tiến tới trong thận trọng, Mao Trạch Đông đã chọn con đường đối đầu với Hoa Kỳ và quyết định đẩy mạnh sự tài trợ cần thiết từ Trung Quốc đến Hà Nội. Số lượng lớn viện trợ vũ khí từ Bắc Kinh đến với CSVN vào năm 1962 đã giúp đỡ Hồ chí Minh đẩy mạnh mặt trận du kích trong miền Nam, và đã khơi dậy thêm sự nhúng tay của Hoa Kỳ. Vào cuối năm 1963, ban lãnh đạo Trung Quốc rất là bất an về sự quyết định của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tuy nhiên CSTQ vẫn luôn yểm trợ và tài trợ tối đa cho CSVN đối mặt với Hoa Kỳ.

Nhất Thanh Tóm Dịch

 

Triệt Để Ly Khai Chủ Nghĩa Marx-Lenin Và San Bằng Huyền Thoại Hồ Chi Minh Để Cứu Nước

Nguyễn Cao Quyền
June 14, 20140 Bình Luận
Chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn với nhân loại một tương lai huy hoàng nhưng hứa hẹn này đã bị thực tế phủ nhận. Marx đã khổ công phê phán chủ nghĩa Tư Bản nhưng khi nói về chủ nghĩa Cộng Sản thì cách tiếp cận của ông lại mang sắc thái một lời tiên tri phỏng đoán. Nội dung những lời thuyết giảng của ông không được chứng nhận qua thời gian.
Trong những nước mà cách mạng vô sản thành công, trái với sự răn dạy của Marx, thì điều gì đã xảy ra ? Thiên đường cộng sản chưa bao giờ xuất hiện trong khi cảnh nghèo đói cứ tiệp tục tồn tại hết năm này qua năm khác. Đấy là chưa kể sự hành hạ thiếu nhân đạo của những chế độ độc tài vô trách nhiệm, tham nhũng và tham quyển cố vị như mọi người đều đã thấy.

Sự sụp đổ của Liên Xô đầu thập niên 1990 đã kéo theo sự ra đi hàng loạt của hầu hết các chế độ độc tài khác trên thế giới. Sơ xuất lớn nhất của Marx là đã coi thường và miệt thị kinh tế Tư Bản. Thực tế cho thấy quyền tư hữu và kinh tế thị trường tự do có một sức mạnh và một tính năng động vượt xa trí thưởng tượng và tầm hiểu biết của nhà tiên tri cộng sản.

Giấc mơ “hàng hóa chảy ra như suối” hiện đang là thực tế hàng ngày trong các xã hội Tư Bản, không cần phải chứng minh. Vậy thì còn lý do gì nữa để không rứt khóat với chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin và san bằng huyền thoại Hồ Chí Minh, hầu nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng của nhân lọai văn minh.

Đây không phải là lần đầu tiên lời kêu gọi này được đưa ra. Nhưng lần này lời kêu gọi thống thiết đó nó vẫn cần được nhắc lại, vì tổ quốc đang trong cơn nguy biến. Không có sức mạnh của toàn dân thì không thể nào cứu nguy đẫt nước, khi giặc đã bắt đầu xâm lấn lãnh hải và lãnh thổ của nước ta.

Chủ nghĩa Marx đã lui vào lịch sử

Đó là sự thật, nhưng nếu ai chưa chưa đủ lòng tin thì xin đọc những dòng viết tiếp theo. Năm 1941, Marx bị chính quyền Đức theo dõi vì những bài viết chống đối nhà nước. Ông đem gia đình qua Pháp và cư trú tại thủ đô Paris. Tại đây, ông gặp F. Engels. Hai ngưởi làm quen nhau, ý hợp tâm đầu và từ đó cộng tác thân mật với nhau trong nhiều hoạt động cách mạng.

Chủ nghĩa Tư Bản xuất hiện vào đầu thế kỳ 17 tại Âu Châu. Hồi đó sự phát minh ra máy dệt rèm hoa đã gây nên một làn sóng bạo động của công nhân tại Đức. Bước sang thế kỷ 19, ở Anh vẫn còn nổ ra những phong trào phá hoại máy móc với quy mô lớn.

Khảo sát khu công nghiệp Manchester ở Anh vào năm 1844 Engels , lúc đó mới 24 tuổi, cũng phản đối việc đưa máy móc vào sản xuất. Ông viết tác phẩm “The condition Of The Working Class In England” xuất Bản năm 1845. Hồi đó, khu công nghiệp Manchester mới chập chững đi vào mô hình phát triển Tư Bản.

Năm 1848, sau khi viết và cho công bố bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản, Marx và gia đình phải bỏ Pháp chạy sang Anh lánh nạn vì bị truy lùng. Lúc đó, Marx mới 30 tuổi. Trong khu vực Soho buồn tẻ của thủ đô Luân Đôn, ông sống đau yếu và thiếu thốn với sự trợ cấp của Engels.

Ông bắt đầu viết sách. Quyển Tư Bản Luận số I (Das Capital I) được viết căn cứ trên cuốn “The Condition Of The Working Class In England” của Engels. 

Tác phẩm này của Marx được coi như thánh kinh của giai cấp lao động, chỉ tiếc rằng hiện tượng Tư Bản Manchester lúc đó còn quá sơ khai nên công trình phân tích của Marx được đánh giá như hơi vội vã. Thật vậy, những lời tiên đoán tự cho là khoa học liên quan đến giai đọan quá độ, thế giới đại đồng, sự tiêu vong của nhà nước…đã không được thực tế chứng nghiệm và chỉ có giá trị như những lời tiên tri bói toán.

Năm 1866, nghĩa là 18 năm sau khi Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản được công bố, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. Sau khi khủng hoảng này chấm dứt, chủ nghĩa Tư Bản đã tự điều chính bằng một sáng tạo mang tính lịch sử. Đó là sự ra đời của Công Ty Cổ Phần và Ngân Hàng Đầu Tư Quy Mô Lớn. Với sự sáng tạo này, vốn của xí nghiệp không còn dựa vào tiết kiệm và dự trữ của một số nhà tư bản nữa mà dựa vào tiền dự trữ của toàn xã hội.

Như vậy, quyền sở hữu được tách rời khỏi quyền quản lý xí nghiệp. Việc tách rời này là một cuộc cánh mạng tạo khả năng “quá độ hòa bình” sang một chế độ mới. Với Công Ty Cổ Phần Marx đã thấy xuất hiện nhân tố “xã hội chủ nghĩa” từ sự phát triển của chủ nghia Tư Bản.

Hai mươi năm, sau khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời (1848), Marx đã tìm thấy “bước quá độ hòa bình” này. Trong tập III Tư Bản Luận, ông đã sửa chữa kết luận của tập I Tư Bản Luận và nói rằng không cần phải làm nổ tung cái vỏ ngoài của chủ nghĩa Tư Bản nữa. Những gì ông đã nói về Tư Bản Manchester cũng hoàn toàn bị xóa bỏ .

Khi Marx yêu cầu Darwin viết đề tựa cho cuốn Tư Bản liận đầu tiên, ông đã bị Darwin từ chối. Những cuốn Tư Bản Luận tiếp theo, do Engels xuất bản sau khi ông chết (1883) không có mấy ai đọc, trừ một vài nhà nghiên cứu.

Chính Marx cũng nhìn nhận sự phá sản của chủ thuyết cách mạng vô sản của mình. Năm 1872 sau khi Quốc Tế I tan vỡ ông gửi thông điệp cho phân bộ Hoà Lan nói : “Tại những nước như Mỹ và Anh, người lao động có thể đạt tới mục tiêu của mình bằng những phương tiện ôn hòa”. Vào năm trước khi chết, có lần ông đã xác nhận: “Điều chắc chắn, tôi không phải là người Marxist”.

Ngày 6/3/1895, không đầy 5 tháng trước khi qua đời, trong lời nói đầu viết cho tác phẩm “The Class Struggle In France- Đấu Tranh Giai Cấp Ở Pháp” của Marx, Engels cũng sứa lại toàn bộ chủ nghĩa Marx và nhắn với hậu thế rằng “Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lối thời về mọi mặt”.

Như vậy trong các tác phẩm của Marx và Engels có hai con đường “xã hội chủ nghĩa” : xã hội chu nghĩa bạo lực và xã hội chủ nghĩa dân chủ. Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản và Quyển I Tư Bản Luận là căn cứ lý luận của Chủ Nghĩa Xã Hội Bạo Lực. Tập III Tư Bản Luận và Lời Nói Đầu do Engels viết cho cuốn Đấu Tranh Giai Cấp Ở Pháp là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội.

Chủ Nghĩa Xã Hội Bạo Lực hứa hẹn với nhân loại một tương lai huy hoàng nhưng hứa hẹn đó đã bị thực tế phủ nhận. Cuộc thí nghiệm Cộng Sản như vậy là đã chấm dứt. Hệ thống chính trị độc tài, có lúc từng kiểm soát một phần ba nhân loại đã thực sự tan rã. Không có lý do thực tế nào để tin rằng trong tương lai nó còn có thể xuất hiện trở lại.

Chủ nghĩa Marx Lenin đã hoàn toàn phá sản

Điều cần phải nói ngay trước khi đi sâu vào việc phân tích thứ hai là : Lenin đã dấu nhẹm không cho ai biết việc Marx đã khám phá ra bước “quá độ hoà bình” và như vậy hắn đã nhập cảng nguyên con vào nước Nga phần lý thuyết Mác Xít lỗi thời mà cả Marx lẫn Engels đều chối bỏ lúc về già.

Chủ nghĩa Marx-Lenin là một ứng dụng của chủ nghĩa Marx bạo lực vào thực tế do Lenin khai triển. Công thức này đã mang lại thắng lợi cho cuộc cướp chính quyền Nga tháng 10 năm 1917 và trở thành nền tảng ý thức hệ của phong trào cộng sản thế giới với trung tâm là Liên Xô.

Thế Kỷ 20, thuật ngữ Marxism-Leninism được ưa chuộng không chỉ trong sinh hoạt của Đệ Tam Quốc Tế mà còn cả trong nội bộ các Đảng Cộng Sản nhỏ trên khắp thế giới. Tại sao ? Vì chủ nghĩa Marx-Lenin đã đưa ra mẫu hình chung cho mọi cuộc cách mạng vô sản cướp chính quyền tại “Thế Giới Thư Ba” cũng như tại một vài nới khác. Nó chú trọng vào thực tế hơn là vào lý thuyết nên rất cần thiết cho việc huấn luyện và đào tạo đảng viên.

Với khả năng nhạy bén hiếm có về chính trị, Lenin nhận ra ngay bản chất tàn bạo của chủ nghĩa Marx. Đây là con đương từ lâu y tim kiếm. Cho nên y chỉ cần thêm vào đó một cơ chế chính trị̣ để biến tư tưởng thành hiện thực. Với niềm tin đó chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện. Nó trở thành công cụ để cướp giữ chính quyền của một nhóm người ham danh và tham lợi.

Lenin sinh trưởng ở Nga, một nước mà từ ngàn xưa chỉ có những chế độ chính trị cực kỳ tàn bạo. Bạo lực là nền tảng của nước này và Lenin thấm nhuần văn hóa ấy. Trong cuộc đời hoạt động lúc chưa nắm chính quyền Lenin chịu ảnh hưởng của hai người : Louis Auguste Blanqui và Sergey Genadievich Nechayev.

Louis Auguste Blanqui (1805-1881 là người lãnh đạo một tổ chức bí mật tại Pháp thuộc phe Cách Mạng Bạo Lực trong Quốc Tế I và là chỉ huy quân sự của Công Xã Paris. Nội dung của chủ nghĩa Blanqui là : “phải tin chắc, bất kể sự phát triển sức sản xuất ở trình độ nào, chỉ cần dựa vào bạo lực là có thể tạo ra một thế giới mới không có bóc lột, không có áp bức”. Lenin đã tiếp thu giáo huấn bạo lực này từ rất sớm.
Sergey Genadievich Nechayev (1847-1881) là một người Nga theo chủ nghĩa “vô chính phủ”. Y cầm đầu một nhóm nhỏ gồm khoảng 200 sinh viên tại đại học St Petersburg và bị giam trong tù cho đến khi chết lúc mới 35 tuổi vì giết một người bạn. Kinh bổn bạo lực của Nechayev là sách gối đầu giường của Lenin.

Lenin đã dùng chủ nghĩa Marx lỗi thời để lừa bịp dân chúng, phối hợp với chủ nghĩa bạo lực khởi loạn của Blanqui-Nechayev để giết người hàng loạt và cướp đoạt chính quyền. Đó là nội dung và bản chất đích thực của chủ nghĩa Marx-Lenin.

Người Nga có truyền thống đế quốc từ lâu đời. Tham vọng thống trị thế giới từ thời Sa Hoàng Ivan Đệ Tam (1440-1503) và dưới thời Lenin không chỉ gần giống nhau mà in hệt nhau. Cái gọi là Chủ Nghĩa Marx-Lenin đã phục vụ đắc lực cho tham vọng đế quốc giấu mặt của Liên Xô. Khi Lenin thiết kế “chiến thuật tạo phản” (hay kỹ thuật khởi loạn) không phải chỉ để lật đổ Sa Hoàng mà còn để chiến thắng kẻ thù và nới rộng thế lực trên toàn thế giời.

Marx và Engels không phải là những nguời chủ trương đế quốc. Chính Lenin và Stalin đã kết hợp mộng xâm chiếm thế giới từ xưa của nước Nga với học thuyết của Marx để thiết kế những chiến thuật cùng mưu lược khởi loạn dùng làm nội dung của kinh bổn giáo lý để xây dựng một đế quốc chuyên chính.

Nhưng đế quốc Liên Xô ngày nay đã tan rã. Bộ phận tàn dư của nó giờ đây chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba. Trung Quốc dẫn đầu nhóm tàn dư đó vẫn còn tư tưởng hâm nóng và nới rộng “Chủ Nghĩa Địa Phương Xô Viết” (Provincalism Soviétique) có từ thời Khrutshev để giữ vững vi trí của mình.

Nếu trong dĩ vãng các chính quyền cộng sản đã cam tâm “ăn thịt” con dân cùa họ để chiếm chính quyền và cai trị thì ngày nay họ vẫn tiếp tục dùng sức mạnh nước lớn để ”ăn thịt” lẫn nhau ngõ hầu tồn tại và phát triển. Việt Nam, vì tiếp giáp với Trung Quốc tại biên giới phía Nam và kiểm soát khoảng 3000 cây số Biển Đông, hiện đang là điểm nhắm đầu tiên trong ý đồ bá quyền khu vực của Bắc Kinh..

Tham vọng nước lớn của Bắc Kinh

Sau ba thập kỷ hiện đại hóa và phát triển Trung Quốc bước vào Thế Kỷ 21 với một tinh thần tự tín. Trung Quốc hiện đã trở thành một quốc gia có bom nguyên tử và có chỗ ngồi “vế trên” trong Liên Hiệp Quốc. Tuy chưa hẳn là một cường quốc như tỉ số phát triển giờ đây của Trung Quốc đang ở vào vị thế lớn nhất hoàn cầu.

Trung Quốc đang đi vào một thời kỳ phát triển mới. Mục tiêu của thời kỳ này là phát triển hài hòa và phương tiện để đạt mục tiêu đó là “chủ nghĩa dân chủ xã hội”. Tuy Bắc Kinh đang quan tâm khảo sát sự thực hành “dân chủ xã hội” ở Âu Châu nhưng nhóm lãnh đạo Trung Nam Hải vẫn tiếp tục thám hiểm xem có cách nào để một đảng chính trị có thể đại diện cho những quyền lợi chính trị và kinh tế khác nhau.

Bắc Kinh đang tiến hành chiến lược dài hạn nói trên bằng chính sách “ba vượt thoát”; thứ nhất, vượt thóat mẫu hình kỹ nghệ hóa cổ điển để đi theo mẫu hình kỹ nghệ hóa hiện đại ; thứ hai, vượt thoát tham vọng lỗi thời muốn trở thành bá chủ hoàn cầu ; thứ ba, vượt thoát lối cai trị cổ hủ của dĩ vãng để thay thế bằng lối cai trị mới hài hòa và nhân đạo.

Nhìn vào toan tính và thái độ của Trung Quốc hiện nay ta thấy triển vọng và thực tế dường như không phát triển song hành. Mặc dầu Hồ Cẩm Đào và một số lãnh tụ Trung Nam Hải muốn vượt thóat khỏi tham vọng lỗi thời trở thành siêu cường bá chủ thiên hạ nhưng trong thực tế thì niềm tự tôn Đại Hán của dân tộc vẫn còn đó và di huấn trả thù Tây Phương của Mao Trạch Đông vẫn tồn tại như một mệnh lệnh.

Sau khi lên ngôi chúa tể Mao Trạch Đông nhận định là các nước Phương Tây và Nhật Bản đã chhếm đoạt của Trung Quốc hàng trăm ngàn dặm vuông lãnh thổ và hàng tá nhượng địa. Mao thề phục hận để lấy lại tất cả những gì đã mất. Mao chú trọng đầu tiên đến Biển Đông và nói với các tướng lãnh : “Bắt đầu từ lúc này Thái Bình Dương không còn an bình nữa và chỉ trở lại an bình khi nào chúng ta làm chủ vùng này”.

Bản đồ Trung Quốc được Mao vẽ lại với sự nới rộng tùy tiện sang tứ phía. Bản đồ này bao gồm tất cả vùng Đông Nam Á , trong đó có Việt Mam, là những nước có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, những nước có căn cứ quân sự do Hoa Kỳ chiếm giữ sau Chiến Tranh Lạnh và các phần đất Nội Mông, Mãn Châu, Tân Cương trong tay Liên Xô. Tất cả đều là những mục tiêu phải giành lại.

Mao chết năm 1976, nhưng chương trình phục hận của Mao đang được thế hệ lãnh đạo tiếp nối tiến hành. Họ đang mở cửa ngõ tiến về phía Nam để thực hiện kế hoạch “tàm thực” trên bộ và “vết dầu loang” trên biển. Bắc Kinh đang giải quyết tranh chấp vùng với thái độ “nước lớn” của một đại cường khu vực.

San bằng huyền thoại Hồ Chí Minh là đòi hỏi căn bản vào lúc này

Huyền thoại là lời nói có tác dụng mê hoặc. Khi xã hội loài người phân hóa thành giai cấp thì huyền thoại chủ yếu nhằm biện chính và bảo vệ lớp người cai trị trong cuộc cạnh tranh với lớp người bị trị. Do đo có thể nói rằng tầng lớp thống trị, nhất là các chế độ độc tài, thực dân và đế quốc, thiết yếu phải tạo ra huyền thoại như một nhu cầu gắn liền với bản chất của họ.

Tác dụng của huyền thoại, xuất phát từ giai cấp thống trị, là tạo niềm tin, một thái độ quy hàng của lý trí. Khi đã tin thì người ta coi đó là chân lý, là đương nhiên không cần thắc mắc và suy luận lôi thôi. Niềm tin đưa đến sự sùng bái và coi những sự không tôn trọng là xúc phạm.

Hồ Chí Minh đã qua đời gần 45 năm và hệ thống cộng sản thế giới đã tan vỡ gần 25 năm, nhưng hình ảnh của Hồ đến ngày nay vẫn còn ẩn hiện giữa thực tế và huyền thoại. Những người dễ dãi về nhận định coi ông như một nhà ái quốc của Việt Nam trong khi những người khác lại xem ông như kẻ đại phản quốc. 

Đối với tầm nhìn thứ hai này, Hồ Chí Minh đã đưa đất nước và đồng bào vào những cảnh khổ cực, đau đớn tột cùng để phuc vụ cho Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) và khoác lên đầu lên cổ dân tộc một nền đô hộ thứ hai, cho đến nay vẫn chưa gỡ bỏ được.

Cho nên nhận dạng con người thực và hành động của Hồ Chí Minh không chỉ cần thiết để thấy rõ một giai đoạn lịch sử bị xuyên tạc mà còn cần thiết cho mong mỏi đưa Việt Nam ra khỏi tai ách chính trị hiện nay. Giải tỏa huyền thoại Hồ Chí Minh phải là ưu tiên hàng đầu cần thực hiện.

Ở Nga, khi Lenin chết, Stalin đã làm đám tang hết sức trọng thể với các thủ tục ướp xác xây lăng tại Quảng Trường Đỏ vâ tôn sủng Lenin như một vị thánh. Stalin làm thế với dụng ý bắt dân Nga cũng phải tôn trọng mình như một á thánh. Ngoài ra Stalin còn viết sách để tự tô vẽ cho mình hình ảnh một lãnh tụ tài ba hơn cả Lenin.

Ở Việt Nam, khi Hồ Chí Minh chết, các đàn em trong Đảng Cộng Sản cũng ướp xác, xây lăng, đúc tượng mang vào đền chùa cúng bái. Riêng Hồ cũng viết hai cuốn sách để tự tâng bốc mình với bút hiệu Trần Dân Tiên và T. Lan. Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hô Chủ Tịch”, Trần Dân Tiên không chỉ tự tâng bốc mình mà còn nói xấu các nhà cách mạng yêu nước tiền bối Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám. Năm 1976, Đảng và Nhà Nước cộng sản đã công khai xác nhận Trần Dân Tiên là bút hiệu của Hồ Chí Minh.

Với cuốn sách nói trên và kỹ thuật tuyên truyền lợi hại hoạt động trong một môi trường dân trí chưa cao, CSVN đã dễ dàng biến Hồ Chí Minh thành một vị thánh sống với cặp mắt có hai con ngươi, với cuộc đời hy sinh trọn vẹn mọi lạc thú bản thân để dồn hết tâm lực cho đất nước.

Thật ra, trong đời hoạt động chính trị của ông, Hồ đã có rất nhiều đàn bà. Thời gian ở với cu Phan Chu Trinh tại Paris (1917-1923) Hồ có tới hai người tình nhân thắm thiết, một tên là Bourdon, và người thứ hai tên Marie Brière. 

Cô này vừa là đồng chí (đảng viên Đảng Xã Hội), vừa là người tình. Người vợ đầu tiên mà Hồ Chí Minh cưới năm (1926) là một phụ nữ Trung Hoa mang tên Tăng Tuyết Minh. Ăn ở với nhau được một năm thì Hồ Chí Minh bỏ vợ và không bao giờ gặp lại.

Ngoài những người đàn bà nói trên Ông còn ăn nằm với Lê Thị Tâm, vợ của Hồ Tùng Mậu khi ông này bị bắt, Nguyễn Thị Minh Khai, vợ của Lê Hồng Phong khi ông này mất tự do. Minh Khai sinh cho ông một bé gái đặt tên là Lê Hồng Minh, giao cho Dương Bạch Mai nuôi dưỡng.

Khi về nước hoạt động,(1941) ông ăn nằm với một nữ đồng chí tên Đỗ Thị Lạc, và có với nhau một người con gái. Ông cũng ăn nằm với nữ cán bộ hộ lý Nông Thị Trưng, sinh ra Nông Đức Mạnh, và người đẹp sơn cước Nông Thị Xuân, sinh cho ông một người con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Năm 1957 người ta phát giác xác chết của một phu nữ tại dốc Cổ Ngư (Hà Nội). Đưa vào bệnh viện, nhân diện là xác của cô Xuân. Khi phải đối mặt với những thực tế phũ phàng như vậy, mọi người cần giác ngộ. Giác ngộ để trả lại sự thật cho lịch sử và nới rộng phạm vi chân lý.

CSVN thường kể công bằng một số luận điểm quen thuộc để đánh lạc hướng nhận định của dư luận. Hồ Chí Minh xuất ngoại không phải là để tìm đường cứu nước mà chỉ là để tìm đường sống như nhiều người khác. Số phận đã đưa ông vào con đường chính trị khi ông đến Paris và xin ở cùng với cụ Phan Chu Trinh là một người bạn của bố ông.

Trong bối cảnh này, ông hoạt động trong nhóm mang tên Nguyễn Ái Quốc của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền. Rồi ông trở thành đảng viên Đảng Xã Hội Pháp, và đến năm 1920 thì chọn đi theo cộng sản. Theo cộng sản, ông Hồ đã nhắm mắt thi hành sách lược của Đệ Tam Quốc Tế (QTCS) mà không màng gì đến quyền lợi của dân tộc.

Sau khi được kết nạp làm cán bộ thừa hành ăn lương của QTCS, năm 1924, Hồ Chí Minh được phái sang Hoa Nam công tác với nhiệm vụ thành lập một số đảng cộng sàn địa phương, chủ yếu là Đảng Cộng Sản Đông Dương. Từ Quảng Châu ông tìm cách xâm nhập Tâm Tâm Xã và Việt Nam Phục Quốc Hội của cụ Phan Bội Châu để sang đoạt tổ chức này. Hành động phản bội đầu tiên là tuyên truyền chủ thuyết cộng sản để đầu độc tư tưởng các nhà yêu nước trẻ tuổi và tách họ khỏi tổ chức của cụ Phan. 

Hành động phản bội thứ hai là âm mưu với tên Lâm Đức Thụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp để loại bỏ một đối thủ chính trị và lấy tiền hoạt động cho tổ chức cộng sản đang trên đà thành lập. Hành động phản bội thứ ba là qua đường giây Lâm ĐứcThụ, báo cho Pháp bắt những nhà cách mạng dân tộc về nước sau khi huấn luyện.

 Bằng ba phương cách trên Hồ Chí Minh đã triệt hạ tổ chức yêu nước chân chính của cụ Phan Bội Châu và lập nên hạt nhân cộng sản tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế dưới cái tên là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội.

Năm 1938, khi được QTCS phái sang Hoa Nam lần thứ hai với nhiệm vụ chuẩn bị về nước cướp chính quyền, Hồ Chí Minh đã sang đoạt tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của cụ Hồ Học Lãm và lợi dụng tư thế chính trị của cụ Trương Bội Công để huận luyện binh sĩ, cán bộ. Với xảo thuật tuyên truyền cộng sản, ông Hồ đã làm suy yếu các lực lượng cách mang dân tộc chân chính này.

Hành động phản dân tộc, phản cách mạng nặng nhất của Hồ Chí Minh là ký kết Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946 cho phép thực dân Pháp trở lại VIệt Nam để đổi lấy một lời hứa hẹn độc lập vu vơ. Hồ Chi Minh thi hành thủ đoạn này để có thời gian triệt hạ mọi lực lượng chống đối trong nước gồm có : Việt Cách, Việt Quốc, Đại Việt, Đệ Tứ Quốc Tế, các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và các nhân vật chế độ cũ. Thủ đoạn này cũng nhằm tạo chính danh lãnh đạo và sự công nhận quốc tế đối với chính quyền cộng sàn. Hậu quả là đã xảy ra “cuộc chiến chín năm” giữa hai loại thực dân cũ (Pháp) và mới (chi bộ Việt Nam của QTCS) và hai nền đô hộ chồng chéo đã giáng xuống đầu dân tộc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là do chiến lược cùa Bắc Kinh và do tài điều động quân sĩ của tướng Trung Cộng Vi Quốc Thanh chứ không phải công lao của Võ Nguyên Giáp. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp được đưa ra để tránh sự nhạy cảm có thể khiến Mỹ nhảy vào cuộc chiến như đả xảy ra trong chiến tranh Triều Tiên. 

Chính vì vậy mà khi Liên Xô, Trung Quốc, Anh Pháp quyết định ngưng chiến và chia đôi đất nước Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã không được tham dự và có tiếng nói trong cuộc chia cắt này. Làm như thế để không cho CSVN trở thành một lực lượng quá mạnh có thể kiểm soát toàn cõi Đông Dương.

Còn vụ đụng đầu lịch sử với Mỹ thì sự thật này phải được theo dõi trên hai bình diện quốc nội và quốc tế. Trên bình diện quốc nội, cuộc Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968 đã nói lên tất cả. Võ Nguyên Giáp đã “nướng” 55.000 quân trong chiến dịch hồ đồ này. 

Quân lực miền Nam đã đánh tan đoàn quân xâm lăng và đã làm thui chột ý chí bành trướng của Hà Nội. Hình ảnh hào hùng của các trận Quảng trị và An Lộc là những giấc mơ hãi hùng của kẻ đi chiếm đất Trên bình diện quốc tế, Mỹ bỏ miền Nam Việt Nam vì thay đổi chiến lược toàn cầu. Quyết định thay đổi đã xảy ra từ khi Thông Cáo Chung Thượng Hải được ký kết năm 1972. Kế hoạch khai tử nền cộng hòa miền Nam Việt Nam là miếng mồi nhử tẩm thuốc độc làm cho Lên Xô suy nhược và đi đến sụp đổ.

Có hai ý nghĩa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu vì độc lập dân tộc thì đó là một cuộc chiến chống thực dân. Còn nếu vì muốn xây dựng chế độ cộng sản thì đó là một cuộc chiến tranh chống tự do. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của ông đã lựa chọn con đường thứ hai. Con đường này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng nghiệm như là một thảm họa cho nhân loại. Đem thảm họa về cho dân tộc, Hồ Chí Minh và những người cộng sản đã có tội rất lớn đối với tổ quốc.

Giờ đây Hồ Chí Minh đã chết, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn còn lây lất tồn tại đi theo giặc, để hại dân hại nước. Lúc này là cơ hội cuối cùng để họ phản tỉnh và chuộc tội. Hãy trở về đồng hành với dân tộc, hãy chia tay với “16 chữ vàng gian xảo”, hãy ly khai với chế độ toàn trị để tạo thế mạnh “cứu nước” và để dân tộc có thể nhanh chóng hội nhập thế giới văn minh. Đây vừa là lẽ phải vừa là mệnh lệnh của thời đại. 

Nguyễn Cao Quyền
Tháng 6 năm 2014

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link