Monday, June 16, 2014

Bộ ngoại giao TQ công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN

Bộ ngoại giao TQ công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN




CTV Danlambao 


- Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.

Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.

Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.

Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:

Bằng chứng số 1:

Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêmtrịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".

Bằng chứng số 2:




















































Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".

Bằng chứng số 3:

Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".

Bằng chứng số 4:












Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc. 



Bằng chứng số 5:





















Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".

*

Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.

Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.



TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa






BBC - Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.

Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.

Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.

Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.

Trung Quốc lên án tiếp

Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.

Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.

Ngư dân Trung Quốc đã định cư trên quần đảo Hoàng Sa




“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.

Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.

“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.


BBC

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link