Cục
Đất Nặn Tượng
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Có một người ở xa gọi cho tôi nói về chuyện đất , chuyện cộng đồng và
những sự kiện xảy ra trên bối cảnh chính trị của Tập Thể Ngừơi Việt tỵ nạn cs tại
hải ngoại hiện nay , đã gợi cho tôi sự liên tưởng đến nghề nặn đất của một vài
quốc gia tại Đông Nam Á .
Câu chuyện lấy đất nặn hình nhân đã làm tôi liên tưởng đến chuyện của
Hoàng Hậu Triều Tiên Minh Thành.
Hoàng Hậu Minh Thành (Min) của Hàn Quốc sinh vào năm 1851 và là con
gái của Min Ch'irok, là một quan chức trong triều đình . Cha mẹ của Hoàng
Hậu Minh Thành qua đời khi bà vừa mới 9 tuổi, để lại cho bà một cuộc sống rất
nghèo nàn.
Sau đó bà được phu nhân của một nhiếp chính gia Hungsn Taewongun
một người bà con trong dòng họ của bà và cũng là mẹ của Vua Kojong , đã tiến cử
bà vào cung làm vợ của Vua Kojong (Cao Tông) vào năm 1866
Trong thời gian này bà chứng kiến sự khống chế của ông nhiếp chính
thân phụ của Vua Kojong là Hungsn Taewongun. Sự việc đó đã gây cho
bà một sự oán hận người Cha chồng trước sự thâu tóm quyền hạn vào tay ông ta
cũng như bành trướng ảnh hưởng quyền lực của ông ta đến các quan thần trong
triều đình.
Khi những sai lầm về chính trị của nhiếp chính gia Taewongun càng
ngày càng trở nên rõ nét, bà nhất quyết phù trợ cho Vua Kojong và khai trương ảnh
hưởng cá nhân của bà. Bà bắt đầu tham dự vào công việc triều chính và tập trung
quyền lực vào các thành viên trong gia đình Bà, và những người theo ông Nhiếp
Chính Taewongun cũng đã dần dần bị loại bỏ ra khỏi những vị trí quyền lực.
Sau đó ông Nhiếp Chính Taewongun lấy lại được quyền hành và trở lại
triều đình rồi thông đồng với sứ quán Nhật để mưu hại bà Hoàng Hậu Minh Thành.
Biết được tin Hoàng Hậu Minh Thành trốn khỏi triều đình và ẩn núp trong những
làng mạc xa hẵn kinh thành. Một năm sau ông Nhiếp Chính Taewongun đòi vua Cao
Tông phải tuyên bố Hoàng Hậu Minh Thành chết và ra lệnh lấy đất sét làm hình
nhân giả thế mạng bà Hoàng hậu hầu làm đám táng chôn bà nhưng Vua Cao Tông nhất
định đợi Hoàng Hậu về.
Về chuyện lấy đất làm hình nhân giả thì ở nước ta cũng có tục lệ
nay Nhất là tại đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Người ở đảo Lý Sơn làm nghề
chài lưới. Người đi đánh cá thừơng bị chết ngoài biển mất xác cho nên khi làm
đám táng cần phải có hình nhân thế mạng đê kêu gọi hồn về.
Không phải việc làm này ai làm cũng được mà phải biết nghề. Không
phải chỉ cần có cục đất là nặn lên được hình ngừơi . Theo một vài tài liệu cho
biết : Muốn theo được nghề nặn đất , người học phải có một trong 3 thứ theo
thuyết nhân tướng học: sắc (khuôn mặt), oai (phong cách), tướng (tướng mạo).
Tại hải ngoại hiện nay nghề nặn tượng từ cục đất cũng mọc rất
nhanh. Nỗi bật nhất là có ông Tiến Sĩ bỏ cả Thuyền Nhân, bỏ những người con gái
mắc nạn, bỏ luôn cả cái leadership để đi học nặn hình người. Nhưng tiếc thay vì
nôn nóng nặn tượng mà ông Tiến sĩ này đã quên không học về nhân tướng học nên
hình tượng ông vác đi khắp chính trường đến quảng cáo cùng khắp cũng không ai
theo quí lạy và hồn cũng chẳng có đáo lai. Bởi cái hình nhân do ông tiến sĩ nặn
nó không có trái tim, không có lòng và có quá nhiều đất bám mà không có da thịt.
Theo sự tìm hiểu thì khi nặn hình nhân phải biết lấy đất sét nung
giã nhuyễn được trộn với lòng đỏ trứng gà nặn thành tim, trộn với bông gòn để
làm da thịt. Rồi gỗ dâu được lấy về làm xương cốt, cây sầu đâu được đốt lấy
than, giả làm ruột, gan, phổi, mật. Khi nặn, theo những quy chuẩn ở đây, hình
nhân có đủ tay, chân, thất khiếu... , rồi được mặc quần áo và đồ liệm.
Nhưng cái hình nhân mà ông Tiến sĩ nặn đã không có lòng, không có
da thịt, có mặc quần áo nhưng lại không đúng style của người tỵ nạn cs tại hải
ngoại. Vì thế khi ông tiến sĩ vác hình nhân đáng ra phải mặc đồ liệm mà chạy
vòng vòng làm ngừơi sống tưởng hình ma nên te cò tránh xa còn la làng la xóm là
MA MA MA !!!, rồi kếu phù thủy về úm ba la um ba la cho hình nhân biến.
Cũng có ngừơi cảm thông cho ông tiến sĩ nhưng cũng có ngừơi cho rằng
hành động nặn ma quĩ để đi bịp dân lành là một việc làm rất hạ đẳng.
Đáng lẽ ra khi ông Tiến sĩ nặn lên hình Chúa, Phật thì chắc
chắn có nhiều tín đồ theo quì lạy. Hay cũng tàm tạm được như ông BS Nguyễn Xuân
Ngãi khi nặn tượng Hoàng Minh Chính cũng có đôi đôi ba chính trị gia đảng phải
gia hì hụp .
Tiếc thay, cho dù ông Tiến sĩ có thật lòng tìm kiếm lãnh tụ thật
tình thì quá khứ với những vụ kiện Cha Lễ , Cha Hùng để thâu tóm tiền bạc (Hình
như ông Đỗ Văn Hội cũng đi đong một cái nhà ) từ những vụ kiện do ông Tiến sĩ
chủ tâm từ Ủy Ban Tôn giáo đến Cồn Dầu Đài Loan và nhất là mới đây
cái đầu là Thỉnh Nguyện Thư mà cái đuôi là Leadership cũng đã làm ngừơi
dân ngỡ ngàng trước cái hình hài đầu voi đuôi chuột thì thử hỏi còn có ai
tin nữa mà tung với hứng là tin thật .
Riêng cá nhân tôi không có thù oán chi với ông Tiến sĩ và cũng
không quan tâm chuyện ông sống nhờ Fund vì ở Mỹ có giỏi dang lắm mới ăn fund của
Mỹ được.
Tôi viết lên những bài viết này không phải để đánh phá ai nhưng để
nói thẳng lên sự suy nghĩ của chúng tôi khi ông Tiến sĩ phải mang một ông
VC con để đòi làm lãnh tụ dân hải ngoại thì khó có ai chấp nhận !
Tôi viết lên cảm xúc này đi từ những thị giác hồi tưởng trước những
trò ma giáo của một số ngừơi muốn thay đổi bàn cờ đòi mang con chốt làm con tướng
, mà cóc cần sự hiện diện có tôn ti trật tự trong bàn cờ.
Tôi không cảm thấy buồn ở đó, chỉ tiếc rằng những sự việc chính phủ
lưu vong hòa hợp Quôc/Cộng, kẻ chống người không này sẽ làm phân hóa tình đoàn
kết của ngừơi Việt tỵ nạn cs tại hải ngoại mà tinh thần kết hợp đã chưa một lần
được đính ước với đời.
Còn riêng với ngừoi dân trong nước khi nghe ông Tiến sĩ nặn cục đất
thành Tông Tông Cù Lũ Nhí thì họ lại thảng thốt kêu lên Tông Tông Cù Lũ Nhí, Đại
Lý Bao cao su.
Cái này mới thật là khó ăn khó nói đó, thưa ông Tiến sĩ !!
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ngày 15/6/2014
TS
Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự
Việt-Mỹ’
TS Hà Vũ: 'TQ chiếm nốt
Trường Sa, chính thể VN thay đổi, mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ'
Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ
Cù Huy Hà Vũ (Ảnh: Khải Nguyễn)
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
15.06.2014
Trong ban lãnh đạo đảng
cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe
quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân
dân và quốc gia.
Cù Huy Hà Vũ
Một nhà bất đồng chính
kiến nổi tiếng, xuất thân từ một gia đình ‘công thần’ với đảng cộng sản Việt
Nam, cho rằng bao giờ Trung Quốc chiếm nốt Trường Sa, chính thể Việt Nam thay
đổi, mới có thể có liên minh quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm lược từ Bắc Kinh.
Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng ‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’
Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm lược từ Bắc Kinh.
Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng ‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Hà Vũ
- Danh
mục
- Tải
Con trai cố thi sĩ Cù
Huy Cận cũng là người đã nhiều lần kiến nghị giới lãnh đạo Việt Nam tăng cường
quan hệ với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước hiểm họa bành trướng của
Trung Quốc.
VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?
TS Hà Vũ: Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước ở Đông Á.
VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích cực. Ý kiến ông thế nào?
TS Hà Vũ: Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng, việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.
VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước nhỏ hơn trong khu vực?
TS Hà Vũ: Không phải lúc nào quan hệ với nước lớn cũng đè bẹp quan hệ với nước nhỏ. Ở đây còn có vấn đề chính nghĩa. Nếu chỉ thấy Trung Quốc là nước rất lớn mua hàng hóa của mình mà mặc kệ Trung Quốc muốn làm gì làm, thì đến lúc nào đó, chính sách chỉ trọng đồng tiền sẽ dẫn đến việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự dẹp tan quyền lợi của Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt quân sự chống lại xâm lược Trung Quốc cũng chính là bảo vệ quyền lợi của Mỹ, không chỉ bảo vệ đường giao thông hàng hải ở Đông Á mà còn để khẳng định với Trung Quốc rằng phải chấm dứt ngay những hành động phiêu lưu quân sự. Tóm lại, Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Nhưng Mỹ chỉ có thể ký hiệp định liên minh quân sự với một nước có chế độ chính trị, nếu không hoàn toàn thân thiện, thì cũng không thù địch. Mỹ luôn có chính sách chống lại chủ nghĩa cộng sản vì đó là chủ nghĩa vô nhân, xâm hại những quyền căn bản của con người. Bây giờ Việt Nam vẫn duy trì chế độ chống lại con người ấy mà Mỹ lại ủng hộ chế độ đó thì không khác gì phản lại lý tưởng vì con người của mình, phản lại các giá trị nhân bản của Mỹ và của thế giới.
VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?
TS Hà Vũ: Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước ở Đông Á.
VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích cực. Ý kiến ông thế nào?
TS Hà Vũ: Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng, việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.
VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước nhỏ hơn trong khu vực?
TS Hà Vũ: Không phải lúc nào quan hệ với nước lớn cũng đè bẹp quan hệ với nước nhỏ. Ở đây còn có vấn đề chính nghĩa. Nếu chỉ thấy Trung Quốc là nước rất lớn mua hàng hóa của mình mà mặc kệ Trung Quốc muốn làm gì làm, thì đến lúc nào đó, chính sách chỉ trọng đồng tiền sẽ dẫn đến việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự dẹp tan quyền lợi của Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt quân sự chống lại xâm lược Trung Quốc cũng chính là bảo vệ quyền lợi của Mỹ, không chỉ bảo vệ đường giao thông hàng hải ở Đông Á mà còn để khẳng định với Trung Quốc rằng phải chấm dứt ngay những hành động phiêu lưu quân sự. Tóm lại, Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Nhưng Mỹ chỉ có thể ký hiệp định liên minh quân sự với một nước có chế độ chính trị, nếu không hoàn toàn thân thiện, thì cũng không thù địch. Mỹ luôn có chính sách chống lại chủ nghĩa cộng sản vì đó là chủ nghĩa vô nhân, xâm hại những quyền căn bản của con người. Bây giờ Việt Nam vẫn duy trì chế độ chống lại con người ấy mà Mỹ lại ủng hộ chế độ đó thì không khác gì phản lại lý tưởng vì con người của mình, phản lại các giá trị nhân bản của Mỹ và của thế giới.
Tiến
sĩ Cù Huy Hà Vũ đến đài VOA để dự cuộc phỏng vấn (Ảnh: Khải Nguyễn)
VOA: Quan hệ Việt-Mỹ lâu nay vẫn có những rào cản. Với cuộc đối thoại nhân quyền vừa diễn ra tháng rồi và tình hình Biển Đông hiện nay, ông dự kiến sẽ trông thấy những điều gì sắp tới?
TS Hà Vũ: Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam tất yếu phải liên minh quân sự với Mỹ. Muốn vậy, Việt Nam phải từ bỏ chế độ độc tài, phải trao lại quyền làm chủ đất nước cho người dân thông qua bầu cử công khai, tự do, có sự giám sát của Liên hiệp quốc. Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền tháng 5 qua đã đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và hủy các căn cứ pháp lý dựa vào đó bỏ tù họ. Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ cải thiện. Đây không phải là vấn đề nhân nhượng mà là cái thế bắt buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. Vì nếu không, những thứ khác sẽ ách tắc, từ việc gia nhập Hiệp định tự do thương mại TPP cho đến sự hỗ trợ từ Mỹ chống xâm lược từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cảnh báo rằng cộng sản Việt Nam nói không đi đôi mà thậm chí còn ngược lại với hành động. Họ cam kết điều này điều kia với Mỹ và Liên hiệp quốc với tính chất thủ đoạn, chiến thuật câu giờ để chế độ cộng sản tồn tại được lúc nào hay lúc nấy. Cho nên, tôi thật sự hoàn toàn không tin tưởng vì hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích dân tộc.
VOA: Nhiều người nói trong nội bộ đảng vẫn chưa thống nhất được chính sách thân Tây hay thân Tàu vì giữa lúc Bộ Ngoại giao kêu gọi Mỹ ‘có hành động mạnh mẽ hơn’ để bảo vệ hòa bình Biển Đông thì Bộ Quốc phòng, tại Đối thoại Shangri-la, nói quan hệ Việt-Trung nhìn chung tốt đẹp và rằng ngay trong gia đình còn có xích mích huống chi là các nước láng giềng, va chạm là điều khó tránh khỏi.
TS Hà Vũ: Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia. Tuy nhiên, trong cách hành xử họ có sự phân công. Bên đảng tập trung vào chuyện hòa hiếu với Trung Quốc. Bên nhà nước thì tìm cách kéo sự can thiệp của phương Tây giúp giải tỏa phần nào tâm lý người dân trước hành vi xâm lược của Trung Quốc vì hiện giờ người dân vô cùng phẫn nộ trước các chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc.
VOA: Theo ông, không có phe thân Tây hay thân Tàu trong nội bộ đảng, chỉ có một phe thân lợi ích của chính họ mà thôi. Vậy những điều kiện như thế nào cần và đủ để giới lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải thay đổi vì quyền lợi đất nước?
TS Hà Vũ: Điều kiện để họ thay đổi là Trung Quốc tiến tới xâm lược nốt quần đảo còn lại là Trường Sa. Trong trường hợp đó, nhân dân và quân đội Việt Nam sẽ phải có hành động chính thức buộc đảng cộng sản từ bỏ quyền lực của mình, lập chính phủ mới hoàn toàn của dân. Chính phủ đó lúc ấy mới có thể đặt vấn đề liên minh quân sự với Mỹ và chỉ trong trường hợp đó Mỹ mới có thể giúp Việt Nam về mặt quân sự để bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
VOA: Có người cho rằng nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì mất Biển Đông, mất chủ quyền; nhưng nghiêng về Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột chiến tranh và nhiều rủi ro với Trung Quốc. Ý kiến ông ra sao?
TS Hà Vũ: Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Trong quan hệ quốc tế ngày nay là bảo vệ quyền lợi của nhau chứ không phải liên kết với nhau để chống lại hay xâm hại quyền lợi của nước khác.
VOA: Từ kinh nghiệm của Việt Nam với Mỹ trong quá khứ, cũng có người lo ngại rằng kết thân với Mỹ, trong trường hợp nào đó, khi quyền lợi của Mỹ ngả nghiêng về một hướng khác thì Việt Nam cũng có thể bị bỏ rơi một lần nữa.
TS Hà Vũ: Tôi không nghĩ như vậy. Khi Việt Nam và Mỹ thật sự cần đến nhau thì không có khái niệm Mỹ bỏ rơi Việt Nam hay ngược lại. Nếu chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam được giải thể thì Mỹ chắc chắn sẽ coi Việt Nam không những là nước bạn, mà còn là nước có thể hợp tác trong mọi lĩnh vực để cùng nhau phát triển.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment