Thursday, June 19, 2014

Ý kiến chuyên gia: TQ sẽ không nhượng bộ vấn đề biển Đông


Ý kiến chuyên gia: TQ sẽ không nhượng bộ vấn đề biển Đông

Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0 

 

 

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-06-18

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này

·         In trang này

·         Chia sẻ

·         Ý kiến của Bạn

·         Email

vietha06182014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_Hkg9950612-305.jpg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 6 năm 2014.

AFP PHOTO/Lương Thái Linh

 

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì có cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam hôm nay để thảo luận các vấn đề trong khuôn khổ cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc. Vấn đề căng thẳng biển Đông được các học giả Việt Nam cho là một trong những chủ đề chính trong cuộc họp lần này.

 Liệu Trung Quốc sẽ có nhượng bộ gì hoặc yêu cầu gì với Việt Nam trong cuộc họp lần này? Việt Hà phỏng vấn bà Yun Sun, chuyên gia nghiên cứu thuộc chương trình Đông Á của Trung Tâm Stimson, tại Washington DC.

Thời điểm thích hợp?

Việt Hà: Chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam lần này được cho là nằm trong khuôn khổ cuộc họp của ủy ban chỉ đảo hợp tác Việt Nam Trung Quốc. 

Nhưng cuộc họp này đã bị hoãn lại từ tháng 5 do căng thẳng. Phía Việt nam cũng nói Trung Quốc đã nhiều lần khước từ đối thoại với Việt Nam để giảm căng thẳng. Theo bà tại sao lãnh đạo Trung Quốc lại quyết định có đối thoại cấp cao với Việt Nam vào thời điểm này?

Yun Sun: Trước hết, ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này là do cuộc họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc. 

Đây là cuộc họp thường niên và vì vậy sẽ thật là không hợp lý nếu Trung Quốc hoàn toàn khước từ cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp vô thời hạn. 

Cho nên tôi tin là cuộc họp đã được lên kế hoạch nhưng như cô đã nói là bị hoãn lại từ tháng 5 do căng thẳng đang lên. Nhưng nếu Trung Quốc khước từ toàn bộ cuộc họp thì đó sẽ không phải là bước đi khôn ngoan.

Việt Hà: Một học giả Trung Quốc có nói là đây là thái độ từ Trung Quốc cho thấy thiện chí hòa giải với Việt Nam. Bà có nhận xét thế nào?

Đây là cuộc họp thường niên và vì vậy sẽ thật là không hợp lý nếu Trung Quốc hoàn toàn khước từ cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp vô thời hạn.
-Yun Sun

Yun Sun: Nếu như các bạn nhìn vào chính sách ngoại giao của Trung Quốc hoặc chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhất là căng thẳng gần đây với Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. 

Chính sách của Trung Quốc rất rõ ràng. Có hai mặt trận. Thứ nhất là về hành động gọi là gây hấn của Trung Quốc dù là quân sự hay bán quân sự hay thương mại thì Trung Quốc cũng không lùi bước. 

Nhưng mặt khác trên lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc cũng cố gắng cho mọi người thấy một hình ảnh là Trung Quốc đang cố gắng nói chuyện và đàm phán. Nhưng tôi nghi ngờ là Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ hoặc lùi bước trong vấn đề về tranh chấp chủ quyền.

Việt Hà: Có học giả Việt Nam cho rằng phía Trung Quốc quyết định có đối thoại lần này là vì lo ngại Việt Nam đưa vấn đề ra tòa quốc tế và sẽ làm Trung Quốc mất mặt. Bà có ý kiến gì về nhận định này?

Yun Sun: Tôi không đồng ý lắm với cách nhìn nhận đó nhưng tôi thấy tính logic của lập luận này. 

Nhưng nếu mọi người hiểu thực sự về chính sách ngoại giao của Trung Quốc thì sẽ thấy là Trung Quốc không lo sợ Việt Nam đưa vấn đề này ra tòa quốc tế. Philippines đã làm điều này và Trung Quốc đã nói rõ là Trung Quốc sẽ không theo phán quyết của tòa quốc tế liên quan đến tranh chấp chủ quyền. 

Cho nên nếu Việt Nam có làm giống Philippines thì điều này cũng không làm thay đổi cách tính toán của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã mất mặt trong vấn đề này rồi. 

Cho nên dù Việt Nam có đưa vấn đề này ra tòa quốc tế thì nó cũng không làm thay đổi căn bản chính sách ngoại giao của Trung Quốc với vấn đề này.

 Mặt khác, theo tôi chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là nhắm vào việc có một số đối thoại, tìm cách giảm căng thẳng và tìm kiếm cơ hội để có đối thoại có ý nghĩa để hướng tới phía trước. 

Tuy nhiên tôi không tin chuyến thăm này diễn ra là vì nỗi lo từ Trung Quốc trước khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế. 

Thứ hai nữa là nó cũng không cho thấy sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc nhượng bộ hoặc lùi bước.

Chủ đề cuộc họp

000_Hkg9950036-250.jpg

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 2014. AFP PHOTO / POOL / LƯƠNG THÁI LINH.

Việt Hà: Vậy những chủ đề chính trong cuộc họp lần này sẽ là gì?

Yun Sun: Tôi chưa thấy bất cứ thông báo nào từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc về chủ đề của cuộc gặp cấp cao lần này, nên tôi không thể nói cụ thể. Tuy nhiên tôi có thể dự đoán dựa vào những báo cáo hiện có từ Trung Quốc là Trung Quốc muốn thảo luận về những gì đã xảy ra đối với các nhà máy của Trung Quốc và người Trung Quốc trong vụ bạo loạn chống Trung Quốc gần đây ở Việt Nam vào tháng 5 sau khi giàn khoan được triển khai. Tiếp theo tất nhiên là vấn đề giàn khoan và căng thẳng quan hệ hai nước sẽ không thể tránh khỏi.

 Tôi cũng dự đoán là nếu Trung Quốc khôn ngoan thì họ sẽ thêm vào nghị trình thảo luận những vấn đề về hợp tác nhiều hơn là cạnh tranh hoặc căng thẳng trong quan hệ hai nước. Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ không tập trung toàn bộ nghị trình vào vấn đề biển Đông.

Việt Hà: Theo bà thì Trung Quốc có thể đưa ra những trao đổi gì với Việt Nam hoặc yêu cầu gì từ phía Việt Nam để giúp giảm căng thẳng tại Biển Đông trong cuộc họp lần này?

Yun Sun: Tôi không chắc Trung Quốc ở vị trí có thể yêu cầu Việt Nam hoặc có một danh sách yêu cầu chính phủ Việt Nam phải theo. Theo tôi, điều này không có vẻ ngoại giao lắm. Đây cũng không phải là cách làm theo chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ muốn đàm phán về những cách để giảm căng thẳng hoặc giảm những đối đầu trong khu vực. Tôi không biết là liệu phía Việt Nam có được những cái đầu nguội tỉnh táo để thảo luận hay không và tôi cũng không biết phía Trung Quốc cũng có khả năng này hay không. Tuy nhiên hy vọng là ít nhất hai bên có thể ngồi xuống để nói chuyện về các vấn đề này mà không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tình cảm.

Việt Hà: Nhưng liệu sẽ có những trao đổi nhất định từ hai phía hay không trong vấn đề căng thẳng hiện tại?

Tôi có thể dự đoán dựa vào những báo cáo hiện có từ TQ là TQ muốn thảo luận về những gì đã xảy ra đối với các nhà máy của TQ và người TQ trong vụ bạo loạn chống TQ gần đây ở VN vào tháng 5.
-Yun Sun

Yun Sun: Theo tôi đó là hy vọng của rất nhiều người nhưng tôi thắc mắc về việc Trung Quốc có làm điều này hay không vì nói giống như một trao đổi như cô vừa nói, cái mà Trung Quốc đưa ra phải có đủ ý nghĩa cho phía Việt Nam để có thể chấp nhận. Nhưng vào lúc này tôi không thấy có nhiều điểm mà Trung quốc sẵn sàng nhượng bộ hay Việt Nam sẵn sàng chấp nhận. Cho nên cơ hội trao đổi như vậy là rất khó, nhưng ít nhất hai bên có cơ hội để nói về căng thẳng. Điều lý tưởng nhất là hai phía có thể ngưng các hành động gây hấn trong khu vực.

Việt Hà: Hồi tháng 5 vừa qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ngưng một số chương trình trao đổi với Việt Nam sau những vụ bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam, theo bà thì liệu có khả năng cuộc họp hai nước nối lại những chương trình này sau cuộc họp lần này?

Yun Sun: Tôi nghĩ điều này cần một thời gian dài hơn chỉ là một cuộc gặp lần này, vì từ phía Trung Quốc họ cũng có những ý kiến mang tính dân tộc chủ nghĩa rất mạnh từ công chúng. Vụ bạo loạn chống Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua đã trở thành một chủ đề nóng được bàn thảo rất nhiều ở Trung Quốc. Quan điểm của công chúng nói chung là không chấp nhận chính phủ có những hành động hòa giải ngay lập tức. Cho nên chính phủ Trung Quốc cần thời gian để vượt qua ý kiến công chúng lần này. 


Điều mà chúng ta có thể thấy trong báo chí của Trung Quốc lúc này là Trung Quốc lo ngại không có một câu trả lời hoặc giải pháp hợp lý cho vụ bạo loạn chống Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Cho nên từ phía Trung Quốc, họ có thể yêu cầu một câu trả lời, bản án hoặc đáp ứng đối với những gì đã xảy ra, và chính phủ Việt Nam phải làm gì để giải quyết vấn đề này.

Theo tôi biết thì có một vấn đề đã được nói đến trong công chúng Trung Quốc là việc đền bù cho các hư hại đối với các cơ sở và doanh nghiệp Trung Quốc hay cho những người Trung Quốc bị thương hay bị giết trong vụ bạo loạn. Những ý kiến này từ công chúng Trung Quốc không thể bỏ qua và không thể không trả lời trước khi quan hệ song phương có thể được nối lại.

Việt Hà: Bà có dự đoán thế nào về thành công của cuộc họp lần này?

Yun Sun: Nếu hai bên may mắn thì có thể là họ sẽ có một tuyên bố nào đó trong tình thần của bản tuyên bố về ứng xử của các bên DOC. Nếu may mắn thì hai bên có thể đồng ý là ngưng các hành động gây căng thẳng trong khu vực. Đó là tất cả những gì mà chúng ta có thể hy vọng vào lúc này.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

 

Tăng Đoàn GHPGVNTN kêu gọi dân chủ hóa đất nước, đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm

HT. Thích Không Tánh (thứ 5 từ trái) trong lễ kỳ siêu Phật tử Lê Thị Tuyết Mai - Đồng Xuân

"...việc bảo vệ đất nước phải được thực hiện bằng phương pháp dân chủ hóa đất nước, và việc này cũng không thể chậm trễ vì Trung cộng có thể tấn công xâm chiếm chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta còn đơn độc. Thời gian trước mắt đối với dân tộc chúng ta còn quý hơn cả vàng bạc vì nó quyết định sinh mệnh tồn vong của đất nước..."

 

*

TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH

 

Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long,

Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP Sài Gòn

 

Phật lịch 2558

Số: 02/HĐĐH/TB/VT

 

LỜI KÊU GỌI

DÂN CHỦ HOÁ ĐẤT NƯỚC

ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG NGOẠI XÂM BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

Tin tức thời sự dồn đập hằng ngày loan báo cho thấy Trung Cộng với tham vọng bá quyền không giới hạn ngày càng trắng trợn lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.

 

Việt Nam đơn độc nên đứng trước họa mất nước đã hiển hiện rõ ràng.

 

Thế nhưng khi người dân tổ chức xuống đường biểu tình chống Trung quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, lại bị Nhà cầm quyền Việt Nam cho công an ngăn chặn, đàn áp khắp nơi.

 

Chùa Giác Hoa, Chùa Liên Trì… ở Sài Gòn bị công an canh gác ngày đêm trong những ngày cuối tuần và các ngày lễ. Công an còn vào tận trong Chùa yêu cầu chư Tăng không được đi biểu tình chống Trung cộng. Họ đe doạ rằng: “Nếu có đi cũng không được! Vì sẽ bị ngăn chặn, xô xát như những lần đi biểu tình trước đây, không thể nào ra khỏi chùa được!”. Tịnh thất Cụ Lê quang Liêm, tư gia Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các Nhà dân chủ khác cũng đều bị canh gát chặt chẽ.

 

Hiện tình đất nước như dầu sôi lửa bỏng khi hằng ngày ngư dân vẫn tiếp tục bị lính Trung cộng đánh giết, cướp bóc tài sản, nghiêm trọng nhất là Trung quốc đã đặt giàn khoan dầu HD 981 lấn chiếm hải phận Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn thúc thủ không có một đối sách hữu hiệu.

 

Trong đất liền, những năm gần đây, người Trung quốc cũng tìm đủ cách như: đấu thầu các công trình, khai thác Bô-xít , trồng rừng, lập khu phố Tàu… để ngang nhiên hiện diện khắp nơi một cách lâu dài, tiện bề kiểm soát những vùng đất trọng yếu của quốc gia, đặt đất nước vào thế hiểm nghèo!…

 

Lòng dân đang bừng bừng khí thế chống ngoại xâm. Những nhà trí thức và dân chủ muốn dân chủ hóa đất nước để hình thành thế trận toàn dân và liên kết quốc tế để bảo vệ đất nước thì bị nhà cầm quyền đàn áp khủng bố.

 

Từ xưa đến nay, người dân luôn có quyền tham gia chính sự của đất nước. Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước mà người dân Việt nam lại bị gạt ra bên lề và bất lực như hôm nay.

 

Không có một chính phủ chân chính nào lại ngăn cấm người dân xuống đường biểu tình chống ngoại xâm cả. Không biết Đảng Cộng sản Việt Nam có âm thầm bắt tay với Đảng Cộng sản Trung quốc để thực hiện tư tưởng Mác-Lênin “Vô gia đình, vô Tổ quốc, vô tôn giáo” qua phương châm “4 tốt, 16 chữ vàng” hay không?

 

Thật đau xót cho tình cảnh của dân tộc Việt Nam! Tổ quốc đang trong tình trạng hiểm nguy, nhưng người dân lại bị kẹp trong thế gọng kềm! Trên đe dưới búa! Một cổ hai tròng!

 

Ngồi yên để Trung cộng tiếp tục đánh phá, lấn chiếm đất đai là tự sát! Đi biểu tình chống Trung cộng xâm lăng cũng không xong, bởi sự đàn áp của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam!

 

Công an nói rằng, để nhà nước lo! Dân không được đi biểu tình! Nhưng Nhà nước lo như thế nào không biết, chỉ thấy càng ngày Trung cộng lại càng lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam một cách ngang nhiên, trắng trợn hơn! Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung cộng chịu lùi bước hay dừng lại.

 

Chúng ta cũng không nên kỳ vọng viễn vông rằng Trung cộng sẽ dừng lại hoặc lùi bước bởi áp lực quốc tế, vì như vậy là đồng nghĩa với việc phá sản “Giấc mơ Trung hoa”, điều này là không thể có với một Trung quốc đầy tham vọng đang trổi dậy mạnh mẽ, là siêu cường thứ hai trên thế giới và đang được sự tiếp tay của Nga sô!…

 

Chưa bao giờ Trung quốc có được thiên thời, địa lợi như bây giờ để thôn tính Việt nam phục vụ mưu đồ thống trị thế giới. Không nhận thức được việc này sẽ có tội với tổ tiên và dân tộc!

 

Tình cảnh đất nước đang bị hiểm nguy như thế, nhưng lòng dân ly tán, đất nước lại bị cô lập vì chủ trương không liên kết để chống ngoại xâm của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, tương quan lực lượng của Việt Nam và Trung quốc là một trời một vực thì dựa vào đâu để bảo vệ quốc gia?…

 

Để bảo vệ đất nước, chúng ta phải phá vỡ thế cô lập hiện nay, nhanh chóng đứng vào một liên minh quân sự như Nhật bản, Hàn quốc, Philipines…

 

Nhưng để trở thành thành viên của một Minh ước quân sự trong khối Tự do thì một chế độ Cộng sản độc tài, chà đạp nhân quyền là không đủ tiêu chuẩn. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải là một quốc gia dân chủ.

 

Cho nên việc bảo vệ đất nước phải được thực hiện bằng phương pháp dân chủ hóa đất nước, và việc này cũng không thể chậm trễ vì Trung cộng có thể tấn công xâm chiếm chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta còn đơn độc. Thời gian trước mắt đối với dân tộc chúng ta còn quý hơn cả vàng bạc vì nó quyết định sinh mệnh tồn vong của đất nước.

 

Cô Lê Thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân, đã phát nguyện hy sinh, tự đốt thân mình, làm ngọn đuốc soi đường, cảnh tỉnh người dân Việt Nam trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung cộng.

 

Tổ quốc trên hết, mong rằng các Nhân sĩ, Trí thức, Tôn giáo, Đảng phái, Tổ chức, Hội đoàn và Đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy cố gắng gát bỏ những bất đồng, dị biệt, cùng nhau liên kết đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ chủ thuyết Mác-Lênin độc tài toàn trị, chuyển sang thể chế dân chủ đa nguyên, để cùng toàn dân đoàn kết một lòng tìm phương cách chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc trước cảnh “Sơn hà nguy biến” này.

 

Chùa Giác Hoa, Sài gòn, ngày 07 tháng 6, năm 2014

Thay mặt Viện trưởng Hội Đồng Điều Hành

Tăng Đoàn GHPGVNTN

 

Phó Viện trưởng

ấn ký

Tỳ kheo Thích Không Tánh

 

 

 

Chủ nghĩa Cộng Sản và cái công hàm Phạm Văn Đồng ký tên!

 

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản là hướng tới một thế giới cộng sản không có quốc gia, vô tổ quốc, không có lằn ranh biên giới quốc gia.

 

Thời kỳ cực thịnh của chủ nghĩa cộng sản là vào những thập niên hậu bán thế kỷ 20. Những nước theo chủ nghĩa cộng sản đã kết hợp nhau từng bước xóa bỏ đường biên giới của nước mình, trước mắt là hình thức liên bang như nước Mỹ, tiếp theo sau là một thế giới của những người cộng sản (vô sản) không còn phân biệt quốc gia hay dân tộc, một thế giới “quốc tế vô sản”.

 

Tại Âu Châu, đầu tiên là Nga và các nước nhỏ thuộc khu vực Trung Á hợp nhất lập thành một Liên bang Sô Viết như Uzbekistan, Kazakhstan, Kirghizia, Turkmenia, Tajikistan. 


Tiếp theo là một số nước trong vùng Đông Âu sát Nga như Ukraine, Belarus, Latvia, Litva, Estonia, Azerbaijan, Armenia gia nhập vào Liên bang Xô Viết. Các nước Đông Âu khác như Ba Lan (Poland), Đức (Đông Đức), Tiệp Khắc (Czechoclovakia), Hungari (Hung Gia Lợi), Bulgaria (Bảo Gia Lợi), Romania (Lổ Ma Ni), Nam Tư (Yugoslavia) tuy chưa nằm trong Liên bang Xô Viết nhưng cơ chế chính trị của những nước này đều nằm trong quỹ đạo chủ nghĩa cộng sản quốc tế do Nga lãnh đạo qua hình thức khối Warszawa. 


Sở dĩ những nước Đông Âu chưa chính thức xóa bỏ đường biên giới quốc gia để trở thành là thành viên của khối cộng sản Sô Viết là vì lý do khối cộng sản Xô Viết dùng những nước này làm trái độn giữa khối cộng sản Xô Viết và khối các nước tư bản Tây Âu, trong thời kỳ còn chiến tranh lạnh giữa hai chủ nghĩa cộng sản và tư bản.

 

 

Liên bang cộng sản Sô Viết và những nước cộng sản Đông Âu trong thời kỳ cực thịnh

 

Tại Á châu, khu vực Đông Á và Nam Thái Bình Dương, tuy chưa chính thức công khai có một tổ chức liên bang theo mô hình Liên bang Xô Viết nhưng đã có mối liên hệ hửu cơ đặc biệt giữa các đảng cộng sản trong vùng này mà đứng đầu là đảng cộng sản Tàu. 


Mao Trạch Đông sau đó đã tách khỏi sự lãnh đạo của Nga tạo ra một liên bang không chính danh (de facto) theo Chủ nghĩa cộng sản Quốc tế (Quốc tế vô sản) dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Tàu. Khối này gồm Tàu, các nước vùng nội Mông, Mông Cổ (?), Tân Cương (Uyghur/Duy Ngô Nhĩ), Bắc Triều Tiên, Lào, Campuchia, và đặc biệt Việt Nam một nước đồng chí anh em ruột thịt môi hở răng lạnh với Tàu. (Ngoài ra có đảng cộng sản Nam Dương cũng là đảng cộng sản lớn mạnh sau đảng cộng sản Tàu và đảng cộng sản Việt Nam, trước khi bị tiêu diệt hoàn toàn sau cuộc cách mạng vô sản do đảng này lãnh đạo nhưng bị quân đội Nam Dương đánh bại vào năm 1965).

 

 

   Những nước cộng sản khu vực Châu Á      Những nước cộng sản trên toàn thế giới trước đây

 

Ngay trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ 20, Hồ Chí Minh là một đảng viên nồng cốt của Quốc tế Cộng Sản do Nga lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc tế vô sản “đệ tam”. 


Hồ Chí Minh là một đồng chí trung thành với chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản đệ tam do Lenin lãnh đạo, đó là thế giới cộng sản không còn lằng ranh quốc gia dân tộc, các nước cộng sản trên thế giới hợp nhất làm một. 


Hồ Chí Minh đã dốc toàn tâm toàn lực phục vụ cho Cộng sản quốc tế III, và thừa lệnh của Cộng sản Quốc Tế chịu trách nhiệm gầy dựng đảng cộng sản và lãnh đạo các cuộc cách mạng vô sản (cướp chánh quyền vào tay đảng cộng sản) tại các nước trong khu vực Đông Á, trước mắt là các nước trong vùng Đông Nam Á: Việt, Cam Bốt, Lào; sau đó lan xuống các nước Nam Á, theo hình thức Domino. 

 

Hồ Chí Minh đã tẩy não những đệ tử đảng viên nòng cốt thuộc thế hệ đảng viên cộng sản đầu tiên theo đường lối của Cộng Sản Quốc Tế đệ tam mà ông được đảng cộng sản Nga đào tạo.


 Trong số này có Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... Những học trò của Hồ Chí Minh đã trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Họ không còn quan tâm đến truyền thống chống giặc xâm lược Tàu phương Bắc của dân Việt mà chỉ biết phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản phi tổ quốc phi nhân bản.


 Tuy nhiên ngoài mặt thì họ luôn nêu ra chiêu bài yêu nước, đánh đuổi thực dân đế quốc giải phóng dân tộc để lừa dối toàn dân Việt Nam nhằm thực hiện chủ nghĩa cộng sản với ảo tưởng một thế giới thiên đường cộng sản đại đồng, không còn đường biên giới phân biệt quốc gia. 


Cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 là bước đầu mà đảng cộng sản Việt Nam thực hiện cho ý đồ nhuộm đỏ toàn thế giới của cộng sản quốc tế do Nga, Tàu lãnh đạo.


 Chính một học trò của Hồ Chí Minh là tổng bí thư Lê Duẩn của đảng cộng sản Việt Nam đã công khai tuyên bố mục đích của cuộc chiến tranh tại miền Nam Việt Nam là: “Ta-cộng sản Việt Nam- đánh tại miền Nam là đánh cho Nga cho Tàu- cộng sản quốc tế”.

 

Như vậy trên thực tế là suốt thời gian từ thập niên 1930 Hồ Chí Minh nhận chỉ thị của Cộng sản quốc tế trở về Động Dương và Việt Nam xây dựng các đảng cộng sản và phát động chiến tranh đến nay, đảng cộng sản tại Việt Nam là một bộ phận tuyệt đối trung thành trước sau như một với chủ nghĩa cộng sản quốc tế đệ tam. Đối với các đảng viên đảng cộng sản xuyên suốt qua ba thế hệ, Việt Nam chỉ là bộ phận của quốc tế cộng sản do các đồng chí đàn anh Tàu, Nga lãnh đạo.


 Quan điểm Tổ quốc Việt Nam đã không còn trong tư tưởng của những người cộng sản Việt Nam và được thay bằng chủ nghĩa tam vô trong đó “vô tổ quốc” là một. Phần đất có tên trên bản đồ hiện nay gọi là Việt Nam đối với người cộng sản chỉ là tiền đồn bảo vệ thế giới cộng sản, là mũi tên xung kích nhuộm đỏ toàn khu vực Á Châu. 


Đảng cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại hy sinh hằng triệu người dân Việt mà họ tuyên truyền là nghĩa vụ quốc tế để phục vụ cho lý tưởng cộng sản vô biên giới mà họ đã được Hồ Chí Minh tuyên truyền nhồi sọ.

 

Chính Hồ Chí Minh đã luôn luôn dạy cho những học trò của ông về mối tình thân thiết giữa đảng cộng sản Việt Nam và nước Tàu rằng: 

 

“Bên đây biên giới là nhà, bên kia Trung Quốc mới là quê hương”

 

Sau khi Tàu cộng đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của miền Nam Việt Nam vào năm 1974, chính những đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đã rất hãnh diện và huênh hoang nói “Các đồng chí anh em ruột thịt Trung Quốc đã giúp ta đánh chiếm Hoàng Sa. Các đồng chí Trung Quốc đang giữ giùm cho ta, sau này người đồng chí cộng sản anh em Trung Quốc sẽ trao lại cho đảng ta”.

 

Hồ Chí Minh đã tuyên truyền nhồi sọ những người học trò đảng viên đảng cộng sản Việt Nam về tư tưởng vô sản quốc tế, về một thế giới đại đồng không còn đường biên giới, xem Việt Nam chỉ là “căn nhà” và Tàu mới chính là quê hương của họ. 


Do đó khi Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam viết một văn thư với chữ ký của Phạm Văn Đồng vào năm 1958 thì đó là một việc làm tất yếu của những người trong óc không còn có nước Việt Nam mà chỉ biết quê hương của họ là Tàu, chỉ biết có chế độ cộng sản quốc tế vô tổ quốc, và chỉ biết còn đảng cộng sản độc quyền chuyên chính là còn mình.

 

Đảng cộng sản Tàu và đảng cộng sản Việt Nam thực chất luôn luôn là một, nên việc chúng ta tranh cãi về tính cách chính danh hay pháp lý về mặt nhà nước đại diện một quốc gia của lá thư tuyên bố của đảng cộng sản Việt Nam thông qua Phạm Văn Đồng về tuyên bố của Tàu đối với vùng lãnh hải và biển đảo tại Biển Đông vào năm 1958, thời kỳ cộng sản quốc tế đệ tam đang ở đỉnh cao, để phản bác và mong bọn xâm lược Tàu cộng suy nghĩ lại và hoàn trả quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam là một việc làm dã tràng xe cát trong khi bọn cộng sản Tàu đã chiếm đóng trước sự im hơi lặng tiếng của đảng cộng sản Việt Nam. 


Bọn Tàu cộng không dừng ở Hoàng Sa, chúng đã thu tóm Gạc Ma và một số bải đá tại Trường Sa vào năm 1988. Nay bọn Tàu cộng đang tiếp tục xâm chiếm đất nước Việt Nam qua hành động ngang nhiên mang giàn khoan dầu khổng lồ HD981vào xâm chiếm vùng lãnh hải của Việt Nam trong khi đó thì đảng cộng sản Việt Nam lại nói chuyện hoà bình hợp tác với đảng cộng sản Tàu trong tình cảm anh em một nhà, tình đồng chí vô sản thế giới đại đồng.


 Trước vấn đề nghiêm trọng về tình trạng biển đảo bị Tàu xâm lược nhận chìm tàu tuần tra và tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đang xảy ra ngoài biển Đông càng lúc càng hung bạo, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng của đảng cộng sản Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh, trước hội nghi Changri-La Singapore lại vô tư nói rằng đó chỉ là chuyện bất đồng nội bộ trong gia đình (cộng sản anh em)!

 

Chỉ khi nào một thể chế mới không còn là chế độ độc tài cộng sản thay thế đảng cộng sản hiện nay tại Việt Nam thì chúng ta mới có cơ may đánh đuổi bọn xâm lược Tàu ra khỏi bờ cỏi, ra khỏi Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Công việc cấp bách của toàn dân Việt Nam không phải tìm cách hóa giải hay bao che cho hành động của Hồ Chí Minh, qua Phạm Văn Đồng, của đảng cộng sản Việt Nam, mà là sớm tìm ra phương cách để nhanh chóng thay đổi thể chế độc tài cộng sản vô tổ quốc bằng một thể chế tự do dân chủ của dân, do dân, vì dân, một chính quyền đặt sự toàn vẹn lãnh thổ lên hàng đầu. 


Khi đó thì cái gọi là công hàm của đảng cộng sản Việt Nam viết cho đảng cộng sản đàn anh Tàu cộng sẽ chỉ là một tờ giấy lộn giữa hai đảng một bên trao và một bên cướp, không có chút giá trị nào. Khi đó cả nước sẽ đoàn kết đồng lòng chống lại giặc Tàu cộng, giành lại bờ cõi đã bị đảng Việt cộng trao cho giặc Tàu cộng.

 

Ngày 18/06/2014

 

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

danlambaovn.blogspot.com

 

 

Học giả Trung Quoc nói thẳng về biển Đông

Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm.

Nhà nước Trung Quốc ngày càng mở rộng hành động độc chiếm biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ở trong nước, nhà nước Trung Quốc không ngừng tuyên truyền cho người dân bằng những thông tin ngụy tạo, sai sự thật như "Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc", "Việt Nam ức hiếp Trung Quốc", "Nước nhỏ ăn hiếp nước lớn", v.v...
Song không phải vì thế mà tất cả người dân Trung Quốc đều sai lầm tin vào những lời tuyên truyền sai trái đó.
Học giả Lý Lệnh Hoa
Học giả Lý Lệnh Hoa
Từ thiền sư Thích Đại Sán đến học giả Lý Lệnh Hoa

Thế kỷ 17, thiền sư Thích Đại Sán đã qua Việt Nam, ghi chép đầy đủ và trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Đàng Trong với Vạn Lý Trường Sa. Lúc ấy, vương triều Trung Hoa đang "quay lưng ra biển", chỉ quan tâm đến lục địa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung Quốc danh tiếng đã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu "dòm ngó" và nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, một số quần đảo Trường Sa. Và, tham vọng chưa dừng tại đây, "đường lưỡi bò" được vẽ ra chiếm gần trọn biển Đông từ "một phút giây hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc" đã trở thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ giữa thế kỷ 20 đến thế kỷ 21.

Tuy nhiên, ngay tại chính TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Một trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa.

Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 đến 1970 học khoa Hải dương học tại Học viện Sơn Đông. Sau khi ra trường, từ năm 1970 đến 2006 ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân).

Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia, ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển đảo và các vấn đề xung quanh liên quan. Từ đó, ông liên tục nói lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách nhiệm với đất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.

Ngay từ đầu ông đã khẳng định: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông - TG), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông - TG).

Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã tích cực sử dụng blog cá nhân để truyền tải đến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Mới đây nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho đất nước và nhân dân của mình: "Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới văn minh".

Trên blog cá nhân ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: "Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề về liên quan đến biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về "đường lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn "đường lưỡi bò" chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ..."

Và "Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".
Bản đồ đường lưỡi bò vẽ và viết bằng tay gốc bị phát hiện do một viên chức vẽ.
Bản đồ đường lưỡi bò vẽ và viết bằng tay gốc bị phát hiện do một viên chức vẽ.
30 năm kiên trì sự thật

Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông đã tìm ra nguồn gốc ra đời "đường lưỡi bò" và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là "Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò". Và, "Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".

Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về "đường lưỡi bò" (Cửu tuyến đoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc vẽ sau một chuyến đi qua biển Đông. Ông nhiều lần phát biểu công khai: "Đường 9 đoạn" chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực". Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: "Không nên làm trò hề cho thế giới cười".

Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn "Không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng". Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để "lay tỉnh" mọi người thoát khỏi "ác mộng" và "đại họa".

Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Trung Quốc tổ chức Hội thảo Tranh chấp biển Đông: Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế. Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc.
Tại đây, ông đã thẳng thắn đánh giá hành vi của Trung Quốc trên biển Đông như sau: "Không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất". Ông đã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng đoạt nhiều đảo và biển Đông. Chiếm xong rồi tìm cách "chứng minh". Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh được, đành phải viện dẫn nhiều dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ.
Ông tỏ ra lo lắng cho cách hành xử của nhà nước Trung Quốc và nhiều lần lên tiếng. Ông nói tại hội thảo : "Bởi vậy Bộ Ngoại giao và phía quân đội (Trung Quốc) có lúc rất cứng rắn trên vấn đề này, tôi cảm thấy làm như thế là xem xét vấn đề chưa chu toàn. Tôi đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc - TG) nhưng cũng không có thư trả lời..."
(Còn nữa)
Theo Duy Chiến

On Wednesday, June 18, 2014 9:39 PM, Loc Vu <giaochi12@gmail.com> wrote:



Hop mat ngay quan luc, gioi thieu buc tuong thuong tiec 
​   ​
Giao Chỉ, San Jose.
Thơ mời chiến hữu và các bạn
Nhân ngày quân lực VNCH, xin mời chiến hữu và các bạn vui lòng đến thăm Việt Museum vào lúc 11 giờ trưa thứ năm 19 tháng 6-2014. Dưới ngọn cờ quốc gia, cạnh​
 

 Bức tường tưởng niệm các vị anh hùng tuẫn tiết, chúng ta sẽ có dịp ngồi lại bên nhau. Các bạn sẽ được hướng dẫn đi thăm nhiều tài liệu và tác phẩm mới của Museum. Đặc biệt là bức tượng Thương tiếc nổi danh tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa, mẫu hình thu nhỏ mới truy tầm được từ Việt Nam đem qua. Tuy là một di vật quý giá của VNCH nhưng xuất xứ cũng là một chuyện chưa rõ ràng. 

Chuyện kể lại rằng sau khi thực hiện bức tường đặt tại nghĩa trang, đại tá Nguyễn tử Đóa và cục quân nhu có làm một số mẫu nhỏ để tặng cho tổng thống, thủ tướng VNCH và một vài giới chức. Sau ngày 30 tháng tư 75, quân cộng sản vào trong các dinh thự có lấy một số di vật dấu đi làm của riêng. 

Thấy tượng vàng nên đã không khai báo. Sau bao nhiêu năm biết chỉ là tượng đồng mạ vàng . Mới đây đem rao bán trên internet. Tình cờ có người Việt bên Úc tìm ra, nhìn thấy hình có ý nghĩa nên liên lạc đặt mua. Gọi cho bà con ở Việt Nam đến nhận đem về. Sau đó, chủ nhân từ Úc về Việt Nam đem qua Úc Châu.

 Nhân dịp tôi qua Úc, anh bạn đến dự buổi nói chuyện giới thiệu về Việt Musem, bèn có ý muốn tặng có viện Bảo tàng. Tháng tư-2014 chủ nhân của bảo vật đã trao cho chủ báo Việt Luận.

Tòa báo liền nhờ anh cựu chiến sĩ Biệt Động quân đem qua bên Mỹ. Anh chiến binh BĐQ này đã từng là chiến sĩ xuất sắc năm xưa về dự tiệc anh hùng tại dinh Độc Lập. Anh được đại tá Trần thanh Điền lực chọn cho ở lại trong toán cận vệ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

 Đây là câu chuyện bức tường quý giá mà Việt Museum đã sưu tầm được. Nếu có ai biết được xuất sứ pho tượng nhỏ này ở Việt Nam xin vui lòng bổ túc. Trong khi chờ đợi, các bạn ở vùng San Jose xin mời đến Việt Museum để tận mát xem pho tượng vàng Thương Tiếc vào trưa thứ năm ngày 19 tháng 6-2014. Xin lưu ý đậu xe tại parking phía trước đường Pheland, góc đường Senter. San Jose.


 

Giao Chỉ, San Jose.
Thơ mời chiến hữu và các bạn
Nhân ngày quân lực VNCH, xin mời chiến hữu và các bạn vui lòng đến thăm Việt Museum vào lúc 11 giờ trưa thứ năm 19 tháng 6-2014. Dưới ngọn cờ quốc gia, bên bức tường tưởng niệm các vị anh hùng tuẫn tiết, chúng ta sẽ có dịp ngồi lại bên nhau. Các bạn sẽ được hướng dẫn đi thăm nhiều tài liệu và tác phẩm mới của Museum.

Đặc biệt là bức tượng Thương tiếc nổi danh tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa, mẫu hình thu nhỏ mới truy tầm được từ Việt Nam đem qua. 

Tuy là một di vật quý giá của VNCH nhưng xuất xứ cũng là một chuyện chưa rõ ràng. Chuyện kể lại rằng sau khi thực hiện bức tường đặt tại nghĩa trang, đại tá Nguyễn tử Đóa và cục quân nhu có làm một số mẫu nhỏ để tặng cho tổng thống, thủ tướng VNCH và một vài giới chức.

 Sau ngày 30 tháng tư 75, quân cộng sản vào trong các dinh thự có lấy một số di vật dấu đi làm của riêng. Thấy tượng vàng nên đã không khai báo. Sau bao nhiêu năm biết chỉ là tượng đồng mạ vàng . Mới đây đem rao bán trên internet. 

Tình cờ có người Việt bên Úc tìm ra, nhìn thấy hình có ý nghĩa nên liên lạc đặt mua. Gọi cho bà con ở Việt Nam đến nhận đem về. Sau đó, chủ nhân từ Úc về Việt Nam đem qua Úc Châu. Nhân dịp tôi qua Úc, anh bạn đến dự buổi nói chuyện giới thiệu về Việt Musem, bèn có ý muốn tặng có viện Bảo tàng. Tháng tư-2014 chủ nhân của bảo vật đã trao cho chủ báo Việt Luận. 

Tòa báo liền nhờ anh cựu chiến sĩ Biệt Động quân đem qua bên Mỹ. Anh chiến binh BĐQ này đã từng là chiến sĩ xuất sắc năm xưa về dự tiệc anh hùng tại dinh Độc Lập. Anh được đại tá Trần thanh Điền lực chọn cho ở lại trong toán cận vệ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. 

Đây là câu chuyện bức tường quý giá mà Việt Museum đã sưu tầm được. Nếu có ai biết được xuất sứ pho tượng nhỏ này ở Việt Nam xin vui lòng bổ túc. Trong khi chờ đợi, các bạn ở vùng San Jose xin mời đến Việt Museum để tận mát xem pho tượng vàng Thương Tiếc vào trưa thứ năm ngày 19 tháng 6-2014. 

Xin lưu ý đậu xe tại parking phía trước đường Pheland, góc đường Senter. San Jose.


__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link