Friday, June 20, 2014

VỤ GIÀN KHOAN HD 981: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÓ ĐẤU TRANH NHẦM ĐỐI TƯỢNG?


VỤ GIÀN KHOAN HD 981: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÓ ĐẤU TRANH NHẦM ĐỐI TƯỢNG?

TS. Hoàng Chí Hiếu

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế


Thc tế đã và đang din ra
Đã hơn một tháng nay, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm nóng dư luận trong và ngoài nước. 

Từ trong hang cùng ngõ hẽm, quán cà phê, quán nhậu, bờ ruộng … đến nghị trường quốc hội, đâu đâu cũng bàn luận sôi nổi tưởng chừng như không khí chiến tranh đã sắp đến. Giới chuyên gia, học giả, nhà làm luật, … hăng hái thảo luận các phương thức đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam và trả lại quần đảo Hoàng Sa. Các cuộc xuống đường của người Việt diễn ra khắp nơi trong (nhưng nhanh chóng bị nhà nước dập tắt) và ngoài nước phản đối Trung Quốc xâm lược.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lớn tiếng trên các diễn đàn quốc tế về sự thiêng liêng và tối thượng của chủ quyền quốc gia, … Nhiều học giả, nhà chính trị quốc tế lên tiếng hoặc lấy làm lo ngại về việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hoặc thẳng thắn chỉ trích hành động đơn phương hạ đặt gian khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam, … Trên thực địa, các lực lượng chấp pháp Việt Nam cùng ngư dân ngày đêm kiên trì và dũng cảm bám địa bàn đấu tranh với các lực lượng xâm lược Trung Quốc, …

Nhưng đến nay, dường như tt c nhng hot đng đó đu vô hiu. HD 981 vn trơ trơ, thm chí còn ngang nhiên t do di chuyn v trí như trong nhà ca mình. Hơn 100 tàu thuyn các loi, k c tàu chiến và máy bay vn thường xuyên túc trc trong vùng bin Vit Nam. Thm chí, hành đng ngăn cn tàu ca lc lượng chp pháp Vit Nam ca Trung Quc ngày càng hung hăng hơn và tàu cá ca ngư dân Vit Nam đã b tàu Trung Quc đâm chìm. 

Câu hỏi nóng bỏng đặt ra: Tại sao Trung Quốc lại không chịu rút giàn khoan HD 981 ? Phải chăng Trung Quốc bất chấp sự phản đối của dư luận hay sự phản ứng của Việt Nam là chưa đủ mạnh? Trong trường hợp này, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng sở dĩ Trung Quốc vẫn chưa chịu rút giàn khoan bởi một lẽ đơn giản, Việt Nam đã nhầm đối tượng đấu tranh.

Đi tượng đu tranh ca Vit Nam là ai?
Câu trả lời thật đơn giản. Giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam thì Việt Nam phải đấu tranh với nó để đuổi nó ra. Tuy nhiên, giàn khoan lại là vật vô tri vô giác, nó không thể tự chạy vào vùng biển Việt Nam được mà phải có người đưa nó vào. Về mặt chính thức, giàn khoan HD 981 thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC). Bản thân công ty này cũng không thể ngang ngược đem giàn khoan vào vùng biển của nước khác được nếu như nó không được sự bảo trợ của chính phủ Trung Quốc.

 Trên thực tế, CNOOC chính là công cụ của chính phủ Trung Quốc trong tham vọng bành trướng thị trường dầu toàn cầu và việc chính phủ nước này huy động một số lượng lớn tàu và máy bay các loại nhằm bảo vệ hoạt động của giàn khoan đã nói lên điều đó. Việt Nam hơn một tháng qua chưa thể đẩy đuổi được giàn khoan này ra khỏi vùng biển của mình bởi một lẽ đơn giản là đã đấu tranh nhầm đối tượng. 

Việc huy động lực lượng chấp pháp đấu tranh trên thực địa là cần thiết song việc không thể tiếp cận sát giàn khoan (luôn bị tàu Trung Quốc chặn xa ở khoảng cách trên 6 hải lý) đã khiến việc đấu tranh này không đạt được mục đích. 

Mặt khác, dù có tiếp cận được giàn khoan đi nữa thì những lời tuyên truyền được phát ra từ các tàu chấp pháp cũng không thể đuổi nó đi được nếu như nó không được lệnh từ chính phủ Trung Quốc. Hàng ngày, thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin tại hiện trường mà đau lòng. 

Ngay trên vùng bin ca mình, lc lượng chp pháp Vit Nam b xua đui, b đâm húc, b phun vòi rng mà không th (hay không dám) đáp tr. Ri đài báo h h xem vic vòng tránh (thc cht là b chy) ca các tàu chp pháp Vit Nam trước k cướp là thng li !?

Rõ ràng, việc duy trì một số lượng khá lớn (lên tới vài chục chiếc) thường xuyên tại hiện trường của Việt Nam (dù còn ít hơn của Trung Quốc) lâu dài cũng sẽ là gánh nặng về tài chính, chưa kể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên công vụ trên các tàu. Việc thực hiện các chương trình phát động ủng hộ lực lượng chấp pháp trên biển đã phản ánh phần nào thực tế này. Đã đến lúc, Việt Nam cần phải chuyển hướng đấu tranh, hướng vào đối tượng chính là chủ nhân của giàn khoan này, tức là chính phủ Trung Quốc thay vì đấu tranh với giàn khoan.

Đu tranh bng cách nào?
Khi những biện pháp thông thường không những không có hiệu quả mà sự ngang ngược và hung hãn của Trung Quốc ngày càng lên thì việc tính đến các biện pháp mạnh hơn là cần thiết. Chiến tranh là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều khó hiểu là cho đến nay, việc tập hợp sức mạnh toàn dân tộc vào đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước dường như bị bỏ qua.

 Nhiều chương trình truyền hình hướng về biển đảo nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân được tổ chức. Việc làm này chủ yếu là đối nội nhưng chợt nhớ từ thế kỉ XIII, trong Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo đã cảnh báo do “mê tiếng hát” nên khi giặc Mông Thát tràn sang, “tiếng hát hay không chọc thủng được tai giặc”.

 Các cuộc xuống đường, mít-tinh, thậm chí là phải mít-tinh ngay chính trước Đại sứ quán Trung Quốc chính là sự biểu dương sức phản đối lớn nhất lại không được phép tiến hành. Việc triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối cũng không diễn ra (một phần do Trung Quốc đang trong thời gian thay đại sứ) mà thay vào đó là “mời” Đại diện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh mời Tổng lãnh sự Trung Quốc Sài Văn Duệ đến để phản đối. Đó dường như là sự phản ứng cho có. Phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shangri La biểu hiện sự mềm yếu trong bảo vệ chủ quyền. Việc kêu gọi các tổ chức khu vực và quốc tế ủng hộ là cần thiết.

 Tuy nhiên, việc cần làm nhất là Việt Nam cần có những hành động kiên quyết hơn. Chủ quyền quốc gia bị xâm phạm mà mình không dám lên tiếng phản đối thì làm sao có thể kêu gọi quốc tế ủng hộ mình được? Hiệu quả nhất có lẽ là việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế (đây mới chính là đối tượng cần đấu tranh để buộc giàn khoan HD 981 phải rút) thì chính phủ Việt Nam đến nay đã không (hoặc không dám) thực hiện. 

Cũng như nhiều lần trong lịch sử (ngoại trừ Hội nghị Diên Hồng thời Trần), trước họa ngoại xâm, chủ quyền quốc gia lại phụ thuộc “tập thể vua Bộ Chính trị”. Đến bao giờ Việt Nam mới khởi kiện Trung Quốc? Người dân Việt Nam đòi hỏi có câu trả lời.

H.C.H.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link