'Việt
Nam cần tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng'
Thoái Đảng để cứu nước, bỏ
Đảng để cứu Dân Tộc !
Công
hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai năm 1958.
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
19.06.2014
Tờ Nhân dân Nhật báo của
Trung Quốc nói rằng Hà Nội phải thi hành nghĩa vụ pháp lý đã được vạch rõ trong
công hàm ngoại giao của Việt Nam, công nhận quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc gọi
là Tây Sa và quần đảo Trường Sa – Trung Quốc gọi là Nam Sa, là của Trung Quốc.
Chiều ngày 18 tháng Sáu, báo này tố cáo rằng giàn khoan dầu Trung Quốc đang hoạt động bình thường, khoan dầu trong các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc hôm 2 tháng Năm thì trở thành “nạn nhân”, bị các tàu Việt Nam dùng vũ lực và biện pháp bất hợp pháp để quấy nhiễu.
Bài báo đòi Hà Nội phải quay lại với lập trường mà phía Trung Quốc cho là Việt Nam đã có từ lâu là công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, dựa trên công hàm ngoại giao của Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai hồi năm 1958.
Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: People's Daily, VOA's interview.
Chiều ngày 18 tháng Sáu, báo này tố cáo rằng giàn khoan dầu Trung Quốc đang hoạt động bình thường, khoan dầu trong các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc hôm 2 tháng Năm thì trở thành “nạn nhân”, bị các tàu Việt Nam dùng vũ lực và biện pháp bất hợp pháp để quấy nhiễu.
Bài báo đòi Hà Nội phải quay lại với lập trường mà phía Trung Quốc cho là Việt Nam đã có từ lâu là công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, dựa trên công hàm ngoại giao của Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai hồi năm 1958.
Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: People's Daily, VOA's interview.
Trung Quốc đưa giàn khoan dầu thứ hai xuống Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương
HD-981 (DR)
Trọng Nghĩa
Bất chấp tình hình căng thẳng tiếp tục gia tăng sau khi cho kéo
giàn khoan HD-981 xuống cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và
buộc Hà Nội không được phản đối, Trung Quốc có dấu hiệu lấn lướt thêm. Chính
quyền Bắc Kinh vừa xác nhận là họ đã cho kéo một giàn khoan thứ hai xuống hạ
đặt gần bờ biển Việt Nam.
Trong một thông báo đăng
trên trang web của mình, được hãng tin Mỹ AP đọc thấy vào hôm nay, 19/06/2014,
Cục Hải sự Trung Quốc đã cho biết là họ đang di chuyển một giàn khoan dầu thứ
hai đến gần bờ biển Việt Nam.
Theo thông báo này, giàn
khoan mang tên Nan Hai Jiu Hao – trước đây gọi là Nam Hải 9 – đang được kéo
xuống vùng biển phía Đông Nam. Thông báo cho biết giàn khoan dài 600 mét này sẽ
đến vị trí quy định vào ngày thứ Sáu 20/06, và yêu cầu tàu thuyền trong khu vực
dãn ra để nhường chỗ cho giàn khoan này.
Báo chí Việt Nam cũng đã
nêu bật tin trên và cho biết thêm chi tiết là giàn khoan Nam Hải số 9 được kéo
từ phía Nam đảo Hải Nam, tiến về hướng Tây Nam, đến gần phía giàn khoan Hải
Dương-981 vốn đang được hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Hiện chưa rõ
giàn khoan này sẽ nằm trên Biển Đông trong bao lâu.
Nếu HD-981 là giàn khoan
thuộc sở hữu của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC, thì Nam Hải 9
là một giàn khoan đã được CNOOC bán lại cho Công ty dịch vụ mỏ dầu Trung Hải
(COSL). Dẫu sao thì việc đưa giàn khoan thứ hai xuống Biển Đông, là một hành
động khiêu khích mới của Trung Quốc, vào lúc tác động của việc hạ đặt giàn
khoan thứ nhất không thuyên giảm.
Hãng tin Mỹ AP nêu bật
sự kiện là quyết định của Trung Quốc tăng cường giàn khoan tại Biển Đông được
đưa ra vào lúc tình hình đang rất căng thẳng sau vụ Bắc Kinh cho triển khai
giàn khoan HD-981 trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam, gây nên tình trạng
đối đầu thường xuyên giữa tầu thuyền hai bên.
Quyết định này lại được
loan báo vào lúc quan chức hai nước xác nhận rằng đàm phán về vụ Trung Quốc hạ
đặt giàn khoan thứ nhất không đạt được tiến bộ nào. Bắc Kinh vẫn tố cáo Hà Nội
cản trở hoạt động giàn khoan đầu tiên đó và làm tổn thương quan hệ hai bên.
Việt Nam ngược lại đã tố
cáo Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, trong
lúc rất nhiều nước trên thế giới đã gọi hành động của Bắc Kinh là một hành vi
khiêu khích, có nguy cơ làm tình hình khu vực mất ổn định.
Muốn
thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-19
2014-06-19
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào
đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19
tháng 6 2013.
AFP
Sự kiện giàn khoan HD
981 và viễn ảnh lệ thuộc Trung Quốc như một chư hầu khiến cho giới trí thức
Việt Nam đặt vấn đề “thoát Trung”. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có thể thoát khỏi
ảnh hưởng Trung Quốc mà vẫn duy trì ý thức hệ Cộng sản hay không.
Giải Cộng
Đặt vấn đề muốn thoát Trung phải giải Cộng như một điều kiện
tiên quyết, thì dễ thấy mục tiêu này có khoảng cách khá xa với thực tại. Nhưng
các sử gia đã dẫn chứng những trường hợp thoát Cộng, từ bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa đã nhiều lần diễn ra trên thế giới. Điển hình là sự sụp đổ Liên bang Xô
viết năm 1991, khi tình hình còn chưa ngã ngũ thì một số nước Cộng hòa, từng bị
ép đi theo con đường Cộng sản đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và sau đó người
dân bầu chọn chế độ chính trị dân chủ đa đảng. Sự từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản đã
hoàn tất ở tất cả 15 nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, kể cả Liên bang
Nga.
Nếu Liên Xô cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản phải mất 70 năm mới
tan rã thì Campuchia lại khác, Xứ Chùa Tháp bị nhuộm đỏ nhanh chóng sau năm
1975 và cũng nhanh chóng thoát Cộng trong vòng 15 năm. Cho nên đối với những ai
dị ứng với chế độ Cộng sản, vấn đề giải Cộng ở Việt Nam cũng không phải là
chuyện viễn tưởng.
Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát
khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa
nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có
cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc
TS Nguyễn Quang A
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ
trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội trình bày ý kiến của ông:
“Tôi nghĩ rằng, thoát khỏi Trung Quốc là một vấn đề rất bức
thiết. Nhưng cũng là một vấn đề không thể vội vàng làm ào ào được. Theo tôi, về
lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây
dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền
con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng
buộc với Trung Quốc và những ảnh hưởng không có lợi của Trung Quốc đối với Việt
Nam.”
Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng người Việt Nam cần hết
sức thận trọng, tránh bài học thoát Cộng nhưng vẫn không thoát độc tài. Ông
nói:
“Người ta nói rằng phải thoát Cộng, tôi cũng đồng ý như thế
nhưng cái đó chỉ mới là một nửa thôi. Có thể không có Cộng sản nhưng mà lại có
một chế độc độc tài khác, một đất nước không thể phát triển được trên cơ sở chế
độ độc tài. Cho nên tôi nghĩ rằng phải thoát cái gọi là toàn trị, thoát cái độc
tài và đấy là một quá trình không thể ngày một ngày hai. Tôi nghĩ là không có
biện pháp nào nói rằng ngày mai, hay hai năm nữa, hay sáu tháng nữa mà có thể
đạt được. Bởi vì nếu mà còn một chế độ độc tài như thế này, thì thực sự Việt
Nam không có bạn, trơ trọi và như thế khó mà có thể vươn lên được và có thể có
mối quan hệ bình thường giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được.”
Cũng có những ý kiến quan ngại sự giải Cộng hay xóa bỏ chế độ Xã
hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam sẽ có xáo trộn rất lớn. Hơn nữa không phải
người dân Việt Nam nào cũng muốn giải cộng, giải tán chế độ hiện tại. Luồng ý
kiến này lập luận rằng Việt Nam hiện có 3,6 triệu đảng viên cộng sản, mỗi gia
đình trung bình 4 người, kéo theo họ hàng quyến thuộc và những kẻ ăn theo, tổng
số người chịu ảnh hưởng quyền lợi nhờ chế độ Cộng sản hiện nay có thể lên tới
mười mấy, hai chục triệu người. Thật ra để biết được người dân Việt Nam thực sự
nghĩ gì, mong muốn gì đối với việc lựa chọn thể chế chính trị thì có lẽ phải có
một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức nghiêm túc. Đây là điều Đảng Cộng sản
Việt Nam không muốn phải đối mặt, do vậy mà mấy chục năm Quốc hội Việt Nam
không hình thành được Luật Trưng cầu Dân ý hay Luật Biểu tình. Dù bản Hiến pháp
nào của Việt Nam cũng đều có qui định các quyền công dân này.
Thoát Trung?
Đáp câu hỏi của chúng tôi là để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung
Quốc rất nặng nề cả về chính trị và kinh tế, có ý kiến cho là Việt Nam phải cải
tổ để có một chế độ dân chủ thực sự thì mới có thể không còn ngán ngại trong
việc bảo vệ chủ quyền. TS Trần Đình Bá, thành viên Hội Khoa học Kinh tế Việt
Nam từ Hà Nội nhận định:
Tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979....Ngay bây giờ, thí dụ
TQ mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân VN sẽ đoàn kết lại bất kể Chính
phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có
nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát
TS Nguyễn Quang A
“ Không, theo tôi không cần thiết. Tôi nghĩ bây giờ ở các cơ chế
đa phương, các quốc gia đều được tự do bình đẳng về quyền lợi quốc tế của mình,
tất cả các hiệp định của quốc tế. Tôi nghĩ mỗi quốc gia có thể chế riêng của
mình không sao cả, các nước ASEAN cũng thế thôi.”
Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ là đồng chí môi hở răng
lạnh với Trung Quốc và nhận viện trợ về vũ khí và nhân sự rất lớn từ Trung
Quốc. Thế nhưng sau khi Bắc Việt Cộng sản chiến thắng thống nhất đất nước thì
đến năm 1979 thì Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lăng, gây ra cuộc chiến
khốc liệt ở biên giới Việt-Trung.
Với ý kiến cho rằng, nước Việt Nam độc tài đảng trị nhưng vẫn
đẩy lùi được quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ chủ quyền vào năm 1979. Tình hình
lấn chiếm hiện nay qua vụ giàn khoan HD 981 có thể xem là lịch sử đang tái diễn
hay không. TS Nguyễn Quang A phân tích:
“ Tôi nghĩ tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979 và lúc ấy
Trung Quốc xâm lược ở trên bộ, còn bây giờ ở xa ngoài biển và chuyện đó khác
xa. Ngay bây giờ, thí dụ Trung Quốc mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người
dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới
vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979,
thì đâu có thoát mà ảnh hưởng Trung Quốc từ xa xưa lắm rồi và tôi nghĩ không
thể có một biện pháp đơn giản nào để làm việc này có kết quả ngay lập tức.”
Thoát Trung mà phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ vai trò lãnh
đạo toàn diện Việt Nam chắc chắn không phải chọn lựa của Bộ Chính trị Trung
ương Đảng Cộng sản. Nhà nước sẽ làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng lệ thuộc Trung
Quốc. Người dân Việt Nam rất mong muốn được thông tin về vấn đề này.
Hoa
Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN?
RFA-18-06-2014
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tương lai tại Việt Nam
Twitter
Trong buổi điều trần
trước Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện vào ngày hôm qua, ông Ted Osius, ứng viên tân
đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam khẳng định với Thượng Viện Mỹ rằng chính phủ Việt
Nam phải có tiến bộ rõ rệt trong vấn đề nhân quyền nếu muốn được Hoa Kỳ dỡ bỏ
lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho nước này.
Ông Ted Osius cho biết trong 9 lĩnh vực mà Hoa Kỳ quan tâm, Việt
Nam đã có tiến bộ trong một vài lĩnh vực như quyền của người lao động, chăm sóc
người khuyết tật, cho phép nhiều không gian hơn trong Xã hội dân sự cũng như
gia tăng các sinh hoạt tôn giáo.
Mặc dù những tiến bộ của Việt Nam là rất khiêm tốn nhưng ứng
viên tân đại sứ này cho rằng đã đến lúc xem xét lại lệnh cấm vận vũ khí sát
thương đối với Việt Nam. Ông Ted Osius đề nghị đây là cơ hội để Hoa Kỳ thúc đẩy
Việt Nam cải thiện nhân quyền khi nước này cần tham gia vào TPP cũng như chiến
lược đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát
thương cho Hà nội trong khi hướng tới quan hệ toàn diện giữa hai nước.
Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu đã phục vụ tại Indonesia,
Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Để được bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt
Nam phải có xác nhận của Ủy ban Đối ngoại và toàn bộ Thượng viện.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment