Hậu
quả của một nền giáo dục duy ý thức hệ
Việt
Dzũng - Chiến tranh & Hòa bình
Kính
Hòa, phóng viên RFA
2014-06-17
2014-06-17
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Các bản đồ cổ được trưng bày tại một cuộc triển lãm về Trường Sa
và Hoàng Sa tại Bảo tàng Quân đội Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 2013.
AFP photo
Ngày 9/6/2014 Trung
Quốc tung một đòn mới trên phương diện pháp lý và ngoại giao nhằm củng cố vị
thế của họ trong các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Đó là việc họ đề nghị
lưu hành tại Liên hiệp Quốc các tài liệu bản đồ và sách giáo khoa được nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa phát hành, tức là miền Bắc Việt Nam lúc đất nước chưa
thống nhất. Nội dung các tài liệu này được Trung Quốc diễn dịch rằng Việt Nam
công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa, mà
tên theo Trung Quốc gọi là Tây sa và Nam sa.
Nguyên văn đoạn văn trong cuốn sách giáo khoa địa lý lớp chín mà
TQ đưa ra như sau:
“Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây sa đến các đảo Đài Loan,
Hải Nam, quần đảo Hoàng bồ Châu sơn,… làm thành một bức Trường thành bảo vệ lục
địa Trung Quốc.”
Trong cuộc họp báo chiều ngày 16/6/2014, các viên chức ngoại
giao Việt Nam tiếp tục đưa các tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên
các quần đảo tranh chấp, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích chính thức nào
được đưa ra để giải thích nội dung cuốn sách giáo khoa địa lý lớp chín mà TQ
đang viện dẫn.
Một cựu quan chức bộ ngoại giao Việt Nam là Trần Công Trục trong
một bài trả lời báo Giáo dục nói rằng đó chỉ là những tài liệu dùng để dạy học.
Giáo sư Trần Hữu Dũng từ Hoa Kỳ có nhận định về lý lẽ của ông Trục rằng:
Trong một Quốc gia mà chính nhà nước sọan, in và phân phát những
tài liệu này thì khó lòng mà nói rằng đó không phải là chủ trương của nhà nước.
- Giáo sư Trần Hữu Dũng
- Giáo sư Trần Hữu Dũng
“Trong một Quốc gia mà chính nhà nước sọan, in và phân phát
những tài liệu này thì khó lòng mà nói rằng đó không phải là chủ trương của nhà
nước.”
Trong phần cuối của bài đăng trên báo Giáo dục, Tiến sĩ Trần
Công Trục còn nói:
“Trong đó không thể không nói đến tư duy ý thức hệ được hình
thành và liên kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh…”
Câu phát biểu này của ông Trục được minh họa bằng đoạn sau đây
trong cuốn sách giáo khoa mà Trung Quốc dùng làm chứng cớ chuyện Việt Nam công
nhận chủ quyền của họ:
“Hiện nay Đài Loan và các đảo xung quanh còn bị đế Quốc Hoa kỳ
và bọn tay sai Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, đấy là một mối đe dọa đối với nền an
ninh của Trung Quốc, của Viễn Đông và miền Tây Thái Bình Dương.”
Bản đồ hiển thị vị trí giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong
vùng biển tranh chấp ở Biển Đông được trưng bày tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm
05/6/2014. AFP photo
Tuy nhiên khó có thể lấy lý do cho việc tranh chấp chủ quyền
bằng …Ý thức hệ.
Ông Phùng Hoài Ngọc, một người học tập và lớn lên ở miền Bắc
trước năm 1975, nguyên trưởng khoa ngữ văn đại học An giang nói với chúng tôi
về việc chi phối của ý thức hệ trong nền giáo dục Việt Nam, nhất là ở miền Bắc
trước kia:
“Các môn khoa học xã hội nhân văn ở miền Bắc rõ ràng mang
tính chính trị quá nặng, rõ ràng là nó bị chính trị áp đặt quá nặng rồi. Cái
điều này là quá rõ.”
Và theo ông Ngọc thì môn Địa lý vẫn thường được xem là một môn
nằm trong khối khoa học xã hội nhân văn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFA, kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn,
một người rất quan tâm đến ngành giáo dục Việt Nam cho rằng tính chính trị hóa
là một trong nững điểm yếu kém của giáo dục Việt Nam hiện tại. Một nhà giáo
khác là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói về mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam như sau:
“Đảng mở ra cái giáo dục chẳng qua là để đào tạo những công
cụ, những người phục vụ cho cái công cuộc mà Đảng chủ trương.”
Các môn khoa học xã hội nhân văn ở miền Bắc rõ
ràng mang tính chính trị quá nặng, rõ ràng là nó bị chính trị áp đặt quá nặng
rồi. Cái điều này là quá rõ.
- Ông Phùng Hoài Ngọc
Dĩ nhiên sách giáo khoa làm ra là để phục vụ cho mục tiêu giáo
dục. Trong trường hợp của nước Việt Nam cộng sản là phục vụ cho các chủ trương
của đảng. Điều này đảng cộng sản Việt Nam cũng không hề giấu giếm trong các
tuyên bố của các quan chức của họ. Một trong những mục tiêu của đảng trong
những năm chiến tranh lạnh chính là quan hệ đồng minh ý thức hệ với Trung Quốc.
Trớ trêu thay người đồng minh ý thức hệ đó vào năm 1979 đã phát
động một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng đẫm máu với người anh em cùng lý
tưởng của mình.
Năm 2014 về nguyên tắc cả hai Quốc gia vẫn là đồng minh ý thức
hệ của nhau, và đối lập với họ, vẫn là đế Quốc Hoa kỳ và tay sai như trong sách
giáo khoa địa lý của năm 1974. Nhưng cũng chính người đồng minh ý thức hệ từ
Bắc Kinh nay lại giương cao trang sách địa lý thấm đẫm nghĩa tình ý thức hệ mà
đòi biển đảo.
Thực tế đã diễn ra không như ý thức hệ, nước Việt Nam 40 năm sau
ngày in cuốn sách giáo khoa ấy đã khác, sách giáo khoa địa lý lớp chín hiện nay
cũng không còn những dòng chữ đó. Nhưng sự bao trùm của ý thức hệ trong giáo
dục Việt Nam đã để lại hệ lụy khó lường cho Việt Nam hiện nay, vì theo như lời
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Úc nói rằng cái cách biện giải giấy tờ, tài liệu có
liên quan đến chủ quyền theo kiểu ý thức hệ là không thuyết phục.
Việt Nam đề xuất cán bộ
quản lý cấp cao phải ‘yêu nước’ ( hoá ra xưa nay cán bộ cao cấp cs chỉ yêu đảng chứ không yêu
nước )
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
17.06.2014
Đây là một trong 3 tiêu chuẩn mà Bộ Nội vụ Việt Nam vừa mới đặt
ra trong dự thảo nghị định về "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của
công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước".
Ngoài việc phải ‘yêu nước sâu sắc’, những người giữ chức danh quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước phải ‘kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng’ và phải ‘có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước’.
Theo báo chí trong nước, về vấn đề ngoại ngữ, cấp thứ trưởng ‘phải sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc’, hoặc ‘sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số’.
Đề xuất mới này ngay lập tức đã thu hút được sự quan tâm của cư dân mạng cũng như báo chí trong nước.
Nhiều người đặt câu hỏi làm sao để có thể ‘đong đếm’ được các mức độ yêu nước như dự thảo đặt ra, và rằng ‘lòng yêu nước thì không phải quy định’.
Dự thảo này này hiện đang lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, và Bộ Nội vụ chưa lên tiếng trước các phản ứng mới nhất.
Ngoài việc phải ‘yêu nước sâu sắc’, những người giữ chức danh quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước phải ‘kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng’ và phải ‘có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước’.
Theo báo chí trong nước, về vấn đề ngoại ngữ, cấp thứ trưởng ‘phải sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc’, hoặc ‘sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số’.
Đề xuất mới này ngay lập tức đã thu hút được sự quan tâm của cư dân mạng cũng như báo chí trong nước.
Nhiều người đặt câu hỏi làm sao để có thể ‘đong đếm’ được các mức độ yêu nước như dự thảo đặt ra, và rằng ‘lòng yêu nước thì không phải quy định’.
Dự thảo này này hiện đang lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, và Bộ Nội vụ chưa lên tiếng trước các phản ứng mới nhất.
HD-981 : Việt Nam tố
cáo hành vi vu khống của Trung Quốc
Áp phích kiện Trung Quốc về vụ Giàn khoan dầu Hải Dương 981 -
RFI / Trọng Nghĩa
RFI / Trọng Nghĩa
Trọng Nghĩa
Chiều nay 16/05/2014,
chính quyền Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ năm về vụ giàn
khoan HD-981. Mở ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên công bố các
hình ảnh được cho là tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc, cuộc họp báo hôm nay
nhằm vạch trần các lập luận vu cáo cũng như thủ đoạn bịa đặt lịch sử của Bắc
Kinh liên quan đến chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo tường trình của báo Thanh Niên trên mạng, cuộc họp báo đã
tập hợp được khoảng 200 ký giả trong và ngoài nước. Nhân dịp này, ông Trần Duy
Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tố cáo
Trung Quốc làm ngơ trước các nỗ lực của Việt Nam muốn giải quyết vụ giàn khoan
HD-981 một cách hòa bình.
Theo ông Hải : « Việt Nam đã nỗ lực liên lạc với Trung Quốc qua
nhiều hình thức, nhiều cấp, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm, tiến hành hơn
30 lần tiếp xúc các cơ quan có thẩm quyền. Trái lại, Trung Quốc vu cáo vô căn
cứ tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1500 lần. »
Đối với ông Trần Duy Hải, Trung Quốc hoàn toàn không có bằng
chứng về các cáo buộc vô căn cứ của họ, trong khi Việt Nam đã cung cấp vô số
các bằng chứng về việc tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Theo nhân vật này,
Trung Quốc hoàn toàn « không có thiện chí » giải quyết tranh chấp theo biện pháp
hòa bình ».
Tiếp lời quan chức Bộ Ngoại giao, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục
Kiểm ngư đã nêu bật một sô thủ đoạn của Trung Quốc như : « Duy trì 120 tàu hàng
ngày để vây ép, húc đẩy, đâm va tấn công tàu Việt Nam ; dùng loa âm thanh lớn,
đèn pha ngăn cản lực lượng chấp pháp của Việt Nam ; thực hiện âm mưu giăng bẫy
tạo bằng cớ giả rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc ».
Đối với ông Hà Lê : « Các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có mặt
tại vùng biển Việt Nam không nhằm mục đích đánh bắt thủy hải sản mà để tấn công
tàu cá Việt Nam, cắt lưới, ngăn cản tàu Việt Nam sản xuất ». Hệ quả là đã có
đến 17 tàu cá của Việt Nam và hàng chục ngư dân bị thương do tàu Trung Quốc gây
ra.
Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam tố cáo : « Trung Quốc ngang nhiên
vu cho tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc, ngăn cản tàu của nước này vào cứu
hộ tàu cá của ngư dân Việt Nam. Những luận điệu này là hoàn toàn sai trái,
chúng tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng tỏ tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam
trong đó, có các tàu cá ».
Trong cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho công bố rộng
rãi các đoạn video cho thấy tàu Trung Quốc dùng vòi rồng, đâm va, tấn công
quyết liệt vào các tàu công vụ của Việt Nam.
Việt Nam đồng thời chính thức bác bỏ các luận điểm của Bắc Kinh
theo đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và đã được Hà Nội thừa nhận từ
lâu.
Các luận điệu vu cáo Việt Nam đã được Trung Quốc nhắc lại hôm
13/06 vừa qua trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, với các số liệu như tàu Việt
Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần ở vùng biển gần giàn khoan Hải
Dương 981 kể từ đầu tháng 5 đến nay, hay là việc Việt Nam có 61 tàu ở khu vực
trên, trong khi số tàu của Trung Quốc chỉ là 71 chiếc. Nhân dịp đó, Bắc Kinh đã
đưa ra video và hình ảnh gọi là ghi lại các vụ tàu Việt Nam tấn công tàu Trung
Quốc vào các ngày mồng 2 và 3 tháng 5.
Giới chuyên gia đang tự hỏi là vì sao mà mãi đến hơn một tháng
sau Bắc Kinh mới trưng ra các hình ảnh gọi là ghi được trên hiện trường về các
sự cố trên.
Tàu Trung Quốc 'hung hăng, ngang ngược'
Cập nhật: 12:44 GMT - thứ ba, 17 tháng 6, 2014
Media Player
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói các tàu Trung Quốc
'hung hăng, ngang ngược' trong buổi họp báo hôm 16/6 ở Hà Nội.
Ông Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội rằng
Trung Quốc đã "tấn công", "đánh đập các ngư dân của Việt
Nam".
Các quan chức Việt Nam khác có mặt cũng mạnh mẽ chỉ trích các
tuyên bố của Trung Quốc, và nói mục đích của cuộc họp báo nhằm bác bỏ “những
luận điệu sai trái” gần đây của Trung Quốc.
"Cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương Việt Nam - Trung Quốc lần này chắc chắn cũng sẽ là một kênh và sự kiện
để hai bên có thể thảo luận với nhau về vấn đề này," ông Lê Hải Bình nói
thêm.
Trong các ngày 08/06 và 09/6, Trung Quốc đã cho công bố tài liệu
tiêu đề tác nghiệp ở giàn khoan Hải Dương-981, yêu cầu Liên Hiệp Quốc phổ biến
cho các nước thành viên.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment