Đại biểu quốc hội 'chiếm diễn đàn', kêu gọi ra
nghị quyết về Biển Đông
CTV Danlambao - Nóng ruột trước tình hình căng thẳng tại
Biển Đông, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phải đột ngột 'chiếm diễn
đàn' nghị trường nhằm lên tiếng kêu gọi quốc hội Việt Nam ra một nghị quyết
tuyên bố chính thức về Biển Đông, thể hiện rõ thái độ trước các hành vi xâm
lược của Trung Quốc.
Ý kiến của vị đại biểu đoàn Sài Gòn được nêu lên vào sáng ngày 19/6, giữa lúc quốc hội Việt Nam với 500 ông nghị, bà nghị đang mải mê thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân.
Phiên họp lần thứ 7 năm nay sẽ kéo dài trong 28 ngày, quốc hội chủ yếu bàn những việc tào lao mà không có chương trình nói về tình hình Biển Đông hiện đang hết sức nguy cấp.
Đơn cử như việc bỏ phiếu tín nhiệm, cả 500 ông bà nghị sau khi bàn tới bàn lui mới thống nhất việc chuyển từ 3 mức tín nhiệm xuống thành... 2 mức. (Còn 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp')
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhân dân cả nước mong mỏi quốc hội Việt Nam kỳ này cần phải ra nghị quyết lên án và 'vạch trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc'.
"Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri."
Ông Nghĩa tha thiết kêu gọi các đại biểu có mặt tại hội trường cùng 'chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị' việc ra nghị quyết về Biển Đông. Đồng thời, ông cũng lên tiếng xin lỗi vì đã phải trình bày bị cho là lạc đề, 'vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển Đông cả'.
Các đại biểu quốc hội phát biểu sau đó không có bất cứ ai lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của ông Trương Trọng Nghĩa. Khoảng 20 vị còn lại tiếp tục quay lại phần thảo luận một cách 'đúng chủ đề' về dự án Luật Căn cước công dân.
Sau cùng, người chủ trì buổi họp là phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu trong phần tổng kết phiên thảo luận cũng không đả động bất cứ điều gì về việc quốc hội ra nghị quyết Biển Đông.
Vị Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, luật sư Trương Trọng Nghĩa trở nên hoàn toàn đơn độc trong quốc hội - nơi tự nhận là 'cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân' mà ông Nghĩa cũng là một trong 500 đại biểu.
Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Trương Trọng Nghĩa:
Ý kiến của vị đại biểu đoàn Sài Gòn được nêu lên vào sáng ngày 19/6, giữa lúc quốc hội Việt Nam với 500 ông nghị, bà nghị đang mải mê thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân.
Phiên họp lần thứ 7 năm nay sẽ kéo dài trong 28 ngày, quốc hội chủ yếu bàn những việc tào lao mà không có chương trình nói về tình hình Biển Đông hiện đang hết sức nguy cấp.
Đơn cử như việc bỏ phiếu tín nhiệm, cả 500 ông bà nghị sau khi bàn tới bàn lui mới thống nhất việc chuyển từ 3 mức tín nhiệm xuống thành... 2 mức. (Còn 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp')
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhân dân cả nước mong mỏi quốc hội Việt Nam kỳ này cần phải ra nghị quyết lên án và 'vạch trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc'.
"Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri."
Ông Nghĩa tha thiết kêu gọi các đại biểu có mặt tại hội trường cùng 'chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị' việc ra nghị quyết về Biển Đông. Đồng thời, ông cũng lên tiếng xin lỗi vì đã phải trình bày bị cho là lạc đề, 'vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển Đông cả'.
Các đại biểu quốc hội phát biểu sau đó không có bất cứ ai lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của ông Trương Trọng Nghĩa. Khoảng 20 vị còn lại tiếp tục quay lại phần thảo luận một cách 'đúng chủ đề' về dự án Luật Căn cước công dân.
Sau cùng, người chủ trì buổi họp là phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu trong phần tổng kết phiên thảo luận cũng không đả động bất cứ điều gì về việc quốc hội ra nghị quyết Biển Đông.
Vị Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, luật sư Trương Trọng Nghĩa trở nên hoàn toàn đơn độc trong quốc hội - nơi tự nhận là 'cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân' mà ông Nghĩa cũng là một trong 500 đại biểu.
Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Trương Trọng Nghĩa:
Kính thưa Quốc hội,
Trong phát biểu của tôi có 2 phần, tôi xin phép
dành mấy phút để nói một phần có liên quan:
Thứ nhất, kỳ họp này khai mạc thì đồng bào cả
nước vô cùng mong mỏi: trước hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền
chủ quyền của Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, nhân dân Việt Nam phải có một cái
nghị quyết trong đó tuyên bố với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới về
lập trường chính nghĩa của mình, lên án hành vi sai trái của Trung Quốc và vạch
trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của
Trung Quốc.
Đồng thời nghị quyết cho các cơ quan nhà nước Việt Nam, các lực
lượng vũ trang Việt Nam tiến hành các biện pháp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của nước ta. Trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa,
Trường Sa bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế.
Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức
gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang.
Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử
tri. Còn dư luận thế giới thì chắc chắn sẽ bình luận rằng hành vi xâm phạm và
đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này lại không
có phản ứng chính thức gì thì việc gì các nghị sĩ và nhân dân các nước khác
phải lên tiếng. Đây có thể mà một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những
việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa.
Tôi mong được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét chấp thuận
kiến nghị này, nếu cần xin lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, nếu đa số ủng
hộ thì ta làm.
Tôi rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ
kiến nghị của tôi.
Tôi xin lỗi vì phải trình bày điều này trong
phiên họp này, vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển
Đông cả.
Muốn thoát Trung phải thoát
mọi chế độ độc tài
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-19
2014-06-19
Chủ tịch nước Việt Nam
Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại
Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013.
AFP
Sự kiện giàn khoan HD 981 và viễn ảnh lệ thuộc
Trung Quốc như một chư hầu khiến cho giới trí thức Việt Nam đặt vấn đề “thoát
Trung”. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc mà vẫn
duy trì ý thức hệ Cộng sản hay không. Nam Nguyên ghi nhận một số ý kiến liên
quan.
Giải Cộng
Đặt vấn đề muốn thoát Trung phải giải Cộng như
một điều kiện tiên quyết, thì dễ thấy mục tiêu này có khoảng cách khá xa với
thực tại. Nhưng các sử gia đã dẫn chứng những trường hợp thoát Cộng, từ bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa đã nhiều lần diễn ra trên thế giới. Điển hình là sự sụp đổ
Liên bang Xô viết năm 1991, khi tình hình còn chưa ngã ngũ thì một số nước Cộng
hòa, từng bị ép đi theo con đường Cộng sản đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và
sau đó người dân bầu chọn chế độ chính trị dân chủ đa đảng. Sự từ bỏ chủ nghĩa
Cộng sản đã hoàn tất ở tất cả 15 nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, kể cả
Liên bang Nga.
Nếu Liên Xô cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản phải
mất 70 năm mới tan rã thì Campuchia lại khác, Xứ Chùa Tháp bị nhuộm đỏ nhanh
chóng sau năm 1975 và cũng nhanh chóng thoát Cộng trong vòng 15 năm. Cho nên
đối với những ai dị ứng với chế độ Cộng sản, vấn đề giải Cộng ở Việt Nam cũng
không phải là chuyện viễn tưởng.
Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào
khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự
trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở
ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc
TS Nguyễn Quang A
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A
thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội trình bày ý kiến của ông:
“Tôi nghĩ rằng, thoát khỏi Trung Quốc là một vấn đề rất bức thiết.
Nhưng cũng là một vấn đề không thể vội vàng làm ào ào được. Theo tôi, về lâu về
dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng
một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con
người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc
với Trung Quốc và những ảnh hưởng không có lợi của Trung Quốc đối với Việt
Nam.”
Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu
từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng người
Việt Nam cần hết sức thận trọng, tránh bài học thoát Cộng nhưng vẫn không thoát
độc tài. Ông nói:
“Người ta nói rằng phải thoát Cộng, tôi cũng đồng ý như thế nhưng
cái đó chỉ mới là một nửa thôi. Có thể không có Cộng sản nhưng mà lại có một
chế độc độc tài khác, một đất nước không thể phát triển được trên cơ sở chế độ
độc tài. Cho nên tôi nghĩ rằng phải thoát cái gọi là toàn trị, thoát cái độc
tài và đấy là một quá trình không thể ngày một ngày hai. Tôi nghĩ là không có
biện pháp nào nói rằng ngày mai, hay hai năm nữa, hay sáu tháng nữa mà có thể
đạt được. Bởi vì nếu mà còn một chế độ độc tài như thế này, thì thực sự Việt
Nam không có bạn, trơ trọi và như thế khó mà có thể vươn lên được và có thể có
mối quan hệ bình thường giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được.”
Cũng có những ý kiến quan ngại sự giải Cộng hay
xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam sẽ có xáo trộn rất lớn. Hơn
nữa không phải người dân Việt Nam nào cũng muốn giải cộng, giải tán chế độ hiện
tại. Luồng ý kiến này lập luận rằng Việt Nam hiện có 3,6 triệu đảng viên cộng
sản, mỗi gia đình trung bình 4 người, kéo theo họ hàng quyến thuộc và những kẻ
ăn theo, tổng số người chịu ảnh hưởng quyền lợi nhờ chế độ Cộng sản hiện nay có
thể lên tới mười mấy, hai chục triệu người. Thật ra để biết được người dân Việt
Nam thực sự nghĩ gì, mong muốn gì đối với việc lựa chọn thể chế chính trị thì
có lẽ phải có một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức nghiêm túc. Đây là điều
Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn phải đối mặt, do vậy mà mấy chục năm Quốc hội
Việt Nam không hình thành được Luật Trưng cầu Dân ý hay Luật Biểu tình. Dù bản
Hiến pháp nào của Việt Nam cũng đều có qui định các quyền công dân này.
Thoát Trung?
Đáp câu hỏi của chúng tôi là để thoát khỏi ảnh
hưởng của Trung Quốc rất nặng nề cả về chính trị và kinh tế, có ý kiến cho là
Việt Nam phải cải tổ để có một chế độ dân chủ thực sự thì mới có thể không còn
ngán ngại trong việc bảo vệ chủ quyền. TS Trần Đình Bá, thành viên Hội Khoa học
Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979....Ngay
bây giờ, thí dụ TQ mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân VN sẽ đoàn kết
lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà
như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát
TS Nguyễn Quang A
“ Không, theo tôi không cần thiết. Tôi nghĩ bây
giờ ở các cơ chế đa phương, các quốc gia đều được tự do bình đẳng về quyền lợi
quốc tế của mình, tất cả các hiệp định của quốc tế. Tôi nghĩ mỗi quốc gia có
thể chế riêng của mình không sao cả, các nước ASEAN cũng thế thôi.”
Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ là đồng
chí môi hở răng lạnh với Trung Quốc và nhận viện trợ về vũ khí và nhân sự rất
lớn từ Trung Quốc. Thế nhưng sau khi Bắc Việt Cộng sản chiến thắng thống nhất
đất nước thì đến năm 1979 thì Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lăng, gây ra
cuộc chiến khốc liệt ở biên giới Việt-Trung.
Với ý kiến cho rằng, nước Việt Nam độc tài đảng
trị nhưng vẫn đẩy lùi được quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ chủ quyền vào năm
1979. Tình hình lấn chiếm hiện nay qua vụ giàn khoan HD 981 có thể xem là lịch sử
đang tái diễn hay không. TS Nguyễn Quang A phân tích:
“ Tôi nghĩ tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979 và lúc ấy Trung
Quốc xâm lược ở trên bộ, còn bây giờ ở xa ngoài biển và chuyện đó khác xa. Ngay
bây giờ, thí dụ Trung Quốc mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân Việt
Nam sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm
lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có
thoát mà ảnh hưởng Trung Quốc từ xa xưa lắm rồi và tôi nghĩ không thể có một
biện pháp đơn giản nào để làm việc này có kết quả ngay lập tức.”
Thoát Trung mà phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ
bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện Việt Nam chắc chắn không phải chọn lựa của Bộ
Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản. Nhà nước sẽ làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng
lệ thuộc Trung Quốc. Người dân Việt Nam rất mong muốn được thông tin về vấn đề
này.
Màn kịch độc ác và tàn nhẫn?
Nguyễn Hữu Vinh
Thái độ và hành động đáng ngờ.
Trong con mắt của những người dân Việt Nam mộc
mạc vốn thừa mứa lòng tin, người ta sẽ nghĩ rằng sau cuộc khốc liệt 1979 trên
toàn tuyến biên giới, Việt Nam thấm đòn đau từ anh bạn láng giềng to xác quen
ăn hiếp và bắt nạt thì tưởng như sẽ không bao giờ có thể ngoái đầu quay lại với
những kẻ thù tàn bạo, quay quắt mà chính họ đã nguyền rủa. Thế nhưng cả dân tộc
không ngờ, cả dân tộc đã bị dồn vào một khúc quanh đau đớn nhất của lịch sử: Giai
đoạn nô lệ ngoại bang.
Theo dõi thái độ và cách hành động của nhà cầm
quyền Việt Nam mấy năm nay với chủ đề lãnh thổ của Tổ Quốc, nhất là thái độ với
bọn bá quyền cướp nước, có lúc thăng, lúc trầm, nhưng tất cả đều nhất quán và
không có mấy thay đổi. Đường lối, cách nghĩ của đảng CS vẫn thế, tất cả đều đi
đúng một định hướng đã vạch sẵn: Lấy thù làm bạn, hèn với giặc, ác với
dân.
Thông thường, một chính phủ, một nhà nước, một
đảng lãnh đạo xã hội, luôn lấy sự an nguy của quốc gia, an ninh của dân chúng,
bảo toàn lãnh thổ của đất nước làm trọng, mọi nhân tài, vật lực đều được ưu
tiên tập trung cho những nhiệm vụ chính yếu đó. Thế nhưng, riêng ở Việt Nam,
mọi điều đã được thực hiện ngược lại.
Nhà nước không dùng quân đội để bảo vệ lãnh thổ,
bảo vệ nhân dân mà người ta quy định rằng trước hết, quân đội phải bảo
vệ Đảng. Rồi mặc cho dân bị kẻ thù, bị ngoại bang giết chết trên đất
nước, quân đội được huy động đi cướp đất của dân và luyện tập để “chống diễn
biến hòa bình”. Thậm chí, người đứng đầu quân đội luôn miệng gọi kẻ thù
là đồng chí, tỏ rõ sự hàm ơn nặng nề kẻ thù của đất nước, ngay cả khi kẻ thù đã
và đang xâm chiếm lãnh thổ.
Nhà nước bơm phình lực lượng công an không với
mục đích phục vụ nhân dân, mà họ huỵch toẹt thách thức là “còn đảng, còn mình”.
Hẳn nhiên họ không nhắc lực lượng này rằng người nuôi họ là dân.Lực lượng này
được huy động đàn áp, canh giữ, bắt bớ và gây sự với những người có mầm mống tư
tưởng yêu nước. nhà nước bỏ tù những tiếng nói can đảm, dám thể hiện lòng yêu
nước, thương nòi của mình.
Họ tạo ra một thế hệ vô cảm với những điều thiêng
liêng nhất, ngộ độc thông tin nặng nề nhất, thậm chí dùng đám hồng vệ binh
đó đi đàn áp, khủng bố những người yêu nước.
Kết quả là lòng yêu nước bị dập tắt, tinh thần
yêu nước bị đánh tan tác và hạ xuống đến mức thấp chưa từng có.
Hoảng loạn, lúng túng.
Có thể nói, kể từ khi người Cộng sản Việt Nam
cướp quyền lãnh đạo đất nước này đến nay, cái gọi là “độc lập” đúng nghĩa chưa
bao giờ xuất hiện. Việt Nam luôn kêu gào “độc lập, tự do” nhưng thực tế
thì hết đu bám thế lực này lại sang bám thế lực khác.
Nếu như sau Tháng 8/1945 trở đi, khối cộng sản
nẩy nở, sinh sôi, những người cộng sản Việt Nam tự nguyện làm một bộ phận “tiền
tiêu, tuyến đầu” cho CNCS để tiến hành cuộc chiến Nam – Bắc đẫm máu vì ý thức
hệ. Khi đó, trừ vài nước “cộng sản anh em”, còn tất cả đều là “bè lũ đế quốc và
bọn phản động, chó săn, sen đầm quốc tế”. Thì đến khi nội bộ khối Cộng sản lục
đục chia rẽ nặng nề, những người Cộng sản Việt Nam nhanh chóng tách khỏi anh
bạn Trung Cộng để tìm đến Liên Xô là “thành trì của CNXH”. Khi đó, hệ thống
truyền thông Việt Nam đã không tiếc bất cứ một lời lẽ, ngôn từ nào dù bẩn thỉu,
xấu xa nhất lên án anh chàng Trung Cộng Đại hán đã chệch hướng, lạc đường, phản
bội lại “Mác – Lênin chân chính”.
Thế rồi, cuộc chiến 1979 trên biên giới Việt –
Trung đã thể hiện sự cạn nghĩa, ráo tình và sự tráo trở của những người cộng
sản ra sao. Tưởng từ nay, cái gọi là “môi hở răng lạnh” sẽ không bao giờ được
nhắc tới, cái gọi là “anh em, hữu nghị, láng giềng” đối với Trung Cộng sẽ vĩnh
viễn biến mất trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội khi vẫn còn người Cộng sản Việt
Nam cai trị đất nước.
Nhưng, trớ trêu thay, vật đổi sao dời. Những biến
động của Đông Âu về sự sụp đổ hàng loạt khối cộng sản mà không một thế lực nào
đỡ nổi như một quy luật. Cái bức tường, cột trụ mà những người cộng sản Việt
Nam tưởng rằng luôn bền vững, chắc chắn bỗng chốc sụp xuống nhanh chóng không
ngờ. Thế là từ đó, bỗng chốc cái thần thái độc lập, tự chủ và sự tự tin “bách
chiến, bách thắng” của những người Cộng sản Việt Nam nhanh chóng bay biến.
Và họ hoảng loạn thật sự.
Theo đúng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lenin thì
“giai cấp thống trị không bao giờ để mất quyền thống trị của mình, nếu không có
bạo lực cách mạng”. Vì thế, họ đã ra sức để bằng mọi cách củng cố, bám giữ lấy
chiếc ghế cai trị của mình.
Một trong những cách đó là đổi thù thành
bạn, tất nhiên chỉ là bạn của Đảng, còn với cả đất nước này thì kẻ
xâm lược truyền kiếp kia chẳng bao giờ thay đổi bản chất và quan hệ.Rồi Hội
nghị Thành Đô, (một hành động chính trị lén lút mới được bạch hóa gần đây) đã
diễn ra trong hoàn cảnh đó.
Kể từ đó, đất nước ta bước vào một ngã rẽ đầy sự tăm tối, từng
bước, từng bước đi vào vòng nô lệ theo “đúng quy trình”.
Hành
động có hệ thống và màn diễn đẫm máu.
Cho đến gần đây, nhà nước
Việt Nam mới công nhận một số điều mà người dân đã bàn tán bao năm nay về quan
hệ Việt – Trung. Năm
1958, Phạm Văn Đồng trên cương vị Thủ tướng có công hàm gửi Trung Cộng, công
nhận Tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trong đó bao gồm cả quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Trung Cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Khi bọn bá quyền Trung Cộng
dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính phủ Bắc Việt đã không hề mở
miệng hé răng.
Năm 1988, bọn bá quyền
Trung Cộng dùng quân đội tiếp tục dùng vũ lực chiếm đóng một phần Quần đảo
Trường Sa, hàng loạt chiến sĩ bỏ mạng trên biển, người dân Việt Nam không được
thông tin về sự hy sinh của họ. Việc mất một số đảo của Tổ Quốc được im lặng
như một món quà cho bọn bành trướng để để đi đến Hội nghị Thành Đô sau đó.
Ngày 3-4/9/1990, Hội nghị Thành Đô bí mật diễn ra, mở đầu một thời
kỳ đau đớn cho đất nước. Những người cộng sản đã mua bán, đổi chác sinh mệnh
dân tộc bằng hội nghị bí mật này.
Năm 1999, Hiệp định Biên giới Việt Trung mờ ám
được bí mật ký kết. Tất cả những ai lưu tâm, tò mò đến bản hiệp định này đều
trở thành thế lực thù địch của Đảng và nhà nước Cộng sản. Nhiều người đã nếm
mùi tù đày, lao lý bởi cái Hiệp định này. Kết quả là hàng loạt vấn đề mất đất,
mất lãnh thổ trên biên giới đã không được giải đáp thỏa đáng.
Từ năm 2000 trở lại đây, Trung Cộng gia tăng các
hành động cướp bóc, lấn chiếm ngang ngược trên biển, Đảng và nhà nước Việt Nam
có những hành động “hèn hạ vĩ đại” trước quân giặc ngày càng hung hăng. Trên
đất liền, những nơi trọng yếu, các công trình trọng điểm đều có mặt người Trung
Quốc.
Đặc biệt là việc gia tăng bắt bớ, giam cầm, đàn
áp trắng trợn những người yêu nước, thương nòi. Có lẽ trong lịch sử dân tộc ta,
chưa có giai đoạn nào những người yêu nước phải đau đớn như giai đoạn hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo “tuyệt đối, tài tình và sáng
suốt” của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 70 năm, đất nước Việt Nam đã và đang dần
dần lún sâu vào cơn khủng hoảng, khốn đốn về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa… Vị thế của đảng Cộng sản chìm sâu trong những cơn oán thán,
trong những câu chuyện bi, hài của người dân và qua từng hành động khó hiểu,
bất nhất, lời nói ngô nghê của lãnh đạo, của hàng ngũ quan chức. Vị thế của
Việt Nam trên con mắt quốc tế sa sút đến thảm hại.
Đúng lúc đó, anh bạn vàng khổng lồ của Đảng gia
tăng những hành động xâm lăng, cướp bóc trắng trợn lãnh thổ Việt Nam.
Máu dân Việt đã đổ, mạng người dân đã mất trên
chính lãnh thổ mình. Mưu đồ xâm lược bấy lâu nay đã thêm một bước được thể hiện
một cách trắng trợn và ngang ngược, bất chấp mọi lý lẽ, mọi thứ “tình hữu nghị”
được bôi trát bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa bấy lâu nay. Nhà cầm quyền
Trung Cộng đã từng bước thể hiện bản chất cướp bóc hung bạo là sản phẩm kết hợp
giữa chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng và sự tàn bạo không giới hạn của Chủ
nghĩa Cộng sản trong chiến lược xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Tưởng như vậy là giới hạn cuối cùng, một đảng
luôn tự ca ngợi mình là “thiên tài, là vô địch là tinh hoa của dân tộc, là đội
quân tiên phong của đất nước” đã bước nốt những bước cuối cùng của sự bi đát và
sẽ tỉnh ngộ để sớm từ bỏ cái tư tưởng hão huyền và hãi hùng Mác – Lênin để trở
về phục vụ nhân dân và đất nước.
Nhưng không. Sau khi những hành động xâm
lược của Trung Cộng bằng giàn khoan và tàu chiến trên biển, người ta thấy gì?
Những cuộc biểu tình yêu nước trên cả đất nước
bừng lên, để rồi bị dẹp tan với những lý do rất Chí Phèo, người yêu nước lại
tiếp tục ngậm ngùi uất hận.
Tại Philippines ông Thủ tướng nói vài câu mạnh
mẽ, thì lập tức tại Shangri-La Bộ Trưởng Quốc phòng dội ngay một giáo nước lạnh
vào mặt quan khách toàn thế giới và nhất là 90 triệu người dân Việt Nam, bằng
những lập luận ngô nghê khi gửi thông điệp đến kẻ thù xin “hữu nghị”. Không chỉ là đập
thẳng vào miệng Thủ tướng mà thể hiện thái độ của một đội quân “bách chiến,
bách thắng” hiện nay đang sẵn sàng chiến đấu ở mức độ nào.
Trước một kẻ thù hung hãn, đầy vũ khí trong tay
và sự tàn bạo thể hiện trong từng hành động trên thực tế, việc một Bộ Trưởng
Quốc phòng nêu quyết tâm “không để xung đột xảy ra’ chỉ có thể coi là hành
động bó gối xin hàng. Ngay cả hàng mấy chục cuộc điện thoại gọi sang Trung
Cộng không thèm trả lời mà đòi “hữu nghị” thì chưa rõ hệ thống thần kinh của
quan chức Việt Nam đã đến tình trạng nào?
Ông Tổng Bí thư Đảng, người nắm chức Chủ tịch
Quân ủy Trung ương thì lặn mất tăm, đến mức người dân phải nhắn tin tìm kiếm
trên mạng. Trong khi cả hệ thống cầm quyền, công an luôn miệng rằng “đã có đảng
và nhà nước lo” thì giờ lo đến đâu không ai được biết? Nhưng khi ông
xuất hiện thì chỉ bàn về “Văn hóa”. Thật tiếc, có lẽ cái văn hóa mà ông bàn đến
không có bao gồm vấn đề ứng xử của kẻ có trách nhiệm như thế nào?
Nhưng có những điều lạ xuất hiện hiện nay:
Báo chí sau bao năm bị cấm ngặt không được đụng
tới biển đảo, nay mở hết công suất về biển đảo, góp tiền, góp gạo cho Trường
Sa… hết chương trình này đến chương trình khác, cứ như xưa nay Việt Nam chưa
bao giờ tồn tại, nay mới xuất hiện thêm biển và đảo vậy.
Quân đội đã thề nguyền là sẽ không bao giờ động
binh với anh bạn vàng của đảng để giữ tình hữu nghị. Ông Thứ trưởng Bộ
Quốc Phòng chỉ biết lẩm bẩm: “Anh là ai? Sao vật ngửa thuyền tôi ra” và vẫn là
“Tình hữu nghị Việt – Trung bền vững đời đời”…
Nhưng trên biển với lúc nhúc súng đạn kẻ thù, tàu
chiến nườm nượp, đảng và nhà nước kêu gọi đẩy công dân tay
không ra bám biển, giữ đảo. Thế là bao mạng người lại nằm xuống
biển khơi.
Thật đau đớn và hài hước.
Những sự tréo ngoe đó đã nói lên điều gì? Tại sao
trước một kẻ thù hung hãn với ý đồ xâm lược rõ ràng, bộ máy CSVN lại hành động
khi trống đánh xuôi thì lập tức có kèn thổi ngược?
Điều đó chỉ có thể giải
thích một điều cần giấu kín. Rằng khi tất cả biển đảo của Việt Nam đã rơi vào
tay giặc theo “đúng qui trình”, thì nhà nước Việt Nam vẫn vô tội trước mắt
người dân, đã “làm hết khả năng mình, đã phản đối nhưng kẻ thù quá mạnh, quá
nguy hiểm nên lực bất tòng tâm”. Nghĩa là lỗi không nằm ở nhà nước mà
nằm trong tay nhân dân và kẻ thù. Và để an dân, thì nhà nước lại học ông
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mà rằng: “Đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời
cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được”.
Và cứ vậy, người dân cứ phải chấp nhận tính mạng bị đe dọa, Tổ quốc
phải chấp nhận mất biển đảo vào tay giặc, dân tộc chấp nhận một giai đoạn nô lệ
kiểu mới.
Và màn diễn sẽ kết thúc ở đó còn Đảng thì vẫn quang vinh để kiên
định con đường đi lên CNXH với người anh em 16 chữ vàng và 4 tốt.
Đó là màn diễn quá độc ác
và tàn nhẫn đối với nhân dân.
Hà Nội, ngày 15/6/2014
Nguyễn Hữu Vinh
From: PHAM
HoangAn <phoangan75@gmail.com>
Date: 2014-06-17 0:23 GMT+02:00
Subject: Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
To:
Date: 2014-06-17 0:23 GMT+02:00
Subject: Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
To:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong
tay Tầu ...
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment