Thursday, June 19, 2014

Thoát khỏi áp lực Trung Quốc bằng cách nào?


Thoát khỏi áp lực Trung Quốc bằng cách nào?

Phỏng Vấn Đặc Biệt về Cuộc Xung Đột Việt Nam - Trung Cộng ở Biển Đông

https://www.youtube.com/watch?v=H9rcV9KdYgo

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-06-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
06182014-hw-avoi-cn-pressu.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trung Quốc điều động đủ loại tàu lớn nhỏ đến bảo vệ giàn khoan HD 981
Trung Quốc điều động đủ loại tàu lớn nhỏ đến bảo vệ giàn khoan HD 981
AFP





Hiện nay, Trung Quốc đã thực sự gây áp lực rất lớn trong việc việc tạo ra nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông, điều này đã khiến các nhà lãnh đạo hết sức lo lắng. Thực tế đó ra sao và phải làm thế nào để thoát khỏi các áp lực đó từ TQ trên Biển Đông?
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu lãnh hải của VN sau hơn một tháng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Cần một sự lựa chọn dứt khoát
Với thái độ ngày càng cứng rắn hơn Trung Quốc đẩy Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, trong khi đó phía VN vẫn hết sức nhũn nhặn và kiềm chế. Vì sợ rằng một khi căng thẳng chính trị leo thang sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho các quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Nhận định về quan điểm của lãnh đạo Việt Nam hiện nay trong vấn đề Biển Đông, TS Đinh Hoàng Thắng cựu Đại sứ VN tại Hà lan cho rằng cần thấy căn nguyên của quan hệ Việt-Trung nói chung và vụ việc giàn khoan HD-981 là cả một tiến trình lâu dài từ xưa đến nay và nói như Nguyễn Trãi thì “Họa phúc đâu chỉ một buổi”.
Theo ông lịch sử quan hệ VN-TQ đa phần là xung đột, nhưng chủ trương của người Việt luôn là hòa hiếu, chỉ khi nào một khi sự kiên nhẫn không còn thì người Việt Nam mới chấp nhận xảy ra chiến tranh. Nhưng kết thúc mọi cuộc chiến tranh thì lập tức hòa hiếu trở lại. Do vậy sự mềm mỏng của chính quyền VN trong vấn đề Biển Đông hiện nay là một việc làm hợp lý.
Từ Hà nội, TS Đinh Hoàng Thắng nói với chúng tôi:
Chính sách đối ngoại của VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã phá sản trong giai đoạn hiện nay, vì thế giới đang có xu hướng trở về lưỡng cực giữa hai nhóm đại diện cho quyền lợi của Mỹ-EU và một nhóm đại diện cho quyền lợi của Nga-Trung
Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh
“Cầm cự một tháng như thế mà vẫn không rơi vào bẫy khiêu khích của TQ, vì TQ chỉ muốn VN nổ một phát súng đấy là cái điều mà TQ khát khao cháy bỏng. Nhưng VN rất kiên cường nhưng không rơi vào bẫy khiêu khích của TQ. Điều đó cho thấy rằng dễ gì mà lãnh đạo VN không tiên liệu được trước ”
Tổng Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel của Hoa Kỳ và Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam là Tướng Phùng Quang Thanh tại Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á. 31 tháng 5, 2014. AFP
Tổng Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel của Hoa Kỳ và Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam là Tướng Phùng Quang Thanh tại Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á. 31 tháng 5, 2014. AFP

Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh thấy rằng: chính sách bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc đây không phải là vấn đề mới, mà đây là hậu quả do sự sai lầm của chính sách đối ngoại phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga của Việt Nam. Nên đến lúc này trên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam đã hết sức cô độc không có đồng minh. Theo ông Việt Nam hiện nay không chỉ chịu áp lực từ phía Trung Quốc mà còn chịu các áp lực khác từ quốc tế, trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang dần dần hình thành thế lưỡng cực. Điều đó đỏi hỏi Việt Nam cần có một sự lựa chọn dứt khoát hoặc một sự trung lập một cách rõ ràng, tránh sự lập lờ như hiện nay.
Từ Canada, Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh nói với chúng tôi:
“Chính sách đối ngoại của VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã phá sản trong giai đoạn hiện nay, vì thế giới đang có xu hướng trở về lưỡng cực giữa hai nhóm đại diện cho quyền lợi của Mỹ-EU và một nhóm đại diện cho quyền lợi của Nga-Trung”.
Đã tới lúc không thể chần chờ
Trả lời câu hỏi Việt Nam cần phải làm gì để đối phó, đồng thời để thoát ra các áp lực hiện nay của Trung Quốc, Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh thấy rằng trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, nếu khôn khéo thì sự kiện giàn khoan sẽ có ý nghĩa tích cực. Và nếu lãnh đạo Việt Nam tỉnh táo thì sẽ có thể tạo ra một bước ngoặt cho Việt Nam, đó là vấn đề phải Thoát Trung.  Theo ông nếu Việt Nam đổi mới theo hướng dân chủ, tiến bộ sẽ tạo đà cho đất nước phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dài để thoát Trung. Nếu làm được điều này hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ thay đổi, thế giới khi thấy Việt Nam thay đổi theo hướng dân chủ, họ sẽ hết lòng ủng hộ giúp đỡ Việt Nam, kể cả trong vấn đề Biển Đông.
Từ Canada LS. Vũ Đức Khanh nói:
“Độc đảng thì không có một quốc gia nào trên thế giới ủng hộ VN, cho nên giải cái bài toán VN hiện tại trước hết là giải quyết bài toán của chế độ, tức là giải quyết tận gốc rễ vấn đề của chế độ để giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước. Nếu giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước thì có thể huy động được tổng lực của toàn dân. Một khi có thể huy động được tổng lực của toàn dân thì chúng ta không ngại gì với việc đối phó sức ép của TQ”
Thứ nhất lãnh đạo VN phải có sự thay đổi trong việc nhìn nhận vấn đề, thứ hai là phải thực thi các bước đi làm sao để tránh một cuộc chiến tranh có thể nổ ra. Vì già néo sẽ đứt dây, mà người già néo ở đây thì chỉ có các lãnh đạo VN
ông Đặng Xương Hùng
Ông Đặng Xương Hùng một nhà ngoại giao cho rằng: chiến tranh trên Biển Đông là điều không thể xảy ra, vì đối với lãnh đạo Đảng CSVN điều đó là nguy cơ sụp đổ của chế độ.  Theo ông lãnh đạo Việt Nam cần thay đổi chính sách đối ngoại và cần có các hành động cụ thể, như việc kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế là việc cần phải làm ngay, để tạo lòng tin, cũng như để VN  có thể tham gia một liên minh mang tính tập thể với nhiều quốc gia khác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Từ Thụy sĩ, ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi:
“Thứ nhất lãnh đạo VN phải có sự thay đổi trong việc nhìn nhận vấn đề, thứ hai là phải thực thi các bước đi làm sao để tránh một cuộc chiến tranh có thể nổ ra. Vì già néo sẽ đứt dây, mà người già néo ở đây thì chỉ có các lãnh đạo VN”.
Theo báo VnExpress thì chuyên gia phân tích James Holmes của báo The Diplomat nhận định cho rằng Trung Quốc trước hết cần chấm dứt hoạt động thăm dò vi phạm luật quốc tế, rồi có thể học theo mô hình Hiệp ước nghề cá Nhật Bản - Đài Loan, để cùng các nước Đông Nam Á hợp tác khai thác phát triển tài nguyên, hải sản trên khu vực chồng lấn thuộc vùng đặc quyền kinh tế song phương ở Biển Đông, nhưng sẽ không đề cập đến tuyên bố chủ quyền. Điều đó giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang và những căng thẳng không cần thiết trên Biển Đông trong lúc này. Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro chính trị thông qua thúc đẩy hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, đáng để các nước vận dụng.
TS Đinh Hoàng Thắng thấy rằng trong cái rủi có cái may, đây là lúc Việt Nam phải có sự tính toán lại toàn bộ chiến lược trong quan hệ ngoại giao của mình đối với các quốc gia khác. Đồng thời Việt Nam cần phải gióng lên tiếng chuông cho thế giới thấy bộ mặt thật trong chính sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đây là nguy cơ không chỉ riêng đối với Việt Nam. Quan trọng nhất là không để chiến tranh trên Biển Đông nổ ra.
TS Đinh Hoàng Thắng nói với chúng tôi:
“Nhưng mà cái khó nhất của người VN trong lúc này là làm thế nào không để lịch sử lặp lại cái bài học vinh quang và cay đắng của thế kỷ 20. Tức là biến VN trở thành một chiến địa của những học thuyết, nhưng tham vọng của nước lớn. VN không được lặp lại những cái đó nữa, mình phải làm thế nào mình phải minh triết, vừa bảo vệ được quyền lợi sinh tồn của mình vừa không rơi vào cái bẫy ”.
Với mọi quốc gia, hòa bình để phát triển đất nước là điều cần thiết, nhưng chủ quyền quốc gia là điều quan trọng hơn cả. Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy thứ hòa bình có điều kiện trong sức ép của kẻ thù, vì đó thực chất là một sự đầu hàng không thể chấp nhận được.


Thủ tướng VN: 'TQ xâm phạm chủ quyền'

Cập nhật: 15:04 GMT - thứ tư, 18 tháng 6, 2014
  • Facebook
  • Twitter
  • Google+
  • chia sẻ
  • Gửi cho bạn bè
  • In trang này
Ông Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ ông Dương Khiết Trì
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển hiện nay
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng Bắc Kinh đã 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.
Trang web của Chính phủ Việt Nam cũng nói ông Dũng nói trong cuộc gặp tại Hà Nội rằng hành động của Trung Quốc đã "vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế" cũng như "gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước".

Các bài liên quan

  • Hội đàm Việt - Trung 'không đột phá'
  • TQ nói gì về gặp gỡ Việt - Trung
  • Hồi ký Clinton: TQ 'quá đà'

Chủ đề liên quan

  • Quan hệ Việt Trung, 
  • Ngoại giao Việt Nam, 
  • Trung Quốc
Ông Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.
Vị thủ tướng cũng được dẫn lời nói "Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."
Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."
Ông Dương là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới thăm Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc về Việt Nam.

'Không đột phá'

Báo chí Trung Quốc nói một số trao đổi cấp thấp hơn đã bị hoãn trong khi không có cuộc gặp gỡ cao cấp nào khác được lên lịch giữa hai bên.
Các học giả Trung Quốc cũng được dẫn lời nói Việt Nam nên "tận dụng" cơ hội mà chuyến thăm của ông Dương tạo ra để giải quyết vụ việc.
Ông Dương Khiết Trì cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tuy nhiên quan chức giấu tên của Việt Nam được hãng tin AP dẫn lời nói hai bên không đạt được đột phá.
Hà Nội nói kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là một trong những giải pháp họ có thể cân nhắc nhưng chưa rõ liệu có diễn ra vụ kiện như vậy không.
Bắc Kinh luôn muốn giải quyết các tranh chấp qua đối thoại song phương.
Báo chí Việt Nam có vẻ thận trọng khi đưa tin về chuyến thăm. Điều này trái ngược với cách đưa tin mạnh mẽ hơn của một số tờ báo Trung Quốc.



Hội đàm Dương Khiết Trì - Phạm Bình Minh không đạt tiến bộ nào

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp  Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc  Dương Khiết Trì, tại trụ sở chính phủ, Hà Nội, 18/06/2014.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại trụ sở chính phủ, Hà Nội, 18/06/2014.
Reuters

Thanh Phương

Trong cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Việt Nam chấm dứt « thổi phồng » vụ giàn khoan, khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Theo hãng tin AFP, trước khi tiếp ông Dương Khiết Trì hôm nay 18/06/2014 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chào mừng chuyến viếng thăm của « đồng chí Trung Quốc » ở Việt Nam. Cũng theo AFP, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng : « Mong muốn của hai nước là giải quyết vấn đề ở Biển Đông ». Về phần ông Dương Khiết Trì, cũng nguyên là Ngoại trưởng Trung Quốc, thì tuyên bố ông đến đây để thảo luận «thẳng thắng » với « đồng chí » Phạm Bình Minh về vấn đề biển Hoa Nam ( Biển Đông ).
Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì nhìn nhận rằng quan hệ hai nước đang gặp khó khăn và ông đến Việt Nam lần này theo lệnh của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc để có các cuộc thảo luận « thẳng thắng, sâu rộng» với « đồng chí » Phạm Bình Minh.
Nhưng trong cuộc họp báo hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết là khi thảo luận với Bộ trưởng Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì đã nói rằng, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải « xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan ». Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc yêu cầu Việt Nam cần phải đình chỉ « quấy nhiễu » hoạt động của giàn khoan, ngưng « thổi phồng » bất đồng, gây ra tranh chấp mới. Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc khẳng định việc Trung Quốc khoan dầu ở vùng này là « hoàn toàn hợp pháp » và nói thêm rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Ông Dương Khiết Trì còn yêu cầu Hà Nội « khắc phục hậu quả » của các vụ bạo động nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc giữa tháng 5 vừa qua.
Còn theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhắc lại quan điểm của Việt Nam rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Dầu khí Hải dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đàm phán giải quyết các bất đồng giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo hãng tin AP, một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên, hôm nay cho rằng, cuộc hội đàm giữa ông Dương Khiết Trì và ông Phạm Bình Minh đã không đạt được tiến bộ nào để giải tỏa bế tắc của cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa hai nước trên Biển Đông. Theo lời quan chức này, hai bên vẫn giữ nguyên lập trường đối lập nhau.
Cho tới nay, Hà Nội vẫn cho rằng việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 là trái phép, vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và đã liên tục yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan này đi. Vào tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về vụ này.
Trước khi rời Hà Nội hôm nay, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
Nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh, được hãng tin AFP trích dẫn, hôm nay cho biết, ông rất ngạc nhiên về chuyến viếng thăm của ông Dương Khiết Trì, bởi vì, kể từ khi có vụ giàn khoan, Hà Nội đã nhiều lần muốn đối thoại cấp cao với Bắc Kinh, nhưng đều bị từ chối. Tuy vậy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng Trung Quốc không hề có thực tâm muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông, mà có lẽ chỉ nhằm tô điểm lại hình ảnh của nước này trước quốc tế.
AFP cũng trích lời giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận định rằng, Trung Quốc, mà hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đang ở thế thượng phong và chắc chắc rằng ông Dương Khiết Trì trong chuyến đi này sẽ cảnh cáo Việt Nam về những hậu quả kinh tế nếu quan hệ Việt – Trung xấu đi.


Bắc Kinh đưa đảo có tranh chấp ở Biển Đông vào hệ thống quản lý đất đai

Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt trụ sở thành phố Tam Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh.
Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt trụ sở thành phố Tam Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh.
Ảnh : hoangsa.org

Đức Tâm

Chính quyền Bắc Kinh tiến xa thêm một bước trong việc đơn phương khẳng định chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp. Theo báo chí Trung Quốc, cơ quan đăng ký quyền sở hữu đất đai mà Bắc Kinh thành lập hồi đầu năm 2014, từ nay, sẽ phụ trách cả các vùng biển và đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Theo báo « Economic Observer », có trụ sở tại Bắc Kinh, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản, trực thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, tất cả các vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh coi là của Trung Quốc, sẽ được đưa vào hệ thống quản lý, đăng ký quyền sở hữu ; quyền sở hữu bất động sản của các doanh nghiệp, và của người dân Trung Quốc sống trên biển và các đảo được pháp luật bảo vệ.
Đặc biệt là theo quy định mới về việc đăng ký quyền sở hữu đất đai của Trung Quốc, khái niệm « bất động sản » bao gồm « đất đai, biển, nhà cửa và các công trình xây dựng, kết cấu khác tại đó, rừng, cây và những vật cố định khác ».
Những ai đăng ký quyền sở hữu bất động sản trên biển lần đầu tiên, thì phải nộp bản đồ phân định ranh giới trên biển, tài liệu chấp thuận dự án, cũng như các hợp đồng liên quan, giấy phép và các xác nhận khác.
Nguồn tin trên cũng khẳng định là Tam Sa, một thành phố mà Trung Quốc mới thành lập năm 2012, thuộc tỉnh Hải Nam, nằm trong hệ thống quản lý đăng ký quyền sở hữu đất đai. Theo phân cấp của Bắc Kinh, Tam Sa quản lý nhiều quần đảo và bãi đá ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (tức Nam Sa theo Bắc Kinh) và quần đảo Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).
Quyết định của Trung Quốc đưa các vùng biển và quần đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông vào hệ thống quản lý đăng ký quyền sở hữu bất động sản càng làm gia tăng mối lo ngại trước thái độ hung hăng và quyết đoán của Bắc Kinh, nhằm thực hiện chiến lược bành trướng lãnh thổ.


Tàu Hán đưa giàn khoan thứ 2 xuống biển Đông

Lucy Nguyễn (TNO) - Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 xuống biển Đông từ ngày 18-20.6, theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc.

Giàn khoan thứ 2 này có tên Biển Đông số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).


Giàn khoan này được cho là đưa ra khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo ifeng.com, trang thông tin của Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông) ngày 18.6.

Tuy nhiên trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên.

Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm 2015, như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông.

Đầu tháng 6.2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD).

Trong đó, giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.

Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8.2016.

Giàn khoan Hải Dương-943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.

Giàn khoan Hải Dương-944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m.

Hai giàn khoan Hải Dương-943 và Hải Dương-944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10.2015.

Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác.

__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link