Đa
nguyên chính trị và đa đảng ở Việt Nam
www.ducme.tv Bài tham luận của Ts Phạm Chí Dũng
phần 1-03.01.2014
www.ducme.tv
Bài tham luận của Ts Phạm Chí Dũng. kết-03.05.2014
Hà Huy Sơn
Bàn về vấn đề đa nguyên
chính trị và đa đảng, tôi chỉ xin trích dẫn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
“Đa
nguyêntheo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp nhậntính đa dạng. Khái niệm này thường được dùng theo nhiều cách
khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau. Trongchính trị,
sự xác nhận tính phong phú về các mối quan tâm và niềm tin của toàn thể công
dân là một trong số các đặc tính quan trọng của nềndân chủhiện
đại. Trongkhoa học, khái niệm này thường miêu tả quan điểm cho rằng có
vài, không phải duy nhất, phương pháp, lí thuyết hay quan điểm là hợp lí hoặc
đáng tin cậy. Thái độ này được cho là một yếu tố quan trọng cho tiến bộ khoa
học. Thuật ngữ đa nguyên cũng được dùng với một số nghĩa khác trong ngữ cảnhtôn giáovàtriết học.
Triết học: Học thuyết triết học đa nguyên luận chỉ thừa nhận sự
tồn tại của nhiều nguyên thể khác biệt, độc lập với nhau trong thế giới, thế
giới được hợp thành bởi nhiều bản nguyên.
Kinh tế – chính trị: Học thuyết đa nguyên trong kinh tế – chính
trị học cho rằng cần có nhiều lực lượng chính trị, nhiều đảng phái trong một quốc gia (chống
lại vai trò độc quyền lãnh đạo của một đảng);
nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và đua tranh với
nhau, không có thành phần kinh tế chủ đạo.”
Tôn giáo là một phạm trù triết học, chính trị hay nói cách khác đa
tôn giáo chính là đa nguyên chính trị. Trong lịch sử Việt Nam rất nhiều tôn
giáo được du nhập, hình thành và tồn tại ở Việt Nam từ hàng ngàn năm. Chỉ tính
riêng về tôn giáo cũng đủ khẳng định đa nguyên chính trị là một thực tế khách
quan ở Việt Nam.
“Hệ thống đa đảnglà hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn cácđảng chính trịcó khả năng giành quyền điều hành chính phủ một
cách độc lập hay liên minh với nhau.
Không giống nhưhệ thống một đảng pháihayhệ thống không đảng phái, hệ thống đa
đảng khuyến khích toàn bộcử trithành lập nhiều nhóm đặc trưng riêng, được công
nhận chính thức và thường được gọi là cácđảng chính trị. Mỗi đảng tranh cử từ
những cử tri hợp thức (được cho phép bầu). Hệ thống đa đảng là thiết yếu trong
một nềndân chủ đại nghị, vì nó ngăn ngừa sự lãnh đạo của một đảng duy nhất dẫn
đến những chính sách không mang tính cạnh tranh (được đưa ra thách thức bởi các
đảng phái khác).
Nếu chính phủ gồm các ghế được bầu ra, các đảng có thể chia quyền
theođại diện tỉ lệ hoặc luật thắng vớiđa số tương đối. Ở đại diện tỉ lệ, mỗi đảng giành được một số
ghế theo tỉ lệ phiếu bầu mà đảng đó nhận được. Còn ở thắng với đa số tương đối,
cử tri được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực một người được chọn cho một
ghế bởi đa số phiếu. Luật thắng với đa số tương đối không có lợi cho sự phát
triển của nhiều đảng, và chúng tự nhiên hướng đến một hệ thống chỉ có hai đảng,
nơi chỉ có hai đảng có cơ hội thực sự trong việc đưa ứng viên của họ giành
chiến thắng (hệ quả này còn gọi là luật Duverger). Trái lại, đại diện tỉ lệ
không có khuynh hướng này và cho phép nhiều đảng chính phát triển.
Sự khác biệt này không phải là không có liên quan với nhau. Một hệ thống hai đảng đòi hỏi cử tri đứng vào các khối lớn, nhiều khi lớn đến nỗi họ không thể đồng ý với các nguyên tắc chung. Theo cách nghĩ này, một số thuyết cho rằng điều này nhữngứng viên ôn hòasẽ giành chiến thắng.
Trong khi đó, nếu có
nhiều đảng chính, mỗi đảng có số phiếu bầu về cơ bản ít hơn đa số, các đảng
buộc phải liên minh với nhau để thiết lập một chính phủ. Điều này cũng khuyến khích
một đường lối ôn hòa. Hoa Kỳ là một ví dụ cho hệ thống đa đảng nhưng chỉ có hai
đảng từng điều hành chính phủ. Đức, Ấn Độ, Pháp vàIsraellà những quốc gia điển
hình đang sử dụng hệ thống đa đảng một cách hiệu quả trong nền dân chủ của
mình. Với những nước này, nhiều đảng chính trị thường thiết lập liên minh để
tạo thành một khối mạnh cho việc điều hành chính phủ.
Ngày nay, hệ thống này được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên
thế giới nhưVương quốc Anh,Pháp,Nhật Bản,Hàn Quốc,Canada,Ý,Nga,Đức,Ấn Độ,Thái
Lan,Campuchia,Nigieria,Cameroon.” (Nguồn – Wikipedia).
Ngược lại với đa đảng làchế độ độc đảngđược áp dụng tại một số quốc giaxã hội chủ nghĩanhưViệt Nam,Cuba,Liên bang Xô viếtcũ,Lào,Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc (danh nghĩa là đa đảng nhưng thực
chất là do Đảng Cộng sản lãnh đạo)
NướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Namđã từng đa đảng (gồm các đảng:Đảng Lao động Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt
Nam,Đảng Xã hội Việt Namvà Đảng Dân chủ Việt Nam), nhưng thực chất cũng như
Trung Quốc.
Hệ tư tưởng là cơ sở của một đảng phái chính trị. Đa nguyên chính
trị thì tất yếu có đa đảng. Lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ tùy thuộc vào thể chế
đó là đa đảng hay độc đảng, nó quyết định chính sách đối nội, đối ngoại.
Hà Nội,
ngày 02/07/2014
H. H. S.
Hình ảnh Tây Tạng dưới
ách thống trị của Trung Quốc – trông người mà ngẫm đến ta
Bauxite Việt Nam tuyển chọn ảnh
Lửa và khói trên một con đường trong cuộc nổi dậy ở Lhasa, Tây
Tạng, chụp lại từ màn hình phát chương trình Truyền hình CCTV của Nhà nước
Trung Quốc ngày 14/3/2008. Nguồn: REUTERS
Quân đội Trung Quốc tuần tra trên đường phố Lhasa ngày 15/3/2008,
một ngày sau khi cuộc phản kháng ở thủ đô Tây Tạng chuyển sang bạo lực. Nguồn: Financial Times
Ngày 14/3/ 2008: Cảnh sát Trung Quốc trên xe chống bạo loạn ở một
con đường thủ đô Tây Tạng sau khi nổ ra những cuộc phản kháng bạo lực. Nguồn: The Guardian
Cảnh sát bán quân sự đi tuần trên một con đường gần đền Jokhang ở
Lhasa, thủ đô Tây Tạng, China Photo: AP. Nguồn: The Telegraph, ngày 13/3/2009
Lực lượng an ninh Trung Quốc ở Lhasa, Tây Tạng, ẩn nấp trong ngày
phản kháng thứ năm. Biểu ngữ phía trên ghi: “Tăng cường quản lý an ninh công
cộng, bảo vệ ổn định chính trị”. Bắc Kinh đang đối mặt với những cuộc biểu tình
nghiêm trọng nhất ở Tây Tạng kể từ những năm 1980.Nguồn: The New York Times, ngày 15/3/2008 March
Hơn 20 người Tây Tạng đã tự thiêu trong năm qua để phản đối những
nỗ lực của Trung Quốc mà họ cho là nhắm đàn áp tôn giáo và văn hóa của người Tây
Tạng. Nguồn: VOA, ngày 5/11/2012
Ảnh một người Tây Tạng tự thiêu. Thông báo treo giải thưởng của
Trung Quốc chỉ trích tự thiêu rằng ‘một hành vi cực đoan chống lại loài người,
chống lại xã hội’. Nguồn: VOA, ngày 25/10/2012
Nhiều người Tây Tạng chọn hình thức tự thiêu để phản đối chính
sách đàn áp của Bắc Kinh – REUTERS /Jacky Chen. Nguồn: RFI, ngày 14/04/2014
Nguồn: ABC RadioAustralia, ngày 21/11/2012
Cảnh sát ở Katmandu ngày 20/3/2008 bắt giữ các nhà sư Tây Tạng khi
họ cố đi tới văn phòng Liên Hiệp Quốc để đệ đạt Thỉnh nguyện thư chống lại việc
Trung Quốc đàn áp ở Tây Tạng. Nguồn: Financial Times
Xung đột đổ máu: Các nhà sư Tây Tạng bị thương trong các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc. Nguồn: Daily Mail, ngày 21/4/2008
Bốn khó khăn về mặt tâm
lý – xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm
lăng
Mạc Văn Trang
Mưu
đồ xâm lăng, thống trị Việt Nam đã được Trung Cộng tính toán từ lâu, thực thi
từng bước, mà bất cứ ai là người dân Việt có chút lương tri, trách nhiệm với
đất nước đều thấy rõ. Một số vụ việc cụ thể, tiêu biểu là: Trung Cộng đánh
chiếm Hoàng Sa 1974; chiếm đoạt một số cứ điểm quan trọng sau chiến tranh biên
giới phía Bắc 1979; đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa 1988; lấn
chiếm khoảng 1500 km2 trong quá trình xác định, ký kết Hiệp định biên giới Việt
– Trung (1999) và gần đây là hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục
địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động xâm
lăng tàn bạo, thái độ trâng tráo, bất chấp tất cả, đúng nghĩa một kẻ xâm lược
trắng trợn, đòi độc chiếm Biển Đông…
Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn
tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới
sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn
minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng
văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là
thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá
trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát
nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở
quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của
Trung Cộng.
Trước thực tế này, Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng
cầm quyền duy nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc
trong cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng. Đây là cuộc chiến khó khăn,
phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống
Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,
ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía
cạnh tâm lý – xã hội.
1. Nhân dân Trung Hoa không thể như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, thấy được tính phi lý của giới cầm quyền và tính chính nghĩa của Việt Nam. Do sống trong chế độ cộng sản toàn trị, tàn bạo hàng nửa thế kỷ, với cơ chế tuyên truyền áp đặt một chiều, bưng bít thông tin, khủng bố những người khác ý kiến với Đảng Cộng sản, người dân Trung Hoa bị thuần hóa để chỉ “nghĩ, nói, làm theo Đảng”, lại bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, nên hiếm người biết sự thật và dám lên tiếng phê phán chính quyền, ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam.
Ngay cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979 mà đến nay
người dân Trung Hoa vẫn tin đó là “cuộc chiến tự vệ”, “Đi dạy cho bọn khiêu
khích Việt Nam một bài học” (!?). Trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng
hôm nay chẳng hy vọng có những Henri Martin, Raymondiennevà phong trào nhân dân
Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương; cũng chẳng hy vọng cóNorman Morrison tự
thiêu và phong trào xuống đường rầm rộ của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh
tại Việt Nam… Như vậy là giới cầm quyền Trung Cộng có hậu phương yên ổn, để huy
động sức người, sức của cho cuộc chiến xâm lăng một cách thuận lợi. Hơn nữa
Trung Cộng còn dùng thủ đoạn “đánh ngoài, để dẹp trong” như hồi chiến tranh
biên giới 1979…
2. Cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng không được thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Cuộc chiến này không có “Liên Xô, Trung Quốc, phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế” ủng hộ như trước nữa. Những nước “xã hội chủ nghĩa” Triều Tiên, Cu Ba èo uột có ủng hộ Việt Nam không? Hai người anh em “sống chết có nhau” trên bán đảo Đông Dương, bây giờ nghe Trung Cộng hay nghe Việt Nam?
Còn nhân dân thế giới chẳng quan tâm đến cuộc chiến này
đâu, vì nó không phải là những trận B52 ném bom hủy diệt, chấn động nhân loại;
nó là cuộc xâm lược âm thầm, “vừa ăn cướp vừa la làng”, “vừa đấm vừa xoa”, “bề
ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”… Chính phủ
các nước cũng chẳng ủng hộ Việt Nam lắm đâu, vì “kệ hai thằng cộng sản diệt
nhau cho chết nốt”. Nhiều chính phủ các nước có dính líu nợ nần, làm ăn với
Trung Cộng, dễ gì bỏ qua những món lợi do chúng mồi chài… Hơn nữa, Trung Cộng
luôn lớn tiếng “giải quyết song phương”, bên ngoài đừng can thiệp vào; và ông
Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng của ta cũng tuyên bố tại hội nghị Shangri-La
(31/5/2014) về tính chất của xung đột Trung – Việt chỉ là: “Trên thực tế,
ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng,
huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới,
lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.”Vậy là chuyện có tính “nội
bộ”, còn ai muốn xía vô!
3. Lòng dân trăm mối ngổn ngang. Các cuộc chiến trước đây “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một ý chí”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Trên dưới một lòng”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”!… Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên chỉ có hai bàn tay trắng, cứ bám vào dân là được dân che chở, nuôi sống, giúp đỡ… Nay thì khác hẳn. Nhiều người, nhiều nhóm lợi ích coi quyền và tiền trên cả độc lập, tự do. Thực ra độc lập, tự do đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam đem đi cầm cố cho Trung Cộng ở Thành Đô năm 1990 để đổi lấy sự sống còn của Đảng và chế độ cho đến hôm nay. Các giai tầng trong xã hội có sự phân tâm ghê gớm. Tôi vừa nghe một doanh nhân nói oang oang trước một đám người đáng bậc cha chú: “Nó hơn một tỉ ba dân, chỉ ra lệnh cho mỗi người uống một chai la-vi rồi đái ra là dân mình chết ngập mẹ hết rồi, cần gì phải đánh” (!).
Lại nghe một Đại tá quân đội nghỉ hưu nói: “Âm binh nó yểm khắp nơi rồi. Phải vũ trang toàn dân, từng thôn, xã, huyện, tỉnh là những đơn vị sẵn sàng chiếu đấu tại chỗ, quân đội tập trung vào những mũi chính”… Ông Trung tá công an hưu trí liền nói: “Chúng nó không dám phát súng cho dân đâu. Nó sợ dân có súng, chưa bắn Tàu, bắn bể đầu chúng nó trước” (?). Trong khi đó rất nhiều người dân cho rằng: mình càng hèn, nó càng bắt nạt, mình dám đương đầu, nó sẽ chờn. Hơn nữa, mình không sợ, dám dũng cảm đương đầu thì mới nghĩ ra được cách đánh và cách thắng, chứ hèn nhát, run sợ thì còn nghĩ ra cái con mẹ gì! Bà hàng xóm nhà tôi bảo: Đêm nào em cũng cầu kinh, mong cho Trời Phật, anh linh bác Hồ, bác Giáp và các anh hùng liệt sĩ về gây bão tố đánh chìm tan tác cái giàn khoan với tàu bè chúng nó đi! Gần đây, “tứ trụ triều đình” đều lên tiếng khá mạnh mồm, nhưng dân không mấy tin tưởng, thậm chí có người còn bảo “Nó diễn đấy!”.
Khi tôi đăng bài: “Khí phách của Thủ tướng và trí, dũng của ngư dân” trên Tễu blog, có người nhắn vào điện thoại: “Đả đảo Mạc Văn Trang”! Một ông bạn GS gọi điện bảo: “Nó diễn thế mà cậu cũng tin à?”… Dân vẫn không hiểu, sao đến giờ ta vẫn chưa dám kiện Trung Cộng ra Tòa án quốc tế? Khi người Việt ở hải ngoại sôi sục biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng, có người ở trong nước phải ra nước ngoài để được tự do biểu tình, thì Chủ tịch Quốc hội kêu gọi người Việt ở hải ngoại “gìn giữ quan hệ hữu nghị Việt – Trung”… (tại phiên họp bế mạc của Quốc hội, 24/6/2014). Dân ta không hiểu ông có ý gì?
Ngày 26/6/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trương Tấn
Sang tiếp xúc cử tri, đã bị chất vấn rất nhiều về vấn đề bảo vệ chủ quyền ở
Biển Đông. Khi ông nói rằng: Vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, “Năm nay không xong
thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì
đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy”… (Tuổi Trẻ 27/6/2014), nhiều người
dân đã có phản ứng tiêu cực… Tóm lại, đa số dân ta quyết chống Trung Cộng xâm
lăng, nhưng không còn tin Đảng và cũng không biết tin ai, tin vào cái gì! Một
trạng thái tâm lý – xã hội cực kỳ nguy hiểm.
4. Khó khăn lớn nhất, đẻ ra mọi khó khăn trên, là do Đảng Cộng sản Việt Nam coi Trung Cộng là đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, dựa vào Trung Cộng để bảo vệ sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, nhưng cũng luôn sợ hãi và không tin Trung Cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân để đi đêm với Trung Cộng nhiều chuyện mờ ám; những quan hệ mập mờ đó suốt mấy chục năm qua đã bị Trung Cộng tận dụng gây ra biết bao hậu họa khôn lường và giờ đây các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều như “Cá cắn câu biết đâu mà gỡ”, “há miệng mắc quai”…
Nhiều người
dân nói rằng: Cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 981, nhờ nó mà bản chất đại Hán,
xâm lăng, lật lọng, đểu cáng của Trung Cộng (xưa nay vẫn được Đảng Cộng sản Việt
Nam lập lờ che đậy), mới phơi bày ra hết, để mọi người dân Việt Nam nhận ra
Trung Cộng vẫn là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, độc ác nhất… Ấy vậy mà
trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này vẫn có những người muốn bấu
víu vào cái “viển vông” “bốn tốt”, “16 chữ” để cứu vãn tình thế… Có ông tuyên
huấn vẫn nói: Mặc dù bị tàu “bạn” đâm, va nhiều lần, nhưng các chiến sĩ của ta
vẫn bình tĩnh, tuyên truyền, giải thích… “Bạn” cái con mẹ gì nữa! Nó là giặc
cướp biển rõ rành rành ra đó. Đảng Cộng sản Việt Nam nói năng ấp úng, thái độ
bất nhất, hành động ngập ngừng là vì lướng vướng những ràng buộc với Trung
Cộng, khiến đầu óc bấn loạn, tư duy lộn xộn, mặc cảm sợ hãi, ám ảnh chứa chất
trong tâm can… Như thế thì còn đâu bản lĩnh, dũng khí của đảng cầm quyền để dẫn
đạo nhân dân!
*
*
*
Giải pháp tốt nhất để vượt qua những khó khăn
trên là: Đảng Cộng sản Việt Nam phải dũng cảm, dứt khoát thoát khỏi những ràng
buộc lướng vướng với Trung Cộng, vì chính nó đã xé bỏ trước rồi; thoát khỏi ý
thức hệ “đồng chí, anh em”, vùng ra khỏi nanh vuốt của con ác thú, dù phải đau
đớn nhất thời; phải dựa hẳn vào dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh vô địch
là lòng yêu nước của mọi tầng lớp dân ta. Nếu lịch sử cần thì cũng sẽ xuất hiện
những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… của thời
nay. Chỉ khi Đảng dám tuyên bố “Không có gì quý hơn Độc lập của Tổ quốc, Tự do
của nhân dân”, dám thoát khỏi nanh vuốt của Trung Cộng và thay đổi “căn bản
toàn diện” thể chế, đem lại dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân mới đoàn kết được
toàn dân, lấy lại niềm tin của dân, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc. Nhờ đó
mới cứu được nước, cứu được dân và cứu được Đảng. Bởi vì quy luật xã hội đã chỉ
rõ: Độc đảng, độc quyền dẫn đến độc tài, tàn bạo là tất yếu sẽ bị diệt vong như
mọi chế độ độc tài trong lịch sử nhân loại. Nếu Đảng đủ trí, dũng tự “xoay
trục” lần này thành công, dân cũng thể tất cho những lỗi lầm đã qua. Đảng Cộng
sản Việt Nam chỉ còn một cơ hội thôi! Nếu Đảng tự “thoát Trung” và đưa đất nước
phát triển theo con đường sáng của nhân loại, thì ba khó khăn còn lại cũng sẽ
được giải tỏa:
- Cải cách thể chế, dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ có
tác động mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc – điều mà Trung Cộng sợ nhất. Tác động
đôminô chuyển đổi thể chế ở Việt Nam đến Trung Quốc, một xã hội đang chất chứa
đầy những ung nhọt, trên đất nước bao la với gần 1,4 tỉ dân, sẽ khó lường hết
những gì sẽ diễn ra. Phong trào dân chủ của nhân dân Trung Hoa khi xuất hiện
chắc sẽ nhìn rõ bản chất xấu xa của giới cầm quyền và có những phản ứng thích
đáng. Sẽ xuất hiện những người lên tiếng phê phán đường lối đối nội và đối
ngoại phản động của Trung Cộng… Chỉ khi cả Việt Nam và Trung Quốc chuyển sang
thể chế dân chủ thực sự thì mới hy vọng xây dựng được tình hữu nghị thân thiện,
hợp tác, bình đẳng…
- Một khi Việt Nam đưa đất nước hòa nhịp vào quỹ
đạo của các nước văn minh, tiến bộ, thực sự chấp nhận những giá trị chung phổ
quát của nhân loại thì nhất định sẽ được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng
cảm, ủng hộ mạnh mẽ; chính phủ nhiều nước sẽ sẵn lòng hợp tác, ủng hộ Việt Nam…
Một liên minh quốc tế mới để bảo vệ độc lập, tự do và phát triển đất nước sẽ
được hình thành.
- Và điều cơ bản nhất, khi đó mọi tầng lớp nhân
ta ở trong và ngoài nước sẽ xóa bỏ những rào cản tâm lý – xã hội, thật lòng
đoàn kết thành một khối thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Yêu
nước không còn phải gắn với “yêu Đảng Cộng sản”, “yêu chủ nghĩa xã hội”, yêu
nước không còn bị kiểm duyệt… Tổ quốc và nhân dân trên hết! Lòng yêu nước sâu
thẳm của mọi người dân Việt lại trỗi dậy, thăng hoa trước thử thách sống còn: “Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
30/6/2014
M. V. T.
Vì sao Trung Quốc sẽ đè
bẹp cả thế giới
Aleksandr Khramchikhin
[*]
Lã Nguyên dịch
Vấn đề lớn nhất của nhân loại
có lẽ là ở chỗ, nó không hiểu Trung Quốc hiện nay là cái gì và Trung
Quốc đang có những khuynh hướng phát triển như thế nào? Nhưng mặt
khác, có thể, nhân loại không hiểu được như thế lại hoá hay. Bởi
vì, hiểu ra điều đó là chuyện cực kì nặng nề, và cái chính là, dẫu có hiểu, nó
cũng đành bất lực, chẳng làm được trò gì.
Có thể đành phải chờ đợi
và đoán xem, đất nước này dùng cách nào để đè bẹp phần còn lại của thế giới.
Kiểu tiếp cận Trung Quốc thông thường của phương Tây hoàn toàn không phù hợp.
Một mặt, chủ nghĩa duy tâm ngớ ngẩn của những chú panda huggers, hi vọng Trung
Quốc sẽ hoà nhập vào hệ thống kinh tế và chính trị hiện hành do phương Tây tạo
ra một cách ôn hoà, hiền lành, ngoan ngoãn, tiếp tục bì bạch chạy theo người tiêu
dùng giày dép thể thao và laptop ở phương Tây để nhận khoản tiền lương hậu hĩnh
nhất là 100 đô la mỗi tháng. Mặt khác, tầm nhìn cuồng tín, nông cạn về tư tưởng
của China hawks, cho rằng mọi vấn đề của Trung Quốc đều bắt nguồn từ việc nước
này không có nền dân chủ theo kiểu phương phương Tây. Trung Quốc sắp sụp đổ vì
không có dân chủ. Hoặc là Trung Quốc sẽ tấn công, chiếm lấy tất cả, vì nước này
không có dân chủ. Hoặc, lúc đầu nó tấn công, sau đó nó sụp đổ, vì nó không có
dân chủ. Hoặc lúc đầu nó sụp đổ, sau đó nó tấn công, bởi vì… Chao ôi, những kẻ
đần độn thật bất hạnh!
Tuy thế, Trung Quốc cũng
có nhiều người không đần độn. Ấy là những người hiểu rất rõ, rằng nếu
đưa dân chủ kiểu phương Tây vào Trung Quốc, thì nó sẽ sụp đổ ngay lập tức.
Quan điểm về Trung Quốc của Nga là hỗn hợp kì lạ giữa mối sợ hãi bản năng và
niềm hi vọng về một thứ bạn “cùng thuyền chiến lược” trên mặt trận chống Hung
thần – Đế quốc Mĩ. Quan niệm ấy không thể xem là hợp lí. Trung Quốc hiện nay có
hàng loạt đặc điểm nổi bật. Nói vắn tắt, nó là thế này:
1. Là sự kết hợp giữa
một bên là sự hiện diện của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế
giới có nhịp độ phát triển nhanh và trình độ kĩ thuật cao, với một bên
là những vấn đề kinh tế – xã hội mang tính đặc thù của những nước kém phát
triển.
2.
Dân số khổng lồ,
vượt quá khả năng đáp ứng của hoàn cảnh thiên nhiên. Dân số cho phép
tối đa ở Trung Quốc chỉ có thể là 700 đến 800 triệu người. Thế mà trong
thực tế, ai cũng biết, dân số nước này đã lên trên 1.3 tỉ, đã vậy, dù đã tìm đủ
mọi cách để hạn chế, nó vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Thêm vào đó, 94% dân cư
Trung Quốc đang sinh sống trên 46% lãnh thổ.
3. Giữa thành phố và
nông thôn, giữa các vùng miền, có sự phân hoá cao nhất thế
giới. Giữa thành phố và nông thôn, sự khác biệt cao tới mức, các thống
kê về kinh tế – xã hội của nông thôn và thành phố phải lập riêng rẽ, y như là
thống kê ở những nước khác nhau. Sự chênh lệch giữa các vùng miền còn lớn hơn
nữa. Tổng thu nhập của các tỉnh duyên hải miền đông – nam Quảng Đông cao hơn 90
lần so với tổng thu nhập của khu tự trị Tây Tạng phía tây – nam nước này.
Nếu
xem các vùng miền của Trung Quốc như những nước khác nhau, thì Quảng Đông về
quy mô kinh tế được xếp vào loại 30 nước hàng đầu, vượt cả những nước ví như
Argentina. Trong khi đó, Tây Tạng đứng vào hàng 130 – 140 thuộc nhóm Nigiêria,
Malawi, Tadjikistan. Gộp tất cả sự tương phản ấy lại với nhau, tức là đem so
sánh mức sống trung bình của các thị dân Bắc kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến với
mức sống trung bình của người nông dân ở Quý Châu hay Tây Tạng, thì vấn đề
không còn là chuyện số lần hơn kém, mà là chuyện trật tự của các kích cỡ. Sự
thật là ở nước này, có một số xã hội hoàn toàn khác nhau, từ xã hội
nông nghiệp cổ truyền đến xã hội hậu công nghiệp. Đó là những xã hội không chỉ
hoàn toàn khác nhau về mức sống, mà còn hoàn toàn khác nhau về tâm tính. Hơn
nữa, sự chênh lệch có xu hướng ngày càng gia tăng, chứ không giảm bớt.
4.
Tốc độ lão hoá của dân cư và sự chênh lệch về
giới ở các nhóm thuộc tốp người trẻ tuổi cao nhất thế
giới.
Dân số ở những tốp dân cư ở độ tuổi trung niên tăng nhanh gấp
đôi so với toàn bộ dân cư nói chung.
Về cơ bản, đây là điều đang lặp lại
khuynh hướng mang tính đặc thù của các nước phương Tây, nhưng ở phương Tây, quá
trình lão hoá của dân cư chậm hơn rất nhiều và nó chỉ bắt đầu khi tổng thu nhập
tính theo đầu người đạt từ 5 đến 10 nghìn đô la (ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn
dưới 2 nghìn đô la). Đồng thời, ở Trung Quốc, gia đình chính thức phải gánh
trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng người già. Chỉ có 1/6 người già sống bằng
nguồn lương hưu trí, người già ở nông thôn hoàn toàn không có trợ cấp xã hội.
Tức là người ta không trả lương hưu cho nông dân, mặc dù thu nhập của họ thấp
hơn nhiều lần so với thu nhập của thị dân. Theo truyền thống, cho đến nay, việc
phụng dưỡng cha mẹ vẫn là trách nhiệm của người con trai nối dõi tông đường và
được ăn thừa tự. Thế mà sinh đẻ lại bị hạn chế để giảm bớt gia tăng dân số, nên
mới nảy sinh sự chênh lệch về giới. Tương quan giữa trẻ trai và trẻ gái sơ sinh
ở Trung Quốc đang cố giữ trong tỉ lệ 102-107:100, tối đa là 117:100, nhưng ở
các tỉnh lẻ, tỉ lệ này là 130:100, còn ở nông thôn, có nơi lên tới 150:100. Chỉ
mấy năm nữa, thế hệ bước vào tuổi hôn nhân sẽ có 20 triệu nam thanh niên bị
“thiếu” cô dâu.
Rõ ràng, đây là hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong
lịch sử nhân loại, bởi vậy, sẽ rất khó tiên đoán hậu quả xã hội của nó và
việc tìm ra con đường để giải quyết vấn đề cũng sẽ hết sức phức tạp. Tiếp tục
duy trì các xu hướng phát triển hiện nay (thực ra, xu hướng phát triển này ngày
càng trở nên trầm trọng, chứ không thể duy trì), đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện
tình trạng: cô dâu trở thành hàng hoá. Nếu tính thêm những thay đổi
trong quan niệm của lớp nữ thị dân có giáo dục, xem lập nghiệp có ý nghĩa quan
trọng hơn hôn nhân, sẵn sàng gác việc lấy chồng tới giới hạn cuối cùng có thể
được, thì đàn ông thành phố sẽ muốn kết hôn với phụ nữ nông thôn, còn đa số đàn
ông nông thôn sẽ không có cơ may lấy được một người vợ. Trong trường hợp
này, xung đột giữa thành phố và nông thôn, giữa những vùng phát triển và vùng
lạc hậu sẽ trở thành mâu thuẫn mang tính đối kháng.
Một cuộc nội
chiến giành giật cô dâu - “đó là thứ còn dữ dội hơn cả
“Faust” của Goethe”.
5. Sức
ỳ hệ thống rất cao, do tình trạng bảo thủ xã hội cực kì phức tạp,
lại ở qui mô rộng lớn và mức độ trầm trọng. Giới cầm quyền Trung Quốc từ lâu đã
nhìn thấy và hiểu ra, nó phải chấp nhận quan niệm lệch lạc “tăng trưởng tương
đương với phát triển”. Nó cũng có dự định sửa chữa hoàn cảnh, nhưng chẳng thu
được kết quả nào cả. Tăng trưởng kinh tế dựa trên mô hình sử dụng lao động
quảng canh tiếp tục phá mọi kỉ lục, hoàn thành vượt mức tất cả các kế hoạch sản
xuất. Nhưng đồng thời, “các kế hoạch” tiêu sài tài nguyên và phá huỷ môi trường
cũng thi nhau phá mọi kỉ lục. Thay vì hạn chế một cách có kế hoạch, khối lượng
điện năng được sử dụng vẫn không ngừng tăng lên. Khối lượng các loại phế thải
độc hại vẫn tăng, chứ không giảm. Mọi dự báo về mức độ sử dụng xăng dầu hàng
năm của Trung Quốc đều sụp đổ, thực tế hoá ra còn tồi tệ hơn các phương án dự
báo về những khả năng tồi tệ nhất.
6, Sự hiện diện
của những mâu thuẫn phát triển không thể xoá bỏ trong khuôn khổ của mô
hình kinh tế đang vận hành ở Trung Quốc. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ nói sau.
7.
Thiếu một mô hình lựa chọn phù hợp cho
phép xoá bỏ các mâu thuẫn và nền tảng phương pháp luận tạo ra mô hình ấy. Rõ
ràng, hoàn toàn không có khả năng tạo ra một mô hình lựa chọn như thế.
8. Quy mô của hệ thống
vấn đề nảy sinh từ phạm vi dân cư và kinh tế đã biến những vấn đề của Trung
Quốc thành những vấn đề của toàn bộ thế giới.
Vô khối những thứ “cao
nhất thế giới” kể ra ở trên mới chỉ là chuyện tỉ lệ phần trăm. Nhưng ở đây, còn
phải nhớ cả những đại lượng tuyệt đối. Đặc biệt là về con số 1,3 tỉ dân, về hơn
200 triệu chủ thể đang hoạt động kinh doanh. Từ những quy mô này, sự chênh lệch
trong tỉ lệ phần trăm rất dễ biến thành những con số khổng lồ khi chuyển chúng
sang các đại lượng tuyệt đối: 200-300 triệu thất nghiệp, 150 di dân nội địa,
v.v. và v.v.
Bây giờ xin nói về những
mâu thuẫn cơ bản.
Vì sao chuyện này thường
bị lờ đi? Quả tình, người ta đã viết rất nhiều về những mâu thuẫn riêng
lẻ, cục bộ, nhưng lại không xem xét các mâu thuẫn ấy trong tổng thể của chúng.
1. Mâu thuẫn giữa nhu
cầu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao dựa vào các khu vực thuê mướn lao
động nhằm mục đích đảm bảo việc làm cho dân cư ngày càng phát triển và nhu cầu
giảm bớt nhịp độ tăng trưởng, chuyển từ nền sản xuất chú trọng số lượng sang
nền sản xuất chú trọng chất lượng, có cân nhắc tới đặc điểm tài nguyên – sinh
thái.
2. Mâu thuẫn giữa đòi
hỏi và nhu cầu ngày càng cao của dân cư với nguồn tài nguyên, chẳng riêng gì
của Trung Quốc, mà ngay của cả hành tinh cũng không đủ khả năng đáp ứng các đòi
hỏi và nhu cầu ấy.
3. Mâu thuấn giữa nhu
cầu tiếp tục thực hiện chính sách “mỗi gia đình – một con” với nhu cầu giảm bớt
các hạn chế nhân khẩu theo những cân nhắc về đặc điểm xã hội.
4. Mâu thuẫn giữa chính
sách dựa vào dân số như một nguồn tài nguyên kinh tế và năng lực cạnh tranh cơ
bản với tình trạng dân số quá đông như một vấn đề nghiêm trọng của đất nước.
Trong quá trình cải cách
mở cửa, Trung Quốc đã sử dụng khối dân cư khổng lồ, vừa cần cù, lại vừa dễ
tính, chẳng quen đòi hỏi gì, như một thứ tài nguyên cơ bản. Nhân loại cũng hả
hê đồng tình với điều đó để biến Trung Quốc thành một “xưởng lắp ráp toàn thế giới”.
Sự dồi dào của nguồn nhân công vô tận và, ứng với điều đó, tình trạng cạnh
tranh gay gắt trên thị trường lao động đã cho phép duy trì mức chi phí thấp,
nhờ thế, sản phẩm của Trung Quốc có giá cả rất rẻ. Tuy nhiên, tình trạng thất
nghiệp chỉ có lợi khi dừng lại ở một giới hạn nào đó, vượt quá giới hạn ấy, nó
sẽ trở thành mối đe doạ thực tế với sự ổn định xã hội. Vậy mà quân số lao động
vẫn không ngừng tăng lên, đòi hỏi phải được “sử dụng”. Cách tốt nhất để sử dụng
nguồn lao động này là tiếp tục tăng cường sản xuất hàng hoá thông dụng, huống
chi chính khu vực sản xuất này đã thu về cho đất nước một nguồn ngoại tệ khổng
lồ.
Nhưng, dĩ nhiên, nó cũng đòi hỏi phải có một số lượng nhiên liệu khổng lồ
mà bản thân Trung Quốc không thể có đủ, điều đó dẫn tới việc huỷ hoại ngày càng
dữ dội môi trường thiên nhiên mà chắc chắn sẽ tạo ra một thảm hoạ sinh thái vô
tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại. Những nhân tố này đã bắt đầu “ngốn”
vào chính sự tăng trưởng kinh tế như là hậu quả của nó. Việc cải biến một nền sản
xuất thiên về số lượng, dựa vào lao động phổ thông, thành một nền sản xuất chú
trọng tới chất lượng, dựa vào lao động khoa học, trước hết, đòi hỏi phải đầu tư
một nguồn kinh phí khổng lồ (nhất là để nâng cao trình độ giáo dục còn rất thấp
của dân cư), sau nữa, sẽ dẫn tới nạn thất nghiệp tăng lên một cách gay gắt và
điều này chắn chắn sẽ tạo ra nguy cơ nghiêm trọng thực sự đe doạ sự ổn định xã
hội.
Đúng là cả xã hội Trung
Quốc nói chung đang thực sự quan tâm tới việc tìm kiếm một lối thoát ra khỏi
tình huống được hình thành ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hiện nay. Nhưng,
đồng thời, đại diện của tuyệt đại đa số các nhóm xã hội đều muốn duy
trì mô hình cải cách hiện nay.
Dĩ nhiên, điều này liên quan trực tiếp tới
các nhóm xã hội được hưởng lợi từ những cuộc cải cách (tầng lớp quan liêu, các
nhà kinh doanh, công nhân có tay nghề cao, các nhà môi giới, v.v.). Nhưng các
nhóm xã hội còn lại, tức là những nhóm không được hưởng lợi từ cải cách, thì
không hề quan tâm tới sự thay đổi mô hình, bởi vì nó chỉ làm tăng thêm số lượng
những người nông dân mất ruộng đất và đội quân thất nghiệp khiến cho địa vị của
họ trở nên tồi tệ hơn.
Cho nên, xung
đột giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài có ý nghĩa quan trọng
với tuyệt đại bộ phận các thành viên của xã hội Trung Quốc. Thực tế, con
người bao giờ cũng giải quyết xung đột ấy vì lợi ích trước mắt. Tức là xuất
phát từ việc duy trì mô hình phát triển hiện nay.
Mà chính phương Tây cũng
muốn duy trì mô hình ấy. Phương Tây sẽ còn tụng niệm rất nhiều, rất hay cho
chính bản thân mình về sự tuyệt diệu của xã hội thông tin hậu công nghiệp. Đồng
thời, không hiểu vì sao, có một sự thật bị xem nhẹ, ấy là cư dân của thiên
đường mặt đất này cũng phải ăn, mà phải ăn nhiều, ăn ngon; phải xỏ giày dép,
mặc quần áo, áo quần giày dép phải đẹp, phải rẻ, phải đi trên những chiếc xe
hơi tuyệt hảo và phải dùng những chiếc máy tính thật tinh xảo để làm việc (nếu
không thế, sao gọi là xã hội thông tin?). Có điều, tất cả những thứ này vẫn cần
phải có một ai đó làm bằng tay, mà lại muốn sao cho thật rẻ.
Đây rồi, chính người
Trung Quốc đang làm. Họ làm bằng tay, rất nhiều và rất rẻ.
Chẳng ai muốn động óc
suy nghĩ về hậu quả của sự mầu nhiệm ấy.
Nhân loại cố tình nhắm
mắt, không muốn nhìn xem sự tăng trưởng tiếp theo của Trung Quốc sẽ đẫn tới đâu
– ngay cả khi quan điểm “tăng cường bình ổn” đang được giới giới cầm quyền
Trung Quốc tuyên truyền hiện nay là sự thật, chứ không phải tuyên truyền.
Phương Tây sẽ còn sụt
sùi rất lâu về việc “phát triển bền vững” và xoá bỏ bất bình đẳng trong mức
sống giữa các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển. Nhưng tất cả đều
hiểu rất rõ, rằng đại đa số các nước đang phát triển sẽ không bao giờ
đuổi kịp trình độ của các quốc gia phát triển.
Bởi vì, nếu đưa “cá” cho các
nước ấy, tầng lớp tham nhũng “ưu tú” ngày càng phình to sẽ chén sạch, rồi sau
đó lại xin thêm “cá”. Nhưng nếu đưa “cần câu” cho các nước đang phát triển, họ
dễ dàng bẻ ngay cái “cần câu” ấy.
Trung Quốc thuộc về số
ngoại lệ rất ít ỏi. “Cá” nó không cự tuyệt, mà “cần câu” nó sử dụng cũng rất
tài, nếu có ý đồ tước đoạt “cá” và “cần câu” (hoặc có ý không đưa), nó sẽ dùng sức
mạnh để cướp giật cho mình.
Cư dân Nigeria dù trong
bất kì hoàn cảnh nào cũng sẽ không sống như cư dân Thuỵ Điển. Trên lí
thuyết, cư dân Trung Quốc có thể có tham vọng vượt lên cao hơn mức sống ấy.
Không ai có khả năng và có quyền cấm họ làm như thế.
Chỉ có điều phải nhớ,
tài nguyên của cả hành tinh không đủ để đảm bảo cho mỗi người dân Trung Quốc có
mức sống như vậy. Họ không đủ ăn, không đủ xăng dầu và bao nhiêu thứ vật dụng
không kém cần thiết khác. Thế thì sẽ chẳng còn gì để dành phần cho người khác.
Tức là chúng ta chỉ còn mỗi việc là phải tin, rằng Trung Quốc (đất nước có dân
cư đông nhất thế giới, có quân đội hùng mạnh và sự ngạo mạn ngút trời) sẽ mãi
mãi kiên trì gia công hàng hoá thông dụng cho những người ngoại quốc giàu có
bằng cái giá của sự nghèo túng của riêng mình.
Có lẽ, phải gọi niềm tin
ấy là chủ nghĩa phê phán thì chính xác hơn.
Với những gì đã trình ở
trên, chúng ta hoàn toàn không thể hiểu, Trung Quốc sẽ làm thế nào để
tránh, không bành trướng ra bên ngoài bằng tất cả các hình thức của nó (kinh
tế, chính trị, nhân khẩu, quân sự). Nó hoàn toàn không có sức sống trong các
ranh giới hiện nay của mình. Hoặc là nó phải lớn lên gấp bội, hoặc là nó buộc
phải nhỏ hơn rất nhiều. Bởi thế, vấn đề không phải là sự xâm lược của Trung
Quốc, mà là với nó, bành trướng là kế sách duy nhất để sống sót.
Đó không phải là con
ngoáo ộp, mà là hiện thực khách quan đang cắt cứa vào giác quan của ta.
Quả thật, vẫn còn ít người
cảm nhận được hiện thực ấy. Nhưng chẳng bao lâu nữa, nó sẽ tới.
A. A. Kh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment