Thoát
Trung là tìm một mô hình khác
Quang Nguyễn
Bài tham gia Diễn đàn BBC
Cập nhật: 16:10 GMT - thứ năm, 3 tháng 7, 2014
Sức mạnh của Trung Quốc lan tỏa ra quốc tế và lấn án Việt Nam
Với sự kiện HD 981, những tiếng nói yêu cầu ‘thoát Trung’, dù đã vang lên từ lâu nhưng ít nhận được sự quan tâm đầy đủ, giờ đây trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Những phê phán về ảo tưởng ‘đồng minh Ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã được nhiều người cảnh báo.
Các bài liên quan
- TQ: ‘Đừng dựa vào
nước lớn ở Biển Đông’ - BBC Vietnamese
- Thế giới
- 'Không để phụ thuộc kinh tế TQ'
- VN 'đội
sổ về đóng góp cho nhân loại'
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của “Đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về Mô hình Phát
triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.
Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là Mô hình
Phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.
Hướng về Bắc Kinh
Có thể giới lãnh đạo Việt Nam không ngây
thơ tin tưởng quá mức vào những người ‘đồng chí’, nhưng không thể phủ nhận, Hà Nội vẫn đang nhìn về Bắc Kinh như nơi cung cấp chủ yếu những kinh nghiệm về phát triển đất nước.
"Những quyền căn bản của công dân và quyền con người nói chung, do đó
khó có điều kiện được bảo vệ trong hệ thống tư pháp này"
Mục đích đến hai bên không mấy khác nhau: tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá nhằm bảo vệ tính chính danh
và duy trì vị thế độc tôn chính trị của Đảng cầm quyền.
Hậu quả trước mắt đã rõ ràng, chủ quyền lãnh thổ đã và đang bị xâm hại và đe dọa; hàng hóa Trung
Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam và Hà Nội đang lo lắng chuyện bị Bắc Kinh trả đũa về kinh tế.
Và nhìn về tương lai lâu dài hơn, ít người dám lạc quan về việc Mô hình Phát triển hiện nay sẽ đưa Việt Nam đến đâu.
Những quan sát bước đầu có thể chỉ ra rất nhiều tương đồng ở những đặc trưng cốt lõi.
Thứ nhất, về tổ chức hệ thống chính trị, đó là mô hình một chính Đảng độc quyền lãnh đạo và kiểm soát tuyệt đối về mặt chính trị.
Cả hai Đảng Cộng Sản đều đang thực hiện chế độ dân chủ mang tính trình
diễn: bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu; có hệ thống quyền lực nhà nước được tổ chức theo ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp mà họ gọi là ‘tam quyền’ không ‘phân lập’.
Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo từ phía Đảng, các cơ quan tư pháp này hiếm khi giữ được vị thế độc lập đúng nghĩa để thực hiện chức năng tố tụng và giải thích pháp luật của mình.
Những quyền căn bản của công dân và quyền con người nói chung, do đó khó có điều kiện được bảo vệ trong hệ thống tư pháp này.
Việt Nam theo Trung Quốc về mô hình một chính Đảng độc quyền lãnh đạo
Khuôn mặt của khối tạm gọi là 'xã hội dân sự' tại hai nước cũng không có sự khác biệt đáng kể.
Các hội đoàn chính thức trong hệ thống chính trị- cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản là các tổ chức chính trị xã hội, được gọi là tổ chức quần chúng, hoạt động với ngân sách được cung cấp từ nhà nước.
Các tổ chức xã hội dân sự khác chưa có được vị trí pháp lý chính
thức và vẫn là đối tượng nghi kỵ của chính quyền.
Hệ quả của mô hình chính trị và tổ chức nhà nước đó, như Đảng Cộng Sản hai nước đều thừa nhận là tính minh bạch thấp, tham nhũng tràn lan, và sự yếu kém của chính phủ cả ở cấp Trung ương và địa phương.
Hệ thống Chính trị Trung Quốc, như phân tích của nhà nghiên cứu Lý Thành (Cheng
Li), lộ rõ những vấn đề nan giải: đó là nạn bè phái và chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao; Chính quyền với năng lực yếu kém trong lúc
các nhóm lợi ích càng lúc càng lớn mạnh...
Dù mang những nét đặc trưng cơ bản giống nhau, Trung Quốc, xét một cách khách quan,
đang thành công hơn Việt Nam rất nhiều trong việc theo đuổi Mô hình Phát triển kể trên.
Việc xây dựng mô hình Trung
Quốc, như Đặng Tiểu Bình thừa nhận là là cách làm
‘dò đá qua sông’;
Việt Nam cũng tự nhận đang xây dựng một thứ “Chủ nghĩa Xã hội chưa có tiền lệ’; tuy nhiên đáng
tiếc là dù đi sau, Việt Nam đã không thể làm tốt được như Trung Quốc, cả trong tầm nhìn, hoạch định lẫn thực thi chính sách
phát triển.
Việt Nam đi sau xa
Những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… hiện đại và phát triển (xét về quy hoạch và năng lực quản lý) không thua kém các thành phố hàng đầu thế giới.
Trung Quốc cũng có những công ty, gồm cả tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốc cũng như tư nhân đã vươn lên trở thành những tập đoàn cạnh tranh toàn cầu.
Vị trí của họ trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đương nhiên cao hơn hẳn Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao nhờ năng lực công nghệ vượt trội Việt Nam.
Về Giáo dục, Trung Quốc có được những đại học nằm trong luôn nằm nhóm 100 đại học hàng đầu thế giới, như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các học giả và giới nghiên cứu Trung Quốc lên những người làm chính sách là khá đáng kể.
Điều đó cho thấy, dù cùng ở vị thế có quyền lực tuyệt đối trong hoạch định chính sách, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn biết tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc những đóng góp của các học giả và chuyên gia.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu và phân tích
cũng bày tỏ nhiều hoài nghi sâu sắc về tính bền vững của Mô hình Phát triển Trung Quốc.
Sau gần bốn thập kỷ cải cách, Trung Quốc đang đối mặt với những thử thách gay gắt.
"Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới mô hình tăng trưởng của mình. "
Sự phân hóa thu nhập và chất lượng sống giữa các nhóm xã hội, vùng miền (Vành đai Duyên hải phía Đông và khu
vực phía Tây) đang ngày càng sâu
sắc; thu nhập của nông dân chậm cải thiện và chính quyền tùy tiện thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa.
Những hạn chế của chế độ hộ khẩu và thách thức trong việc đưa hàng trăm triệu công nhân trở thành tầng lớp trung lưu mới; tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ; xung đột dân tộc leo thang gay gắt ở các khu tự trị.
Nhìn vào mô hình Trung Quốc, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ không thể thành công như các nước công nghiệp mới ở Đông Á để đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển.
Để giải quyết những thách thức đó, Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới mô hình tăng trưởng của mình.
Nhưng cần chú ý rằng, những đổi mới đó, trước hết và chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ đổi mới Mô hình Phát triển của họ, theo nghĩa bao gồm việc tiến hành những cải cách căn bản về chính trị và xã hội.
Nói cách khác, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn sẽ tìm mọi cách để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, né tránh những cải cách hướng tới dân chủ hóa đời sống xã hội.
Cuộc đua phát triển
Dù mang nặng tâm lý “bài Hoa’ đến đâu đi nữa, ít người dám phủ nhận được Việt Nam về đại thể gần như bản sao của mô hình Trung Quốc.
Và dù là người đi sau, Việt Nam lại hầu như không tránh được những vết xe đổ và sai lầm mà Trung Quốc gặp phải.
Nói cách khác, ‘phiên bản phát triển Việt Nam’ còn nhiều lỗi hơn ‘phiên bản gốc’ vốn dĩ đã rất nhiều vấn đề.
Các đô thị lớn của Trung Quốc đều hơn hẳn đô thị Việt Nam
Do đó, nếu hiện trạng này tiếp tục được duy trì, khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng rộng hơn.
Khi đó, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với gã khổng lồ Phương Bắc, những thua thiệt của Việt Nam sẽ càng thể hiện rõ nét hơn.
Từ những quan sát và
phân tích ở trên, có thể nói Việt Nam, một cách tỉnh táo và thực dụng hơn, thay vì nhìn
Trung Quốc như ‘kẻ thù’, hãy nhìn họ như những đối thủ cạnh tranh trên con đường phát triển.
Bản chất bá quyền và bành trướng của họ đã lộ rõ, nhưng những ngôn ngữ mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và kích động như ‘Trung Cộng’ hay ‘Bè lũ xâm
lược Trung Nam Hải’ không phải là vũ khí hiệu quả giúp chúng ta tự vệ thành công.
Muốn vượt lên trên Trung
Quốc, Việt Nam cần một mô hình phát triển vượt trội hơn.
Khó khăn rất nhiều, nhưng cơ hội vẫn còn đó, vì với quy mô dân số ít hơn nhiều và mức độ đồng nhất xã hội cao hơn, việc khởi động và chèo lái một cỗ máy phát triển như Việt Nam sẽ đi nhanh hơn là cỗ xe khổng lồ, phân mảnh và phức tạp như Trung Quốc.
Hơn thế nữa, việc một Trung Quốc đang bị cả thế giới soi xét với con mắt dè chừng đầy nghi kỵ cũng là lợi thế không nhỏ cho Việt Nam.
Trong giới hạn bài viết ngắn này, tác giả chưa tham vọng tham gia góp tiếng nói vào việc đề xuất những gợi ý cho một mô thức phát triển mới.
Tuy nhiên, tác giả hoàn toàn đồng ý với đề xuất của nhiều tiếng nói nghiên cứu độc lập (như Huỳnh Thế Du, Jonathan London, Lê Quang Bình, Lê Xuân Khoa … ), đây là
thời điểm không thể tốt hơn để Việt Nam có thể đổi mới Mô hình Phát triển và thoát khỏi hoàn toàn quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
Một cuộc đổi mới toàn diện, tất nhiên sẽ không né tránh những đổi mới về chính trị, bởi hệ thống chính trị là cấu thành quan trọng nhất của mọi mô hình phát triển, quyết định sự thành bại của mô hình đó.
Nhưng đổi mới và dân chủ hóa hoàn toàn
không nhất thiết đe dọa vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là khi Đảng Cộng Sản lĩnh xướng và làm chủ quá trình đó.
Đây là thời điểm tốt để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo TQ
Có thể nói, với Đảng Cộng Sản Việt Nam, đây cũng là thời điểm thích hợp và là cơ hội lớn để tái khẳng định tính chính danh và năng lực lãnh đạo của mình.
Nhìn vào tương quan các lực lượng chính trị hiện nay, vị thế cầm quyền của Đảng Cộng Sản vẫn là vững chắc.
Dù đánh mất đáng kể cảm tình của một bộ phận không nhỏ người dân, tại thời điểm này, không một lực lượng chính trị nào đủ điều kiện và có vị thế tốt hơn Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lĩnh xướng ngọn cờ canh tân đất nước.
Vì vậy, không cần chờ đến Đại hội Đảng gần nhất vào năm 2016, ngay lúc này Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có thể khởi xướng một cuộc thảo luận rộng rãi trong nội bộ Đảng và các nhóm xã hội về một MÔ THỨC PHÁT TRIỂN mới cho đất nước.
Một ‘hội nghị Diên Hồng’ lúc này, không
phải để bàn về ‘Sát Thát’ mà bàn cách xây dựng một con đường, một Mô hình Phát triển vượt trội so với người láng giềng phương Bắc.
Cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, điều Việt Nam cần không phải là một cuộc chiến tranh, đích đến của chúng ta nên là
một quốc gia thịnh vượng về kinh tế và bền vững về xã hội và môi trường.
Nên nhớ, Trung Quốc không thể ‘bắt nạt’, cũng không dám gây chiến với Hàn Quốc hay Nhật Bản bởi những nước này tiến bộ hơn hẳn họ về mức độ phát triển.
Và với Đảng Cộng Sản Việt Nam, vị thế và tính chính danh của họ sẽ được duy trì, không
phải bằng trấn áp các tiếng nói độc lập và đối lập mà là đưa Đất nước thành công trong
cuộc canh tân.
Vì vậy, HD 981 không đơn thuần là mối họa, nó là đưa đến cơ hội lớn lao để khởi xướng một DIÊN HỒNG về con đường và Mô hình Phát triển mới cho Việt Nam, mở ra tương lai phát triển lâu dài cho đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Quang Nguyễn từ Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment