Saturday, July 5, 2014

Hải quân Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam


Hải quân Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam

Phỏng vấn Bùi Tín - 2014


Ngư dân Việt quyết tâm bám biển để bảo vệ ngư trường và chủ quyền lãnh hải.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Trung Quốc đẩy Việt Nam, Philippines xích lại gần nhau hơn?
  • Nghe Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tranh chấp Biển Đông
  • Cựu TT Đông Timor: Trung Quốc có quan tâm chính đáng về chủ quyền
  • Thủ Tướng VN lên án TQ, yêu cầu chính phủ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
  • GS Thayer: 'Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi'
  • Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông

Ðường dẫn

Cập nhật: 04.07.2014 12:04
6 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải quân Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa hôm 3/7.
Bloomberg dẫn nguồn tin từ truyền thông nhà nước cho hay nhóm ngư dân thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cùng tàu cá QNg 94912-TS bị bắt giải về Trung Quốc lúc 8 giờ sáng.
Giới chức Quảng Ngãi cho biết tàu cá này do ngư dân Võ Đạt ở thôn Thạnh Đức 1 làm chủ, ra khơi đánh bắt hôm 28/6.
Nó bắt thì bắt, mình làm thì làm. Nào giờ mình vẫn làm, nó vẫn bắt, có gì đâu mà sợ. Biển đó mình làm, mình phải tiếp tục làm chứ giờ chỗ đâu nữa mà làm, mình làm kinh tế biển mà.
Thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh.
Tờ Dân Trí dẫn lời ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phổ Thạnh, cho hay đã báo cáo vụ việc lên giới hữu trách cấp huyện và cấp tỉnh để nhờ can thiệp.
Đây là diễn tiến mới nhất trong căng thẳng Việt-Trung tại quần đảo Hoàng Sa kể từ tháng 5 khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới khu vực Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
Vụ việc xảy ra giữa bối cảnh Việt Nam tố cáo các vụ tấn công, va đụng, và phun vòi rồng của các tàu Trung Quốc nhắm vào tàu Việt Nam không ngừng gia tăng hầu bảo vệ giàn khoan Hải Dương và khẳng định chủ quyền trên thực địa.
Tuy nhiên, vụ bắt bớ lần này dường như không gây hoang mang cho các ngư dân Việt quyết tâm bám biển để bảo vệ ngư trường truyền thống và chủ quyền lãnh hải.

Thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh ở Quảng Ngãi, người từng bị Trung Quốc bắt, đòi tiền chuộc, và giam cầm gần 2 tháng vào năm 2009 khi anh đang đánh bắt ở Hoàng Sa, nói các vụ bắt giữ kiểu này đã trở nên ‘bình thường’ đối với ngư dân Việt Nam và không có tác dụng răn đe hay làm chùn bước ngư dân Việt:

"Nó bắt thì bắt, mình làm thì làm. Nào giờ mình vẫn làm, nó vẫn bắt, có gì đâu mà sợ. Biển đó mình làm, mình phải tiếp tục làm chứ giờ chỗ đâu nữa mà làm, mình làm kinh tế biển mà."
Nó cứ đòi tiền chuộc thôi, có tiền chuộc thì nó thả về. Nó tra tấn để lấy tiền chuộc thôi.
Thuyền trưởng Thạnh.
Trong vụ bắt giữ lần đó, Trung Quốc đã thả nhóm ngư dân của anh Thạnh về nhưng tịch thu tất cả ngư cụ và tàu sau thời gian giam cầm, tra tấn, đòi tiền chuộc nhưng không được đáp ứng.
Thuyền trưởng Thạnh:
‘Nó cứ đòi tiền chuộc thôi, có tiền chuộc thì nó thả về. Nó tra tấn để lấy tiền chuộc thôi.’
Cả Trung Quốc và Việt Nam chưa chính thức lên tiếng bình luận về vụ 6 ngư dân Việt mới bị bắt hôm 3/7.
Hải quân Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam
Trong khi đó, chính phủ Việt Nam cùng ngày 3/7 loan báo chi hơn 11 ngàn tỷ đồng đóng thêm 32 tàu cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển và trên 4 ngàn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu.
Báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói các ngân khoản này nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng chấp pháp trên biển và giúp ngư dân bám biển lâu dài, góp phần bảo vệ chủ quyền.


Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết

Iris Vinh Hayes, Ph.D.
2014-06-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bộ tứ bộ chính trị VN từ
 phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
AFP



Quỹ thời gian của Việt Nam đã cạn.  Việt Nam đã tới tận đầu cuối của sợi dây đu chính trị và an ninh quốc gia.  Ở thời khắc lịch sử này Việt Nam chỉ có hai sự chọn lựa dứt khoát: “Death by China” hoặc là “Re-birth by US-Japan”.
Nếu như ĐCSVN và những người đang cầm nắm quyền lực điều hành đất nước kiên định thà là cho Việt Nam “chết bởi tay Trung Cộng” để bảo vệ ĐCSVN và tư lợi của riêng mình thì vận mệnh Việt Nam chắc chắn sẽ bi đát.
Tuy nhiên, toàn dân Việt, dầu là đang ở nơi nào trên mặt đất này, cũng không để cho đất nước mình “chết bởi bàn tay Trung Cộng” một cách thầm lặng.  Đặc biệt là nhân dân quốc nội chắc chắn sẽ “tính toán sòng phẳng và trọn gói” với ĐCSVN.  Một khi đã không thể kềm hãm được sự phẫn nộ, nhân dân trước hết có thể sẽ dùng máu của ĐCSVN để đáp trả bọn xâm lăng Trung Cộng và để rữa sạch trang sử ô nhục của dân tộc.
Không, tôi chưa từng chủ trương bạo động.  Cũng không cổ xúy bạo động.  Chỉ là dự cảm không lành cho một “bất hạnh lớn” đang lù lù tiến tới.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN kịp thời từ bỏ tổ chức bán nước hại dân này mà quay về với đại thể dân tộc.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là quân nhân trong hàng ngũ QĐNDVN kịp thời từ bỏ Tổ Quốc XHCN của tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là cán bộ trong hàng ngũ CANDVN kịp thời từ bỏ thái độ “còn đảng còn mình” ngu trung với tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ an ninh cho công dân Việt Nam.  Đừng để cho máu của người Việt thêm một lần nữa chảy tràn vì cộng nô bán nước hại dân.
Nếu như Việt Nam chọn lựa con đường “Tái sanh nhờ Mỹ-Nhật” thì đây là một số việc cơ bản mà Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành:
1.   Thanh lọc nội bộ một cách triệt để và toàn diện.
2.   Loại trừ ĐCSVN ra khỏi cơ chế và quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội.
3.   Chuyên nghiệp hóa vai trò Đại Biểu Quốc Hội.
4.   Luật hóa quyền cắt đặt những cố vấn riêng chung quanh mình để hỗ trợ cho vai trò Đại Biểu Quốc Hội chuyên nghiệp.
5.   Giải thể Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trả lại tự do và tự chủ cho các đoàn thể và tổ chức xã hội.  Thành lập một mặt trận chấn hưng đức trí Việt Nam.
6.   Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và dân oan. Khuyến khích sự tham dự và phát triển của các xã hội dân sự. Tuyệt đối tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
7.   Tái cơ cấu hệ thống chính quyền trên nền tảng của một thể chế chính trị dân chủ và tự do.
8.   Tách rời quân đội ra khỏi hoạt động chính trị.  Chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.  Tham gia vào liên minh quân sự “an ninh tập thể” của ĐNA do Nhật Bản đề xuất.
9.   Công nhận quyền tự do tư hữu.  Cải tổ kinh tế một cách sâu, rộng và toàn diện. Bỏ hẳn cái đuôi “theo định hướng XHCN”.
10.               Loại trừ cơ chế áp đặt ý thức hệ.  Cải tổ giáo dục và đào tạo một cách sâu, rộng và toàn diện.
Nhân dân Việt Nam cần phải làm gì trước hiện tình của đất nước?  Rất đơn giản: Hãy làm một công dân có trách nhiệm.  Đó là, hãy đứng lên, thật đông, cùng nhau xác lập quyền lực của toàn dân.  Nếu ngay cả một điều đơn giản như thế này cũng không thể hoặc không dám thì nói chi đến việc hy sinh máu xương để bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể hơn, nhân dân quốc nội cần phải dứt khoát “Thoát Cộng” nếu muốn “Thoát Trung” và “Thoát Chết” bằng cách:
1.   Hãy từ bỏ ĐCSVN.  Từ nay không nói tới ĐCSVN, không kiến nghị với ĐCSVN, không khiếu nại với ĐCSVN, không tham gia họp hành bầu bán ĐCSVN. . .
2.   Hãy triệt tiêu quyền lực của ĐCSVN.  Không hợp tác với ĐCSVN, không nghe lệnh của ĐCSVN, không tạo cơ hội cho ĐCSVN, không dung thứ cho sự lộng quyền của ĐCSVN . . . .
3.   Hãy làm mọi thứ có thể để củng cố quyền lực của Thủ Tướng và của Quốc Hội.  Không vì một Nguyễn Tấn Dũng hoặc một cá nhân nào mà chỉ vì vai trò Thủ Tướng và vai trò Đại Biểu Quốc Hội của một nhà nước pháp quyền cần phải có đủ sức mạnh.  Đừng nhầm lẫn giữa quyền lực của một cá nhân đang nắm vai trò và quyền lực của chính vai trò dầu là ai đang nắm nó (cũng cố institution).  Chính vì Thủ Tướng và Quốc Hội không có đủ quyền lực cho nên ĐCSVN mới dễ dàng thao túng lũng đoạn chính quyền và đất nước.
Sự toàn vẹn lãnh thổ và tương lai của 90 triệu dân tùy thuộc vào một điều kiện đơn giản; đó là, phải gỡ cho được bàn tay phù thủy của ĐCSVN đang khống chế hệ thống chính trị và chính quyền của Việt Nam.  Nhân dân Việt Nam có thừa khả năng để gỡ bỏ nó.
Một con voi to bị giam giữ chỉ bởi sợi giây nhỏ buộc vào cọc là tại vì nó đã bị buộc từ lúc nhỏ và bị buộc quá lâu đến đổi quên rằng mình đã lớn và có thừa sức mạnh để bức sợi dây to hơn nhiều.  Tôi kỳ vọng Việt Nam không là con voi vô vọng đó.
*Nội dung bài viết nhất thiết không phản ảnh quan điểm của RFA


Tàu cá Việt Nam 'bị Trung Quốc bắt giữ'

Cập nhật: 14:56 GMT - thứ sáu, 4 tháng 7, 2014
Phía Việt Nam cáo buộc Trung Quốc điều nhiều tàu hải quân để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981
Một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi bị 'nhiều tàu Trung Quốc' bao vây và bắt giữ hôm 3/7 khi đang đánh bắt ở tọa độ được cho là gần quần đảo Hoàng Sa, theo giới chức địa phương.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trả lời BBC ngày 4/7, ông Phạm Minh Hải, cán bộ chuyên trách về nông lâm ngư tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 28/6, hai tàu cá do ông Võ Đạt làm chủ đã rời bến ở Thọ Quang, Đà Nẵng để hành nghề kéo lưới đôi.
Đến 8 giờ sáng ngày 3/7, một trong hai tàu báo qua máy Icom về cho gia đình ông Đạt rằng đang bị "nhiều tàu của Trung Quốc vây đuổi", ông Hải nói.
"Hiện vẫn chưa biết đó là tàu cá, tàu hải quân hay tàu kiểm ngư".
Báo Đất Việt trong tin ngày 4/7 dẫn lời ông Lê Thanh Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Phổ, xác nhận tàu cá mang số hiệu QNg 94912 TS đã bị "Trung Quốc kéo về phía biển của họ và hiện vẫn chưa liên lạc được".
"Trên tàu QNg 94912 TS có 6 người, do ông Võ Tấn Tèo làm thuyền trưởng", ông Tân nói.
Tọa độ nơi tàu QNg 94912 TS bị vây bắt vẫn chưa được làm rõ.
Nhiều báo trong nước cho biết tàu này bị tấn công khi đang đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Tổng Cục Kiểm ngư, được báo Đất Việt dẫn lời cho biết thông tin này là do "ngư dân báo cáo với chính quyền địa phương".
"Bên Cục Kiểm ngư đang xác minh lại vụ việc", ông nói.
Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Các vụ đụng độ liên tục của tàu hai nước trong thời gian qua đã khiến giới quan sát lo ngại sẽ gây nên thiệt hại về nhân mạng, khiến căng thẳng leo thang thành xung đột.
Hồi cuối tháng Sáu, Cục kiểm ngư Việt Nam thông báo đã có 27 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị Trung Quốc đâm hỏng, khiến 15 kiểm ngư viên bị thương.
Hôm 26/5, phía Việt Nam cáo buộc tàu kiểm ngư Trung Quốc đã cố ý đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng.

Phản ứng Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”, khi khai thác cách lãnh hải Trung Quốc bảy hải l‎ý phía nam thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.
“Các cơ quan chức năng có liên quan đang điều tra,” phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói. “Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp cần thiết, tăng cường kỷ luật và giáo dục ngư dân để ngăn ngừa các vụ việc tương tự diễn ra.”
Bắc Kinh đã bắt một số ngư dân Việt Nam trước đây. Tuy vậy đây là vụ đầu tiên kể từ khi nước này đưa giàn khoan vào khu vực biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng Năm.
Nhiều tàu cá Quảng Ngãi đã bị hư hại trong các vụ va chạm với kiểm ngư Trung Quốc
Ông Phạm Minh Hải cho biết đây không phải là lần đầu tiên tàu cá của xã Phổ Thạnh bị phía Trung Quốc bắt giữ.
"Năm kia họ bắt ba tàu, họ trả lao động về nhưng tàu thì vẫn bị tịch thu", ông nói.
"Thiệt hại mỗi tàu là từ 1 tỷ - 1,4 tỷ đồng".
"Các chủ tàu sau đó được quỹ Tấm lưới Nghĩa tình của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 200 triệu đồng. Hai trong ba tàu đã tiếp tục ra khơi bám biển".
Ông Hải cho biết chính quyền địa phương "vẫn khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển bảo vệ chủ quyền".
"Tuy nhiên, chúng tôi cũng phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 2 để tuyên truyền về pháp luật biển và tọa độ khai thác cho ngư dân".
Ông cũng cho biết gần đây, Chi cục khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi xuống huyện Đức Phổ để thu thập danh sách những ngư dân có nguyện vọng được hỗ trợ để đóng vỏ sắt cho tàu.
"Xã Phổ thạnh đã có hơn một chục người đăng ký nhưng chưa có phản hồi từ tỉnh", ông nói.
Hồi tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam đã thông qua khoản ngân sách 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và nâng cấp cho lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư.
Trong phiên họp thường trực chính phủ chiều 3/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo trong nước dẫn lời cho biết sẽ trích 4.500 tỷ đồng trong khoản này để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và dùng 11.500 tỷ đồng còn lại để đóng mới 32 tàu cảnh sát biển và kiểm ngư.


__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link