Song
Chi - Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả
Thứ Hai, ngày 30
tháng 6 năm 2014
Trong
buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài Gòn ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước
Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà
người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Ðông và mối quan hệ với
Trung Quốc.
Chỉ
cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy
đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn
trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến
cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.
Chủ
Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang “trao đổi” với cử tri khi tiếp xúc ở Sài Gòn
sáng 26 tháng 6, 2014. (Hình: Tuổi Trẻ)
Chẳng
hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958, “Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhấn
mạnh: ‘Ông Phạm Văn Ðồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là
của Trung Quốc đâu, đã đăng công khai trên mạng hết rồi.’” (“Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Ðây
là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi vụ công hàm
của Phạm Văn Ðồng bị công khai trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Về việc này,
Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:
“Ông
Phạm Văn Ðồng không nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu?
...Ðúng
là công hàm PVÐ không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng
ông tán thành tuyên bố của Tàu rằng Hoang Sa-Trường Sa là của Tàu. Trong công
hàm đó câu đầu tiên viết rằng:
“Chúng
tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9, 1958 của chính
phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Vậy
thì tuyên bố 4 tháng 9, 1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng
Hoa và một bản dịch tuyên bố 4 tháng 9, 1958. Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề
rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này
áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất
Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi
đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu,
quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các
đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Như
vậy trong tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của họ
(hay theo cách gọi Tây Sa-Nam Sa của Tàu). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận
Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được.”
Không
chỉ các ông lãnh đạo mà nhiều người dân, nhất là đám dư luận viên trên mạng
cũng lập luận tương tự để “chạy tội” cho cái công hàm tai hại, nhưng phải thấy
rằng trước quốc tế mà cứ cố cãi như thế này thì không thể thắng được Trung Cộng
về lý.
Nói
về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt
Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Ðông, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng
định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.”
(“Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt,” Dân Trí).
Bao
lâu nay, phía Trung Cộng tất nhiên là thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đã
từng giúp đỡ Bắc Việt “đánh Pháp đuổi Mỹ,” lấy đó làm cớ để mắng mỏ Việt Nam vô
ơn mỗi khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản trở nên xấu đi.
Nhưng
không chỉ Trung Cộng, từ các thế hệ lãnh đạo cho tới nhiều tướng tá, quan chức
khác nhau của đảng cộng sản Việt Nam cũng liên tục nhắc nhở... chính họ và người
dân Việt Nam, phải biết ơn Trung Quốc.
Người
dân Việt Nam hoàn toàn có quyền hỏi lại đảng và nhà nước cộng sản rằng hãy nói
rõ ràng và sòng phẳng một lần, ai nợ ai.
Chỉ
có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai
cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thực chất là cuộc
chiến tranh ý thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam
Bắc. Ðối với đa số người Việt Nam, đó là một cuộc chiến không mong muốn, vậy
tại sao người dân Việt Nam phải mang nợ Trung Quốc.
Những
thông tin, tư liệu được bạch hóa phần nào trong những năm qua đã nói lên tính
chất phi lý, vô nghĩa, cái giá quá đắt phải trả cũng như những hệ lụy nặng nề
cho đất nước, dân tộc Việt Nam từ việc đảng cộng sản chấp nhận sự viện trợ từ
Trung Cộng để đổi lấy việc tiến chiếm miền Nam, thống nhất đất nước nhưng lại
bị lệ thuộc lâu dài vào Bắc Kinh về mọi mặt.
Và
họ đã phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả
tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lãnh thổ
lãnh hải.
Những
thông tin, tư liệu đó cũng cho thấy cuộc chiến chống Mỹ của Bắc Việt thật ra có
lợi cho chính Trung Cộng như thế nào, đảng Cộng Sản Trung Quốc lẽ ra phải cảm
ơn sự mù quáng của đảng Cộng Sản Việt Nam thì đúng hơn.
Nhưng
đó là quan hệ mắc mứu giữa hai đảng, nhân dân Việt Nam chả dự phần gì vào để mà
cứ phải mang ơn, biết ơn. Về phía những người cộng sản, chính cái tâm lý mắc
nợ, mang ơn này đã khiến họ luôn luôn ở vào thế yếu khi phải đương đầu với
Trung Cộng để bảo vệ độc lập chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tự
trói buộc mình vào sự tương đồng về mặt ý thức hệ, mặc dù ai cũng rõ cho đến
thời điểm này thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không còn là hai đảng cộng sản
đúng nghĩa và cũng chả bên nào còn thực lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản, lý
thuyết Marxism-Leninism nữa.
Tiếp
đến tự trói buộc mình vào mối ân oán nợ nần, quan hệ 4 tốt 16 chữ vàng giữa hai
đảng cộng sản, trong khi trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã không coi mối quan hệ
hai bên ra cái gì. Và bây giờ, là lần thứ hàng trăm hàng ngàn, Trung Cộng đang
công khai xâm lược Việt Nam, thách thức, lăng nhục nhà cầm quyền Việt Nam.
Chừng
nào các lãnh đạo, quan chức cộng sản ở Việt Nam tự mình rũ bỏ được cái tâm lý
mắc nợ ấy trong mối quan hệ với Bắc Kinh thì họ mới có đủ sáng suốt và sức mạnh
để đi cùng một con đường với nhân dân và với thời đại: Thoát Cộng, thoát Trung,
đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trông chờ ở nhà cầm quyền Việt Nam điều đó thì khác
nào hái sao trên trời!
Cuối
cùng, trong các phát biểu của ông chủ tịch nước, có một ý sau nói về việc bảo
vệ chủ quyền:
“Năm
nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta
không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn
đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn.” (“Chủ Tịch Nước
Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Trước
đó, tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam sáng 17 tháng 5, ông Phó
Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam đã nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ
lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Ðời tôi, đời các bạn
chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại.” (“Nhất định phải đòi
lại Hoàng Sa,” báo Thanh Niên).
Và
nếu chú ý tìm kiếm thêm thì chúng ta sẽ thấy không chỉ có hai nhân vật trên
phát biểu những ý tương tự.
Nghe
thì có vẻ quyết tâm, đầy xúc động (!) nhưng thật ra nói như vậy có nghĩa là các
ông giương cờ trắng, chào thua giặc trước rồi và ủy thác việc đòi lại Hoàng Sa
cũng như bảo vệ chủ quyền cho... con cháu.
Các
ông không sợ người dân rồi con cháu sau này và cả lịch sử nguyền rủa muôn đời
vì đã vay mượn các nước để tiêu xài cho đã đời này, mặt khác, tài nguyên đất
nước, đất đai, biển, đảo& có bao nhiêu khai thác sạch, cho thuê hay bán
sạch để ăn ngay đời này, còn nợ công cho tới việc đòi lại lãnh thổ lãnh hải thì
để cho con cháu gánh, hay sao?
Chỉ
qua một buổi nói chuyện của một trong tứ trụ triều đình của Việt Nam mà đã bộc
lộ bao nhiêu vấn đề trong quan điểm, tư duy của các lãnh đạo Việt Nam, chả
trách gì tình hình cứ ngày càng bi đát, tuyệt vọng.
Việt
Nam có thể mất nước đến nơi mà nhà cầm quyền vẫn chưa tìm ra, và cũng không
thực tâm muốn tìm, con đường để thoát khỏi Trung Cộng, bảo vệ được độc lập chủ
quyền, giang sơn gấm vóc của non sông.
Lê Diễn Ðức - Khi súng đạn kết hợp
với sợ hãi và ngu xuẩn
Thứ Ba, ngày 25 tháng 9 năm 2012
Lê
Diễn Đức
Blogger Điếu cày trong phiên toà ngày
24/9/2012
"Không thể nô lệ hóa một con người tự do, bởi vì tư tưởng của con người tự do vẫn tự do ngay cả trong nhà tù" - (Platon, triết gia Hy Lạp).
Ngay sau khi phiên toà ngày 24/9 kết án hết sức nặng nề ba nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải: 12 năm tù, 3 năm quản chế; Tạ Phong Tần - 10 năm tù, 5 năm quản chế; Phan Thanh Hải - 4 năm tù, 3 năm quản chế, trong sự thất vọng đến bàng hoàng và phẫn nộ của dư luận, nhà văn, đạo diễn Thuỳ Linh (hiện sống ở Hà Nội), trong bài "Sự trả tù mất trí", viết:
"Bản án tự kết án cho chế độ được tạo ra từ những nghịch lý: Ảo tưởng, Bất tin, Bất tín, Căm hận, Chán ngán… Và người xưa đã đúc kết: “bạo phát, bạo tàn”. Nếu chính phủ tiếp tục phát hành những “trái phiếu độc đoán, chuyên chế” thì họ sẽ gặt về dự án Sụp đổ như đã từng trước đây với những Vinashin, Vinalines… Bởi nhân dân không còn gì để thế chấp, không còn gì để họ có thể cướp bóc, đàn áp ngoài sự oán thán, căm hận – những cái mà chính quyền không hề muốn nhận về".
Richard Kapuściński, nhà báo Ba Lan nổi tiếng, đoạt nhiều giải thưởng báo chí của các nước, được xem là "hoàng đế phóng sự", từ trải nghiệm thời cộng sản của Ba Lan đã đưa ra nhận định:
"Không có sự tồi tệ nào hơn bằng kết hợp sử dụng súng đạn với sự ngu dốt và sợ hãi. Nó sẽ xảy ra tất cả những gì tệ hại nhất mà bạn có thể nhìn thấy".
Còn Oscar Wilde, hiệp sĩ, nhà văn nổi tiếng của Ireland (1854-1900) nói rằng "không ai gây tội ác mà không cùng lúc thực hiện sự ngu dốt".
Những đúc kết trên đây rất chính xác cho phiên toà ngày 24/9 của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN). Họ có đầy đủ cả ba thứ: Súng đạn, ngu dốt và sợ hãi.
Trong bài viết "Những dự đoán về phiên toà xét xử các Bloggers Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và chị Tạ Phong Tần", nhắc lại lời của giáo sư Ngô Bảo Châu khi nói về "phiên toà ô nhục" xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong năm 2011 rằng, "không thể lấy sự cẩu thả và sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ", tôi đã ý thức trước rằng nó sẽ tái diễn. Nhưng tôi không ngờ, nó được thực thi không những bằng sự cẩu thả, sợ hãi, mà cả sự ngu dốt ngoài sức tưởng tượng trong bối cảnh dư luận xã hội và quốc tế quan tâm rộng lớn chưa từng thấy với những phiên toà chính trị tương tự trước đó.
Thiết nghĩ, một bộ máy khổng lồ đào tạo công chức chuyên ngành pháp lý, cung cấp kiến thức lý luận và trao dồi tư tưởng từ các trường đại học luật, chính trị, được hỗ trợ thêm bởi ban tuyên giáo, ban văn hoá tư tưởng... và thời gian giam hãm dài, trì hoãn mấy lần để toan tính, nhà cầm quyền CSVN lẽ ra có thể đẻ ra được một ban bệ/hội đồng xét xử đủ khả năng thực hiện một tiến trình tố tụng nghiêm túc, trong một "phiên toà xét xử công khai".
Thậm chí nếu thiếu tự tin, tự thấy mình kém cỏi, không đủ khả năng đối diện, tranh tụng, thì vẫn có thể để phiên toà diễn ra bình thường với những tiêu chuẩn văn minh tối thiểu. Quyền lực tuyệt đối nằm trong tay, nhà cầm quyền CSVN vẫn hoàn toàn có thể đạo diễn và đưa ra những bản án nặng nhất theo ý muốn, mà chẳng ai có thể làm gì được. Đúng không?
Không! Họ không dám! Bởi vì đơn giản là họ quá dốt nát và hèn nhát. Những "súc thịt thắt cà vạt" (chữ của nhà văn Dương Thu Hương) với bộ não và ruột già có cùng chức năng giống nhau. Ngoài ra, lương tâm của họ bao trùm sự sợ hãi. Họ sợ sự thật! Sợ bị phanh phui những điều xấu xa, bất lương và những mưu toan hèn hạ bán rẻ lợi ich và chủ quyền của Tổ quốc cho bành trướng Bắc Kinh, trước con mắt của dư luận.
Vì thế,
Ở vòng ngoài, từ rất xa khu vực của toà án, trước và trong khi phiên toà diễn ra, công an chìm nổi dày đặc đã thẳng tay trấn áp, đánh đập tàn nhẫn và bắt giữ những người có nguyện vọng đến toà theo dõi phiên xử "công khai". Thậm chí thân nhân của anh Điếu Cày, chị Dương Thị Tân và con trai, những người có đủ quyền lợi và nghĩa vụ tham gia phiên toà, đã bị bắt, bị hành hung và Vũ Văn Hiển, trung tá công an phuờng 6, quận 3, TP HCM, đã thằng thừng đe doạ bạo lực bằng thái độ vô học, hạ cấp, ngay tại trụ sở, trước mặt nhiều người.
Ở vòng trong, phiên toà diễn ra nhanh đến kinh ngạc, ngỡ ngàng. Xét xử ba người bị quy kết phạm tội nghiêm trọng mà chỉ trong mấy tiếng đồng hồ! Trong khi các nhân chứng không được triệu tập đầy đủ (chỉ 3/9 người). Luật sư và những người bị quy kết tội phạm không có cơ hội và thời gian để trình bày, phản biện, đối chất với các nhân chứng. Tóm lại tệ hơn cả các phiên toà trong thời thực dân Pháp hay của phát xít Đức. Vụng về. Lấy thịt đè người hèn hạ, bỉ ổi.
Nói như luật sư Gerard Staberock, Tổng thư ký của Đài Quan sát Bảo vệ các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền, "phiên xử này là trò hề công lý", là quá nhẹ. Bởi vì trò hề ít ra còn có thể mua vui cho thiên hạ, còn phiên toà này không những không gây cười cho ai, mà tạo ra sự khinh bỉ, tởm lợm và lòng căm phẫn trước một nhà nước vô luân, đểu cáng, những súc thịt với bàn tay của ác quỷ, coi thường và thách thức trâng tráo tiếng nói lương tâm của hàng triệu người Việt, của các tổ chức bảo vệ tự do báo chí và nhân quyền quốc tế, các đoàn ngoại giao và cả lời kêu gọi của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Toàn bộ lực lựợng tập trung phục vụ cho phiên toà, từ trên xuống dưới, đã chứng tỏ gồm những kẻ bị mất trí trong cơn hoảng loạn của quyền lực bị tha hoá, suy đồi, mất hết niềm tin của xã hội, đã điên rồ như con thú dữ bị thương, nổi khùng trước lúc chết.
Trên Facebook, Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió viết: “Chuyển nghề đi cho nó lành… Viết blog mà án tù hơn công an giết người. Thế này tao đi giết những thằng tao ghét hơn là viết chửi nó, đằng nào chả thế”.
Hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn vì tiếng gọi của Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập và tự do". Cái tự do mà ông Hồ và đảng của ông ta quảng cáo, lừa mị, để ban cho nhân dân Việt Nam hôm nay tròn méo ra sao? Không gì chuẩn xác hơn bằng cách lột tả của Vũ Văn Hiển, trong sắc phục đại diện cho pháp luật và biểu tượng của "công an còn đảng còn mình", bằng câu nói ngay giữa chốn công quyền: "Tự do cái con c..." .
Vâng, "Tự do cái con c..." - là ngôn từ riêng "bất hủ" trong toàn bộ di sản của tập đoàn cai trị CSVN được định nghĩa trong phiên toà xử tội yêu nước ngày 24/9/2012.
Chế độ độc tài CSVN có thể giam giữ tự do của những người yêu nước, nhưng tư tưởng tự do của họ không một ai có thể tước đoạt được. Tư tưởng tự do, khí tiết tranh đấu và tinh thần yêu nước của họ sẽ lan toả, vượt ra khỏi bốn bức tường của nhà tù, truyền cảm hứng cho hàng triệu người yêu nước khác.
"Không thể nô lệ hóa một con người tự do, bởi vì tư tưởng của con người tự do vẫn tự do ngay cả trong nhà tù" - (Platon, triết gia Hy lạp).
Ngày 24/12/2012
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment