Saturday, July 5, 2014

“World Cup Báo chí”: CS/XHCN/VN lọt vào “Chung Kết”.



“World Cup Báo chí”: CS/XHCN/VN lọt vào “Chung Kết”.


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Đứng thứ 174 trên tổng số 180, CS/XHCN-Việt Nam là một trong 6 quốc gia lọt vào “chung kết” cúp Báo chí mất tự do của tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới, (RSF- Reporters sans Frontieres ). Xếp hạng về tự do báo chí năm 2014, theo một phúc trình mà RSF vừa mới loan báo.

Báo chí Việt Nam
Đố ai chỉ ra được trong “rừng” báo này báo nào có tổng biên tập không phải là đảng viên cộng sản ? và tờ nào là của dân chúng,tư nhân xuất bản ?.

Vượt qua mặt đàn anh, đứng ngay trước Trung Quốc “đồng chí” láng giềng có cùng chế độ độc tài Đảng CS trị - Việt Nam (174) Trung Quốc (175 Somalia (176) Syria (177)Turkmenistan (178) Bắc Triều Tiên (179) và Eritrea (180) những quốc gia khét tiếng về đàn áp ngôn luận, độc quyền báo chí.
Cũng từ đó mà CSTQ và CSVN kề vai nhau tuyệt đối đoạt luôn các thứ hạng về giam cầm các bloggers và các công dân mạng, CSTQ (hạng nhất) và CSVN (hạng nhì). Trên bản đồ thế giới của RSF bốn nước CS, Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn tạo thành một khối không có tự do báo chí được ghi chú tô đậm một màu đen u tối nhất.

Trong phần nhận xét, RSF viết rằng “Việt Nam đã tăng cường kiểm soát thông tin đến mức gần bắt kịp với người anh cả Trung Quốc.”

Các dẫn chứng RSF đưa ra để chứng minh cho lập luận này là các trang tin độc lập ‘bị giám sát trên Internet’, các chỉ thị khắc nghiệt, làn sóng bắt bớ và các phiên tòa giả tạo kết án tùy tiện theo chỉ đạo của nhà nước đảng CSVN .

"Việt Nam tiếp tục là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các bloggers và các công dân mạng."

Phúc trình của RSF: “Việt Nam tiếp tục là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới (sau CSTQ) giam giữ các bloggers và các công dân mạng,” bản phúc trình viết và cho biết có đến 25 trong tổng số 34 cây viết blog đang bị giam cầm là bị bắt giữ trong nhiệm kỳ ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Nghị định 72 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành với mục đích cấm các trang cá nhân tổng hợp thông tin cũng được RSF nêu ra để khẳng định rằng ‘Đảng Cộng sản đã tăng cường kiểm duyệt lên một mức độ mới’.

Nó (Nghị định 72) cho thấy Đảng đang phát động một cuộc tấn công toàn diện vào những người dùng Internet thế hệ mới mà họ xem như là đối trọng nguy hiểm đối với truyền thông truyền thống (của Nhà nước).

Nhận xét này cũng được Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), một tổ chức cổ súy cho tự do báo chí quốc tế, chia sẻ trong báo cáo thường niên của họ về tình hình báo chí thế giới với tiêu đề ‘Tấn công và Báo chí’: “Trên thế giới không có nơi nào để so sánh” - Tình trạng đàn áp các cây viết blog không cùng chính kiến với độc tài toàn trị ở Việt Nam ngày càng tồi tệ và quốc gia này (Việt Nam) chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc về số lượng nhà báo bị cầm tù với 18 người.” (*)


TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng (duy nhất trong khối Asean)vẫn là một trong những sát thủ nằm trên danh sách các 'Sát thủ của tự do báo chí' mới được cập nhật của RSF ..

Trong Danh sách của RSF được công bố nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới trước đó, Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp tục “ngự” trong danh sách 39 sát thủ đối với tự do thông tin (Predators of Freedom of Information) của tổ chức này. Trong phần chú thích về ông Trọng, RSF thay lời ông này tự thuật về bản thân:

"Tôi (ông Trọng) rất quen thuộc với truyền thông và báo chí vì bản thân tôi cũng là nhà báo từ năm 1967 tới năm 1966, sau đó làm biên tập viên của Tạp chí Cộng sản. Ở Việt Nam nhà báo được tự do tác nghiệp, miễn là đừng công kích Đảng CSVN. Với tổng cộng 100 năm tù dành cho các blogger và các nhà bất đồng chính kiến trên mạng chỉ trong 12 tháng qua... tôi tin rằng kỷ lục của tôi tốt hơn hẳn người tiền nhiệm, ông Nông Đức Mạnh."

Bản đồ tự do báo chí năm 2014. “Màu đen” là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó bốn nước CS, Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn tạo thành một khối màu đen liên kết u tối bẩn thỉu nhất. (rsf.org)

H3
Và vì vậy mới đây trong nước xuất hiện “Hội nhà báo Độc Lập Việt Nam” những “cây cọ Độc Lập” thich dùng màu trắng chấm phá trên nền “đen” của Việt nam trên bản đồ tự do báo chí thế giới.

Thật mỉa mai, như trò hề cho thế giới bêu riếu, “nhà nước đảng ta” với 800 tờ báo các loại hơn chục ngàn phóng viên nhưng Việt nam lại là quốc gia nằm trong hàng “đội sổ” vi phạm nghiêm trọng điều khoản thứ 19 hiến chương quốc tế nhân quyền về tự do ngôn luận và báo chí.

Đất nước vốn dĩ còn rất nghèo trong khu vực, nhưng CSVN lại chủ trương lấy mồ hôi nước mắt người dân đóng thuế chi trả toàn bộ giấy mực tiền lương cho ngần ấy tờ báo và phóng viên hàng tháng, hàng năm chỉ để làm công cụ cho riêng đảng CSVN!? Một điều hiếm có trong cộng đồng các quốc gia dân chủ văn minh đa nguyên, dù họ giàu mạnh hơn Việt Nam nhiều lần.

Khác biệt hoàn toàn với hệ thống báo chí là công cụ của đảng CS – “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” xuất hiện như ánh bình minh tự do vươn lên soi rọi vào miên trường của bóng tối bưng bít thông tin ngôn luận – Chính họ những thành viên, phóng viên nhà báo độc lập đang bất chấp mọi đe dọa, dấn thân nỗ lực để đưa những thông tin mà thật sự cần cho người dân, cần cho công chúng, cần cho thời cuộc, mà nhà cầm quyền đã không muốn cho người dân biết như từ trước đến nay.

Họ, “Hội nhà báo Độc Lâp” đang sẵn sàng hiến thân, đi đến cùng sự chọn lựa của mình, để có thể từng bước tạo ra một nền báo chí tự do thật sự, nền báo chí vì dân, nền báo chí vì sự phát triển xã hội và đất nước chứ không là vì sự sống còn của một đảng phái, một nhóm người.





Phỏng vấn ông Ngô Nhật Đăng về việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam


Phạm Thanh Nghiên - Nhân sự kiện Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố thành lập cùng với việc ra mắt số đầu tiên của Việt Nam Thời Báo, Phạm Thanh Nghiên đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Nhật Đăng, một trong những thành viên sáng lập Hội. Cùng với hai người khác là Blogger Nguyễn Tường Thụy và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Ngô Nhật Đăng sẽ đảm nhận trách nhiệm trong Ban Biên tập cho Việt Nam Thời Báo (VNTB).

Hồi giữa tháng 4, ông Đăng cùng với một số nhà hoạt động xã hội khác như Nghệ sĩ Kim Chi, các blogger Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Lê Thanh Tùng đã có chuyến đi Mỹ kéo dài khoảng 1 tháng để vân động cho Tự do báo chí ở Việt Nam. Ngày16 tháng 5 khi trở về Việt Nam, ông đã bị công an cửa khẩu câu lưu và thẩm vấn 6 tiếng đồng hồ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Ngô Nhật Đăng là con trai của nhà thơ quân đội Xuân Sách - một người được nhiều đồng nghiệp, đồng đội mô tả rằng “nổi tiếng không biết sợ điều gì”.

Sau đây, mời quý độc giả theo dõi cuộc trò chuyện của Phạm Thanh Nghiên với ông Ngô Nhật Đăng:

Phạm Thanh NghiênChào anh Ngô Nhật Đăng, cảm ơn anh đã dành cho Phạm Thanh Nghiên cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Câu đầu tiên xin được hỏi anh Đăng về thời điểm ra đời của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam(HNBĐL). Vì sao lại chọn thời điểm này để thành lập Hội NBĐL và cho ra mắt “Thời Báo Việt Nam” chứ không phải sớm hơn hay muộn hơn?

Ông Ngô Nhật Đăng: Vâng, cám ơn Thanh Nghiên vì câu hỏi rất hay. Việc ra đời một tờ báo Độc lập là mơ ước của nhiều người (trong đó có tôi) từ rất lâu rồi. Thực tế đã cho thấy sự cần thiết của một tờ báo tư nhân và việc điều hành nó như thế nào ? Do đó “Hội nhà báo Độc lập Việt Nam” ra đời vì nó cần rất nhiều những cây bút tâm huyết và có tư duy độc lập. Việc này chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị từ lâu và cuối cùng như chị đã biết đó là chuyến đi vận động cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam tại Hoa Kỳ và dự cuộc hội thảo về Tự do báo chí nhân ngày báo chí Quốc tế. Đó là một trong những công việc cuối cùng. Và nữa, ngày 4/7 là ngày tờ báo ra mắt cũng có một ý nghĩa nhất định, nó là ngày mà bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng ra đời, ngay cả bản Tuyên ngôn ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng trích một câu nói của bản Tuyên ngôn (Độc lập) này. Nó như một sự tình cờ thú vị chứ không có một sự sắp đặt nào cả, mà sắp đặt sao được (cười).

Phạm Thanh NghiênVâng, có nghĩa vào thời điểm này, việc cho ra đời một tổ chức báo chí tư nhân là đòi hỏi cần thiết và cấp bách, nhất là tình hình Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến khá phức tạp và rất khác so với chỉ vài tháng trước đây?

Nhưng liệu Nhà Nước có cấp phép cho Hội họat động không khi mà trên thực tế, tất cả những tổ chức, hội nhóm XHDS do người dân lập ra, không chấp nhận sự quản lý của đảng đều không được khuyến khích thậm chí bị cho là phạm pháp, thù địch hoặc chống lại Nhà nước?

Ông Ngô Nhật Đăng: Chính ông Hồ Chí Minh đã từng nói (tôi không bàn đến việc ông ta có thực tâm hay không ) rằng: “Dân chủ nghĩa là cho dân được mở miệng”. Nhưng việc để “cho dân mở miệng” đã kéo dài gần 70 năm mà vẫn chưa trở thành hiện thực. Một tờ báo tư nhân độc lập chính là nơi mà người dân mở miệng, nó là bước đầu tiên để thúc đẩy tiến trình dân chủ đang còn rất sơ khai ở nước ta. Nhà nước cũng cần phải lắng nghe những tiếng nói từ phía người dân. 

Ở các nước có nền báo chí phát triển (như Mỹ chẳng hạn), khi ra một tờ báo không cần phải xin phép, miễn là anh phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn của tờ báo và nhất là không được…trốn thuế (cười).Việc hiện nay tờ báo sẽ không (chưa) được cấp phép là do một số điều luật, nghị định v.v…về báo chí hiện hành. Tôi cho rằng những luật đó đã lỗi thời rồi. Bây giờ không phải là trong tình trạng chiến tranh hay bao cấp nữa. Hoàn cảnh bây giờ đã khác rồi, việc quan niệm là “thù địch” hay “chống lại Nhà nước” cũng cần phải xem xét lại thậm chí phải thay đổi. Chúng ta vẫn thường được nghe “Chính phủ này là của dân, do dân và vì dân” điều đó cần phải trở thành sự thật chứ không phải là nói suông. Ít nhất là chính phủ cần phải biết lắng nghe và chấp nhận sự khác bịệt một cách thiện chí, nghiêm túc và thực sự dù nó có vẻ khó chấp nhận. 

Phạm Thanh Nghiên: …Có nghĩa là không cần cấp phép họat động? Vậy cá nhân anh cũng như những thành viên sáng lập khác của Hội đã lường trước những khó khăn thậm chí rủi ro, hiểm nguy mà mình sẽ phải đối mặt?

Ông Ngô Nhật Đăng: Vâng, chúng tôi sẽ không làm cái việc đi xin phép, điều này được quy định rất rõ trong Hiến pháp về quyền Tự do báo chí. Hiến pháp là luật Mẹ, mọi điều luật đi ngược lại đều là vi hiến. Nhân đây trong các điều luật của chúng ta rất hay có cụm từ “ theo đúng quy định của pháp luật…”, điều này có lẽ còn phải tranh luận nhiều, nhưng nó không là chủ đề của cuộc phỏng vấn này, thưa chị.

Tất nhiên sẽ có những rắc rối, nhưng nguy hiểm thì tôi không cho là như vậy. Tôi cũng có những cuộc trao đổi với các anh bên An ninh tư tưởng văn hóa với tính chất thẳng thắn và xây dựng về việc ra đời một tờ báo độc lập. Có ý kiến rằng : “Cũng muốn sớm được đọc tờ báo của các anh, chỉ khuyên các anh một điều “Hãy lấy quyền lợi Quốc gia là tối thượng”.

Cá nhân tôi cũng như anh em trong nhóm sáng lập đều sẵn sàng chấp nhận mọi hệ lụy một cách bình thản dù gặp tình huống xấu nhất. Tôi thích một câu nói của một triết gia kiêm nhà báo Tiệp Khắc nói trên giường bệnh trước lúc ông qua đời : “Có cái gì đó đáng để hy sinh”. Xin mở ngoặc ông cũng nhiều năm trải qua tù đầy và bị săn đuổi ngay cả khi nằm trên giường bệnh.
Vâng, rất đáng để hy sinh.

Phạm Thanh NghiênXin anh cho biết tôn chỉ và mục đích hoạt động của Hội NBĐLVN? Muốn trở thành thành viên của Hội phải có những tiêu chuẩn gì thưa anh? Một nhà báo trong Hội nhà báo Việt Nam có thể trở thành thành viên của hội Nhà báo độc lập VN được ko?

Ông Ngô Nhật Đăng: Ồ những điều này đã có đầy đủ trong “Bản tuyên bố và Điều lệ của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam” và sẽ được đăng trong số báo ra mắt thưa chị. Chỉ xin nói thêm đây là một Hội mở, tham gia tự nguyện với tôn chỉ :“Sự thật và khách quan”, không phân biệt đang ở trong một tổ chức Nhà nước nào. Và tất nhiên một điều kiện tối thiểu là phải có bài viết để đăng (cười).

Phạm Thanh NghiênVừa rồi anh có nhắc tới chuyến đi Mỹ để vận động cho 1 nền báo chí độc lập ở VN? Anh đánh giá thế nào về cái nhìn của chính giới Hoa Kỳ, của giới làm báo tại Mỹ và Âu Châu về nền báo chí hay nói chính xác hơn là về Tự do ngôn luận của VN? Họ đánh giá thế nào thưa anh?

Ông Ngô Nhật Đăng: Có một điều khá đáng tiếc là một số người bị “cấm xuất cảnh” nên không thể có mặt tại Hoa Kỳ trong cuộc vận động này. Chúng tôi chỉ là những “tay ngang” thậm chí còn bị gọi là “Chưa bao giờ có nổi một bài báo đúng nghĩa mà cũng đòi vận động cho tự do báo chí…” nên chỉ biết cố gắng thậm chí còn quá cả khả năng vốn có. Nhưng xin khẳng định với chị rằng đó là một chuyến đi thành công vượt quá mức kỳ vọng của chúng tôi. 

Báo giới cũng như chính giới Hoa Kỳ dành cho chúng tôi một sự quan tâm đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là “vùng trũng” (đen) trong bảng xếp hạng về Tự Do báo chí trên thế giới, thậm chí còn dưới cả Lào và Cambodia. Tất cả những nơi chúng tôi đến thăm như Tổ chức phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ ký giả,…hay một số tờ báo lớn đều đánh giá như vậy. Do đó đã có một cuộc hội thảo với chủ đề: “Các tổ chức dân sự và chính giới Hoa Kỳ phải làm gì cho Tự do báo chí ở Việt Nam”.

Điều này đã động viên chúng tôi rất nhiều. Nhưng có một điều mà cá nhân tôi thấy đã thu hoạch được nhiều nhất là về nền báo chí của họ: cách làm báo, những điều chưa được, những xu hướng tiêu cực trong việc “định hướng thông tin”… của một số tờ báo nằm trong tay các nhà tài phiệt. Cách mà các nhà báo có lương tâm làm để thoát ra những tiêu cực đó, dành lại quyền lực thứ tư về tay nhân dân, một “nền báo chí công dân” được trợ giúp đắc lực bởi internet.

Phạm Thanh Nghiên: Thưa anh, Việt Nam Thời Báo sẽ ra mắt số đầu tiên vào ngày 4 tháng 7 tới. Nhưng ngoài báo mạng ra, VNTB có ra báo giấy ko thưa anh?

Ông Ngô Nhật Đăng: Theo dự tính số đầu tiên của Việt Nam Thời báo sẽ ra đời vào ngày 4/7. Đó là tờ báo online, trong thời đại internet thì báo giấy phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt và có vẻ yếu thế. Nhưng dù sao có một tờ báo giấy tử tế vẫn là niềm ước mơ của các tờ báo. Việt Nam Thời báo cũng có kế hoạch hàng tháng hoặc vào những dịp đặc biệt sẽ có những ấn phẩm để… biếu, tặng. Mơ ước ra được báo giấy, nhưng điều đó phụ thuộc vào chất lượng của tờ báo vào bản lãnh của người cầm bút vì nếu không thì sẽ không có người đọc.Và một điều cũng rất quan trọng nữa là… tài chính.

Cảm ơn anh Ngô Nhật Đăng về cuộc trò chuyện thú vị ngày hôm nay. Xin chúc Hội Nhà báo độc lập sẽ có nhiều đóng góp cho Tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Chúc Việt Nam Thời Báo nhận được thật nhiều sự quan tâm, đón đọc của độc giả.

Phạm Thanh Nghiên



Vụ “Bị đánh chết sau khi đo nồng độ cồn”: Nạn nhân để lại bút tích


Yến Thanh (NLĐ) - Vợ của nạn nhân đã gửi đơn đến các cơ quan nội chính trung ương và địa phương để trình báo vụ việc chồng mình bị đánh chết sau khi đo nồng độ cồn, đồng thời yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án.

Liên quan đến vụ “Bị đánh chết sau khi đo nồng độ cồn” (Báo Người Lao Động đã phản ánh), chiều 3-7, bà Dương Thị Thảo (SN 1970, ngụ đường Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP HCM), vợ của nạn nhân Nguyễn Văn Chín, cho biết gia đình đã gửi đơn đến các cơ quan nội chính trung ương và địa phương để trình báo việc ông Chín bị chết oan, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án “giết người”.  

Bà Dương Thị Thảo cùng 2 con thắp hương chuẩn bị cúng cơm cho chồng, cha là ông Nguyễn Văn Chín và bút tích của ông Chín (ảnh nhỏ).

Theo bà Thảo, trong tang lễ ông Chín, đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) và Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an quận Tân Bình có đến viếng. Đến ngày 2-7, Công an quận Tân Bình cũng gửi thư mời người đại diện hợp pháp của ông Chín đến trụ sở Đội CSGT vào lúc 9 giờ ngày 4-7 để giải quyết vụ vi phạm giao thông liên quan đến nạn nhân. 

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Thảo có nhận định về việc Công an TP HCM đưa ra một số thông tin như: Lời tường thuật của ông Chín thiếu nhất quán do say rượu. Tài xế taxi chở ông Chín vào bệnh viện xác định người gọi xe là CSGT. Có nhân chứng cho rằng trước khi bị tổ CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra, ông Chín đã có đôi co với 2 thanh niên đi xe máy cùng chiều… Bà Thảo nói: “Việc công an đưa ra thông tin như trên là quyền của họ. Tôi khẳng định trước khi chồng tôi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật, dù vùng bụng đau quằn quại nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để kể cho những người thân toàn bộ sự việc. Theo đó, sau khi tổ CSGT đo nồng độ cồn, chồng tôi đã yêu cầu CSGT cung cấp biên bản giữ xe nhằm có thông tin cũng như địa điểm nộp phạt và làm các thủ tục để lấy xe ra. Tuy nhiên, tổ CSGT vẫn không giao biên bản và đưa xe máy của chồng tôi đi. Trong lúc chồng tôi đôi co với CSGT thì có 2 người mặc thường phục yêu cầu đi theo họ đến một điểm gần đấy để lấy biên bản. Khi đến chỗ khuất, gần nơi tổ CSGT đứng, chồng tôi bị 2 đối tượng này đánh đến bất tỉnh. Một lúc sau, khi tỉnh dậy, chồng tôi cố gắng lết ra đường và gọi taxi đưa đến Bệnh viện Thống Nhất”. 

Theo bà Thảo, trước khi được các bác sĩ phẫu thuật, ông Chín có để lại bút tích kể về việc bị đánh. Đến gần 7 giờ ngày 26-6, sau khi phẫu thuật xong, ông Chín được đưa lên phòng hồi sức hậu phẫu và cách ly với người thân. Đến 16 giờ cùng ngày, khi người thân vào thăm, ông Chín vẫn nhận biết nhưng sau đó thì tình trạng xấu đi và tử vong lúc 1 giờ 30 phút ngày 27-6. 

Được biết, ông Chín và bà Thảo có 2 con trai. Cháu lớn là Nguyễn Hoàng Thông (SN 1996) đến nay vẫn chưa hết đau buồn trước cái chết oan uổng của cha, dù chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Còn cháu nhỏ Nguyễn Hoàng Bách (SN 2004) thì chỉ được người nhà cho biết cha chết vì tai nạn giao thông. 

“Chồng tôi đã bị chết oan uổng. Đề nghị các cơ quan chức năng trả lại công bằng cho gia đình và người đã chết” - bà Thảo nói. 

Bài và ảnh: Yến Thanh




Hình ảnh Tây Tạng dưới ách thống trị của Trung Quốc – trông người mà ngẫm đến ta

Bauxite Việt Nam tuyển chọn ảnh

alt
Lửa và khói trên một con đường trong cuộc nổi dậy ở Lhasa, Tây Tạng, chụp lại từ màn hình phát chương trình Truyền hình CCTV của Nhà nước Trung Quốc ngày 14/3/2008. Nguồn: REUTERS
alt
Quân đội Trung Quốc tuần tra trên đường phố Lhasa ngày 15/3/2008, một ngày sau khi cuộc phản kháng ở thủ đô Tây Tạng chuyển sang bạo lực. Nguồn: Financial Times
Ngày 14/3/ 2008: Cảnh sát Trung Quốc trên xe chống bạo loạn ở một con đường thủ đô Tây Tạng sau khi nổ ra những cuộc phản kháng bạo lực. Nguồn: The Guardian
Cảnh sát bán quân sự đi tuần trên một con đường gần đền Jokhang ở Lhasa, thủ đô Tây Tạng, China Photo: AP. Nguồn: The Telegraph, ngày 13/3/2009
Lực lượng an ninh Trung Quốc ở Lhasa, Tây Tạng, ẩn nấp trong ngày phản kháng thứ năm. Biểu ngữ phía trên ghi: “Tăng cường quản lý an ninh công cộng, bảo vệ ổn định chính trị”. Bắc Kinh đang đối mặt với những cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất ở Tây Tạng kể từ những năm 1980.Nguồn: The New York Times, ngày 15/3/2008 March
Hơn 20 người Tây Tạng đã tự thiêu trong năm qua để phản đối những nỗ lực của Trung Quốc mà họ cho là nhắm đàn áp tôn giáo và văn hóa của người Tây Tạng. Nguồn: VOA, ngày 5/11/2012
Ảnh một người Tây Tạng tự thiêu. Thông báo treo giải thưởng của Trung Quốc chỉ trích tự thiêu rằng ‘một hành vi cực đoan chống lại loài người, chống lại xã hội’. Nguồn: VOA, ngày 25/10/2012
alt
Nhiều người Tây Tạng chọn hình thức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Bắc Kinh – REUTERS /Jacky Chen. Nguồn: RFI, ngày 14/04/2014
Nguồn: ABC RadioAustralia, ngày 21/11/2012
Cảnh sát ở Katmandu ngày 20/3/2008 bắt giữ các nhà sư Tây Tạng khi họ cố đi tới văn phòng Liên Hiệp Quốc để đệ đạt Thỉnh nguyện thư chống lại việc Trung Quốc đàn áp ở Tây Tạng. Nguồn: Financial Times
alt
Xung đột đổ máu: Các nhà sư Tây Tạng bị thương trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nguồn: Daily Mail, ngày 21/4/2008


Ảnh của Ngoc Bui.

 



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link