Saturday, July 5, 2014

TIN NÓNG: HÀNG NGÀN DÂN OAN CÁC TỈNH BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI


TIN NÓNG: HÀNG NGÀN DÂN OAN CÁC TỈNH BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI

Đàn áp dã man nông dân Văn Giang, Hưng Yên để CƯỚP ĐẤT bởi Cộng sản


09h00: Sáng nay 1/7/2014 hàng ngàn dân oan Văn Giang, Dương Nội và dân oan khắp tỉnh thành trong cả nước kéo đến 35 Ngô Quyền, Lý Thái Tổ để biểu tình.
Sao ông Nguyễn Phú Trọng không ra đây mà tiếp xúc với dân nhỉ?!!!
Hình ảnh trực tiếp từ hiện trường:



Tin và ảnh: FB Lo De VN
http://xuandienhannom.blogspot.de/2014/07/tin-nong-hang-ngan-dan-oan-cac-tinh.html 


Trại dân oan

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-25

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
maclam10252013.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
dan-oan-11-305
Dân oan từ nhiều tỉnh thành trong một lần tập trung ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội đòi nhà nước giải quyết các bất công về đất đai, ảnh chụp trước đây.
File photo



Có những trại giam do chính quyền độc tài nghĩ ra để giam giữ tù nhân chính trị. Có những trại giam dùng để thủ tiêu người Do Thái trong chế độ Đức quốc xã, nhưng cũng có những nơi mà người cùng khổ vì bị bóc lột, áp bức đã tự tập trung kéo tới tá túc trong thời gian tranh đấu cho sự sống còn của họ trong một loại trại chưa từng có trong lịch sử loài người “Trại dân oan”.

Vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội từ nhiều năm nay đã trở thành quen thuộc với hàng ngàn dân oan từ khắp nơi trên đất nước đổ về tạm trú thân trong lúc mang đơn gõ cửa các cơ quan tiếp dân của chính phủ với niềm tin là sẽ được giải quyết những vấn đề mà địa phương áp bức. Các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Ninh Bình, Tuyên Quang… các tỉnh miền Trung và cao nguyên như Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Dak Nông, Đồng Nai, Bình Phước rồi miền Nam như Tiền Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…hầu như không còn chỗ nào mà người dân oan không biết tới Mai Xuân Thưởng, cái tên trở thành nhà, thành một loại trại dân oan không song sắt cho những mảnh đời oan khuất này.

Quốc hội họp: niềm hy vọng mỗi năm

Chính quyền biết rõ từng con người tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng vì  người tới và đi trong gần 15 năm qua cũng bấy nhiêu khuôn mặt. Có khi họ tập trung vài chục, lúc cao điểm tới gần trăm, nhất là vào những ngày khai mạc Quốc Hội số người về đây đông hơn hẳn. Niềm tin vào đại biểu Quốc hội sẽ chú ý tới họ khiến một số rất lớn bỏ hết công ăn việc làm để khăn gói về Hà Nội kêu oan nhưng kết quả nhiều năm qua cho thấy chưa một đại biểu quốc hội nào lên tiếng chính thức tại diễn đàn về sự có mặt không đúng lúc của những con người dân không ra dân, phạm nhân không ra phạm nhân, ăn mày hay công nhân vệ sinh cũng không phải nốt.
Cuộc sống ở đây quá vất vả, người ta thì khác nhưng mấy người dân oan này thì khổ dữ lắm không có gì để mà sống, ăn rau không. 

-Chị Hương
Họ không phải là dân vì nhiều người đã mất hộ khẩu, mất nhà cửa và mất cả đất đai. Họ không phạm bất cứ một tội gì để chính quyền xem họ là phạm nhân nhưng công an muốn săn đuổi, quát nạt hay cưỡng chế, đánh đập lúc nào cũng được. Họ không phải là công nhân vệ sinh nhưng người ta thấy không ít người thường xuyên nhặt nhạnh rác thải chung quanh vườn hoa để tạm sống trong khi ở quê nhà họ chưa bao giờ làm công việc này.

Họ đến Hà Nội, tự chấp nhận vào Trại dân oan vì không còn nơi nào khác họ có thể sống để theo đuổi việc khiếu kiện. Đất đai là nguyên nhân chính, trong đó có người đã theo đuổi gần hai mươi năm và cho biết họ sẽ theo tới chết. Chị Hương người An Giang cho biết:

“Cuộc sống ở đây quá vất vả, người ta thì khác nhưng mấy người dân oan này thì khổ dữ lắm không có gì để mà sống, ăn rau không chưa từng thấy. Dân oan này khổ quá rồi, sáng rau muống chiều rau muống!
Bởi vậy. Bây giờ cũng liều rồi. Bây giờ ai cũng khổ hết nằm vất vơ vất vưởng ngoài công viên. Nằm đó lang thang đó. Ăn uống thì rau muống chấm nước tương. Hùn nhau mua gạo về nấu. Tiền xe thì phải lo tiền đi tiền về.

Đất đai, tín ngưỡng

Căn cước của công dân Trại dân oan là những tờ giấy được dán lại thành khổ lớn trên ấy viết đủ thứ yêu cầu giải quyết đất đai bị trưng thu. Khi mệt họ bày những tấm giấy ấy bên vệ đường như đang bán hàng rong mà sản phẩm họ bày ra toàn những thứ đau lòng, rát ruột.
000_Hkg4836083-305
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark.

Ngoài đất đai, việc bị bạc đãi, sách nhiễu vì niềm tin tôn giáo cũng làm cho hàng trăm người dân tộc thiểu số của các tỉnh miền Bắc và Tây nguyên kéo về Trại dân oan để góp thêm vào đó những tiếng kêu cứu giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Trong vài ngày qua hơn 100 người H’Mông tập trung về đây. Anh Sự, Một dân oan từ Bắc Kạn cho biết:
“Tại vì chính quyền đến đàn áp bà con, đánh đập bà con tàn nhẫn quá. Không cho bà con đổi mới là theo phong tục mới không cho bà con chúng tôi có chỗ để ở nên bà con mới xuống đây kêu oan. Hiện tại thì có 108 người của bốn tỉnh về đây.”
Bà Lê Hiền Đức, người gần gũi với dân oan Tây nguyên kể:
“Dân oan ở tỉnh Dak nông hiện nay họ không còn tiền để đi ra nữa. Đất mất, tiền mất, nhà bị đốt. Người ta gọi là ba sạch: phá sạch, đốt sạch và những người nào ra ngăn cản thì bắt sạch! Bây giờ dân khổ quá rồi mà là dân tộc thiểu số M’ Nông.”

Chính quyền đối phó với Trại dân oan bằng nhiều cách. Bao vây bắt bớ nhưng do không thể kết tội nên khi được thả họ lại quay về trại. Rào chắn dày dặc chung quanh Mai Xuân Thưởng cũng không ngăn cản được những con người đã vào bước đường cùng: họ kéo nhau sang một trại dân oan khác có tên: vườn hoa Lý Tự Trọng.
Họ thường xuyên bị xua đuổi, nhất là những dịp lễ lạc. Nhiều nhất là bị bốc lên xe chở về quê nếu gần Hà Nội, nếu xa thì bị chở sang trại Đồng Dầu, Dục Tú, Đông Anh.

Trong khi tìm giải pháp mới để giải tán cư dân của Trại dân oan này, chính quyền đành phải chọn hạ sách: cắt nước. Giải pháp cắt nước không cho họ uống là cách chính quyền thực hiện hồi gần đây nhất, chị Ma Thị Hường, từ Cao Bằng cùng với 108 người bốn tỉnh phía Bắc khác cho biết:
“Em đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng thờ Đức Chúa Trời nhưng bọn em không có đạo bởi vì người ta cho là thay đổi như thế là không có nguồn gốc, làm như thế là phản động nên người ta không cho.
Về vườn hoa này được 7 ngày rồi ở đây ăn uống rất là khổ sở. Người ta thấy dân oan đi đông như vậy nên người ta còn cắt cả nước, không cho uống nước rất là khát nước. Thậm chí ngày hôm kia bà con nhịn nước cả ngày.”

Sống lang thang, chết âm thầm

Chúng tôi nói cho ngay nằm bờ nằm bụi, chị em hùn nhau chỉ có 10 ngàn cũng xong. Nấu cơm luộc rau chấm nước mắm hay nước tương. Cuộc sống tụi tôi rất là khổ.Tuy nhiên cũng được bà con ở Hà Nội người ta âm thầm giúp đỡ. 

-Trần Thị Ngọc Anh
Có sống thì có chết, trại tập trung nào trên khắp thế giới cũng thế. Cụ Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, cư ngụ tại thôn 6 xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khiếu kiện đất đai đã nhiều năm khi giành giật một tấm biểu ngữ với công an đã ngã ra chết. Bà là nhân khẩu bị gạch sổ đầu tiên của Trại dân oan Lý Tự Trọng.
Những ngày lễ tết thì sao? Khó thể tưởng tượng được rằng những con người khốn khổ này lại chấp nhận “ăn” Tết trong cảnh màn trời chiếu đất như vậy. Họ ngồi co ro trong giá rét của những ngày cuối đông trên chiếc ghế công viên nhìn dân Hà Nội ăn Tết. Hình ảnh của họ đã ám ảnh rất nhiều cư dân thủ đô và không ít người đã nhường cơm xẻ áo cho những người tù không có số này.

Dân oan, họ tội gì?
Họ chẳng khác mấy với tù nhân tuy nhiên người tù nào cũng được thăm nuôi trong khi đó công dân của Trại dân oan lại không có cái quyền này. Người tốt bụng Hà Nội phải đợi đến nửa đêm khi công an không còn quanh quẩn mới dám thăm nuôi những người mà họ không quen biết.

Chị Trần Thị Ngọc Anh, người dân oan có căn cước khiếu kiện gần hai mươi năm kể lại:

“Chúng tôi nói cho ngay nằm bờ nằm bụi, chị em hùn nhau chỉ có 10 ngàn cũng xong. Nấu cơm luộc rau chấm nước mắm hay nước tương. Cuộc sống tụi tôi rất là khổ.Tuy nhiên cũng được bà con ở Hà Nội người ta âm thầm giúp đỡ cho một gói mì tôm hay là âm thầm nửa đêm vì người ta không dám cho, tối 12 giờ người ta cho mỗi người một gói xôi, một cái bánh để sáng ăn lót dạ, từ chỗ đó tụi tôi lay lắt sống qua ngày.”
Không bị còng tay, không phòng giam và không người quản giáo, tuy nhiên họ không khác gì một tù nhân thứ thiệt vì ngồi trong công viên không biết đi đâu, nhìn ra bên ngoài chỉ để mơ ước nguyện vọng của mình được nhìn tới. Bao nhiêu năm kêu đòi công lý, ban đầu ước mơ được Thủ tướng xem xét: thất vọng, lại ước mơ đến Quốc hội, lại tiếp tục thất vọng. Mơ ước quay về quê với một lắng nghe tối thiểu không còn nữa trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của những con người khốn khổ này.
Rất nhiều người lặng lẽ ngồi bên lề đường nhìn những con người như mình sinh hoạt bình thường với gia đình mà không khỏi cay đắng khi tự hỏi: họ có tội gì với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

 

Phải làm sao để nông dân hiểu về dân chủ?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-01-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
01092014-danchu-anhvu.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_APH2002010775969-305.jpg
Nông dân chuẩn bị đất cho vụ lúa mới trên một cánh đồng ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, ngày 07 tháng 1 năm 2002.
AFP photo













Phần lớn nông dân và thành phần lao động chưa hiểu hay hiểu thấu đáo Dân chủ là gì và tác dụng của Dân chủ đối với cuộc sống của bản thân họ ra sao. Các nhà chính trị đối lập đã, đang và sẽ có các giải pháp gì để giúp người nông dân tiếp cận với các thông tin còn thiếu?

Nông dân không hiểu về dân chủ

Trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin được xem là loại tài nguyên quý báu hơn cả các loại khoáng sản và tài nguyên sẵn có khác. Một khi người dân được tiếp cận với thông tin và hiểu đúng về quyền của họ được pháp luật quy định, điều đó sẽ giúp cho họ có thể làm chủ vận mệnh của mình để xây dựng và lựa chọn cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ở Việt nam, các lực lượng nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị... là thành phần cử tri chiếm đa số. Trong môi trường chính trị dân chủ thì lực lượng này hết sức có ý nghĩa trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý. Song hiện nay rất nhiều nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không hiểu khái niệm Dân chủ là gì và tác dụng của Dân chủ đối với họ có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của bản thân họ?

Khi được hỏi dân chủ là gì và có điều kiện tiếp xúc với các thông tin về phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam hiện nay như thế nào? Chị Huỳnh thị Thanh, một nông dân ở tỉnh Bình phước cho biết do chỉ lo làm ăn nên chị không biết dân chủ là gì và chị không có điều kiện tiếp xúc với các thông tin đó. Trao đổi với chúng tôi chị Huỳnh thị Thanh nói:
Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì, nhất là trong khái niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có khái niệm trọn vẹn về dân chủ.
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn 
“Dạ chưa, em chưa được nghe bao giờ. Em thấy trật lấc, nói thì nói vậy thôi nhưng nó đâu có đúng. Người ta nói quyền dân chủ tự do nhưng tụi em bây giờ thấy mất quyền dữ lắm anh ạ. ”
Chính sách độc quyền và bóp méo thông tin của chính quyền Việt nam, là một trong những nguyên nhân khách quan đã hạn chế và khiến người nông dân có nhận thức sai lệch về vần đề dân chủ. Về chủ quan, do khó khăn trong cuộc sống đã buộc họ mải mê chăm chú làm ăn nên vấn đề dân chủ không phải là thiết yếu đối với họ.  Giải thích về lý do khiến cho người dân thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề dân chủ. Trao đổi với chúng tôi, từ Thanh hóa Mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết:

“Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì, nhất là trong khái niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có khái niệm trọn vẹn về dân chủ. Người dân chỉ được nghe các tuyên truyền một chiều từ các phương tiện truyền thông của nhà nước. Hơn nữa nhà nước còn thiết lập các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương để giáo dục tư tưởng theo định hướng của họ.”

Đánh giá chung hoạt động truyền bá thông tin của các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị trong thời gian qua, Linh mục Phan Văn Lợi từ Huế  nói rằng các kết quả ban đầu cho thấy ngoài các trang website, các đài phát thanh bằng tiếng Việt hiện nay trong nước vẫn có các bản báo in như tờ Tự do Ngôn luận của Khối 8406, báo in của Uỷ ban Bảo vệ người lao động và tờ Tổ quốc của một nhóm các nhà đấu tranh được bí mật lưu truyền. Ngoài ra còn có các nhà đấu tranh dân chủ đi sát với bà con nông dân, công nhân để vận động tuyên truyền cho người dân. Trao đổi với chúng tôi Linh mục Phan Văn Lợi nói:

“Cách thứ ba là một số tổ chức đã tặng những chiếc máy thu thanh cỡ nhỏ cho người dân để nghe các đài RFA, RFI, VOA. Và cách thức thứ tư là có một vài giáo xứ hay dòng tu ở Việt nam có những bảng thông tin rất lớn để cho các giáo dân đi lễ hàng ngày hay Chủ nhật có thể đọc được các thông tin một cách dễ dàng”

Chị Đỗ thị Ngọc ở La khê, Hà đông, Hà nội là một nông dân cho chúng tôi biết, chị hiểu quyền của người dân, song do chính quyền không tôn trọng luật pháp coi thường dân nên chị và bà con nông dân phải vất vả khiếu kiện để đòi quyền lợi của mình cho dù là vô vọng. Theo chị Ngọc chị có biết đến phong trào đấu tranh cho dân chủ do được tiếp cận với các thông tin trên mạng internet. Chị Đỗ thị Ngọc nói:
“Tôi vẫn nghe thấy nhiều, theo tôi dân chủ là người dân làm chủ một cách thực sự. Từ trước đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn lên internet, đài thì không có. Nhưng trên internet thì cũng khó lắm vì những trang mạng có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài rất là khó tiếp cập vì thường bị họ chặn.”

Giải pháp

Trước thực trạng người nông dân chưa có được một văn hóa đọc để thường xuyên tìm kiếm các thông tin về lĩnh vực này, và về phía chính quyền Việt nam ra sức ngăn chặn các thông tin kể cả việc sử dụng tin tặc để tấn công các trang thông tin. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Huân Trưởng ban điều hành của phong trào CĐVN nói về các biện pháp mà các tổ chức và cá nhân cần tiến hành trong thời gian tới. Từ Đan mạch ông Nguyễn Công Huân cho biết:

“Các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa thông tin và kiến thức đến cho người dân. Trước hết họ cần phải liên kết để tạo nên sức mạnh. Tôi thấy các tổ chức chính trị và các cá nhân có tấm lòng nhưng các hoạt động của họ nhỏ lẻ dễ bị bẻ gẫy mà không tạo nên những tiếng vang cần thiết. Chúng ta không nên trông chờ vào việc nhà nước nới lỏng tự do tìm kiếm hay truyền bá thông tin, mà các tổ chức XHDS cần phải chủ động thực hiện việc đấu tranh này.”
Các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa thông tin và kiến thức đến cho người dân. Trước hết họ cần phải liên kết để tạo nên sức mạnh.
- Nguyễn Công Huân

Thừa nhận rằng nhiều nông dân hiện nay, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà là đa số nông dân không hiểu khái niệm Dân chủ là gì và tác dụng của Dân chủ đối với cuộc sống của mình. Đề cập tới các giải pháp để tăng cường việc đưa thông tin đến cho người nông dân thông qua việc tận dụng phương tiện internet mà hiện nay có tới hơn 30 triệu người sử dụng. Luật sư Nguyễn Văn Đài nói về những giải pháp:
“Theo tôi có hai phương pháp, thứ nhất là chúng ta vẫn sử dụng các trang mạng xã hội để chuyển tải đến những đối tượng trẻ đang sử dụng mạng xã hội và internet. Và thông qua họ để chuyển tải các thông tin tới người thân của họ ở thành thị cũng như nông thôn. Thứ hai là các tổ chức chính trị, tổ chức XHDS phải tiếp cận trực tiếp đến với người dân để giải thích cho họ hiểu và vận động họ tham gia vào sự chuyển đổi của đất nước ”
Mọi cuộc cách mạng hay sự chuyển biến, biến đổi của xã hội đều phải dựa vào sức mạnh của tầng lớp nhân dân lao động. Đây là lực lượng chủ lực, chiếm đa số các thành phần trong xã hội và họ luôn là trung tâm điểm mà các thế lực chính trị phải hướng tới để xây dựng một nền tảng của sự ủng hộ cho mình. Điều quan trọng này không cho phép các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị bỏ quên.


"Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?

B. T. (Diễn Đàn) - Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến "danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa".

Công văn Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố

Công văn nay được gửi cho: một là, "Các Bộ Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch"; hai là, "Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Ninh; Hải Phòng; Quảng Nam; Đà Nẵng".

Đính kèm công văn (1 trang) này là "Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 - 17/4/2014)".


Dưới đây là toàn văn bản công văn : 

"Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).

"Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông."

"Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./."

Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 "công việc phải làm" (xem hình kèm theo)

 

Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai "công việc phải làm" số 1 và số 2:

"1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.

"2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam".

Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra: đây là công văn của "Bộ ngoại giao Việt Nam" hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông?

B. T.

 

 



Hình nh Tây Tng dưới ách thng tr ca Tàu Cng – trông người mà ngm đến ta:

Bauxite Vit Nam tuyn chn nh.

alt
La và khói trên mt con đường trong cuc ni dy Lhasa, Tây Tng, chp li t màn hình phát chương trình Truyn hình CCTV ca Nhà nước Tàu Cng ngày 14/3/2008. Ngun: REUTERS.




Quân đi Tàu Cng tun tra trên đường ph Lhasa ngày 15/3/2008, mt ngày sau khi cuc phn kháng Th đô Tây Tng chuyn sang bo lc. Ngun: Financial Times.




Ngày 14/3/ 2008: Cnh sát Tàu Cng trên xe chng bo lon mt con đường th đô Tây Tng sau khi n ra nhng cuc phn kháng bo lc. Ngun: The Guardian.


Cnh sát bán quân s đi tun trên mt con đường gn đn Jokhang Lhasa, Th đô Tây Tng, China Photo: AP. Ngun: The Telegraph, ngày 13/3/2009.


Lc lượng an ninh Tàu Cng Lhasa, Tây Tng, n np trong ngày phn kháng th năm. Biu ng phía trên ghi: “Tăng cường qun lý an ninh công cng, bo v n đnh chính tr”. Bc Kinh đang đi mt vi nhng cuc biu tình nghiêm trng nht Tây Tng k t nhng năm 1980.Ngun: The New York Times, ngày 15/3/2008 March.




Hơn 20 người Tây Tng đã t thiêu trong năm qua đ phn đi nhng n lc ca Tàu Cng mà h cho là nhm đàn áp tôn giáo, và văn hóa ca người Tây Tng. Ngun: VOA, ngày 5/11/2012.




nh mt người Tây Tng t thiêu. Thông báo treo gii thưởng ca Tàu Cng ch trích t thiêu rng: ‘Mt hành vi cc đoan chng li loài người, chng li xã hi’. Ngun: VOA, ngày 25/10/2012.




Nhiu người Tây Tng chn hình thc t thiêu đ phn đi chính sách đàn áp ca Bc Kinh – REUTERS /Jacky Chen. Ngun: RFI, ngày 14/04/2014.




Ngun: ABC RadioAustralia, ngày 21/11/2012.




Cnh sát Katmandu ngày 20/3/2008 bt gi các nhà sư Tây Tng khi h c đi ti văn phòng Liên Hip Quc đ đ đt Thnh nguyn thư chng li vic Tàu Cng đàn áp Tây Tng. Ngun:Financial Times.




Xung đt đ máu: Các nhà sư Tây Tng b thương trong các cuc biu tình chng Tàu Cng. Ngun: China starts campaign of 'patriotic education' in Tibet to turn people against Dalai Lama, ngày 21/4/2008.


__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link