Ăn Mừng July 4
Vi Anh
Lễ Độc lập của Hoa Kỳ nhằm ngày 4 tháng 7 mỗi năm, nên cũng có tên
Ngày July 4, là một ngày lễ liên bang kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký và ban
hành năm 1776, tách khỏi mẫu quốc Anh. Và thế giới thêm một quốc gia ở Tân Thế
Giới, chiếm gần một phần ba diện tích Địa Cầu, đất rộng người thưa, trở thành
đất hứa, ngôi nhà của người nhập cư của các nước, trái tim của những người dũng
cảm như quốc ca của Hoa Kỳ. Lễ này là lễ liên bang người Mỹ được nghỉ có lương,
ngày lễ thường dính với hai ngày nghỉ cuối tuần thường lệ nên có một thời gian
nghỉ cuối tuần dài, mặc sức hành lễ, ăn mừng, giải trí vui chơi.
Từ ngày Tuyên ngôn Độc Lập đến nay đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ bốn phương phẳng lặng, trừ vài năm Nội Chiến để rồi hai miền Nam Bắc và các tiểu bang hoà giải hoà hợp tạo nội lực dân tộc trong liên bang, sống trong xã hội đa sắc tộc, đa văn hoá nhưng trong một Hiệp chủng quốc Hoa kỳ (out of many one) trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới sau Thế Chiến 2, cho đến ngày nay là 238 năm.
Ngày Lễ Độc lập, July 4 là ngày nhân dân và chánh quyền Mỹ đón mừng và bày tỏ lòng yêu nước. Các đoàn thể diễn hành buổi sáng, đốt pháo bông buổi tối. Diễn văn ca ngợi, nhớ ơn tiền nhân, tử sĩ, viếng thăm di tích lịch sử. Gia đình, bà con đoàn tụ trong một cuối tuần dài được nghỉ lễ có lương. Đi du ngoạn, tổ chức bữa ăn ngoài trời, mùa hè mặc sức nốc bia lạnh mát cả ruột gan.
Ngày Lễ Độc Lâp 2007 cách nay 7 năm thời kinh tế Mỹ nhốm suy thoái, mà sưu khảo của BIGresearch, công ty nghiên cứu tiêu dùng có trụ sở tại bang Ohio thực hiện, cho biết, về người và cuộc lễ, có 88,5 % dân số Mỹ tham gia vào các lễ hội chào mừng ngày quốc khánh năm nay, cao hơn đôi chút so với tỷ lệ 87% năm 2006. Về chi dùng, người Mỹ xài trong ngay lễ thôi, cho pháo bông, cho tiệc tùng ngoài trời thường với rượu bia, hamburger và xúc xích, thịt nướng, bánh mì – sơ sơ là 2,5 tỷ USD, tức hai ngàn năm trăm triệu Đô la. Đó là chưa nói tiền xăng nhớt, mua sấm quà cáp, v.v... Đó cũng chưa nói tiền mua vé xem những buổi đấu bóng và hòa nhạc.
Ngày Lễ Độc Lập là ngày rộ màu cờ sắc áo của Mỹ. Từ tấm thiệp, đến cái áo, khăn choàn, mũ lưỡi trai đến quốc kỳ đều phất phới ba màu đỏ, trắng và xanh dương, là màu cờ của nước Mỹ.
Ngày Lễ Độc Lập là ngày thi đua ăn hot dog. Món hot dog là món ban AVT nhạc vui tân cổ giao duyên của người Việt đem theo trên đường tỵ nạn CS, ví von theo nghĩa đen của tiếng Anh ESL gọi là món “thịt chó nóng” mà Ban AVT đã mô tả món “mộc tồn” khi ở nước nhà làm cho người cán sự Mỹ gốc Việt nghe vi chức phận ở Mỹ nói lớn đính chính bên Mỹ thương, không ăn chó mèo. Nhưng AVT mô tả mấy món thịt cầy truyền thống của VN, anh cán sự phải động lòng quê, nói nhỏ có khi nào làm, nhớ gọi cho “xài” một bữa cho đã thèm.
Món hot dog hiểu theo nghĩa bóng của Mỹ này người Mỹ khoái đến mức ở nhiều nơi các đoàn thể Mỹ tổ chức cuộc ăn đua, như ở bờ biển nghỉ mát ở Coney Island thuộc thành phố New York vào July 4. Nhớ vô địch thế giới nam lúc bấy giờ là Joey Chestnut đã thắng trong 5 năm liền, ăn hết 62 cái hot dog trong 10 phút; nữ cũng không vừa là Sonya Thomas, ăn hết 40 cái.
Ngày Lễ Độc Lập sẽ thiếu nếu không nói là ngày long trọng nhớ ơn những người có công với đất nước. Nên người Mỹ thích đeo huy chương chiến công đầy ngực. Đến nỗi có người quyền cao chức trọng cũng mê phải đeo huy chương giả. Khiến gần đây một số nhân vật bị tố giác và lật tẩy, thân bại danh liệt. Cựu Đại uý Larry Bailey thuộc Toán Seal đã từng đột kích giết trùm khủng bố Bin Laden, đã truy tầm và đưa ra anh sáng một số nhân vật vói huy chương chiến công hay công vụ giả.
Từ ngày Tuyên ngôn Độc Lập đến nay đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ bốn phương phẳng lặng, trừ vài năm Nội Chiến để rồi hai miền Nam Bắc và các tiểu bang hoà giải hoà hợp tạo nội lực dân tộc trong liên bang, sống trong xã hội đa sắc tộc, đa văn hoá nhưng trong một Hiệp chủng quốc Hoa kỳ (out of many one) trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới sau Thế Chiến 2, cho đến ngày nay là 238 năm.
Ngày Lễ Độc lập, July 4 là ngày nhân dân và chánh quyền Mỹ đón mừng và bày tỏ lòng yêu nước. Các đoàn thể diễn hành buổi sáng, đốt pháo bông buổi tối. Diễn văn ca ngợi, nhớ ơn tiền nhân, tử sĩ, viếng thăm di tích lịch sử. Gia đình, bà con đoàn tụ trong một cuối tuần dài được nghỉ lễ có lương. Đi du ngoạn, tổ chức bữa ăn ngoài trời, mùa hè mặc sức nốc bia lạnh mát cả ruột gan.
Ngày Lễ Độc Lâp 2007 cách nay 7 năm thời kinh tế Mỹ nhốm suy thoái, mà sưu khảo của BIGresearch, công ty nghiên cứu tiêu dùng có trụ sở tại bang Ohio thực hiện, cho biết, về người và cuộc lễ, có 88,5 % dân số Mỹ tham gia vào các lễ hội chào mừng ngày quốc khánh năm nay, cao hơn đôi chút so với tỷ lệ 87% năm 2006. Về chi dùng, người Mỹ xài trong ngay lễ thôi, cho pháo bông, cho tiệc tùng ngoài trời thường với rượu bia, hamburger và xúc xích, thịt nướng, bánh mì – sơ sơ là 2,5 tỷ USD, tức hai ngàn năm trăm triệu Đô la. Đó là chưa nói tiền xăng nhớt, mua sấm quà cáp, v.v... Đó cũng chưa nói tiền mua vé xem những buổi đấu bóng và hòa nhạc.
Ngày Lễ Độc Lập là ngày rộ màu cờ sắc áo của Mỹ. Từ tấm thiệp, đến cái áo, khăn choàn, mũ lưỡi trai đến quốc kỳ đều phất phới ba màu đỏ, trắng và xanh dương, là màu cờ của nước Mỹ.
Ngày Lễ Độc Lập là ngày thi đua ăn hot dog. Món hot dog là món ban AVT nhạc vui tân cổ giao duyên của người Việt đem theo trên đường tỵ nạn CS, ví von theo nghĩa đen của tiếng Anh ESL gọi là món “thịt chó nóng” mà Ban AVT đã mô tả món “mộc tồn” khi ở nước nhà làm cho người cán sự Mỹ gốc Việt nghe vi chức phận ở Mỹ nói lớn đính chính bên Mỹ thương, không ăn chó mèo. Nhưng AVT mô tả mấy món thịt cầy truyền thống của VN, anh cán sự phải động lòng quê, nói nhỏ có khi nào làm, nhớ gọi cho “xài” một bữa cho đã thèm.
Món hot dog hiểu theo nghĩa bóng của Mỹ này người Mỹ khoái đến mức ở nhiều nơi các đoàn thể Mỹ tổ chức cuộc ăn đua, như ở bờ biển nghỉ mát ở Coney Island thuộc thành phố New York vào July 4. Nhớ vô địch thế giới nam lúc bấy giờ là Joey Chestnut đã thắng trong 5 năm liền, ăn hết 62 cái hot dog trong 10 phút; nữ cũng không vừa là Sonya Thomas, ăn hết 40 cái.
Ngày Lễ Độc Lập sẽ thiếu nếu không nói là ngày long trọng nhớ ơn những người có công với đất nước. Nên người Mỹ thích đeo huy chương chiến công đầy ngực. Đến nỗi có người quyền cao chức trọng cũng mê phải đeo huy chương giả. Khiến gần đây một số nhân vật bị tố giác và lật tẩy, thân bại danh liệt. Cựu Đại uý Larry Bailey thuộc Toán Seal đã từng đột kích giết trùm khủng bố Bin Laden, đã truy tầm và đưa ra anh sáng một số nhân vật vói huy chương chiến công hay công vụ giả.
Tin VOA, phóng sự của Ted Landphair phát ngày 30.06.2011 “chẳng hạn, ông
Bailey tố giác Joseph Ellis, một sử gia từng được giải Putlitzer, đã đánh bóng
lý lịch của mình khi tuyên bố là đã phục vụ chiến tranh Việt Nam trong tư cách
là một trung đội trưởng tác chiến. Sự thật, trong thời gian mà ông đã nổ là ông
làm trung đội trưởng tác chiến, ông ta đang dạy môn sử tại Học Viện Quân Sự
West Point. Cách đây ít năm, tại Los Angeles, bang California, ông Patrick
Couwenberg, thẩm phán tòa thượng thẩm phải rời bục xử sau khi giả danh là một
cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, thi hành các công tác bí mật cho CIA
tại Lào.
Theo ông Bailey, người ta thường bịa ra những câu chuyện về hành động
dũng cảm của mình để lòe các bà, để tô điểm cho bản lý lịch khi đi xin việc,
hoặc giả họ cho rằng điều đó sẽ gợi hứng cho các người trẻ, thí dụ như hướng
đạo sinh hoặc lính mới tuyển mộ. Ông nói có nhiều người đã nhập vai và sống với
sự giả tạo mà họ bịa ra lâu đến độ họ đã qua mặt cả máy dò nói dối, khi trả lời
các câu hỏi liên quan đến những chuyện mà họ đã tưởng tượng ra.”
Cái bịnh này người Việt tỵ nạn sang Mỹ đi xe Mỹ, ở nhà Mỹ, uống bia Mỹ cũng có người mắc. Bà con cô bác VN khi trà dư, tữu hậu thường cười ra nước mắt, nói có người khi xưa là “trung sĩ y tá, qua Mỹ nổ thành “trung tá y sĩ”. Hay khi ở VN xếp hàng mua gạo thời CS bao cấp, thì luồng lọt lên trước nhưng qua Mỹ thì “không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải VN” để chứng tỏ mình là quan trọng, đi vô khi hội trường đông người để nhiều người chào đón, chiêm ngưỡng.
Cái bịnh này người Việt tỵ nạn sang Mỹ đi xe Mỹ, ở nhà Mỹ, uống bia Mỹ cũng có người mắc. Bà con cô bác VN khi trà dư, tữu hậu thường cười ra nước mắt, nói có người khi xưa là “trung sĩ y tá, qua Mỹ nổ thành “trung tá y sĩ”. Hay khi ở VN xếp hàng mua gạo thời CS bao cấp, thì luồng lọt lên trước nhưng qua Mỹ thì “không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải VN” để chứng tỏ mình là quan trọng, đi vô khi hội trường đông người để nhiều người chào đón, chiêm ngưỡng.
Hoặc khi ở VN, ăn độn nhưng không đủ no, qua Mỹ lãnh tiền trợ cấp SSI
bảy tám trăm đô la, bịnh hoạn Medi Medi nhà nước lo, tiền thầy tiền thuốc khỏi
tốn một cent, mà ra quán cà phê, cứ chưởi thề bảo Mỹ đem con bỏ chợ làm như hồi
thời ở VN là một “đại gia” không bằng.
Ngày Lễ Độc Lập là ngày không ít người Mỹ thầm lặng dùng những ngày nghỉ lễ cuối tuần để niệm về lịch sử và suy tưởng tiến bộ của nước Mỹ so với các nước đặc biệt là nước nhà mình. Nhứt là những người Mỹ gốc Việt so sánh Mỹ với VN. Xét cho cùng ký lý thì dân chủ, tự do là điều kiện tiên quyết, diều kiện căn bản, điều kiện cần và đủ cho sự phát triển một đất nước, một dân tộc làm cho dân giàu nước mạnh bền vững.
Ngày Lễ Độc Lập là ngày không ít người Mỹ thầm lặng dùng những ngày nghỉ lễ cuối tuần để niệm về lịch sử và suy tưởng tiến bộ của nước Mỹ so với các nước đặc biệt là nước nhà mình. Nhứt là những người Mỹ gốc Việt so sánh Mỹ với VN. Xét cho cùng ký lý thì dân chủ, tự do là điều kiện tiên quyết, diều kiện căn bản, điều kiện cần và đủ cho sự phát triển một đất nước, một dân tộc làm cho dân giàu nước mạnh bền vững.
Có tự do, dân chủ thì mới có bầu cử ra được một
chánh quyền của dân, do dân, vì dân. Có tự do, dân chủ thì mới tạo được nội lực
dân tộc, để phát huy kinh tế, chánh tri, văn hoá xã hội. Có tự do dân chủ thì
mới có tư do ngôn luận, tư do phát biểu, giám sát, khuyến cào chánh quyền và thể
hiện nguyện vọng của dân chúng./.(Vi Anh)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment