Tuesday, July 1, 2014

Tả tơi trong anh dũng.


Tả tơi trong anh dũng.

Cánh cò
Add caption

Gần hai tháng kể từ ngày Trung Quốc cắm chiếc răng nanh mang tên HD 981 xuống da thịt Việt Nam, hàng loạt chuyện lớn nhỏ đã xảy ra và người dân như những con vụ, xoay lòng vòng trên đất liền trong khi biển thì xa và muốn biết nó một cách cụ thể người dân không còn cách nào khác là đọc báo, nghe đài những phương tiện duy nhất trong lúc dầu thì sôi mà biển thì ầm ầm dậy sóng.
 
Những thông tin được dàn trải không ít thì nhiều báo động một điều đang lừng lững tới: Trung Quốc xác định dã tâm lấn chiếm Biển Đông bằng vũ lực, trong đó các loại tàu bán quân sự được tung ra uy hiếp, khống chế thuyền bè của ngư dân, rượt đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam, đâm tàu kiểm ngư tơi tả và vẫn tiếp tục chiếm đóng vùng biển một cách ngang ngược như trên cả thế giới này chỉ có một mình Trung Quốc là bá chủ.
 
Trong khi đó chính phủ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn ngồi chờ đợi một điều gì đó có thể cứu vãn tình trạng tiến thối lưỡng nan của cả một hệ thống.

Chờ đợi vì không ai dám bước ra khỏi vành đai của sự lệ thuộc chính trị trong nhiều năm, tẩy sạch mọi phản ứng, tư duy của một đất nước độc lập. Người dân một lần nữa thấy thêm những sự chờ đợi có thể được xem là bất chính ấy của người cầm quyền và miên man tự hỏi: họ chờ đợi điều gì khi giặc đã vào nhà?
 
Một công văn được cho là thật đang lưu hành trên mạng của tỉnh Quảng Đông gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 2014, tức 18 ngày sau sự biến giàn khoan. Công văn bàn giao những hạng mục mà Việt Nam phải làm do Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa ấn ký trong đó có hai việc đáng chú ý được nhắc nhở đầu tiên trong công văn:
 
"1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.
 

"2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam".
 
Những cái tên được nhắc tới trong công văn cho thấy mức lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc đã sâu và hiển nhiên tới độ người dân có thể dựa vào đó làm câu trả lời cho các vụ đàn áp biểu tình chống Trung Quốc từ trước tới nay. Công văn cũng cho thấy Trung Quốc đã huấn luyện cho đảng viên đảng cộng sản Việt Nam như thế nào để trả lời câu hỏi vì sao họ im lặng.
 
Việt Nam vốn ca tụng truyền thống tôn sư trọng đạo, vì vậy thật khó cho giải pháp "phản thầy" nếu muốn cứu nước.
 
Nhưng không lẽ lại im lặng mãi thì dân nó loạn, vẫn còn rất nhiều bầu máu nóng trong dân chúng, cách ngăn ngừa tốt nhất là tuyến bố. Tuyên bố càng mạnh thì lòng căm thù bực tức của người dân sẽ được vuốt ve, vậy là Thủ tướng được phân công cho "nhiệm vụ" lên tiếng.
 
Thủ tướng chỉ nói mấy chữ "hữu nghị viển vông" mà cả nước như phát cuồng. Có người quả quyết để nói lên được bốn chữ này Thủ tướng đã rất anh dũng, anh dũng vì thừa nhận chế độ đã theo đuổi những điều viển vông bao nhiêu năm trời. Có người hỏi lại: liệu sự anh dũng này là có thật, chấp nhận "tả tơi", hay chỉ là giai đoạn của một kịch bản công phu được nhiều người cùng nhau dàn dựng?
 
Báo chí thi nhau giật tít trang nhất về sức mạnh ngôn ngữ của ông, trong khi truyền thông nước ngoài mặc dù dè dặt hơn vẫn đánh giá cao sự thay đổi hướng đi của cả một con tàu nhằm tránh dông gió đang kéo vào có nguy cơ làm sụp cả chế độ.
 
Con tàu ấy có vẻ đang rất nặng nể chuyển hướng nhưng mỗi ngày trôi qua lại có dấu hiệu cho thấy là nó đang chuyển hướng chệch với nguyện vọng toàn dân. Cái hướng của nó thay vì đi ngược lại với mục tiêu Chủ nghĩa Xã Hội, con tàu vẫn ngoan cố né sang bên tìm cách lấn tới phía trước vì nỗi ám ảnh mất chủ nghĩa xã hội là mất tất cả.
 
Cái chệch hướng ấy được Quốc Hội khẳng định: "thời điểm này chưa đủ nóng để ra nghị quyết".
 
Cái chệch hướng ấy là "tuy tàu Kiểm ngư của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm tan nát, cũng anh dũng trở về". Báo chí dùng hai từ anh dũng không có gì sai, nhưng cái sai của 500 con người an nhiên ngồi giữa Ba Đình phán lời phản phúc đối với sự hy sinh anh dũng của những thủy thủ, thuyền viên mới đáng để lên án. Không yêu chủ nghĩa xã hội đến mù mắt thì 500 đại biểu nhân dân ấy sẽ không nói lên những lời như thế.
 
Sáng ngày 30 tháng Sáu, báo chí lại phấn khởi loan tin tàu kiểm ngư KN 781 hiện đại nhất do Việt Nam đóng đã hạ thủy và sẽ có mặt làm công tác thực thi pháp luật. Cái tin làm nhiều người băn khoăn: một chiếc tàu, hay hai chục chiếc như thế cũng sẽ không là gì đối với lực lượng tàu thuyền của Trung Quốc. Không lẽ hết đợt này đến đợt khác Việt Nam cứ mãi làm những con thiêu thân để mà được tiếng anh dũng?
 
Anh dũng như vậy có đáng xấu hổ không hỡi các vị đang bám bờ bám ghế?
Cũng sáng 30 tháng Sáu, tại TP.Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Trung tâm An điều dưỡng dành cho bộ đội tàu ngầm.
 
Thật là trớ trêu, từ khi xảy ra sự cố giàn khoan chưa thấy một hoạt động nào có ý nghĩa của binh chủng này nhưng sau hai tháng, chưa chiến đấu đã muốn "an nghỉ, điều dưỡng" thì không biết Quân Đội Nhân dân Việt Nam anh hùng ở chỗ nào?
 
Hình như để trả lời câu hỏi này, sáng ngày 30 tháng Sáu, Thủ tướng chủ trì phiên họp trực tuyến với 64 tỉnh thành bàn giải pháp Biển Đông. Người dân hồi hộp đón nghe những lời lẽ ít nhất phải mạnh mẽ, anh dũng, nếu sự đanh thép bị cấm đoán, thì lại thất vọng khi ông lập lại câu tuyên bố cũ rích rằng: "nhiệm vụ đặt ra là vừa phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, vừa bằng mọi giải pháp phù hợp để gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước."
 
Con tàu Việt Nam vậy là đã có hướng đi, quẹo trái, tránh phải, lùi một, tiến ba rốt cuộc gì cũng phải thực hiện bằng được mục tiêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Khi đã tới được nơi muốn tới thì dân tộc sẽ quang vinh, đảng sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, là niềm tự hào khôn nguôi của dân tộc.


Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.
30.06.2014
Gần hai tháng nay, không có ai ít nhiều quan tâm đến Việt Nam mà không tự hỏi: Việt Nam đối phó với hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như thế nào? Về phía Trung Quốc, hầu như mọi người đều biết họ muốn gì. Và thật ra thì họ cũng không hề giấu giếm ý đồ của họ: Chiếm toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa, dĩ nhiên!) Còn phía Việt Nam? Không ai biết gì cả. Tất cả các nhà lãnh đạo đều im lặng, hoặc nếu mở miệng thì chỉ nói những điều chung chung, vô thưởng vô phạt, ra vẻ đầy quyết tâm nhưng lại không chỉ ra, hoặc gợi lên, một chiến thuật nào cả.
Trở lại với câu hỏi trên, Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào?
Có hai cách trả lời: tiêu cực và tích cực.
Tiêu cực, như những gì chúng ta thường thấy nhan nhản trên các mạng lưới xã hội, từ blog đến facebook, nhiều người cho rằng Ciệt Nam đã bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc rồi; hoặc nếu không phải bán đứng thì cũng, ít nhất, một số khá đông ủy viên trong Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng chủ trương nhượng bộ, để Trung Quốc tha hồ làm chủ trên Biển Đông. Theo cách nhìn này thì những lời phát biểu này nọ hoặc việc đưa tàu hải giám hay tàu đánh cá ra chạy lòng vòng giàn khoan HD-981 chỉ là một vở kịch nhằm đánh lừa dân chúng để không ai quá phẫn nộ có thể đổ xuống đường biểu tình chống lại họ. Nói cách khác, theo cách nhìn này, “mặt trận” chính mà chính quyền Việt Nam muốn đối phó không phải là Trung Quốc mà chính là dân chúng Việt Nam.
Khả năng trên không phải không có. Có nhiều bằng chứng: Một, từ lịch sử, họ đã từng làm vậy qua công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958; hai, qua cách họ hành xử với Trung Quốc kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990; ba, qua sự lúng túng của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Không thể nói sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến Biển Đông là bất ngờ được. Làm chính trị, không thể không biết trước những việc đơn giản như vậy. Không biết là ngu. Nhưng nếu biết trước mà không chuẩn bị gì cả, thậm chí, không thống nhất được ý kiến trong một nhúm 14 người trong Bộ Chính trị là sao?
Nhưng thôi, ở đây, tôi xin nhìn vấn đề theo hướng tích cực, là, chính quyền Việt Nam, một, thực tâm muốn chống lại Trung Quốc; hai, đang toan tính một chiến thuật gì đó để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Nếu vậy, chiến thuật của họ là gì?
Theo tôi, có hai chiến thuật chính: Câu giờ và bêu xấu Trung Quốc.
Họ ra lệnh cho các tài hải giám, hải ngư và tàu đánh cá tư nhân Việt Nam ra chạy lòng vòng chung quanh giàn khoan HD-981 nhưng không đối đầu để tránh leo thang xung đột. Họ chạy lòng vòng như vậy để chứng tỏ với dân chúng trong nước là họ cương quyết bảo vệ lãnh hải Việt Nam nhưng đồng thời cũng để tàu Trung Quốc húc vài chiếc chìm để… quay phim.
Vâng, để quay phim. Mới đây, trên các cơ quan truyền thông Tây phương đã xuất hiện một số hình ảnh tàu Trung Quốc xịt nước vào tàu Việt Nam, đâm sầm vào một số tàu Việt Nam, làm hư hại nhiều tàu đánh cá Việt Nam… Những bức ảnh và những thước phim ấy đều do phóng viên ngoại quốc thực hiện. Việc mời gọi phóng viên chụp ảnh và quay phim để công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế như vậy có hai mục đích: Một, để cả thế giới thấy sự xâm lược hung hãn và tàn bạo của Trung Quốc, từ đó, càng thêm ghét và sợ Trung Quốc. Hai, để thế giới thấy Việt Nam, tuy nhỏ và yếu, nhưng vẫn nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc làm bá chủ trên Biển Đông. Vì ghét và sợ Trung Quốc nên càng cảm thấy có nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Vì thấy Việt Nam có quyết tâm nhưng yếu ớt nên càng cảm thấy có nhu cầu ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nhớ, sau năm 1975, khi Khmer Đỏ quấy nhiễu ở biên giới phía Tây, Việt Nam cũng thực hiện chiến thuật ấy. Trong suốt mấy năm, từ cuối năm 1975 đến năm 1978, Khmer Đỏ nhiều lần xua quân tràn qua biên giới bắn giết đồng bào Việt Nam, chính quyền chỉ la làng chứ không có phản ứng gì quyết liệt cả. Nếu lúc ấy, chính quyền quyết định phản công, họ có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng họ không làm. Chủ yếu để chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân, và khi họ tràn quân sang chiếm Campuchia, thế giới cũng dễ dàng thông cảm: Đó chỉ là một phản ứng tự vệ. Một việc chẳng đặng đừng.
Lần ấy, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tuyên truyền của mình cho nên khi Việt Nam chiếm Campuchia, các nước Tây phương vẫn đồng loạt kết tội là Việt Nam xâm lược và càng gia tăng mức độ cấm vận đối với Việt Nam. Tôi nhớ, trong một bài viết sau chuyến thăm Việt Nam năm 1980, khi nhắc đến phong trào vượt biên, Gabriel García Márquez cũng cho Việt Nam hoàn toàn thất bại trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại.
Lần này, Việt Nam có nhiều lợi điểm hơn. Thứ nhất, hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều người ghét Trung Quốc và cũng sợ sự phát triển của Trung Quốc. Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Hơn nữa, kẻ thù của Trung Quốc cũng rất nhiều. Ngoài Việt Nam, ít nhất Nhật Bản và Philippines cũng là đối tượng để Trung Quốc giành giật và uy hiếp. Thứ hai, Việt Nam hiện nay, tuy bị phê phán nhiều nhưng quan hệ với các nước trên thế giới tương đối tốt đẹp. Mọi người đều thấy Việt Nam chỉ nguy hiểm đối với chính đồng bào của họ nhưng không hề nguy hiểm đối với bất cứ một nước nào khác. Với hai lý do này, việc Việt Nam thành công trong nỗ lực tuyên truyền của họ không có gì khó hiểu.
Nhưng đó chỉ là một thành công nhỏ. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc hiện nay rất phức tạp, bao gồm nhiều bình diện khác nhau: tuyên truyền, pháp lý, ngoại giao và, ở trường hợp xấu nhất, ít người mong muốn nhất, quân sự. Việc đóng vai trò nạn nhân để tranh thủ sự đồng tình của thế giới chỉ thuộc bình diện tuyên truyền. Giả dụ chiến dịch tuyên truyền ấy thành công thì, sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam sẽ làm gì nữa?
Ở đây có hai vấn đề:
Thứ nhất, nên lưu ý là Việt Nam không có nhiều thì giờ để làm một cái gì đó. Đến giữa tháng 8, khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về nước theo kế hoạch dự trù một cách yên ổn, họ đã thành công trong việc chứng tỏ với thế giới là Biển Đông thuộc về họ, nơi họ muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Việc bất động của Việt Nam  cũng được xem là một sự xác nhận điều đó: Họ không hề phản đối.
Thứ hai, việc tranh thủ sự đồng cảm của thế giới chỉ là bước đầu và không hứa hẹn bất cứ một sự hậu thuẫn nào cả. Xin lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và tàn bạo của Putin.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link