Trung
quốc phát hành bản đồ quốc gia với "vùng lưỡi bò" ở biển Đông
Giải mã thông điệp ươn hèn của Nguyễn Tấn Dũng
tại Shangri-La 2013
RFA-25-06-2014
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Bản đồ khu vực biển Đông với các phần lãnh hải của các quốc gia
đang tranh chấp
Files photos
Trung quốc vừa phát
hành một bản đồ quốc gia mới bao gồm vùng biển chín đoạn, hay còn gọi là đường
lưỡi bò trên biển Đông.
Trước đây phần biển trong đường lưỡi bò được in trong một ô
riêng trên bản đồ, có tính cách phụ chú. Với bản đồ mới này vùng biển mà Trung
quốc cho là của mình sẽ được vẽ liên tục với phần chính của bản đồ.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung quốc
nói rằng việc vẽ bản đồ mới như thế là chuyện bình thường, chủ quyền của Trung
quốc trên các hòn đảo ở biển Đông là rất rõ ràng.
Vùng biển mà Trung quốc nói là của họ bao gồm đến 90% diện tích
biển Đông, lấn sát vào bờ biển các quốc gia láng giềng là Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Brunei.
Hiện chưa thấy bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng về bản đồ mới
này. Chỉ có tờ báo mạng Dân trí trích nguồn từ cổng thông tin điện tử của chính
phủ Việt nam, lên tiếng chỉ trích việc xuất bản bản đồ này của Trung quốc là
nằm trong một chiến lược mới mà báo này gọi là đánh võ mồm.
Thủ Tướng VN lên án TQ,
yêu cầu chính phủ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Tin liên hệ
Ðường dẫn
30.06.2014
Ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra phát biểu này vào lúc khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 6 hôm thứ Hai.
Theo báo chí Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Bắc Kinh đã “bất chấp đạo lý, pháp lý, và quan hệ hữu nghị Việt-Trung” cho hạ đặt giàn khoan trái phép để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đây là phát biểu mạnh mẽ mới nhất của nhà lãnh đạo Việt Nam về
các vụ xung đột liên quan tới tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông Nguyễn
Tấn Dũng nói hành động của Trung Quốc từ đầu tháng 5 tới nay “không những
xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, mà còn đe
dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực.”
Ông Dũng yêu cầu chính phủ ra sức bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
bằng các giải pháp phù hợp với luật quốc tế song song với các giải pháp thích
nghi nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh hầu có thể xây dựng và phát
triển đất nước.
Hội Nhà Báo Việt Nam hôm qua ra thông cáo, yêu cầu Trung Quốc
ngưng mọi hành vi vũ lực và rút giàn khoan cùng các tàu hộ tống và máy bay bảo
vệ ra khỏi các vùng biển Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Kiểm Ngư Việt Nam. Trung Quốc hôm qua triển
khai từ 116 tới 122 tàu vào các vùng biển Việt Nam để bảo vệ giàn khoan Hải
Dương 981 mà nước này đã hạ đặt tại đây từ đầu tháng Năm, Tờ Tuổi Trẻ tường
trình rằng so với hôm thứ Bảy, có thêm 8 tàu mới của Trung Quốc tiến vào vùng
biển Việt Nam.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết tàu Việt Nam vẫn tiếp tục tới gần
giàn khoan để đòi Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc
quyền kinh tế Việt Nam.
Và bất chấp các hành động đe dọa của Trung Quốc, các tàu cá Việt
Nam vẫn tiếp tục đánh bắt cá ở các vùng biển truyền thống, cách giàn khoan
khoảng hơn 40 hải lý.
Trả lời câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột tranh
giành chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông, liệu có dẫn
tới bất ổn xã hội, Giáo sư Thayer nói sự phẫn nộ trong công chúng, đặc biệt
trong giới trí thức và ngay cả một số lãnh đạo cấp cao đã lên rất cao.
Giáo sư Thayer: “Theo tôi thì cái hố ngăn cách đã xuất hiện trong
xã hội Việt Nam với sự lên tiếng của giới trí thức, liệu nó có dẫn tới bất ổn
hay không, điều đó tùy thuộc vào chế độ sẽ tiến xa tới mức nào trong việc đàn
áp những thành phần mà chúng ta phải gọi là những người yêu nước theo chủ nghĩa
dân tộc.”
Tờ The Wall Street Journal hôm nay trích lời một bộ trưởng cao
cấp của Australia nói việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển
Đông, gây quan ngại về an ninh khu vực, đã đẩy các nước láng giềng của Trung
Quốc ở Á Châu gần tới giải pháp liên minh với Hoa Kỳ.
Trong một nhận định mà tờ báo này nói là bộc trực nhất tính cho
tới nay về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Nội các Úc Malcolm Turnbull, cánh tay
phải của Thủ Tướng Tony Abbott, nói những xung đột giữa Trung Quốc với Việt Nam
và Philippines “không có lợi ích gì” trong việc củng cố sự tin tưởng vào an
ninh khu vực.
Ông Turnbull, Bộ trưởng Thông Tin Australia, cho rằng với chính
sách mà Trung Quốc đang theo đuổi ở Biển Đông sẽ phản tác dụng, và chưa gì đã
dẫn tới hậu quả là các nước láng giềng đang bị đẩy lại gần với Mỹ hơn.
Lên nắm quyền đã 9 tháng nay, chính phủ của Thủ Tướng Australia
Tony Abbott, đang hoàn tất thương thuyết để đạt một hiệp định thương mại tự do,
trong khi cùng lúc, củng cố liên minh với Mỹ trong một chương trình hiện đại
hóa vũ khí trị giá hàng tỉ đôla khiến năm ngoái, Úc trở thành nước
lớn thứ 7 trên thế giới mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Chống buôn người: Việt Nam chưa đáp ứng những tiêu chuẩn tối
thiểu
Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công
bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2
( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu
chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua
bán người. »
Hãng tin AFP ngày 26/06 vừa qua đã có một bài nói về nạn buôn
phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để làm vợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc
gia mà chính sách một con đã dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu một cách
trầm trọng, khiến nhiều đàn ông không kiếm được vợ. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam
vẫn tiếp tục là nạn nhân của những đường dây buôn người, nhắm vào những cộng
đồng dân cư nghèo ở các tỉnh miền núi giáp biên giới Việt Trung.
AFP nêu trường hợp của một cô gái 16 tuổi, với tên được đổi là
Kiab để giấu danh tính của cô. Kiab đã bị chính người anh ruột lừa bán làm vợ
cho một người Trung Quốc. Sau khi sống một tháng trong « gia đình chồng », Kiab
đã trốn thoát được. Cảnh sát Trung Quốc đã gởi trả Kiab về Việt Nam và hiện nay
cô sống cùng với khoảng 10 phụ nữ khác trong một trại ở Lào Cai, do Nhà nước
lập ra cho những nạn nhân của các đường dây buôn phụ nữ.
Theo số liệu thống kê của chính quyền Việt Nam, trong năm 2013
đã có gần 1000 phụ nữ là nạn nhân của các đường dây này, trong đó 70% là đưa
sang Trung Quốc. Theo lời ông Michael Brosowski, thuộc tổ chức Blue Dragon
Children ( đã giải cứu 71 phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2007 ), các phụ nữ này bị
bán với giá có thể lên tới 5000 đôla để làm vợ hoặc bán vào các ổ mãi dâm.
Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công
bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2
( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu
chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua
bán người. »
Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng Việt Nam là quốc
gia xuất phát của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích
tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động trong nước và nước ngoài. Việt Nam là
quốc gia có nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua
con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư
nhân và cổ phần.
Sau đó, một số người đã bị cưỡng ép lao động trong các ngành xây
dựng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ, chế tạo, và
một số ngành khác, chủ yếu tại Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Nhật Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung
Quốc, Thái Lan, Cambốt, Indonesia, Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển,
Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Ba Lan, Ukraina, Libya, Ả Rập Xêút,
Jordani và một số quốc gia khác ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.
Cũng theo báo cáo Tình hình buôn nguời 2014 của Bộ Ngoại giao
Mỹ, phụ nữ và trẻ em Việt Nam tiếp tục bị bán sang các nước ở châu Á vì mục
đích cưỡng ép tình dục, đặc biệt là Trung Quốc, Cam Bốt, Malaysia, và Nga.
Nhiều nạn nhân người Việt của việc buôn bán tình dục cũng đã được tìm thấy ở
Ghana. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao,
Singapore hay Hàn Quốc để thành hôn với người nước ngoài thông qua môi giới,
sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình, hành nghề mại dâm, hoặc cả hai.
Bảo cáo nhắc lại rằng, « làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và
dọa nạt bị trục xuất là những thủ đoạn thường được dùng để bắt các nạn nhân
Việt Nam phải phục vụ ». Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt Nam và
Trung Quốc đã đưa những người dân Việt Nam, chủ yếu là trẻ em, sang Vương quốc
Anh và Đan Mạch, buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa.
Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị
thành viên của các công ty nhà nước, và các nhà môi giới lao động trung gian
không có giấy phép hoạt động, đôi khi đã bắt người lao động phải đóng những
khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi xuất khẩu lao động.
Kết quả là người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong
số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào cảnh bị cưỡng ép lao động,
bao gồm việc phải làm công trừ nợ.
Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới
nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện tồi tàn, được
trả lương rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang
đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý
đáng tin cậy nào.
Theo bộ Ngoại giao Mỹ, báo cáo của các tổ chức phi chính phủ và
của chính phủ cho thấy những kẻ buôn người ngày càng nhắm đến các nạn nhân ở
những vùng sâu vùng xa, là nơi mà mức độ nhận thức của người dân và chính quyền
về nạn buôn người còn thấp. Các tổ chức phi chính phủ cho biết các đối
tượng mua bán người đang tăng cường sử dụng Internet để dụ dỗ các nạn
nhân, dẫn đến số lượng những người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu
ở thành thị trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người cũng
ngày càng tăng.
Theo cuộc khảo sát năm 2012 do tổ chức UNICEF tài trợ về vấn đề
bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, Việt Nam là điểm đến của du
lịch tình dục trẻ em, mà những kẻ mua dâm chủ yếu là những người đến từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, Châu Âu và Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những thực tế nói trên, báo cáo của bộ Ngoại giao
Mỹ đưa ra một số khuyến nghị với chính phủ Việt Nam, mà đầu tiên là phải sử
dụng các quy định trong luật mới về Phòng chống Mua bán người để « kiên
quyết » truy tố tất cả các hình thức mua bán người và kết án và xử phạt những
kẻ buôn người, đặc biệt trong những vụ cưỡng bức lao động.
Trả lời phỏng vấn RFI về bản báo cáo nói trên, tiến sĩ Nguyễn
Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức BPSOS, tại bang Virginia, Hoa Kỳ, cho
rằng lẽ ra bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải xếp Việt Nam ở thứ bậc thấp hơn, tức là
hạng 3, thay vì hạng 2, vì, theo ông, chính phủ Hà Nội chưa thật sự quyết tâm
bài trừ tệ nạn buôn người, thậm chí đứng đằng sau nhiều vụ buôn người. Sau đây
mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với ông Nguyễn Đình Thắng:
|
TỪ KHÓA : VIỆT
NAM - HOA KỲ - BUÔN NGƯỜI - TẠP CHÍ
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment