VIỆT NAM:QUAN ĐIỂM ĐỐI NGOẠI TƯƠNG LAI
LIÊN QUAN ĐẾN
AN NINH QUỐC PHÒNG VA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Giáo
sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014
Web:
http://VietTUDAN.net
CẬP
NHẬT 05.07.2014
Chúng
tôi vừa phổ biến đến quý Độc giả, ngày 03.07.2014, một số NHẬN ĐỊNH & QUAN
ĐIỂM tổng quát vắn gọn về THỜI SỰ VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG lúc này. Sự đơn độc
của nhà cầm quyền hiện nay của CSVN trước xâm lăng Trung quốc là hậu quả tất
yếu của một chủ trương gian manh đu đưa đối ngoại chỉ vì lợi ích cho riêng đảng
chứ không phải là cho Dân Tộc và Đất Nước.
Chúng
tôi cập nhật Bài viết gần đây liên quan đến sự đang hình thành những Tổ chức
Kinh tế/ Thương mại, nhất là Quân sự trong vùng Á châu Thái Bình Dương mà Dân
Tộc VN phải đòi buộc Nhà Nước tương lai hậu CSVN phải lựa chọn dứt khoát về đối
ngoại vì quyền lợi của Dân Tộc và Đất Nước, chứ không được gian manh lừa lọc đu
đưa ngoại giao chỉ vì quyền lợi riêng cho đảng.
Nguyễn
Phúc Liên
Chúng
tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord
Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một
Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Aâu châu
do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Aâu phải chống đỡ sự bành trường của
Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng
bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.
Chúng
tôi xin trình bầy những điểm sau đây:
=>
Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
=>
Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới
“LIÊN
MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
=>
Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Trước
tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/
NATO được thành hình
Sau
Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư
hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Aâu theo
Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc
Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
*
Phía Nga và các nước chư hầu Đông Aâu có hai Tổ chức sau đây:
=>
Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM
=>
Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE
*
Phía Mỹ và các nước Tây Aâu cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên
của khối Cộng sản:
=>
Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu
. Đây là tiền thân của Liên Hiệp Aâu châu ngày nay.
=>
Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO
Trước
tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới
“LIÊN
MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
Việc
Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một
bầu không khí Chiến Tranh lạnh.
Leo
thang xâm lăng của Khối Hán Cộng
Tác
giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng
leo thang bành trướng này:
Những
hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực
châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn
trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình.
Trung
Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
Khắp
Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines,
đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối
trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có
vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh
đạo một liên minh quân sự.
Bối
cảnh
Trong
mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại
Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa
Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty
Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm
chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác
gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một
bước leo thang).
Cách
đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang
hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại
một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực
cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp
tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên
gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
“Đường
chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển
Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị
những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
Khi
các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải
quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng
của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu
ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự
của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến
hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng
những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung
Quốc.
Những
Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang hình thánh
Viễn
Đông và vùng Thái Bình Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán
Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ
thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Aâu châu
sau Thế chiến thứ II, vùng Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh
tế/Thương mại và Quân sự:
*
Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như
sau:
=>
Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ
chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông
Nam Á về Tự do Mậu dịch).
=>
Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim,
trong đáo phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)
*
Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:
=>
Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc
gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ
và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm
2013.
=>
Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uùc Châu
trong ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/
NATO Á châu phải được mau chóng thành hình để đối trọng với sự tăng ngân
sách Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến
của tình hình Lịch sử.
Việt
Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
về
phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Về
Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa
ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện
vào xâm lăng Lãnh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã
quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của
đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN
và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của
Khối Hán Cộng.
Vậy
thì khi Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn
lựa dứt khoát đứng về phía nào ?
Có
hai trường hợp:
*
Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ
đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm
cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.
*
Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt
Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi
Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh
tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn
vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để
có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía
LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe
dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.
Giáo
sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014
Web:
http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment