2012/9/17
Patrick Willay <
Thưa Qúy Vị, Qúy NT và
CH...
Để giúp rộng đường dư luận, xin chuyển đến Quý Vị bài viết dưới đây của Ông BXC tường thuật Lễ Cầu Siêu do Chùa Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, Virginia, tổ chức cho Hòa Thượng Thích Minh Châu, với phần ca tụng công lao HT Thích Minh Châu của Ông và Bà Đòan Viết Họat ...vào ngày 9 tháng 9, 2012 vừa qua...
Xin mời Qúy Vị xem bài viết dưới đây của Ông BXC và kèm theo là bài viết của Lữ Giang,
để tường và thẩm định...
BMH
Washington, D.C
Subject: Cầu Siêu Cho Việt Cộng
Hôm nay gia đình tôi đã đi cầu siêu cho một...việt cộng gộc !
Để giúp rộng đường dư luận, xin chuyển đến Quý Vị bài viết dưới đây của Ông BXC tường thuật Lễ Cầu Siêu do Chùa Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, Virginia, tổ chức cho Hòa Thượng Thích Minh Châu, với phần ca tụng công lao HT Thích Minh Châu của Ông và Bà Đòan Viết Họat ...vào ngày 9 tháng 9, 2012 vừa qua...
Xin mời Qúy Vị xem bài viết dưới đây của Ông BXC và kèm theo là bài viết của Lữ Giang,
để tường và thẩm định...
BMH
Washington, D.C
Subject: Cầu Siêu Cho Việt Cộng
Hôm nay gia đình tôi đã đi cầu siêu cho một...việt cộng gộc !
Sao lại trớ trêu như thế
???!!!
Nguyên do như vầy :
Cô em tôi mới mất ngày
27 tháng 8 vừa qua. Chúng tôi vô cùng thương cảm vì sự ra đi đột ngột của một
người em ruột thịt, nên chỉ còn biết làm dịu đi sự đau thương mất mát bằng cách
cầu siêu cho cô.
Chúng tôi xin làm lễ tại
chùa Hoa Nghiêm, đường Backlick, Virginia.
Sáng nay, chủ nhật, 9
tháng 9, gia đình tôi và gia đình em gái tôi ở Virginia cùng đến chùa. Tới nơi,
thấy khá đông đảo phật tử trong sân chùa. Thì ra có cả chục gia đình cùng làm
lễ cầu siêu hôm nay. Thôi cũng chả sao. Chúng tôi sẽ cùng nhau chia sẻ nỗi mất
mát người thân, trong đó có cả một gia đình chúng tôi quen là gia đình một bác
sĩ mới qua đời trong tháng 8 vừa qua ở Fallschurch.
Tổng số người trong các
gia đình đến dự lễ cầu siêu cho thân nhân khoảng 50 - 60 người.
Khi chúng tôi cùng vào
chánh điện, thì lạ lùng chưa, ngay trước chánh điện, có hình rất lớn của một
ông sư mặc áo vàng, được để trên một cái giá có chân cao, chễm chệ trước bàn
thờ Phật.
Lát sau, khi mọi người đã an tọa và sẵn sàng hành lễ, thì một ông
nào đó, cầm Micro tuyên bố rằng:
" Hôm nay chúng ta cùng làm lễ cầu siêu cho hòa thượng Thích Minh Châu vừa mới viện tịch tại Việt Nam." Tôi thấy hết sức ngỡ ngàng và bất bình !
" Hôm nay chúng ta cùng làm lễ cầu siêu cho hòa thượng Thích Minh Châu vừa mới viện tịch tại Việt Nam." Tôi thấy hết sức ngỡ ngàng và bất bình !
Thưa qúy bạn, người Phật
tử đi chùa đến chùa là mang theo lòng từ bi hỉ xả, huống hồ lại được cầu siêu
cho một tăng sĩ, thì có gì mà bất bình ! Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi Tam Bảo chúng
ta thường kính lễ, thì cầu siêu cho một tăng sĩ là môt phước báu !
Nhưng, như chúng ta đều
biết : Kẻ mang tên Phật Thích Minh Châu đâu phải là sư !. Y là một tên việt
cộng, một việt cộng nguy hiểm đã góp phần không nhỏ, đưa tới thảm họa cho đất
nước.
Hình như phần lớn số bà
con ta đi làm lễ cầu siêu cho người thân hôm nay, đều không rõ điều đó. Nhưng
sư Minh Châu là một tên việt cộng chính cống, là điều đã rõ như ban ngày. Không
những y là việt cộng, mà còn là việt cộng thứ rất rất gộc !
Ngày 28 tháng 12 năm 2011 tức 4 tháng 12 Tân Mão, " sư " Minh châu, tức Đinh Văn Nam đã được Chủ Tịch nước việt công tặng Huân Chương Hồ Chó Minh. Trong giấy ban Huy chương có ghi rõ :
" ..đã có công
lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của
Đảng"
Làm lễ cầu siêu cho việt
cộng tại chùa mà người Tị nạn góp công, của xây dựng lên, là toàn quyền của ông
bà Trần Đoàn và ban quản trị chùa. Tuy nhiên việc lợi dụng ngày cầu siêu
của Phật tử tị nạn để cầu siêu cho kẻ thù của họ, là điều phải lên án, phải bị
phản đối.
Ba phần tư thời lượng buổi lễ đã được ông Đoàn Viết Hoạt, bà Đoàn Viết Hoạt lên bục giảng, dùng micro ca tụng công lao của sư việt công Thích Minh Châu, tức tên việt cộng Đinh Văn Nam.
Ngay khi biết cái trò " ăn cướp đám đông " dùng vào mục đích riêng của đám thân cộng tổ chức cầu siêu cho sư cộng, tôi đã lập tức bỏ ra ngoài. Một tên " phó nháy " nào đó đã chụp hình lia lịa đám đông. Rồi đây, thế nào chẳng có tên bồi bút nào đó, dùng hình ảnh này, ngồi thêu dệt ra bài báo
" Đồng bào hải
ngoại thương tiếc cầu siêu cho sư của Đảng ta ". Nếu lại có cái hình đầy
đủ gia dình tôi trong bài ấy, thì...ô hô ! đúng là quân ăn cướp !. Tôi mạnh mẽ
cảnh báo trước mưu đồ đen tối ấy của đám tay sai thân cộng.Một sự ăn cướp bỉ ổi
ấy sẽ không được dung thứ. Tôi thề như thế !
Sau một thời gian rất lâu, tôi quay vào nơi chánh điện, buổi cầu cho sư cộng vẫn chưa chấm dứt, và tôi lại phải đứng lên, bỏ ra ngoài lần nữa. Đã mấy lần, tôi định đứng lên nói vài câu giản dị : là chúng tôi tới chùa hôm nay, không phải để cầu siêu cho việt cộng, hay ngồi nghe ai đó nói về một tên việt cộng đã ăn cướp miền nam, khiến chúng tôi phải lưu vong tị nạn.
Nhưng cô em gái và nhà
tôi ngồi kèm hai bên, năn nỉ tôi hãy để cho ngày cầu siêu em tôi được êm ả,
tiến hành. Vả lại, giữa nơi tôn nghiêm, thờ Phật, tôi cũng chẳng muốn làm ồn ào
làm chi. Nhưng nghĩ tức vô cùng ! Tôi chỉ còn cách bỏ ra ngoài !
Chúng ta hãy nhớ lại :
cái gọi là Viện Đại Học Vạn Hạnh , nơi Minh Châu làm viện trưởng, từng là dung
chứa biết bao tên việt cộng chính cống. Sau khi cộng chiếm VNCH, Minh châu vẫn
được việt cộng sử dụng trong chức vụ Viện Trương Phật học và các chức vụ khác.
Ai muốn biết rõ thành
tích phục vụ việt cộng của sư việt cộng Minh Châu, xin dùng Google sẽ thấy, sẽ
nhìn được lễ đón nhận huy chương HCM, giấy ban khen, sự ưu ái thăm viếng khích
lệ của bọn đầu xỏ cộng sản đối với tên sư nguy hiểm này, và vô số tài liệu về
Đinh Văn Nam do chính cộng sản viêt.
Lịch sử đã từng cho
thấy, cộng sản gian manh thường lợi dụng những đám đông tụ tập vì mục đích tốt
nào đó,rồi dùng gian kế biến thành sự tụ tập để ủng hộ chúng nó.
Cuộc cướp chính quyền từ
tay chính phủ Trần Trọng Kim tại Hà Nội năm 1945, cũng được bọn cộng lưu manh
dùng gian kế này.
Còn nói về sư việt cộng Minh châu, xin các anh chị xem tạm bài dưới đây, để thấy rõ sự nham hiểm , độc kế của giặc cộng xưa kia, đã dụng công gài người như thế nào. Điều đáng nói là ngày nay, những người tị nạn như ông Trần Đoàn, ông Đoàn Viết Hoạt, tuy biết rõ chuyện hơn ai hết, vẫn cố tình tiếp tay cho giặc. Những ai vẫn còn muốn dùng chùa Hoa Nghiêm làm nơi cầu nguyện, hành lễ, cần biết rõ điều này.
BXC
Hành tung bí ẩn của một nhà sư
Lữ Giang
Thursday, September 6, 2012
(Bài 1)
Hòa Thượng Thích Minh Châu, một nhà tu có hành tung bí ẩn và gây
nhiều tranh luận, đã qua đời hôm 1.9.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.
Mặc dầu ông là người nổi tiếng, năm 1964 đã được Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất can thiệp bằng mọi giá để buộc Tướng Nguyễn Khánh phải
cho ông từ Ấn Độ về Sài Gòn làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh và ông đã
từng giữ chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang
cho đến sau năm 1975, các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hãi ngoại chỉ loan
tin việc ông qua đời dựa theo các bản tin của báo nhà nước ở trong nước, còn
các tổ chức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang ở hải ngoại gần như im lặng. Trong
khi đó, hầu hết các cơ quan truyền thông nhà nước, kể cả TTXVN, đã loan tin
rộng rãi và viết khá nhiều về ông.
Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay ở Sài Gòn đã sưu tầm và viết về tiểu
sử của ông khá đầy đủ, nhưng không nói đến những bí ẩn đã gây nhiều tranh luận
về chính bản thân ông cũng như những tổ chức đã xử dụng ông.
Dưạ trên tài liệu của tình báo Pháp và VNCH mà chúng tôi đã đọc
được trước năm 1975, khi xuất bản cuốn “Những bí ẩn đàng sau những cuộc thánh
chiến tại Việt Nam” vào năm 1994” chúng tôi đã tiết lộ nhiều chi tiết bí ẩn về
cuộc đời và những hoạt động của ông khiến nhiều người ngạc nhiên.
Người ta thường nói “Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng Thích Minh Châu
vừa là một nhân vật tôn giáo vừa là một nhân vật chính trị, những gì ông đã làm
hay để lại, đã và đang gây khá nhiều hậu quả tang thương cho Phật Giáo và cho
đất nước, nên chúng tôi thấy cần phải đưa ra ánh sáng những sự thật lịch sử để
rút kinh nghiệm và tránh đi vào vết xe cũ.
VÀI NÉT VỀ QUÊ QUÁN
Ở Việt Nam, ít ai biết đến hành tung của Hòa Thượng Thích Minh
Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt
Nam… vì ông giấu rất kỹ. Một người làng ông và rất thân với gia đình ông khi
còn nhỏ, đã nhận ra ông khi ông về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã
tìm đến thăm ông và hỏi han về gia đình của ông ở miền Bắc, nhưng ông chối dài
và nói anh ta đã nhận lầm. Đến khi anh ta nhắc tới tên đứa con trai của ông và
cho biết chính anh là người đã dạy đứa con đó, ông mới chịu xuống giọng.
Hòa Thượng Thích Minh Châu có tên thật là Đinh Văn Nam, sinh ngày
20.10.1918.
Tài liệu VNCH ghi ông sinh ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An. Nhưng các cơ quan truyền thông trong nước nói ông sinh ở
Quảng Nam. Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay nói rõ hơn ông sinh tại làng Kim Thành ở
Quảng Nam, nguyên quán ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An. Chúng tôi biết ở Quảng Nam có làng Kim Thành thuộc huyện Điện Bàn. Như vậy
có thể cụ Đinh Văn Chấp đã sinh ra Đinh Văn Nam khi đến làm quan ở Điện Bàn.
Gia đình Hòa Thượng Minh Châu thuộc dòng dõi khoa bảng. Thân phụ
ông là cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học của nhà Nguyễn, thân mẫu là bà Lê Thị
Đạt.
Ông là con thứ 3 của gia đình có 8 con, theo thứ tự như sau: Đinh
Văn Kinh là con trưởng, đến Đinh Văn Quang, Đinh Văn Nam (tức Hòa Thượng Minh Châu), Đinh Văn Linh, Đinh Văn Phong, Đinh Thị Kim Hoài,
Đinh Thị Kim Thai và Đinh Thị Khang.
Báo Đạo Phật Ngày Nay cho biết gia đình ông có đến 11 anh em và ông
là con thứ 4. Như chúng ta đã biết, những người giàu có thời đó thường có nhiều
vợ. Cụ Đinh Văn Chấp cũng có nhiều vợ thứ. Trước khi cưới vợ chánh là bà Lê Thị
Đạt (mẹ Thích Minh Châu), ông đã cưới một người vợ thứ rồi, vì thế anh
chị em nhà này rất đông. Nếu tính cả con vợ thứ, con số 11 có lẽ cũng đúng.
ĐẠI ĐĂNG KHOA VÀ TIỂU ĐĂNG KHOA
Anh chị em gia đình Thích Minh Châu rất thông minh, được học cả Hán
học lẫn Tây học. Năm 1940, khi 22 tuổi, Đinh Văn Nam đậu bằng Tú tài Toàn phần
tại trường Khải Định, Huế (nay là trường Quốc Học).
Người Việt ngày xưa theo tục lệ của Tàu, Đại đăng khoa rồi Tiểu
đăng khoa. Đại đăng khoa là tiệc mừng tân khoa thi đỗ về làng, còn Tiểu đăng
khoa là tiệc cưới mừng tân khoa thành lập gia thất. Cũng trong năm 1940, Đinh
Văm Nam đã lập gia đình với cô Lê Thị Bé, con một gia đình khoa bảng khác ở
cùng làng là cụ Lê Văn Miến. Cụ Miến là một người vừa đậu Tây học vừa thông Hán
học nên làm giáo sư Hán văn và Pháp văn, sau vào dạy Quốc Tử Giám (đại học của triều đình) ở Huế.
Đinh Văn Nam ở với vợ là Lê Thị Bé được 3 năm, sinh được hai người
con, một trai và một gái. Người con trai đầu lòng tên là Đinh Văn Sương. Người
con gái tên là Đinh thị Phương(chúng tôi không nhớ tên lót chính xác).
Năm 1943, Đinh Văn Nam trở lại Huế và xin làm thừa phái (thư ký) cho tòa Khâm Sứ của Pháp ở Huế. Từ đó ông rất ít
khi về Nghệ An thăm vợ con. Vợ ông phải làm việc rất vất vả để nuôi con.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment