Monday, September 17, 2012

Vai trò của báo Nam Phong trong việc thúc đẩy sự trưởng thành của quốc văn



Uống nước nhớ nguồn.


Thỉnh thoảng phải có một bài viết như dưới đây để nhớ ơn người xưa, nhất là những bậc trí tuệ có công gây dựng nền móng văn học mới cho Đất nước chúng ta như các cụ Phạm Quỳnh, Nguyển Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác v.v.


Khi kết tội các cụ làbồi Tây, là phản quốc có lẽ chúng ta đã có phần nào quá đáng.


Hơn nữa, chúng ta không sống trong thời đại các cụ, chúng ta khó mà có thể nhận xét các cụ một cách thực sự khách quan.



Cám ơn bạn Phạm Phú Minh đãnhắc lại một góc cạnh tốt đẹp của quá khứ.

VNA



From: "
To:
Sent: Sunday, September 16, 2012 2:37 AM
Subject: Réf. : PHAM PHU MINH :Vai trò của báo Nam Phong trong việc thúc đẩy sự trưởng thành của quốc văn








Cảm ơn rất nhiều,bài có giá tri.

TS









-------Message original-------



De :

Date : 16/09/2012 11:03:15

A :

Sujet : PHAM PHU MINH :Vai trò của báo Nam Phong trong việc thúc đẩy sự trưởng thành của quốc văn







Vai trò của báo Nam Phong trong việc thúc đẩy sự trưởng thành của quốc văn

Phạm Phú Minh



Nhìn lại bối cảnh văn hóa của nước ta vào đầu thế kỷ 20, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên vì có những cái ngày nay chúng ta coi là tất nhiên thì ngày đó hầu như còn chưa có gì cả.


Chẳng hạn như ngôn ngữ viết. Từ đầu công nguyên nước ta đã bị Tàu đô hộ suốt một ngàn năm, sự học vấn hoàn toàn theo Tàu, chữ nho là chữ viết chính thức.


Đến khi nước ta được tự chủ kể từ thời Ngô Quyền, về chính trị thì độc lập, nhưng về văn hóa thì vẫn chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, chữ nho lại tiếp tục dùng như ngôn ngữ chính trong việc học hành và trong guồng máy hành chánh của đất nước, mặc dù càng về các thế kỷ sau chúng ta đã chế ra được chữ nôm, và đã có những tác phẩm bằng tiếng Việt, viết bằng chữ nôm.


Thế nhưng chữ nho vẫn ngự trị như một thứ chữ viết chính thống, và chữ nôm vẫn bị coi thường.



Thứ chữ viết bằng mẫu tự La tinh mà các giáo sĩ Tây phương sáng chế ra từ thế kỷ 16 mà sau này chúng ta gọi là chữ quốc ngữ chỉ bắt đầu được dạy trong các trường kể từ khi người Pháp đến cai trị nước ta, nhưng trong thời gian đầu ảnh hưởng của nó vẫn còn hạn chế, vì nền Hán học vẫn còn ngự trị trong triều đình và giới có học trong nước.



Vào thời điểm đầu thế kỷ 20 thì chữ quốc ngữ hãy còn lép vế so với tiếng Pháp đã được dạy rộng rãi và chữ nho vốn đã được sử dụng từ hai ngàn năm trước.


Trong tình hình như vậy, chính sách văn hóa của người Pháp rõ ràng là muốn dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ nho làm ngôn ngữ viết chính thức cho người Việt Nam, bên cạnh tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong hành chánh và học thuật. Họ đã nhìn báo chí như là công cụ trong việc phổ biến chữ quốc ngữ, với tờ Gia Định Báo xuất bản đầu tiên ở Sài Gòn năm 1865, rồi đến Nông Cổ Mín Đàm, Sài Gòn 1901; mãi đến năm 1905 tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở Hà Nội, đó là Đại Việt Tân Báo; rồi đến Lục Tỉnh Tân Văn tại Sài Gòn 1909; rồi đến nhật báo Đăng Cổ Tùng Báo, Hà Nội 1907, Trung Bắc Tân Văn Hà Nội 1913; rồi đến một cái mốc quan trọng khác, Đông Dương Tạp Chí, Hà Nội, 1913. Đặc điểm của tất cả các tờ báo vừa kể là người sáng lập luôn luôn là người Pháp, nhưng chủ bút là người Việt Nam.



Vào thời ấy việc làm báo còn xa lạ với người mình, cho nên người Pháp phải đứng ra tổ chức, vừa giữ gìn đường lối, vừa bày vẽ người mình làm báo. Đến mãi thập niên 1930 mới bắt đầu có những tờ báo do người Việt làm chủ.

Đến Nam Phong ra đời năm 1917 thì có ba người đồng sáng lập, là Phạm Quỳnh, Louis Marty và Nguyễn Bá Trác. Ngay số đầu, về mục tiêu của tờ báo, chúng ta đọc thấy những dòng này:
"Mục đích của Nam Phong là thể cái chủ nghĩa khai hóa của Nhà nước, biên tập những bài bằng quốc văn, Hán văn, Pháp văn, để giúp sự mở mang trí thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn cái quốc túy của nước Việt Nam ta, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp, người Nam trong trường kinh tế.

Báo Nam Phong lại chú ý riêng về sự luyện tập văn quốc ngữ cho thành một nền quốc văn An Nam..."


Chúng ta thấy bên cạnh việc mang những nguồn tư tưởng mới và tinh thần khoa học của Tây phương đến cho một dân tộc từ nhiều thế kỷ chỉ biết học văn hóa Trung Hoa, báo Nam Phong còn đề ra cho mình một nhiệm vụ khác, là "chú ý riêng về sự tập luyện văn quốc ngữ cho thành một nền quốc văn An Nam". Điều này chứng tỏ vào thời điểm bấy giờ --cuối thập niên thứ hai của thế kỷ 20-- nước ta chưa có một nền quốc văn trưởng thành.



Từ ít ra khoảng hơn một trăm năm trước, Việt Nam đã có những tác phẩm quốc âm điêu luyện, như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, nhưng đều là những tác phẩm văn vần. Về văn xuôi, tổ tiên chúng ta viết toàn bằng chữ Hán. Nay Nam Phong thấy ngay chỗ thiếu sót ấy và cố làm sao luyện tập cho quốc dân một nền tản văn viết bằng chữ quốc ngữ.

Để hiểu rõ hơn tình hình ấy, chúng ta hãy đọc đoạn văn sau đây của Phạm Quỳnh trong bài Làm Văn đăng trên Nam Phong số 67, năm 1923:
"Tôi còn nhớ năm sáu năm về trước, hồi tôi mới lập ra báo Nam Phong này, ngoài mấy anh em làm báo, không thấy mấy người làm văn quốc ngữ.



Có lẽ không ai nghĩ đến rằng chữ quốc ngữ có thể làm thành văn chương được. Trước tôi, ông Nguyễn Văn Vĩnh từ hồi báo Đăng Cổ đã hết sức hô hào, ông thường nói: "Hậu vận nước Nam hay dở thế nào là ở chữ quốc ngữ." Vì ông với tôi trước sau vẫn có một chủ nghĩa là biết rằng ở nước ta chữ Nho không thể giữ được hết, chữ Tây không thể học được khắp, muốn dùng để phổ thông giáo dục cho quốc dân, duy chỉ có chữ quốc ngữ, nhưng muốn cho chữ quốc ngữ dùng được việc thì phải rèn tập cho mỗi ngày mỗi hay hơn lên.



Bởi thế nên chúng tôi gia công gắng sức trong bao nhiêu năm, không quản công phu khó nhọc, không quản có kẻ chê bai, chỉ ước ao có một điều là có ngày người mình cũng "làm văn" được như người, nghĩa là làm văn bằng tiếng mình, không phải mượn tiếng người. Ngày ấy có lẽ đã tới đây..."

Chúng ta thấy tình hình năm 1923, nền quốc văn của Việt Nam còn như thế, và đã có những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh lo âu việc vun bồi, bằng phương tiện báo chí, để đưa nền quốc văn ấy từ chỗ còn vụng về chập chững tiến dần đến chỗ trưởng thành.



Nhờ viễn kiến, tài năng và sự quyết tâm của quý vị thúc đẩy mà nền quốc văn của Việt Nam đã trưởng thành rất nhanh, chỉ 10 năm sau, vào đầu thập niên 1930 Khái Hưng đã viết Hồn Bướm Mơ Tiên, rồi tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn ra đời, bên cạnh các tác giả lừng danh khác cùng thời như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Vi Huyền Đắc v.v..., nền văn học Việt Nam từ thập niên 1930 đã trưởng thành một cách rực rỡ.

Ngày nay chúng ta coi việc viết văn quốc ngữ là việc rất tự nhiên như ăn cơm, uống nước, nhưng không ngờ cách chúng ta chỉ gần một trăm năm thôi, tình hình còn khó khăn, chữ quốc ngữ còn ở vị trí thứ yếu so với chữ nho và chữ Pháp.



Và phải có những vị như Phạm Quỳnh, phải có những cơ quan ngôn luận như Nam Phong đi tiên phong khai phá, mở đường dẫn lối với biết bao khó khăn, nước Việt Nam mới có một nền chữ viết như ngày nay.



Báo Nam Phong thể hiện sự "đào luyện quốc văn" ấy bằng chính những bài viết của mình về đủ loại thể tài: khảo luận, dịch thuật; nghiên cứu về tư tưởng, tôn giáo, triết học, khoa học; sáng tác văn học..



Để đối phó với tình trạng tiếng nước ta còn thiếu từ ngữ trong rất nhiều lãnh vực, Nam Phong đã lập ra một loại từ điển tiếng mới để diễn đạt các khái niệm còn mới mẻ đối với dân ta.



Ngày nay nhìn vào các từ ngữ này, chúng ta thấy nó vẫn có thể còn hữu ích, nhất là cho các cộng đồng Việt Nam xa xứ.

Chúng ta phải hiểu thấu các cố gắng đó để biết ơn tiền nhân. Và cách biết ơn thiết thực nhất là chúng ta phải đọc lại báo Nam Phong để cảm nhận, để hiểu biết tấm lòng, tài năng và tình yêu nước chan chứa của cả một lớp người trước, đã khó nhọc dọn đường để chúng ta có thể có những bước chân thong dong trong nền văn hóa của ngày hôm nay.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-9/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link