Tuesday, April 23, 2013

Lột mặt nạ "con thò lò chính trị" Nguyễn Ngọc Bích


From: KY ngo <
Date: 2013/4/22
Subject: Lột mặt nạ"con thò lò chính trị" Nguyễn Ngọc Bích
To: KY ngo <


Kính gởi để kính tường và xin nhờ phổ biến. Xin cám ơn.

Ngô Kỷ

 

Lột mặt nạ "con thò lò chính trị" Nguyễn Ngọc Bích

                                                                                   Ngô Kỷ

 photo 1sd2_zps9cc589c3.jpg

      Ngô Kỷ dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Little Saigon, 20/4/2013

 

Một lần Thầy Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.

 

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai

kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

 

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

 

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

 

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

 

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

 

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

 

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

 

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

 

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

 

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

 

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

 

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

 

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

 

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng

thầy và tất cả anh em …

 

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

 

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”




Tôi xin phép kể câu chuyện "Nồi cơm của Khổng Tử" ở trên là vì muốn “biện minh” lý do tôi “chậm trễ” trong việc bày tỏ quan điểm đối với ông Nguyễn Ngọc Bích liên quan đến cái Nghị Quyết SJR 455 “Công Nhận Ngày Nam Việt Nam.”
 
Dù rằng trong vài tuần qua, trên các diễn đàn mạng và Paltalk có đề cập và phân tích khá nhiều đến đề tài này, nhưng chính tôi chưa hề được nghe tận tai ông Nguyễn Ngọc Bích chính thức trình bày hay trực tiếp trả lời rốt ráo vấn đề, do đó tôi cần một thời gian cần thiết để tìm hiểu sự kiện cho thật cặn kẻ, rõ ràng, chính xác, trung thực trước khi xin được góp ý trước công luận. Vì chủ trương tôn trọng sự thật và “nói có sách mách có chứng,” do đó tôi luôn cẩn trọng trong việc phát biểu, đặc biệt khi chỉ trích, phản đối hay lên án một cá nhân hay tổ chức nào, tôi không thích những thái độ hồ đồ, hay những lời lẽ hàm hồ, chụp mũ vu vơ, suy diễn mơ hồ.

 

Cho đến hôm nay, sau khi nghe trọn vẹn cuốn băng Nguyễn Ngọc Bích trình bày và trả lời cuộc phỏng vấn của Diễn Đàn Paltalk “Tiếng Nói Tự Do Của Những Người Dân Việt Nam,” thì tôi nhận thấy rằng Nguyễn Ngọc Bích ăn nói quanh co, lếu láo, hồ đồ, lấp liếm, nham hiểm, mập mờ, với ý đồ bất chính, tâm địa gian ác, do đó tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi cần phải lên tiếng về cái tên ma đầu bẩn thỉu, vô loại này.

 

Trên thực tế thì trong quá khứ tôi đã biết khá nhiều về các hành vi láu cá, tồi bại và điếm đàng của Nguyễn Ngọc Bích này rồi, nhưng tôi vẫn hy vọng là rồi sẽ có ngày y cải tà quy chính. Bằng chứng là ngay cả lúc tôi đề cập về y trên đài truyền hình VNATN 57.3 vào ngày 12 tháng 4 năm 2013 vừa qua, tôi vẫn cố gắng giữ bình tĩnh để tránh nói ra một chữ nào nặng nề xúc phạm đến danh dự y, dù rằng tôi chưa hề và cũng sẽ không bao giờ nể trọng y. Đối với tôi thì cái lý lịch dài lê thê của y chỉ là một mớ giấy lộn chứ chẳng có một giá trị nào cả, dù rằng lâu nay y xử dụng nó như một cái “thực đơn” chào khách nhằm kiếm chác chút danh ảo hão huyền, rỗng toét.

 

Trong chương trình, khi tôi trình chiếu cho khán thính giả xem đoạn phim Nguyễn Ngọc Bích lên tiếng ca tụng quyển sách Bên Thắng Cuộc của văn nô Huy Đức trên mạng báo Người Việt Online, thì cũng là lúc tôi muốn “buồn nôn” khi nhìn cảnh tượng tên vô loại Nguyễn Ngọc Bích này cúi đầu làm thân khuyển mã cho giặc cộng.
 
Trong khi Nguyễn Ngọc Bích “hồ hởi” bô bô ca ngợi sự “vĩ đại” của tên văn nô Huy Đức, tác giả của sách Bên Thắng Cuộc, thì cùng lúc đó ban kỹ thuật báo Người Việt cho chiếu các hình ảnh ca tụng các chóp bu cộng sản Bắc bộ Phủ cũng như quảng cáo hình ảnh các cuốn sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức.

 

Dù khinh tởm và căm thù Nguyễn Ngọc Bích từ lúc đó, nhưng tôi vẫn cố thuyết phục chính mình để cho y một cơ hội “benefit of the doubt,” nhưng đến nay thì mặt nạ của Nguyễn Ngọc Bích đã bị lột xuống, để thấy một Nguyễn Ngọc Bích “trần truồng” đúng là một tên lưu manh, lấp liếm, hồ đồ, xỏ lá, gian manh, xảo quyệt, điêu ngoa, đểu cáng, thâm hiểm, hèn hạ, đốn mạt, phản trắc, phản quốc…, chứ y không chỉ thuộc loại tào lao, xô bồ, láu cá, lố bịch, lếu láo, dị hợm, khoác lác, háo danh, ba hoa chích chòe… như nhiều người lầm tưởng về y lâu nay.

 

Để chứng minh điều tôi nêu trên, kính mời quý vị bấm vào cái Link này http://www.youtube.com/watch?v=lok57lFrEYA  để nghe chính miệng Nguyễn Ngọc Bích tự lột cái mặt nạ chính mình chứ chẳng có ai đi “chụp mũ” hay vu oan giá họa cho y cả.

 

Như tôi từng thưa với quý độc giả nhiều lần, tôi không phải là văn sĩ, cũng không phải là nhà báo chuyên nghiệp, nên văn phong tôi “không giống ai,” và đa số bài viết có tính cách tài liệu đấu tranh nên tôi cần trưng dẫn các bằng chứng để đối chiếu, khiến bài viết dài dòng, do đó tôi đề nghị những ai cảm thấy không thích hợp thì xin miễn đọc để khỏi rước lấy bực bội vào thân. Viết bài để cho “quảng đại” quần chúng đọc không phải là một điều dễ dàng vì “chín người mười ý,” giống như cái thực đơn nhiều món ăn của nhà hàng, và quyền lựa chọn hay quyết định vẫn là quyền của thực khách.

 

Vấn đề sự sai trái của Nguyễn Ngọc Bích liên quan đến cái Nghị Quyết SJR 455 “Công Nhận Ngày Nam Việt Nam” đã được đồng hương đề cập, phân tích quá đầy đủ trên các cơ quan truyền thông đại chúng trong những ngày qua rồi, do đó tôi thấy không cần thiết nhắc lại, tôi chỉ xin trích đăng lại bài “ĐỪNG QUÊN …NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4” của tác giả Nguyễn Quốc Đống, một bài viết được coi là sâu sắc, xúc tích, tiêu biểu cho lập trường chống cộng của người Việt Quốc Gia, và có cùng quan điểm với tôi.

 

Về phần tôi, chủ yếu bài viết này tôi muốn nêu ra một số sự kiện điển hình để chứng minh Nguyễn Ngọc Bích là tên "mục hạ vô nhân," chuyên dỡ trò ma nớp, bẩn thỉu. Từ cái chuyện hàng chục năm qua, Nguyễn Ngọc Bích cứ mạo danh “lãnh đạo” cộng đồng để “xưng hùng xưng bá” cái tổ chức hữu danh vô thực “Nghị Hội Toàn Quốc” của y nhằm mục đích tạo cái “chính danh dỏm” đại diện cộng đồng, để y có cơ hội đi đêm với một số viên chức Hoa Kỳ, cũng như nhằm mặc cả với Việt cộng trong việc “chia ghế” theo tinh thần Nghị Quyết 36 đã đề ra.

 

Lòng tham vô đáy, vào ngày 27 tháng 10 năm 2012, Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn đã kéo về Little Saigon tổ chức cái gọi là “Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại” vỏn vẹn chỉ có khoảng một trăm người tham dự, rồi y tự đạo diễn để trở thành “tổng thống” cái gọi là “Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa,” một chính phủ trá hình. Một điều lếu láo và xấc xược hơn nữa, là Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn đã tiếm danh tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại khi chúng đưa ra bản “Tuyên Cáo Của Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa Trong Ngày Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại 27/10/2012,” và bản “Nghị Quyết Của Quân, Dân, Cán, Chính Trong Ngày Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại 27/10/2012,” mà ngôn ngữ và lề lối hành văn của hai văn kiện này chứa đầy sự lố bịch, dị hợm, dao to búa lớn và rỗng toét. Ai cho phép Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn đại diện tập thể Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa? Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn lấy tư cách gì để nhân danh tập thể Quân, Dân, Cán, Chính VNCH? Thật là một bọn vô liêm sỉ!

 

Cũng chính vì Nguyễn Ngọc Bích dở đủ mọi thủ đoạn gian manh, xảo quyệt nhằm lường gạt cộng đồng hải ngoại và đồng bào trong nước, nên các tổ chức và những nhà đấu tranh dân chủ quốc nội bị y lừa bịp một cách trắng trợn và tinh vi, do đó việc Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam bổ nhiệm Nguyễn Ngọc Bích làm thành viên ban điều hành Liên Minh vào năm 2007 là một điều không mấy ngạc nhiên. Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Ngọc Bích quả là một tên xảo trá, quỷ quyệt đã lợi dụng lòng tin và nhu cầu của những người đấu tranh trong nước để tìm kiếm một chút danh lợi thấp hèn, Nguyễn Ngọc Bích quả là một tên đáng bị khinh khi, phỉ nhổ. Tôi hy vọng tổ chức Liên Minh trong nước sẽ cứu xét vấn đề này một cách nghiêm túc, hầu đưa ra biện pháp chế tài thích hợp với tên vô đạo đức và vô tư cách này.

 

Nói đến vấn đề lem nhem tiền bạc và "phe đảng, be phái" thì khó ai qua mặt được tên điếm thúi Nguyễn Ngọc Bích này. Chỉ nói riêng về trường hợp cuối năm 2004, Nguyễn Ngọc Bích đã khoác lớp áo “văn hóa” nhằm moi tiền cộng đồng lên hơn nửa triệu đô la. Với lời tuyên truyền là sẽ triển lãm về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt tại Viện Bảo Tàng Smithsonian ở Hoa Thịnh Đốn, và sẽ đi đến nhiều thành phố khác trong Hoa Kỳ nên Nguyễn Ngọc Bích muối mặt ngữa tay xin tiền đóng góp của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, thế mà khi triển lãm thì Nguyễn Ngọc Bích lại cấu kết với bọn thân cộng để đưa vào triển lãm những tài liệu, hình ảnh có lợi cho cộng sản, đặc biệt những nhân vật tiêu biểu cộng đồng thì y lại đưa vào những tên Việt gian nặng ký như Tony Lâm, Trần Văn Ca, Kiều Chinh, Frank Jao tức Triệu Phát v.v.., và đặc biệt y còn lố bịch đi triển lãm luôn cả chân dung bà Đào Thị Hợi, vợ của y.

 

Còn thêm điểm đáng phẫn nộ và bất bình nữa là trong khi Nguyễn Ngọc Bích thu góp tiền bạc ủng hộ từ tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản, thì ngược đời thay y lại đem triển lãm các hình ảnh, tài liệu quảng cáo cho bọn Việt cộng, mà điển hình là Nguyễn Ngọc Bích cho triển lãm hình ảnh cuốn phim “Heaven & Earth,” tức “Trời & Đất,” một cuốn phim tuyên truyền cho Việt cộng, và nhục mạ thậm tệ chính phủ và Quân Lực VNCH do con vẹm cái Lệ Lý Hayslip viết truyện, và tên đạo diễn phản chiến Oliver Stone làm phim. Trong dịp nào thuận tiện và cần thiết, tôi sẽ trình bày lại chi tiết về những tên Việt gian và Việt cộng nằm vùng này, dù trong quá khứ tôi cũng đã trình bày khá đầy đủ rồi.

 

Trước khi Nguyễn Ngọc Bích đề nghị ban giám đốc Bảo Tàng Viện Smithsonian triển lãm các hình ảnh, tài liệu và các nhân vật "xứng đáng" trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, thử hỏi Nguyễn Ngọc Bích đã có tham khảo ý kiến rộng rãi của cộng đồng người Việt Quốc Gia hay không, hay chỉ do Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn "độc đoán" quyết định? Chỉ cần chứng minh sự kiện sai trái trong việc triển lãm tại Bảo Tàng Viện Smithsonian này cũng lột được cái mặt nạ trá hình, “ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản” của Việt gian Nguyễn Ngọc Bích này rồi. Nguyễn Ngọc Bích có dám can đảm công khai trả lời cho cộng đồng biết tại sao lại cam tâm phản bội cộng đồng như vậy hay không? Nguyễn Ngọc Bích cứ tưởng là các hành động đểu cáng, lưu manh, mánh khóe, nhập nhằng, lấp liếm của mình sẽ qua mắt được cộng đồng, nên lâu nay y cứ “mục hạ vô nhân,” nhưng Nguyễn Ngọc Bích đã lầm, vì “nó lú có chú nó khôn,” thiên hạ chưa nói chứ không phải không biết đâu, và bây giờ đúng là thời điểm mà cả cộng đồng đang "tru di," sỉ vả, lột trần, "treo cổ" Nguyễn Ngọc Bích đây.

 

Cái chuyện Nguyễn Ngọc Bích có muốn rước di ảnh của tên phản phúc Phạm Duy về nhà mà thờ thì cũng chẳng có ai thèm ý kiến, ý ruồi gì cả, vì đó là chuyện tình cảm riêng tư, nhưng cái chuyện Nguyễn Ngọc Bích viết bài “Bố Già Và Tôi” với văn phong “kiss ass” thì không ai ngữi được. Càng ngu xuẩn và lố bịch hơn nữa khi Nguyễn Ngọc Bích lại đứng ra “bảo kê” cho tư cách và quan điểm chính trị của Phạm Duy khi lão già này bị cộng đồng người Việt Quốc Gia lên án mạnh mẽ, quả thật Nguyễn Ngọc Bích đúng là “con cóc ngồi đáy giếng” chỉ biết luôn miệng khen thơm khi Phạm Duy “đánh rấm” mà thôi.

 

Vào ngày 23 tháng 4 năm 2002, Nguyễn Ngọc Bích dựa vào đâu để mạt sát và chụp mũ những người Quốc Gia khi Nguyễn Ngọc Bích viết rằng “…Mặc dầu vậy, đến khi ông về tới Việt Nam, lập tức một phong trào nổi lên – do CS giựt dây – cho ông là tay sai của Mỹ, là bàn tay nối dài của CIA, cho những người như ông và Thích Nhất Hạnh là "ngụy-hòa," thế thì bây giờ Nguyễn Ngọc Bích nghĩ sao về sự phản bội, theo cộng của Phạm Duy? Với cái đầu óc tăm tối và cái nhìn thiển cận như vậy mà Nguyễn Ngọc Bích lâu nay cứ huyênh hoang tự đại cho rằng mình là vị lãnh tụ anh minh, một chính trị gia lỗi lạc, là một “vựa tư tưởng – think tank” nặng ký thì quả thật Nguyễn Ngọc Bích đúng là người “cõi trên,” mơ giữa ban ngày.

 

Càng khủng khiếp hơn nữa, Nguyễn Ngọc Bích “nâng bi” Phạm Duy lên tận trời xanh, hết cở thợ mộc khi viết rằng “Những ngày tháng Tư (mà về sau Phạm Duy gọi là "Tháng Tư Đen"), người Mỹ vì lo cho số phận của những văn-nghệ-sĩ hàng đầu của miền Nam đã tìm cách thu xếp để đưa một số người ra khỏi VN, để tránh những giờ phút mà Sài Gòn có thể ngập bom đạn. Vì Phạm Duy được xem là nằm trong "diện" này nên người ta nhờ tôi đến thu xếp với ông để có thể đưa gia-đình ông đi. 
 
Ông nhận lời nhưng đến lúc người ta đến "bốc" bốn người con trai của ông bị kẹt lại trong trại lính vì lúc bấy giờ có lệnh giới-nghiêm 100%. Ông đã không định đi nhưng rồi bị người ta hối thúc, với lời hứa là sẽ cho người đi tìm mấy người con trai rồi đưa đi sau. Thành thử, cuối cùng, ông bà chỉ đi được với mấy người con gái, lúc đó còn nhỏ.” Chả lẽ Nguyễn Ngọc Bích lại quá u mê ám chướng đến nỗi là cho mãi đến ngày 23 tháng 4 năm 2002, tức ngày viết bài “Bố Già Và Tôi” mà Nguyễn Ngọc Bích vẫn còn tin Phạm Duy là người Quốc Gia chân chính hay sao? Cứ cho là thời gian này Nguyễn Ngọc Bích bị “bùa mê thuốc lú” nên tăm tối u mê, thế thì sau khi Nguyễn Ngọc Bích nhìn thấy tấm hình tên phản tặc Phạm Duy “hồ hởi” dơ cao cái sổ “Hộ Khẩu Gia Đình” của Việt cộng với cái ngôi sao đỏ hoét, thì Nguyễn Ngọc Bích có hồi tỉnh ra chưa, có cảm thấy mình bị “hố” nặng hay không, có cảm thấy bị xúc phạm khi Phạm Duy đang “chửi” mình là thằng ngu hay không?

 

Thế mà từ năm 2005 Phạm Duy về Việt Nam cho đến lúc Phạm Duy chết vào tháng 1 năm 2013 tức khoảng 8 năm trời dài, Nguyễn Ngọc Bích lại không dám nói một lời nào, không dám viết một chữ nào để chỉ trích sự phản bội của Pham Duy đối với cộng đồng người Việt Tỵ Nạn nói chung, hay lên án sự phản trắc của Phạm Duy đối với mình nói riêng, Nguyễn Ngọc Bích đã nín thinh thin thít và câm cái miệng một cách hèn hạ, khiếp nhược. “Bố Già” của Nguyễn Ngọc Bích đã trở thành một tên Việt gian hợm hĩnh, thế thì “thằng con” Nguyễn Ngọc Bích cũng cùng một loại mà thôi, vì “ngưu tầm ngưu, mã tâm mã” cũng là một điều dễ hiểu. Qua các dẫn chứng trên, tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại đánh giá Nguyễn Ngọc Bích đúng là một tên Việt gian đội lốt trí thức và trá hình chống cộng, Nguyễn Ngọc Bích quả thật là một con ký sinh trùng dơ bẩn trong cộng đồng.

 

Tôi không có nhiều thì giờ nói về Nguyễn Ngọc Bích, tôi cần dành thời gian để tiếp tục viết về loạt bài “Lột trần sự thật Trúc Hồ, SBTN và Asia Entertainment "nối giáo" cho giặc.” Tôi không thuộc hạng người đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột, treo đầu dê bán thịt chó, hay thù rổng kêu to, do đó khi tôi đã “đặt vấn đề” với bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào, cơ quan truyền thông nào, trung tâm nào rồi, là tôi quyết tâm đi cho tới cùng dù có phải đối đầu với bao thế lực, công kích, bỉ thử, dè bĩu, ngờ vực.
 
Với cái tâm trong sáng, với các bằng chứng minh bạch rõ ràng có trong tay, với sự tiếp tay hỗ trợ của mạnh mẽ của đồng hương, tôi quyết không lùi bước trước bất cứ thế lực vô minh nào. Dù rằng hoàn cảnh tôi rất khó khăn, dù rằng phương tiện tôi vô cùng eo hẹp, nhưng không vì thế mà tôi lại khuất phục trước bọn Việt gian, Việt cộng, trước những cái sai, cái ác của bọn mị dân, xôi thịt. Dù biết rằng “lực bất tòng tâm,” nhưng còn sống là tôi quyết tâm lột mặt nạ những tên “ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản,” lật tẩy những bọn văn nghệ sĩ, truyền thông đang đội lốt chống cộng để nối giáo cho giặc, cũng như tố cáo lũ chính trị gia xôi thịt, mị dân đang luồn lách phản bội cộng đồng . Xin quý đồng hương cầu nguyện cho tôi.

 

Để kết luận bài viết này, tôi muốn minh xác là những lời tôi nói, những điều tôi viết đều phát xuất từ tấm lòng yêu mến cộng đồng, và vì muốn bảo vệ cái thành trì chống cộng hải ngoại nói chung và cái thủ đô tỵ nạn Little Saigon nói riêng. Hành động tôi đối đầu với bất cứ ai, với bất cứ tổ chức nào không hề bị thúc đẩy bởi sự ganh tị nhỏ nhoi, hay đố kỵ tầm thường, cũng không vì tư thù cá nhân hoặc cạnh tranh bất chính, tôi luôn dành cho “đối tượng” cái quyền phản biện, trả lời, giải thích trước cộng đồng, cũng như tôi dành sự nhận định, phán xét sau cùng nơi quý đồng hương, là những người đóng vai trò “bồi thảm đoàn” trong vụ án, còn tôi chỉ đảm nhận vai trò “công tố viên,” biện lý đi bắt tội bọn Việt gian mà thôi.

 

Dù rằng tôi đang mạnh mẽ chống đối tập đoàn Việt gian báo Người Việt suốt hơn 5 năm qua, nhưng trong bài viết này tôi trích dẫn nhiều tin tức lấy từ báo Người Việt, vì tôi cho rằng báo Người Việt là cánh tay nối dài, là công cụ của Nguyễn Ngọc Bích và bọn chúng tuy hai mà một mà thôi.

 

Trong bài viết này, tôi sắp xếp các tài liệu, bằng chứng theo thứ tự từng đề mục, hy vọng quý vị sẽ dành thì giờ lần lượt tham khảo. Xin quý vị lưu ý các chỗ "đặc biệt" được highlight bằng màu đỏ hay xanh. Vì bài viết khá dài, có thể khi mở ra sẽ không ra hết bài mà lại bị hụt phần cuối, xin quý vị bấm hàng chữ "Show Full Message" ở góc bên phải dưới bài, thì toàn bài sẽ bung ra trọn vẹn. Xin cám ơn.

 

Kính chúc quý vị một ngày an vui và hạnh phúc. Xin hẹn vào bài viết tới. Mọi góp ý, xin liên lạc về ngokyusa2@yahoo.com hay PO.Box 836, Garden Grove, California 92842. 

 

Trân trọng

 

Ngô Kỷ

 

 photo
 1qwww1_zpsd9810841.jpg

 photo 1qwww2_zps77851f64.jpg

 photo 1qwww3_zps42d9eb39.jpg

 

 

 photo qqq1_zps7b34e0f3.jpg

 

YOUTUBE: Xin mời bấm vào 3 Links dưới để xem Ngô Kỷ lên đài VNATV 57.3 cùng với Xướng Ngôn Viên Phương Thanh phản đối ông Nguyễn Ngọc Bích và Nghị Quyết "Công Nhận Ngày Nam Việt Nam SJR455":

 


 


 


 

Các hình dưới: Trong khi nguyễn Ngọc Bích lên mạng Người Việt Online để ca tụng văn nô Huy Đức và quảng cáo cho quyển sách Bên Thắng Cuộc, thì phòng kỷ thuật báo Người Việt chiếu các cảnh tuyên truyền cho Việt cộng, với hình ảnh các chóp bu cộng sản, văn nô Huy Đức phỏng vấn tướng Võ Nguyên Giáp, cùng các cuốn sách Bên Thắng Cuộc. 

 

Rõ ràng Nguyễn Ngọc Bích đã để lộ chân tướng là một tên Việt gian đang ra sức tiếp tay tuyên truyền cho nghị quyết 36 Việt cộng, nhằm phá hoại cộng đồng, làm lợi cho cộng sản. Tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại cần phải khai trừ và trừng trị thích đáng tên "đội lốt" trí thức và mị dân chống cộng "dỏm" Nguyễn Ngọc Bích này. Đã đến lúc những con ký sinh trùng "khoa bảng" trong cộng đồng phải bị tiêu diệt để lành mạnh hóa cộng đồng. Trong các bài viết tới, tôi sẽ lần lượt tố cáo đích danh từng tên "ngụy trí thức" này để đồng hương biết mà xa lánh và phỉ nhổ chúng.

 

 photo 1btc14_zps33d688d1.jpg

 

 photo 1btc11_zpsb5685f89.jpg

 photo 1btc6_zps613f373c.jpg

 photo 1btc4_zpsaad00300.jpg

 

 photo 1btc2_zpsd085574f.jpg

 photo 1btc12_zps7027e4e1.jpg

 

 

 photo 1qa6_zpsf8a2fb8b.jpg

 

YOUTUBE: Xin mời bấm vào Link dưới đây để nghe Diễn Đàn Paltalk phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích:

 


 

 

Ông Nguyễn Ngọc Bích trên Diễn Đàn Paltalk- Tiếng Nói Tự Do của Người Dân Việt Nam

 

April 13, 2013

 

Tóm lược một số trích đoạn:

 

Ông Nguyễn Ngọc Bích (nói phần vào đầu chương trình)

 

Ở trong cái Nghị Quyết SJ 455 của Quốc Hội Virginia, không có một chữ nào ở trong đó nó đòi hỏi chúng ta phải bỏ Ngày Quốc Hận 30/4 của chúng ta cả. Và do đó đối với tất cả mọi người trong diễn đàn ngày hôm nay và tôi không trừ tôi, tức là ngay cá nhân tôi cũng vẫn coi ngày 30/4 là Ngày Quốc Hận của những người Việt tự do đã mất Miền Nam vào trong tay của cộng sản Bắc Việt.

 

Tại sao lại có chuyện đó? Là vì Quốc Hận là một quan niệm của người Việt chúng ta. Chúng ta mới là người mất nước. Người Mỹ họ có mất nước vào tay cộng sản đâu mà đòi hỏi họ coi cái đó cũng là Ngày Quốc Hận của họ?

 

Và bây giờ chúng ta đang nói đến cái Nghị Quyết 455 thì chúng ta chớ nên quên nó là một cái Nghị Quyết của một Quốc Hội của một tiểu bang ở nước Mỹ, của người Mỹ người ta làm ra để người ta nhắc nhở nhau về cái chuyện gì đã xảy ra ở Việt Nam.

 

Trong khi tôi đang giải thích thì tôi cũng thấy quý vị cũng đang đặt cho tôi những câu hỏi. Thưa giáo sư, tại sao không chọn ngày nào khác, lại chọn ngày 30/4? Sự chọn lựa ngày 30/4 là sự chọn lựa của người Mỹ, của ông TNS Dick Black và của Quốc Hội Virginia. Ông Dick Black đã giải nghĩa cho chúng tôi chẳng hạn là cái ngày 30/4 là cái ngày người Mỹ..nó là cái ngày liên hệ cái số phận của Miền Nam với lại những hành động của nước Mỹ đã làm cho mất Miền Nam. Cái chuyện đó là người ta cảm thấy có trách nhiệm trong cái ngày đó, chứ bây giờ lấy một ngày khác thì nó không ăn nhập gì tới trách nhiệm của người Mỹ trong cái việc mất Miền Nam cả.

 

Thế rồi có người lại nói rằng nếu mà không mắc mớ gì tới người Mỹ thì người Mỹ làm chi vậy? Đây cũng là một câu hỏi mà tôi thấy chỗ chat đây. Tôi xin được thưa ngay. Chúng ta không quên là ngày hôm nay chúng ta đã ở trên nước Mỹ trên 38 năm rồi. 82%, cũng trong cái Nghị Quyết ấy nói rất rõ ràng, 82% người Việt hiện có mặt trên đất nước Mỹ bây giờ là công dân Mỹ. Thế mà lại bảo chúng ta không liên hệ, không mắc mớ gì đến người Mỹ thì tôi cũng không hiểu rằng là chúng ta hãy còn nghĩ là chúng ta vẫn còn là người Việt thuần túy hoàn toàn không có liên hệ gì đến cái lịch sử của nước này cả.

 

Cái chuyện đó là cái chuyện mà tôi cho rằng chúng ta đòi hỏi người ta làm một cái việc mà người ta không thể làm được là vì lý đơn giản là người ta không phải là chúng ta, chúng ta không phải là người ta...Cái Nghị Quyết đó nó là một cái Nghị Quyết của người Mỹ, của ít nhất một tiểu bang Mỹ họ đưa ra để họ vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa...Cái Nghị Quyết đó do Quốc Hội Virginia họ làm ra, có chăng là họ tham khảo ý kiến của mình để làm sao cho những nhận định ở trong đó nó được chính xác.

 
Phần chatters đặt câu hỏi
 
.........................................
 
Ông VanHuong: Câu hỏi thứ nhất là khi những người đệ trình cái Nghị Quyết này có tên là Ngày Nam Việt Nam đó thì những người này đã có hỏi cộng đồng Việt Nam rồi, trong đó có giáo sư nữa. Vậy thì giáo sư không lường trước được phản ứng của người Việt Nam trong cộng đồng khi có cái tên Nam Việt Nam xuất hiện vào ngày 30/4 hay sao? Thứ hai là vấn đề giáo sư nói là chúng ta 82% là công dân Mỹ. Như vậy thì cái chuyện mà giáo sư nói là Nghị Quyết này là của người Mỹ, cái này nó có mâu thuẫn hay không?
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Trong việc chọn ngày 30/4 để làm ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa thì chúng tôi, những người Việt Nam, được tham khảo thôi...Khi người ta tham khảo ý kiến của mình không có nghĩa là tất cả những gì mình nói ra là người ta phải nghe theo chúng ta răng rắc. Người ta tham khảo, nhất là người ta hỏi về những con số, sự thật, chuyện gì đã xảy ra trong nước từ ngày cộng sản xâm chiếm Miền Nam Việt Nam v.v..Những cái đó tôi cho là những vấn đề đi vào nội dung, một cái nội dung thì tôi rất quan tâm, nhưng còn vấn đề cái ngày, chọn cái ngày nào đó thì, như tôi đã giải thích trên, ông Dick Black đã giải thích, cái ngày đó là cái ngày cho thấy rõ ràng nhất cái liên hệ của người Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam. Tại vì lấy bất cứ ngày nào trong 365 ngày của một năm, quý vị cũng sẽ không tìm ra một cái ngày nào khác mà nó nói được rõ cái liên hệ và trách nhiệm của nước Mỹ đối với Miền Nam Việt Nam. (câu này nghe như ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Bích chứ không phải của ông Dick Black)
 
Câu hỏi thứ hai mà ông Văn Hưởng cho là có sự mâu thuẫn. Nghị Quyết 455 là Nghị Quyết chủ yếu là của người Mỹ là tại vì chúng ta nên nhớ là 140 vị, 40 vị Thượng Nghị Sĩ và 100 Vị Dân Biểu ở trong Quốc Hội Virginia thì hầu hết là người Mỹ...Cái chuyện quyết định về cái Nghị Quyết đó căn bản là cái quyết định của Quốc Hội, chủ yếu là người Mỹ. Chủ yếu thôi, tôi không nói là chúng ta không có vai trò gì, nhưng mà chủ yếu là của họ. Thế còn cái sự kiện mình là 82% là dân Mỹ thì đó là sự kiện mình không cách nào cãi lại cả, tức là đa số người Việt trên đất Mỹ giờ là dân Mỹ, chứ không phải thuần túy là người Việt. Chúng ta nhìn ra chuyện đó chúng ta thấy ngay rằng trong chính sách, không riêng gì Nghị Quyết này đâu, ngay trong chính sách của người Mỹ đối với Việt Nam nó có sự khác biệt về tư tưởng, khác biệt về cách suy nghĩ. Thí dụ như về vấn đề Nhân Quyền chẳng hạn, về Chính Sách Nhân Quyền của Mỹ thì chúng ta thấy chính phủ Mỹ có Chính Sách về Nhân Quyền nó khác sư suy nghĩ của chúng ta về vấn đề Chính Sách Nhân Quyền..( Bao nhiêu năm nay người Việt hải ngoại đều dựa vào chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để đấu tranh đòi hỏi nhân quyền cho người VN. Khi Mỹ lên tiếng VC vi phạm nhân quyền trầm trọng thì VC trả lời nhân quyền của người VN khác với nhân quyền của HK. Chẳng hiểu ông giáo sư NNB ngụ ý gì mà nói na ná giống VC)...Có những chuyện người Mỹ người ta làm liên hệ tới đất nước của chúng ta thì có thể chúng ta bất đồng ý kiến, nhưng không thể bảo là chúng ta có quyền bảo rằng các ông phải làm thế này phải làm thế kia. Thiếu thực tế là ở chỗ đó.
 
Nợ Nước Thù Nhà (cô hay bà): Thưa giáo sư, tôi có câu hỏi như vầy, xin được hỏi giáo sư. Giáo sư nói người Việt chúng ta là người Mỹ. Thưa không, chưa chắc chúng tôi là người Mỹ khi chúng tôi mang quốc tịch Mỹ. Cái điều luật này người Việt Nam đưa lên cho quốc hội Mỹ. Không có một chính phủ Mỹ nào tự dưng mà tốt, can thiệp vào chuyện của một nước khác như vậy, ngoại trừ có sự đề nghị của người Việt Nam. Thưa giáo sư, lời đề nghị này có phải là do người Việt Nam đưa lên hay không? Câu hỏi 2: Nếu giáo sư nói đây là lời đề nghị của quốc hội Mỹ, vậy chúng ta không giải thích cho họ hiểu sao? Họ phải hỏi người Việt Nam của chúng ta trước khi họ quyết định. Họ không có cái quyền nào để họ ápđặt, họ quyết định mà không có sự đồng ý của cộng đồng người Việt, ngoại trừ cộng đồng người Việt chấp nhận và nghe theo. Vậy quốc hội Mỹ tại Virginia có ý đồ gì mà tại sao lại đề nghị vào ngay cái Ngày 30/4 Quốc Hận thành Ngày N am Việt Nam. Thưa giáo sư, giáo sư có thể giải thích cái ý đồ của quốc hội Mỹ hay không?
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Tôi xin trả lời thế này. Câu hỏi rằng là có người Việt Nam nào bày ra cái chuyện đó cho quốc hội Mỹ không, thì ít nhất theo như tôi biết là tuyệt đối không có một người Việt Nam nào bày ra cái chuyện đó cả. Cái này là hoàn toàn do thiện chí của một người Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam đã bị thương, thương yêu người Việt Nam, và nghĩ rằng là phía Mỹ nên có một cái hành động để mà vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và người Việt Miền Nam.
 
Có cái sự kiện là ông TNS Dick Black tham khảo một số người Việt. Cái chuyện đó khác với sự việc là có người Việt nào đứng mớm cho ông ấy, thúc đẩy cho ông ấy làm cái chuyện đó. Hai cái chuyện đó hoàn toàn khác nhau....Không có môt người Việt nào, kể cả tôi, kể cả ông Tính, kể cả một số bạn của chúng ta ...(ông Bích không trả lời tại sao những người Việt được hỏi ý kiến (người quan trọng hơn hết là ông Bích) lại không đề nghị ông Black nên chọn ngày khác, không nên chọn 30/4)
 
Cô Biển Xanh 17: …. Tại sao ổng là người Mỹ mà sao ông không nghĩ rằng chính người Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa mà bây giờ lại muốn đổi Ngày 30/4 thành Vinh Danh Chiến Sĩ VNCH? Tại sao không đổi qua ngày khác? Cả toàn thế giới không riêng gì nước Mỹ uất ức ...Theo tôi nghĩ rằng là ở đây đã có một bàn tay lông lá...
 
Ông Nguyễn Ngọc BíchTất cả những câu hỏi đó nó dựa lên trên một sự ngờ vực..Có thật hay không mình chưa biết. Cá nhân tôi chưa thấy có một cái triệu chứng nào rằng là có VC len lỏi vào hay là ông Dick Black đã có người bạn VC. Chúng ta cứ nhìn vào tiểu sử của ông ấy. Chúng ta thấy một người đi sang bên VN tranh đấu trong mấy năm trời, máy bay bị bắn 4 lần, rồi thì đánh nhau ở ..bị thương, được huy chương Purple Heart của Quốc Hội Mỹ. Không lẽ người đó lại để cho một người cộng sản vào mà làm chuyện gì suy suyển cái ý chí ông ấy muốn ca tụng, không những QLVNCH mà cả người dận VNCH nữa...
 
Ông VanHuong: Khi người ta đặt cái tên ấy ra thì giáo sư có đồng ý cái tên đó hay không? ...Cái ông Dick Black này là vì thương yêu VN, có tình cảm với người VN cho nên mới làm ra cái nghị quyết này để tỏ tình vinh danh người VN, nhưng mà thực tế kết quả ngược lại...Như vậy thì ông ấy khi tham khảo những người cố vấn, và những người cố vấn không lường được kết quả như ngày hôm nay. Kế tiếp giáo sư nói rằng cứ nhìn vào cái tiểu sử của ông Dick Black này đi....Nếu mà chúng ta cứ nhìn vào tiểu sử của ông Nguyễn Cao Kỳ ...Do đó căn cứ vào tiểu sử của người ta nó không quan trọng...Khi tung ra Ngày Nam Việt Nam trùng với Ngày 30/4 thì thứ nhất làm xao lãng Ngày 30/4. Ngày 30/4 chỉ phục vụ cho một mục đích thôi, bây giờ có thêm một mục đích thứ nhì nữa là chia xẻ 50% rồi.
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: ...Một cách dịch chữ recognition, nó có ý nghĩa rất là tích cực thì cũng có thể dịch là Ngày Tuyên Dương Việt Nam Cộng Hòa...Không, ông ấy (Dick Black) không có hỏi (về chọn ngày 30/4), chuyện đó sau này tôi mới trông thấy. Tôi xin nhắc lại, đây là người Mỹ, người ta không nhất thiết là phải nghĩ giống mình...Cái mất thật sự của Ngày 30/4 là do một sự gọi là ép thua do Quốc Hội Mỹ bằng cách không cho chúng ta viện trợ...Việc làm của ông Dick Clark, theo tôi, rât là can đảm của một người Mỹ nhìn nhận và xác nhận ra trách nhiệm của người Mỹ trong việc mất Miền Nam VN... Đây là một điều nhìn từ quan điểm cá nhân (chỉ có một cá nhân mà bây giờ lại thành ra luật do cả lưỡng viện quốc hội thộng qua?).Còn nhìn từ quan điểm của tôi là một người Việt thì tôi cũng cảm ơn ông Dick Black là đã dám có cái can đảm đó để cho người ta đừng bị hiểu lầm mãi...Tôi công nhận rằng là Quốc Hội Virginia họ có cái quyền của họ nghĩ khác mình. Thế thôi!
 
Cô hoanglynh: Theo như tôi biết thì mỗi một nghị quyết của chúng ta yêu cầu quốc hội hay là một cơ quan nào đó biểu quyết thì thường thường chúng ta soạn trước bài mà mình trình bày cho người ta hiểu tại sao chúng ta xin cái nghị quyết đó. Thường thường người VN làm chuyện đó chứ không phải người Mỹ. Sau đó chúng ta nhờ người trong quốc hội để bảo trợ cho nghị quyết đó và người ấy tiếp tay với chúng ta vận động với các nghị viên khác. Ông Nguyễn Ngọc Bích là người được mời tham khảo mà ông nói ông không có một ý kiến nào và ảnh hưởng nào trong nghị quyết đó thì là một điều rất là tiếc. Người ta đã tin tưởng ông, người ta mời ông mà ông không có góp ý kiến cho người ta biết rằng Ngày 30/4 là ngày rất là trọng đại cho những người VN tỵ nạn. Đã nhiều lần Đảng Việt Tân có đưa lên đề nghị những cái tên khác cho Ngày 30/4 đều bị thất bại, và ông cũng biêt điều đó, phải không? Như vậy thì tôi nghĩ lỗi đó không phải của ông Mỹ mà là của người VN...Thứ nhì là tại sao ông không thông báo cho những người VN, nhất là ở Virginia biêt để họ cùng góp ý? ...Ông giấu kín chuyện này. Đến ngày Nghị Quyết ra đời, người ta chấp thuận ông mới đưa lên. Ông hớn hở, ông kêu gọi mời mọc các cộng đồng khác về đó để nhận Nghị Quyết. Như vậy thì ông có cái dụng ý gì mà ông giấu diếm cái chuyện này? Ông nói là vinh danh Cộng Đồng Người Việt ở tại hải ngoại này. Đó là một vinh dự mà tại sao ông lại giấu, ông không cho người ta biết?
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: ..Tôi cho rằng câu hỏi rất là sắc. Bà hoanglynh hoàn toàn là đúng khi mà nói chuyện thông thường, nhưng mà ...riêng về Nghị Quyết này thì theo tôi được biết không có một người VN nào đã viết coi như cái dự thảo đầu rồi nhờ ông Dick Black tiếp tục đưa qua cái quá trình xét của Quốc Hội Virginia...Họ hỏi tới đâu thì tôi trả lời tới đó. Đó là công việc làm của người được tham khảo. ...Có lẽ bà hoanglynh không rõ lắm lối làm việc của người Mỹ là khi người ta hỏi mình một câu hỏi mà tự nhiên mình lại đem lôi kéo người khác vào..Cái đó còn trong giai đoạn dự thảo, không phải là câu chữ nghĩa cuối cùng, mà lúc bấy giờ đem bàn rộng ra thì thường thường gây ra nhiều ngộ nhận hơn là câu hỏi người ta đặt ra cho mình...Ông hỏi mình trả lời ông ấy hay là mình không trả lời, chứ bây giờ mình lại lôi người khác vào nữa thì cuối cùng câu chuyện chưa được chấp thuận gì cả mà có người vẽ ra thành chuyện này chuyện kia. Chuyện đó rât là không nên...Việc làm của ông ấy khác hẳn tât cả những việc làm trước kia (Việt Tân). Đó là một trong những lý do mà ít nhiều tôi tiếp tay vào ủng hộ cái nội dung của cái Nghị Quyết SJ 455 này.
 
Ông Nợ Nước Thù Nhà: Tôi là người VN ở tiểu bang Virginia. Thứ nhất tôi đích thân liên lạc với ông Dick Black. Thứ hai, thưa giáo sư, nếu mà giáo sư cứ quy trách nhiệm hết cho ông Dick Black thì tôi nghĩ điều đó không chính xác. Khi mà ông ta đã liên lạc với giáo sư thì tại sao giáo sư không liên lạc với cộng đồng của những người VN ở Northern Virginia, hay là ở Richmond...Đấy là một vấn đề mà cho đến bây giờ việc thì của tiểu bang Virginia mà nó lại có những ảnh hưởng rât là lớn lao...Tại sao giáo sư không cho Cộng Đồng Việt Nam sở tại biết? Tôi là một trong những người trong Cộng Đồng Việt Nam ở đây.
 
Ông Nguyễn Ngọc BíchTôi đã từng làm việc với nhiều người Mỹ. Ông Dick Black chỉ là một người trong có khi cả nghìn người Mỹ đã có dịp làm việc với chúng tôi. ...Cái chuyện đó có thể là trên nguyên tắc thì rât đúng, thế nhưng tôi nghĩ là tôi có câu trả lời cho người ta mà nó tương đối đầy đủ, tỷ dụ như là bao nhiêu người Việt tỵ nạn bỏ nước ra đi, bao nhiêu người chết ở ngoài biển,v.v..Tôi biêt thì tôi trả lời trực tiếp cho họ, chứ không phải mỗi mỗi câu là tôi phải kêu ới ới ông đợi tôi đi kiếm cộng đồng..Có thể là tôi xin nhận phần lỗi về tôi. Có thể là tôi đã không nhìn ra cái tầm vóc của câu chuyện
 
Ông Anh Chưa Chết Đâu Anh: Giáo sư là người được tham khảo. Vấn đề này quan trọng lắm. Trong tự điển họ viêt “tham khảo” là như thế nào? L à để lấy thêm thông tin, tài liệu, tìm hiểu nghiên cứu để xử lý công việc cho tốt hơn...Tôi thấy nảy giáo sư đã có xin lỗi rồi, nhưng hình như cũng chưa nhận ra cái lỗi nhiều lắm. Lẽ ra giáo sư phải thấy cái lỗi của mình...Cái Ngày 30/4 là ngày nó đã trở thành dấu vết đen của lịch sử, không ai có thể thay đổi được. Lẽ ra giáo sư tinh tế hơn một chút là dùng cái ý của người Mỹ và lấy cái ý của Ngày 30/4. Hai cái mà cộng vào thì nó quá tuyệt vời! Lúc đó giáo sư nghe nói là Vinh Danh Nam VN là giáo sư có thể sướng lên rồi rồi quên đi cái Ngày 30/4 là cái then chốt của vấn đề...Nếu lần sau giáo sư có cơ hội được tham khảo nữa thì nên lập ra một hội đồng trong địa phương để lấy ý kiến....Đương nhiên nhiều cái đầu thì sẽ hay hơn với một hai cái đầu.
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Tôi thiết nghĩ là ông Anh Chưa Chết Đâu Anh là người có tất cả thiện chí , nhìn ra vấn đề có lẽ gần sự thật hơn, chứ nhiều người cứ đặt vấn đề mà chỉ dựa lên trên một sự ngờ vực mà không có bằng chứng gì cả.
 
Ông Ai Người Tri Kỷ: Thưa ông giáo sư, khi nảy ông có nói ông Black nào đó muốn dùng Ngày 30/4 là ngày vinh danh hay là Ngày Tuyên Dương cho VNCH. Vậy tôi xin hỏi ông như vầy: Nếu như ngày hôm qua có một người nào đó đấm vào mặt tôi và knock tôi out, rồi ngày hôm nay ông lại đây ông gặp tôi, ông nói ông muốn dùng ngày đó, tức ngày hôm qua tôi bị đòn đó, ông gọi ngày đó là ngày tuyên dương tôi. Ông (gs Bích) nghĩ tôi sẽ đáp lời như thế nào?
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Thật sự thì ông đặt cho tôi câu hỏi đó nó cũng không hoàn toàn ăn khớp, vì lý do đây đâu phải là thằng cộng sản nó đánh ông rồi nó tìm cách vinh danh ông đâu....Đây là một người mà tôi ...thấy ông ấy là một người hoàn toàn đầy thiện cảm.
 
Cô Falling 17: ...Một người bác sĩ nếu quyết định sai thì chỉ giết chết một người bệnh nhân mà thôi, nhưng người là giáo sư thì xin hỏi người cái quyết định của người, người có nghĩ tới cái thế hệ thứ hai của chúng tôi hay không? Và 20 năm nữa, người có còn tồn tại trên trái đất này để mà người lãnh nhận cái trách nhiệm mà người vừa quyêt định hay không? Vậy thì thế hệ thứ hai của chúng tôi phải vác lên trên người cái tên “Nam Việt Nam” phải không? Thưa giáo sư, vì người là giáo sư. một giáo sư không giết chết chỉ một người , giáo sư có thể giết chết cả một thế hệ của chúng tôi!
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: ...cũng có những lúc mà chúng ta thua thiệt, cũng có lúc chúng ta ngã ngựa...nhưng mà thưa quý vị trong diễn đàn, tôi xin hỏi ngay quý vị, những lúc đó có phải là chúng ta cứ ngồi mà khóc hay là chúng ta làm cái chuyện gì hơn cái chuyện ngồi khóc?
 
Mc tamdonggtThưa, trong bản tin của Asian American Press, họ có phỏng vấn giáo sư và ông ủng hộ cái Nghị Quyết này. Giáo sư mong rằng Nghị Quyêt này sẽ lan truyền ra tất cả những tiểu bang khác nữa, cũng giống như Nghị Quyết Cờ Vàng. Như vậy thì tinh thần đó giáo sư còn giữ hay không?
 
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Thật sự thì cái Nghị Quyết đó có lan đi hay không là tùy thuộc vào chính quý vị cảm nhận về cái Nghị Quyết đó như thế nào. Tôi thì đương nhiên là chúng tôi không có cái quyền hạn gì ở trong các tiểu bang khác cả; nhưng nếu có những người khác nghĩ rằng là nó nên thì người ta có thể vận động, còn nếu người khác nghĩ nó không nên thì chúng ta ngăn chặn nó tại đó, vì chúng ta đang sống trong xã hội hoàn toàn dân chủ, chúng ta có quyền chọn lựa.
 
Hình dưới: Báo Asian American Express xác nhận Nguyễn Ngọc Bích và Nghị Hội Toàn Quốc soạn bản dự thảo Nghị Quyết SJR 455 "Công Nhận Nam Việt Nam," và Nguyễn Ngọc Bích muốn các thành phố khác, các tiểu bang khác thực hiện nghị quyết tương tự cho ngày 30 tháng 4.
...............................
 photo 1ss11_zpsa2983511.jpg

South Vietnamese Recognition Day

0
Nguyen Ngoc Bich, National Congress of Vietnamese Americans.
Nguyen Ngoc Bich, National Congress of Vietnamese Americans.
AAP staff report
RICHMOND, VA (March 6, 2013) — The General Assembly of the State of Virginia voted unanimously to consent to introduce a Resolution to designate April 30 as South Vietnamese Recognition Day in Virginia.
Nguyen Ngoc Bich, founding President of the National Congress of Vietnamese Americans, said the Resolution was drafted by a group of dedicated friends in Richmond, in collaboration with the National Congress of Vietnamese Americans.
“We hope that this will be the beginning of a trend that will spread to other states as well,” Nguyen said. “The legal recognition of our flag (yellow with three red stripes) was also spearheaded by Virginia back in 2004. Let’s keep up the good work.”
The language of the Resolution reads:
“South Vietnamese Americans, a proud, industrious people, make up the fourth-largest group of Asian Americans in the United States; and, a South Vietnamese mass immigration to the United States began when communist tyranny swept the former Republic of Vietnam after the fall of Saigon in 1975; and, to the very end, soldiers of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) fought valiantly, defending their freedom with skill, daring, and gallantry.
The ARVN 3rd Cavalry Regiment, for example, demonstrated such skill and heroism in battle that it was awarded the coveted United States Presidential Unit Citation. Nearly 60,000 American fighters died in the Vietnam War and some 224,000 South Vietnamese troops also fell defending their nation; and although the American sacrifice in Vietnam was enormous, some of the most bitter combat––including the savage warfare after the United States’ withdrawal––was shouldered principally by our South Vietnamese allies.
The 1968 communist Tet Offensive was designed to crack South Vietnam’s will to resist. Instead, South Vietnamese forces fought ferociously, and not a single unit collapsed or ran; indeed, even the police fought, turning pistols against heavily armed enemy regulars; and together with American soldiers, sailors, airmen, and Marines, the ARVN decimated the indigenous Viet Cong guerrillas, eliminating them as an effective fighting force for the remainder of the war.
Most American units had left Vietnam by 1972, yet South Vietnamese units continued to perform remarkably well; with limited American help, they defeated North Vietnam’s all-out Easter Offensive, a massive conventional invasion led by Soviet T-54 tanks; and the Easter Offensive victory helped force North Vietnam to accept a negotiated end to the war.
Sadly, in 1974 the United States withdrew most military support, including air power, severely restricting the flow of fuel and munitions to the ARVN; strangled by a lack of supplies, tanks and artillery pieces were allotted meager quantities of ammunition––sometimes just a few shells per day––and radios often had no batteries.
The strangulation of South Vietnamese supply lines destroyed morale and decimated combat power, making it impossible for even the bravest South Vietnamese troops to effectively defend against the final invasion by North Vietnamese soldiers. North Vietnam remained well supplied by its communist allies in China and the Soviet Union.
Everyone with ties to the Americans or the government of the Republic of Vietnam feared the threatened communist reprisals; as communist forces overran the South during the spring of 1975, 125,000 key South Vietnamese personnel were airlifted from South Vietnam to refugee centers in the United States. As American troops and embassy staff were evacuated by waiting aircraft, terrified South Vietnamese mothers thrust their babies into the hands of complete strangers, hoping their offspring might somehow survive the approaching bloodbath.
The promised reign of terror quickly emerged and the South Vietnamese desperately fled the murderous tyranny of the communists; roughly two million South Vietnamese fled to escape North Vietnam’s promised “people’s paradise.” Launching small, crowded sampans, many South Vietnamese sailed into the vast, treacherous waters of the South China Sea, where hundreds of thousands drowned in the escape attempt; the South Vietnamese continued to flee their county in huge numbers from 1975 until the mid-1980s.
Beginning in 1975 and for decades afterwards, well over one million South Vietnamese––especially former military officers and government employees––were imprisoned in communist concentration camps; these were euphemistically called “reeducation camps,” where many thousands of South Vietnamese were “educated” to their deaths. The communist concentration camps were characterized by brutal forced labor, political indoctrination, and deadly assignments like human mine clearing; there were no formal charges or trials. The conditions in the camps were so savage that many surviving inmates estimate that almost a third of the prisoners of war died while in captivity.
South Vietnamese immigration to the United States peaked in 1992 when, after decades of torture, many concentration camp survivors were finally released and sponsored by their families to come to this country. After persevering through unimaginable brutality and suffering, the South Vietnamese who escaped their homeland demonstrated admirable talent and intellect; they became an entrepreneurial, upwardly mobile group, whose poverty rate rapidly declined after their arrival in the United States.
Today, 82 percent of the South Vietnamese in the United States are native-born or naturalized citizens, an exceptionally high portion of American citizenship for any immigrant group. For several decades, South Vietnamese American patriots have contributed to the United States with intellect, skill, loyalty, and determination; many have served proudly in the Armed Forces of the United States.
Therefore, be it by the Senate of Virginia, the House of Delegates concurring, That the General Assembly designate April 30, in 2013 and in each succeeding year, as South Vietnamese Recognition Day in Virginia.
 vbbb2_zps3da9f5cf.jpg
From: xuan nguyen <@yahoo.com>
To: ky ngo <ngokyusa2@yahoo.com
Sent: Friday, April 12, 2013 1:34 PM
Subject: Đừng Quên...Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4
Thân gửi anh Ngô Kỷ bài viết mới của tôi về 30-4 để chia sẻ quan điểm, và nhờ anh phổ biến.  Cám ơn anh nhiều, và thân chúc anh nhiều sức khỏe. 
Nguyễn Quốc Đống 
ĐỪNG QUÊN…NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4
 
Nguyễn Quốc Đống
Cựu SVSQ K.13/TVBQGVN
Ngày 11 tháng 4, 2013
 
Ngày 6-4-2013, cộng đồng người Việt tỵ nạn CS hải ngoại nhận được 1 “tin thật vui” phổ biến trên các diễn đàn về việc “Tiểu bang Virginia chấp thuận Nghị Quyết SJR 455 công nhận ngày 30-4 là Ngày Nam Việt Nam”. Kèm theo tin vui này là bài viết của Tâm Việt (tức ông Nguyễn Ngọc Bích) mang tựa đề “30/4 năm nay, Virginia đi đầu trong việc công nhận Ngày Nam Việt Nam” ghi lại việc hình thành NQ: ai bảo trợ, ai vận động, ý nghĩa, và phản ứng của các cộng đồng miền Đông Hoa Kỳ đối với NQ này.  Đồng hương chưng hửng nhưng kiên nhẫn đọc cho hết Bản NQ qua lời dịch của ông NNB.  Sau 22 mục XÉT VÌ, đồng hương chưa thấy có gì đáng phàn nàn, đều là những lời tán dương người dân Nam VN, nhất là sự chiến đấu can trường của quân đội VNCH; thảm cảnh người dân Nam VN phải chịu dưới chế độ CS hay trên đường trốn chạy CS; sự thành công đáng khen ngợi của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ….  Tuy nhiên họ để ý đến phần chót của NQ : “Thượng viện QUYẾT NGHỊ, với sự đồng thuận của Hạ-viện, Là Đại Nghị Viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và QUYẾT NGHỊ tiếp, Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị Quyết này tới Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa kỳ đặng cho những thành viên của hai tổ chức này được biết về quyết định của Đại nghị viện Virginia về vấn đề này….” (bản dịch của ông NNB).  Đồng hương Việt hải ngoại cho là NQ 455 đi ngược lại tinh thần của Ngày Quốc Hận 30-4 vẫn được tổ chức hàng năm nơi có đông người Việt tỵ nạn CS sinh sống.  Chúng ta thử tìm hiểu tại sao đồng hương Việt chống đối mạnh mẽ NQ SJR 455 mặc dù nó mang nội dung ca tụng người dân Nam Việt Nam.
 
1-Ý nghĩa Ngày 30-4 đối với người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại:
 
Tại hải ngoại, chúng ta rất quen thuộc đối với những tên gọi “Tháng Tư Đen” và “Ngày Quốc Hận 30-4”.  Đây là ngày quốc gia VNCH bị bức tử, chế độ tự do, dân chủ tại miền Nam bị sụp đổ, kết quả của chiến tranh xâm lược do Cộng Sản miền Bắc tiến hành trong gần 20 năm (1956-1975).  Vào ngày 30-4-1975, 5 vị tướng lãnh và hàng trăm quân nhân các cấp của QLVNCH tuẫn tiết đền nợ nước.  Sau 30-4-1975, 1 trang sử mới bi thảm bắt đầu cho mọi thành phần trong xã hội miền Nam : từ quân đến dân; giàu đến nghèo; già đến trẻ… Quân nhân và viên chức chính quyền VNCH bị lừa vào các trại cải tạo tập trung, người dân bị đánh tư sản, mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, bị lùa đi các vùng kinh tế mới… Chiến tranh cướp đi sinh mạng của cả triệu quân, dân 2 miền; làm bị thương cả triệu người khác.  Khi chiến tranh gần kết thúc, khoảng tháng 3 và 4, 1975, quân và dân miền Nam VN nằm chết la liệt trên đường chạy giặc Cộng tràn về các thành phố.  Sau khi miền Nam sụp đổ, hàng trăm ngàn người chết trên biển cả, hay trong rừng sâu khi tìm cách thoát khỏi chế độ CS khắc nghiệt!  Nói đến Tháng Tư Đen, Ngày Quốc Hận 30-4, người ta chỉ còn nhớ đến Máu và Nước Mắt, đau đớn nghĩ đến cảnh nước mất, nhà tan, tương lai mù mịt!  Với những ý nghĩa nêu trên, không có tên nào thể hiện đầy đủ tinh thần của ngày lịch sử 30-4 này bằng tên “Ngày Quốc Hận”.
 
Sau khi thoát khỏi Việt Nam Cộng Sản, và được định cư tại quốc gia tự do khắp 5 châu, hàng năm vào ngày 30-4, người Việt tỵ nạn CS vẫn tổ chức Lễ Quốc Hận để tưởng niệm và tri ân các anh hùng tử sĩ vị quốc vong thân, tưởng niệm các quân, dân, cán chính  VNCH chết trong các trại tù CS, các đồng bào chết trên đường tìm tự do. Tại các buổi lễ Quốc Hận, họ vạch trần các tội ác của CS đối với đất nước và người dân VN để người dân Việt và cả thế giới biết CSVN là kẻ phạm tội ác diệt chủng, giết hại cả trăm triệu người trên thế giới.  Ngày Quốc Hận 30-4 cũng là dịp để giới trẻ trong cộng đồng học hỏi các tấm gương sáng của các thế hệ cha, anh hầu kế thừa sự nghiệp tranh đấu vì tự do, dân chủ còn dở dang của chúng ta. 
 
2- Ý Nghĩa Ngày 30-4 đối với Cộng Sản Việt Nam :
 
30-4-1975 là ngày Bắc quân CS thôn tính được miền Nam Việt Nam . Chúng khoe khoang “giải phóng” được miền Nam , khiến “Mỹ phải cút” và “Ngụy phải nhào” .  Hàng năm trong nước, chúng cho tổ chức các lễ hội để ăn mừng chiến thắng, ca tụng thành quả của chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, ca tụng các “liệt sĩ đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, ca ngợi chiến sĩ anh hùng, tuyên dương gia đình có công với cách mạng v.v…Hẳn chúng ta còn nhớ Sơn Hào, trong Mục Thư Độc Giả đăng trên nhật báo Người Việt, Nam California ngày 9-7-2012 đã viết “…30-4 là ngày hội của toàn dân đoàn kết, chiến thắng, khiến cả dân tộc vui mừng tự hào, giúp Việt Nam có 1 nhà nước thống nhất, 1 hệ thống chính trị thống nhất..”  Hắn còn láo xược viết như sau “ …chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Saigon, còn dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới…” Thậm chí tháng 12, 2012 vừa qua, tên văn nô VC Huy Đức còn cho phát hành sách “Bên Thắng Cuộc” trong các cộng đồng Việt hải ngoại để tuyên truyền láo khoét cho CS nhằm đầu độc giới trẻ, là những người không có nhiều kinh nghiệm về CS.  Trong nước, trừ bọn cán bộ CS trở nên vinh thân phì gia nhờ chiếm được miền Nam trù phú, thịnh vượng; mỗi lần 30-4 trở về, người dân miền Nam phải sống lại những thảm cảnh của nhiều năm về trước, nén sự đau thương, và nuốt nỗi uất hận vào trong lòng. 
 
Tại hải ngoại, các buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 là cái gai chọc vào mắt người CS.  Chúng sợ nhất ngày này vì không ngày nào gợi nhớ những kỷ niệm đau thương do CS gây ra bằng ngày này.  Ngày này khiến người ta nhớ đến cuộc chiến tranh phi nghĩa do chúng gây ra và bắt nhân dân cả 2 miền Nam, Bắc chịu biết bao chết chóc, mất mát.  Ngày này làm người dân Việt nhớ đến các tội ác tày trời của chúng;  hận chúng đưa đất nước và dân tộc Việt vào tuyệt lộ, bần cùng hóa nhân dân miền Nam để cả nước cùng chung số phận nghèo khó, mất tự do, mất hạnh phúc như đồng bào miền Bắc; hận chúng đưa cả nước vào vòng nô lệ Tàu cộng để ngày nay Việt Nam mất dần đất, biển và đảo.  Mối hận này khiến người Việt tiếp tục chống cộng, quyết tâm tranh đấu để dân chủ hóa nước nhà, và quang phục quê hương.   
 
Từ lâu CSVN luôn tìm cách làm biến đổi ý nghĩa ngày 30-4 tại hải ngoại.  Chúng rất muốn mọi người quên khía cạnh bi thương của biến cố 30-4 để tội ác của chúng từ từ được xóa nhòa.   Trên một số websites, chúng ta tìm thấy những đề nghị “không nên khóc than, buồn rầu trong ngày 30-4; cần tổ chức các hoạt động vui tươi dễ dàng thu hút giới trẻ, nên tổ chức việc ăn mừng tự do, là một thứ vô cùng quý báu đồng bào được thụ hưởng tại các quốc gia tạm dung…”  Thậm chí có người còn đề nghị: “Ngày 30-4, trong nước CS ăn mừng chiến thắng, thì ở hải ngoại chúng ta ăn mừng tự do”?!  Ai là người có thể vui và ăn mừng được trong ngày 30-4?  Đồng bào miền Nam đau khổ đã đành, mà đồng bào miền Bắc cũng chẳng vui gì trừ lũ cán bộ đầy quyền uy, thế lực.  30-4-1975, nhà văn Dương Thu Hương khi theo đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, đã khóc và nói rằng “…thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ.  Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử.  Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…”   
 
 Vì vậy nếu người dân Việt tại hải ngoại quên đi Ngày Quốc Hận 30-4, không còn nhắc nhở đến ngày này, và không tổ chức các buổi lễ Quốc Hận trong cộng đồng, coi như Cộng Sản VN sẽ nhổ được cái gai trong mắt, và hoàn thành được việc “bình định” cộng đồng hải ngoại.  Quốc Hận 30-4 không còn thì người Việt hải ngoại không còn là “người tỵ nạn chính trị” mà chỉ còn là một “nhóm di dân, định cư” bình thường như bao nhóm dân thiểu số khác.
 
3- Các nỗ lực xóa bỏ Ngày Quốc Hận của Việt Gian CS, và phản ứng của đồng hương Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại:
 
Năm 2004, tuần báo Trách Nhiệm, tiếng nói của Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam California, số 221 ngày 12-8-2004, có đăng 1 bài báo với tựa đề “Kế hoạch tổ chức Ngày Tự Do cho Việt Nam vào ngày 30-4-2005 tại thủ đô Washington, D.C.” do 4 tổ chức sau đây đứng tên chịu trách nhiệm:
-          Ủy Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ gốc Việt
-          Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ
-          Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường
-          Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Bắc Mỹ
 
Tại tiểu bang Georgia, đài Tiếng Nước Tôi (TNT) của Mặt Trận Việt Tân cũng phát đi lời kêu gọi đồng hương tham gia “Ngày Tự Do cho VN 30-4” (NTDCVN) tại Washington, D.C., tham dự buổi Diễn hành cho Tự Do (Freedom March) và nhiều sinh hoạt khác.  Kế hoạch ngày 30-4 năm 2005 đã làm đồng hương Việt tỵ nạn CS nhiều nơi phẫn nộ.  Ngày 30-4 là khởi đầu cho sự kiện lịch sử: miền Nam VN mất tự do.  Tại sao những người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại lại chọn ngày này làm “Ngày Tự Do cho Việt Nam ”?   Tổ chức Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn và các đoàn thể chống Cộng tại Minnesota lên tiếng phản đối bằng Văn Thư ngày 18-12-2004 gửi đến Tuần báo Trách Nhiệm nhờ phổ biến.  Khối Lập Trường Chung gồm 334 tu sĩ, nhân sĩ, trí thức, cựu quân nhân, chính trị gia, nhà văn, nhà báo ra bản tuyên bố ngày 15-2-2005 cực lực lên án âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30-4.  Sau đó, Ban Tổ Chức NTDCVN đã phải đổi danh xưng “Ngày Tự Do cho VN” thành “Ngày Tranh Đấu cho Tự Do VN”.  Ngày 20-3-2005, các tổ chức cộng đồng và đoàn thể tại tiểu bang Georgia cũng ra 1 Bản Tuyên Bố, nói lên lập trường dứt khoát “xem ngày 30-4 là Ngày Quốc Hận chứ không thể là Ngày Tự Do”.
 
Thời gian trước đây, có một số người còn có ý kiến muốn đặt tên cho 30-4 là “Ngày Thuyền Nhân”.  Âm mưu này nhằm mục đích làm phai lạt đi ý nghĩa của Ngày Quốc Hận, vô hiệu hóa hoạt động của các Hội Cựu Quân Nhân, và làm tiêu hao tiềm lực chống cộng của người Việt hải ngoại.  Các tay chân của CS, những tên thân cộng, hoặc những kẻ tham lợi cam tâm làm tay sai cho CS tìm mọi cách đổi tên ngày 30-4 để xóa tội cho CS, và từng bước một “bình định” khối người Việt hải ngoại cương quyết giữ lằn ranh Quốc-Cộng, không chịu hợp tác với chúng (tài liệu của tác giả Trần Gia Phụng).
 
Cuối tháng 12, 2005, đài phát thanh TNT lại cho phổ biến “Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn VN” của Nhóm Vì Tự Do (tài liệu của tác giả Lão Móc).  5 ngày được nêu ra cho đồng hương chọn, trong đó lại cũng có ngày 30-4. 
 
Đầu tháng 4, 2013, sự việc Nghị Quyết SJR số 455 được một số người Việt tại Virginia vận động, và được Quốc hội Virginia thông qua vào cuối tháng 2, 2013 cho thấy một nỗ lực khác để xóa tên Ngày Quốc Hận tại hải ngoại. Khi tin tức về NQ được loan truyền trên các diễn đàn, đồng hương khắp nơi bày tỏ thái độ chống đối mạnh mẽ, không chấp nhận việc Ngày Quốc Hận 30-4 tại Virginia bị Quốc Hội Virginia tùy tiện đổi tên, mang 1 tên mới đi ngược lại tinh thần Ngày Quốc Hận của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại. 
 
Theo bài viết của ông NNB (Tâm Việt), “để đón nhận tin mừng này, các cộng đồng VN ở Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây-nhằm đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh cho chính nghĩa VN tự do”.  Chương trình sinh hoạt tưởng niệm ngày 30 tháng 4 của CĐVN vùng Washington, DC, Maryland & Virginia cũng có phần “diễn hành đến địa điểm nhận Quyết Nghị của Virginia tưởng niệm Ngày 30 tháng 4” vào ngày 27-4-2013.   Vì bị đồng hương Việt phản đối dữ dội,  ngày 9-4-2013, CĐVN và LHCCS vùng Washington, DC, Maryland & Virginia phải quyết định “không tiếp nhận NQ SJR 455 vì NQ này thay đổi tinh thần Ngày Quốc Hận 30-4, hủy bỏ cuộc diễn hành ngày 27-4-2013 lên Richmond, Virginia nhận NQ…”  Âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30-4 tại hải ngoại, một lần nữa lại thất bại. 
 
4-Ai chịu trách nhiệm về NQ SJR 455 tại Virginia, chọn 30-4 làm “Ngày Nam VN”?
 
Thực hiện việc đổi tên ngày 30-4, khiến ngày lịch sử của người Việt nạn nhân CS, cả trong nước lẫn hải ngoại, mang 1 ý nghĩa khác với ý nghĩa nguyên thủy của Ngày Quốc Hận, đi ngược lại nguyện vọng của họ là một việc làm không thể chấp nhận được.  Vì vậy tất cả các âm mưu xóa Ngày Quốc hận trong nhiều năm qua đều bị đồng hương Việt bẻ gãy, và đi đến thất bại thảm hại. 
 
Ngày 9-4-2013, ông Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch (?) của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ (National Congress of Vietnamese Americans) gửi 1 thư ngỏ bạch hóa một số điều liên quan đến bản NQ gây nhiều tranh cãi này.  Ông viết “ Nghị Quyết SJ 455 KHÔNG bắt đầu từ tôi hay Nghị hội…đó là do thiện chí của một người bạn Mỹ của VNCH chúng ta, ông Dick Black, một cựu chiến binh TQLC đã từng tranh đấu (?) ở VN…có tham vọng…đi tìm lại sự công bằng cho người Việt tự do chúng ta…đưa ra một nghị quyết như SJ 455 để nhận định cho chính xác rồi buộc các sách giáo khoa phải viết lại cho đúng sự thật…”  Cũng theo ông Bích, ông Black liên lạc với một số người Việt gồm các doanh gia và cựu quân nhân VNCH để giúp ông soạn thảo NQ, và sau cùng mời ông Bích “tham gia vào công việc soạn thảo (cho) có bề thế hơn”.  Như vậy, ông Bích đã xác nhận trách nhiệm của ông trong việc hình thành NQ 455.  Tại Virginia, một số doanh gia hay thậm chí một số cựu quân nhân có thể không quan tâm nhiều đến vấn đề chính trị, hay khía cạnh tế nhị của Ngày Quốc Hận đối với người Việt tỵ nạn CS, nhưng ông NNB, với tư cách là 1 giáo sư đại học, hiểu biết nhiều về các vấn đề chính trị, một nhà hoạt động cộng đồng nhiều năm (tổ chức Nghị Hội của ông có 26 năm hoạt động theo lời ông viết), cựu giám đốc đài Á Châu Tự Do (RFA), ông hẳn phải biết ý nghĩa của Ngày Quốc Hận trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS.  Lẽ ra ông phải cố vấn cho họ chọn 1 ngày khác, và không thể là ngày 30-4.  Chuyện vô lý ở chỗ một biến cố lịch sử đã được cộng đồng đặt tên theo ý nghĩa của nó và chọn ngày để kỷ niệm thì không thể được đặt một tên khác, nhất là việc đặt tên mới lại không phải do cộng đồng thực hiện. Các nghị quyết về cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH đâu có mục chọn 1 ngày nào đó để vinh danh lá cờ di sản tự do của người Mỹ gốc Việt đâu!  Năm 2002, Quốc Hội Virginia cũng từng ban hành Nghị quyết SJR 139 xác định 30-4 là “Ngày Tưởng Niệm” trong cộng đồng người Việt tại Virginia (National Vietnamese Remembrance Day), Nghị Quyết SJR 137 xác định Ngày Quân Lực 19-6 của VNCH là “Ngày Chiến Sĩ Tự Do Mỹ gốc Việt” (Vietnamese American Freedom Fighters Day).  Như vậy trong 2 NQ này, ngày tháng và ý nghĩa đều không thay đổi.  Khi muốn hỗ trợ cho nhân quyền tại VN, QH Virginia đã chọn ngày 11- 5 làm “Ngày Nhân Quyền cho VN” (1 ngày mới).   Nay nếu QH Virginia muốn ca tụng thành tích của người dân Nam Việt Nam và  chọn 1 ngày mang ý  nghĩa này (South Vietnamese Recognition Day), đó phải là 1 ngày mới, không thể chọn 1 ngày đã có sẵn tên, và lại là ngày quan trọng nhất trong lịch sử tỵ nạn CS của người Việt, ngày Quốc Hận 30-4.  Đây là 1 sai phạm không thể chấp nhận được.  Chính ra nhóm chữ “South Vietnamese Recognition Day” trong bản tiếng Anh của QH Virginia phải được dịch là “Ngày Vinh Danh Người Dân Miền Nam VN” chứ không phải là “Ngày Nam Việt Nam” hay “Ngày Việt Nam Cộng Hòa” như  lời dịch và giải thích của ông NNB.   
 
NQ SJR 455 đã không được phổ biến rộng rãi trong đồng hương; chỉ có một số nhỏ biết được về quá trình vận động.  Mọi sự được giữ bí mật vì sợ “hỏng chuyện” (lắm thầy thối ma)! và  sợ “có kẻ phá hoại” (lời ông NNB). Tại sao ông NNB sợ NQ này sẽ hỏng chuyện?  Phải chăng ông sợ chuyện năm 2005 tái diễn (kế hoạch Ngày Tự Do cho VN mà Nghị Hội của ông cũng tiếp tay thực hiện mà không thành công)?   Chính ra trong quá trình thông qua 1 NQ (chẳng hạn các nghị quyết công nhận cờ VNCH của các hội đồng thành phố hay quốc hội tiểu bang), phải có phần “điều trần” trước ủy ban trách nhiệm; sau buổi điều trần công khai (hearing), nếu không có lời phản đối của người dân, dự thảo của NQ mới được đưa ra biểu quyết để xem có được chấp thuận hay không.  NQ SJR 455 liên quan đến cộng đồng người Việt, đã được soạn thảo và thông qua mà nhiều người Việt trong cộng đồng không hề hay biết.  Chính ông NNB đã viết “…Hôm đó, TNS Dick Black cũng “tiết lộ một tin vui đến cộng đồng chúng ta…”.  Một quá trình “dân chủ” như ông NNB ca tụng tại sao phải giữ bí mật kỹ đến thế?!  Hành động của ông NNB trong quá trình hình thành NQ 455 quả không trong sáng chút nào. 
 
Chúng ta không phủ nhận thiện chí của Quốc hội tiểu bang Virginia luôn dẫn đầu trong việc ban hành các Nghị Quyết rất có lợi cho cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ. 
Nhờ vậy mà chính nghĩa của khối người Việt hải ngoại được sáng tỏ.  NQ SJR 455 lần này cũng mang nội dung rất tích cực; chỉ có chi tiết ngày chọn vinh danh là không hợp lý mà thôi (ngày 30-4).  Việc chọn sai ngày cũng không phải là lỗi của TNS Dick Black, một người bạn Mỹ tốt của cộng đồng người Việt.  Việc chọn sai ngày là lỗi của những người Việt đứng ra thỉnh nguyện, và vận động (petitioners).  Cộng đồng người Việt tại thủ đô Washington, DC, Maryland & Virginia cần liên lạc với TNS Dick Black, trình bày cho ông rõ điểm sai của NQ, và thỉnh nguyện việc sửa đổi cần thiết.  Nếu không làm công việc này, một số người có thể lợi dụng Bản Nghị Quyết này, vận động các dân cử địa phương để ban hành các nghị quyết tương tự.  Thư “trần tình” của  ông NNB (9-4-2013) đã nêu tên một số người muốn xin bản Nghị Quyết SJR 455 để có cuộc vận động tương tự tại địa phương của họ.   Như vậy Ngày Quốc Hận 30-4 của người Việt tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ có thể sẽ “bị đổi tên” bằng nhiều nghị quyết khác, và với thời gian ý nghĩa “Quốc Hận 30-4” sẽ bị xóa nhòa. 
 
Kết luận, 30 tháng 4 là một ngày chúng ta không thể quên, và không ai có thể làm chúng ta quên ngày lịch sử này.  “Ngày Tang” của miền Nam VN nói riêng, và của tất cả người  Việt yêu chuộng tự do nói chung là ngày cần được ghi nhớ, và làm lễ tưởng niệm hàng năm.  Đất nước Việt còn bị thống trị dưới chế độ độc tài CS, người dân Việt còn bị áp bức, bóc lột dưới gông cùm CS, thì mối hận này của chúng ta đối với CSVN vẫn còn tồn tại.  Chúng ta cũng đừng quên Nghị Quyết 36 của CSVN được ban hành ngày 26-3-2004.  Năm 2014 là năm CSVN sẽ tổ chức 10 năm thi hành NQ 36 tại hải ngoại, và tất nhiên chúng cần có 1 số “thành tích” để dâng Đảng.  Âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận tại hải ngoại; kêu gọi hòa hợp, hòa giải cuội dù được sự tiếp tay của nhiều Việt Gian trong cộng đồng, chắc chắn không thể thành công.  Chúng ta đồng ý với nhà thơ Bùi Phượng Vĩ:
 
                     NGÀY QUỐC HẬN MÃI MÃI  LÀ NGÀY QUỐC HẬN!
 
 photo 1tr1_zps2d54c4f7.jpg

Phim 'Hồn Việt' và Biển Ðông sẽ là điểm nhấn công tác của Nghị Hội 
Friday, September 28, 2012 1:23:32 PM 
Tâm Việt
 
Sau ba ngày cật lực làm việc, Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ đã bầu xong những chức vụ chính trong Hội đồng Ðiều hợp Trung ương cũng như Ban Chấp hành cho nhiệm kỳ 2012-2014.
 
 photo
 1nnb11_zpsef474307.jpg
                                                        GS Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị Hội.
Bữa cơm thân mật ở Harvest Moon với Cộng đồng
 
Chiều Thứ Sáu, 21 tháng 9, Nghị hội đã có một buổi họp tiền hội nghị nhằm duyệt lại công việc của tổ chức trong thời gian qua, nhất là từ Ðại hội năm ngoái ở Dallas, Texas. Buổi họp đã thông qua những báo cáo tài chánh cũng như những phương thức sinh hoạt của Nghị hội trong những năm gần đây, chủ yếu là cộng tác với một số cơ quan, đoàn thể và tổ chức phi chính phủ trong cộng đồng nhằm xúc tiến những mục tiêu mà Nghị hội đeo đuổi trong các lãnh vực tự do, dân chủ hóa và nhân quyền cho VN, bảo vệ quyền lao động của các công nhân VN, bảo vệ chính nghĩa của miền Nam và người Việt tự do, cùng khuyến khích người Mỹ gốc Việt tham gia vào chính trị chính mạch của xứ này, nhất là vì năm nay là năm tổng tuyển cử với cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc của hai ông Obama và Mitt Romney.............
 
Sau nghi lễ chào quốc kỳ quốc ca Việt Mỹ, ông Huỳnh Trung Trực (Thụ Nhân) đã giới thiệu bà Jackie Bông lên giới thiệu quan khách và GS Ðào Thị Hợi lên giới thiệu thành phần Nghị hội có mặt, đặc biệt những người đến từ xa như ông Phạm Văn Vy và ông Phạm Văn Yến (Giám đốc Vietnamese Social Services of Minnesota), nhà báo Huỳnh Sĩ Nghị cũng đến từ Song Thành, ông Ðoàn Ðức Phương (cựu sĩ quan Không quân, Hội Diên Hồng, đến từ Boston, Massachusetts)... Rồi đến phiên ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Chấp hành Nghị hội, lên chào mừng và có đôi lời về Nghị hội. Tiếp đến là phần trình bày bằng PowerPoint công việc làm của Nghị hội do ông Huỳnh Sĩ Nghị giới thiệu...........
 
Phần hội thảo
 
Sang ngày hôm sau, Thứ Bảy 22 tháng 9, hội nghị đã đi vào những đề tài như bàn về việc tổ chức một hội thảo “Những tiếng nói từ Miền Nam,” tiếp nối Symposium “Voices from the South” do Cornell University tổ chức hồi đầu tháng 6 năm nay (do anh Phan Công Tâm trình bày); “Các quyền lao động” do bà Jackie Bông trình bày dựa trên kinh nghiệm của Ủy ban Bảo vệ Người Lao động VN, thành lập từ tháng 10, 2006 ở Ba Lan; và “Về một Hội nghị Diên Hồng Hải ngoại” do anh Hồ Văn Sinh trình bày......................
Nghị quyết và những tân ban
 
Sang sáng Chủ Nhật, 23 tháng 9, hội nghị đã thông qua một nghị quyết 9 điểm (đính kèm) và xét lại vấn đề nhân sự để bầu ra cho nhiệm kỳ 2012 2014 hai cơ cấu lãnh đạo Nghị hội như sau:
 
Hội đồng Ðiều hợp Trung ương
Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Bích (VA)
Phó CT Miền Tây: Trương Vân Lan (CA)
Phó CT Miền Ðông: Ðoàn Ðức Phương (kiêm nhiệm chức vụ Tổng quản trị) (MA)
Phó CT Miền Bắc: Phạm Văn Vy (MN)
Phó CT vùng Thủ đô: Ðào Thị Hợi (VA)
 
Ban Chấp hành Trung ương
Chủ tịch: Nguyễn Mậu Trinh (MD)
Phó CT Phát triển: Huỳnh Sĩ Nghị (MN)
Phó CT đặc trách Khoa học, Môi trường: Mai Thanh Truyết (CA)
Phó CT đặc trách Tuổi trẻ: Long Nguyễn (VA)
Phó CT đặc trách Văn hóa Xã hội: Nguyễn Thị Thanh Bình (VA)
Tổng kiểm tra: Cụ Nguyễn Ðình Kỳ (VA)
Phụ tá đặc biệt cho Chủ tịch Chấp hành: Ðán Huỳnh (MN)
 
Nghị Quyết Ðại Hội lần thứ 27
Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ
 
Trong ba ngày từ 21 đến 23 tháng 9, 2012, Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ đã nhóm họp Ðại hội hằng niên lần thứ 27 ở khuôn viên Arlington của Viện Ðại học George Mason. Ðại hội đã duyệt lại những thành quả cũng như công tác của Nghị hội trong thời gian qua, đặc biệt là từ Ðại hội lần thứ 26 ở Dallas, TX (tháng 9, 2011). Dựa trên những bàn thảo và kết luận tại hội nghị, Ðại hội đã quyết định tập trung trong thời gian tới vào những sinh hoạt và công tác như sau:
 
1) Tiếp tục nêu cao chính nghĩa của người Việt Quốc gia qua việc yểm trợ phim “Hồn Việt” do Vietnam Film Club thực hiện nói về lá quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam, cụ thể là qua việc phổ biến, gây quỹ, và phát hành phim này.
 
2) Cộng tác với giới học thuật Mỹ trong các đại học để tiếp tục đưa ra tiếng nói của miền Nam, chữa lại những cách nhìn sai lệch bấy lâu nay của các học giả Mỹ về chiến tranh Việt Nam cũng như xã hội miền Nam (trên mọi lãnh vực).
 
3) Tiếp tục làm việc với ngành truyền thông để đưa ra tiếng nói của Nghị hội trên các diễn đàn và đóng góp thiết thực vào giải quyết những vấn nạn trong cộng đồng hải ngoại.
 
4) Tiếp tục hợp tác với Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam nhằm giải cứu những công nhân gặp nạn ở các nước, như ở Mã Lai, Liên bang Nga, v.v...
 
5) Tiếp tục hợp tác với Ủy ban Cứu người Vượt biển (Boat People SOS.) để ra bản tin hàng tháng bằng tiếng Anh về nhân quyền ở VN. Cùng lúc, làm việc tay trong tay với Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế về nhân quyền.
 
6) Yểm trợ cho những nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam như tham gia Họp Mặt Dân Chủ (đã có mặt từ 2002) và Hội nghị Diên Hồng Hải ngoại.
 
7) Về Biển Ðông, tiếp tục làm việc với Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ để tạo một thế đa phương, quốc tế hóa vấn để Biển Ðông trong nỗ lực đẩy lui áp lực ngày càng nặng nề của Trung quốc.
 
8) Trong sinh hoạt chính trị ở Mỹ, khuyến khích người Mỹ gốc Việt trên khắp các tiểu bang, đặc biệt ở những tiểu bang mà lá phiếu của chúng ta có thể giúp định đoạt kết quả, tích cực ghi danh và tham gia đi bầu đông đảo nhằm khẳng định tiếng nói của mình.
 
9) Cuối cùng, đặc biệt khuyến khích tuổi trẻ tham gia cộng đồng và Nghị hội, qua những sinh hoạt như các khóa huấn luyện tuổi trẻ hàng năm, được biết dưới tên VAYLC (Vietnamese American Youth Leadership Conference).
 
Vào ngày cuối Ðại hội, những nhân vật sau đây đã được bầu và sắp xếp lại như sau cho nhiệm kỳ 2012-2014:
 
Hội đồng Ðiều hợp Trung ương
Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Bích (VA)
Phó CT Miền Tây: Trương Vân Lan (CA)
Phó CT Miền Ðông: Ðoàn Ðức Phương (kiêm nhiệm chức vụ Tổng quản trị) (MA)
Phó CT Miền Bắc: Phạm Văn Vy (MN)
Phó CT vùng Thủ đô: Ðào Thị Hợi (VA)
 
Ban Chấp hành Trung ương
Chủ tịch: Nguyễn Mậu Trinh (MD)
Phó CT Phát triển: Huỳnh Sĩ Nghị (MN)
Phó CT đặc trách Khoa học, Môi trường: Mai Thanh Truyết (CA)
Phó CT đặc trách Tuổi trẻ: Long Nguyễn (VA)
Phó CT đặc trách Văn hóa Xã hội: Nguyễn Thị Thanh Bình (VA)
Tổng kiểm tra: Cụ Nguyễn Ðình Kỳ (VA)
Phụ tá đặc biệt cho Chủ tịch Chấp hành: Ðán Huỳnh (MN)
(Làm tại Arlington, VA, ngày 23 tháng 9, 2012)
 
 photo 1nn2_zps50fb042f.jpg
The NCVA National Office is located at 6433 Northanna Drive, 
Springfield, VA 22150-1335. For information contact Nguyen Ngoc Bich
  photo 1tr1_zps2d54c4f7.jpg
Hội Nghị Diên Hồng thành công tốt đẹp 
Thursday, November 08, 2012 5:04:36 PM       .Cao Mỹ
 
Mặt dù thời gian tổ chức có bị trùng hợp với việc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Lễ Quốc Khánh của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa 26 tháng 10, Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại do hơn 40 tổ chức Hội Ðoàn Chống Cộng phối hợp hỗ trợ đã thành công tốt đẹp với hơn 300 người tham dự ngồi chật kín hội trường Westminster Civic Center của thành phố Westminster, California Hoa Kỳ và có đến 33 ngàn quân dân cán chính đã ký tên (qua Internet) vào Bản Tuyên Cáo.
 
 photo 1asss_zps8382de9a.jpg
Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH Nguyễn Ngọc Bích phát biểu (Hình: Trường Kỳ)
 
Chương trình mở đầu với lễ chào Quốc Kỳ Mỹ Việt và phút mặc niệm. Tiếp đó mọi người đã bừng lên khí thế đấu tranh chống quân Tàu xâm lược qua bài hát Bạch Ðằng Giang do các cô gái xinh xắn trong sắc phục áo dài vàng của Hội Bà Triệu trình bày. Mục Sư David Huỳnh đã thay mặt Ban Tổ Chức gồm hơn 40 tổ chức và Hội Ðoàn Chống Cộng trên khắp thế giới chào mừng quan khách và đồng bào hiện diện. Mục sư cho biết tình hình đất nước Việt Nam hiện nay vô cùng bi thảm. Cộng Sản Bắc Việt sau khi trắng trợn vi phạm Hiệp Ðịnh Paris 1973 xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, áp đặt nhân dân cả nước vào con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa theo lệnh quan thầy Liên Xô, Trung Cộng. Kết quả cuối cùng là sau 67 năm cướp nước, cướp chính quyền (1945-2012), Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn bị phá sản trên mọi lĩnh vực từ tinh thần đến vật chất. Hầu hết người dân đều phải sống trong cảnh lầm than nghèo nàn cơ cực, bị đàn áp bóc lột đến tận cùng của đau thương và tủi nhục. Trong khi đó Trung Cộng sau khi vi phạm Hiệp Ðịnh Paris 1973 dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 rồi ngang nhiên khoanh vùng lãnh hải chiếm cứ hầu hết tài nguyên trên thềm lục địa của Việt Nam, ngày nay còn với thủ đoạn thâm độc và tinh vi đã đào tạo một lớp Việt gian ngay trong lòng đảng Việt Cộng, ngấm ngầm cài đặt hệ thống kềm kẹp, chỉ đạo trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, v.v...........
 
Các diễn giả lên phát biểu kế tiếp nói đến ách nạn nô lệ giặc Tàu và kêu gọi tinh thần yêu nước, quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Chúng tôi nhận thấy có người trẻ Billy Lê, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California; Bà Ðào Bích Ty, hội trưởng Hội Ðồng Hương và Thân Hữu Thái Bình Hải Ngoại; Trung Úy Phạm Thị Diệu Chi, Hội Nữ Quân Nhân; Bà Ðặng Kim Trang, phó chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt San Diego; Ông Ðoàn Hữu Ðịnh, tổng hội trưởng Tổng Hội Nha Kỹ Thuật QLVNCH đến từ Washington DC; Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ và một người lính ẩn danh phát biểu từ Việt Nam qua hệ thống Paltalk.........
 
Nhạc Sĩ Hồ Văn Sinh còn chứng minh thêm tư cách VNCH vẫn còn được công nhận bởi Liên Hiệp Quốc qua việc đệ nạp hồ sơ thềm lục địa VNCH của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn. Chính vì sự đệ nạp nầy mà cho đến nay Liên Hiệp Quốc đã không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Tàu chiếu theo điều 73 và 76 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Ý kiến thứ hai là một vị giáo sư đại học thời VNCH. Giáo sư nầy cho biết là không có câu hỏi và hoàn toàn tán đồng kế hoạch mà ban tổ chức đã trình bày. Chúng ta cần phải đi ngay vào chương trình để không mất thì giờ. Ban Tổ Chức sau đó đã xúc tiến ngay việc bầu cử một Ủy Ban Ðại Diện với danh xưng là Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH. Gồm có 3 người, 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch theo số phiếu cao nhất rồi sau đó cả 3 vị nầy sẽ kêu gọi và mời gọi thêm nhiều người khác tham gia trong ủy ban. Trách nhiệm của ủy ban như sau:
 
1) Phục hoạt Việt Nam Cộng Hòa.
2) Vận động và tranh đấu cho VNCH trên phương diện ngoại giao, pháp lý và chính trị.
3) Chuẩn bị một kế hoạch điều hành và tái thiết đất nước Việt Nam thời hậu Cộng Sản.
 
Tiêu chuẩn để ứng cử và bầu cử quy định rằng: người được bầu phải là người từng tham gia trong hàng ngũ VNCH trước đây, có lý lịch rõ ràng, có sức khỏe tương đối, có khả năng tổ chức và vận động, có tư cách đạo đức và chấp nhận mọi hy sinh.
 
Việc bầu cử Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH ngay sau đó đã diễn ra trong bầu không khí cởi mở trong sáng của tất cả mọi người hiện diện. Số phiếu cao nhất là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích (nguyên tổng giám đốc VN Thông Tấn Xã), kế tiếp là nhạc sĩ Hồ Văn Sinh (Dân Vận Chiêu Hồi VNCH) và thứ ba cùng số phiếu là ông Ðoàn Hữu Ðịnh (Nha Kỹ Thuật) và Mục Sư David Huỳnh. Riêng Mục Sư David Huỳnh vì chưa tham gia trong hàng ngũ VNCH trước 30 tháng 4, 1975 nên ủy ban quyết định mời làm ủy viên trong ủy ban cùng với Phạm Thị Diệu Chi (nữ quân nhân VNCH), Ðỗ Ðức Tiết (Không Quân VNCH) và ông Nguyễn Quang (Lực Lượng Ðặc Biệt VNCH).
 
Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích tiếp đó đã lên tiếng cám ơn sự tín nhiệm và ủy thác của mọi người. Giáo sư cho biết sẽ cố gắng chu toàn trách nhiệm và mời gọi thêm nhiều người nữa tham gia trong ủy ban trong những ngày sắp tới.
 
Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại sau đó đã kết thúc sau phần đọc nghị quyết của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Mọi người ra về đều vui vẻ phấn khởi khi biết rằng từ nay đã có một Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH sẽ đấu tranh chống lại sự xâm lăng của Tàu Cộng, Việt Cộng trên mặt trận pháp lý.
 
 photo 1qaz2_zps55f5a452.jpg
 photo
 1azzz2_zpse9cf6b2e.jpg
 
Chỉ với một nhúm người tham dự đại hội, thế mà Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn dám vỗ ngực 
tự phong
đây là 
"Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại," để rồi y tự đạo diễn trở thành "tổng thống" 
 
chính 
 
phủ VNCH. 
 
Tệ hại hơn nữa, Nguyễn Ngọc Bích và đồng bọn còn tiếm danh "Quân, 
 
Dân, Cán, Chính VNCH" để
 
huyênh hoang, láo lếu trước cộng đồng người Việt Hải Ngoại 
 
và trước các cơ quan, diễn đàn Hoa Kỳ.
 
Thật là lũ côn đồ, lố bịch và dị hợm chưa từng 
 
có trong lịch sử! 
 
Nguyễn Ngọc Bích là người mặc vest nâu, 
 
tóc bạc.
 
 
 photo 1tr1_zps2d54c4f7.jpg
 
Friday, January 25, 2013 7:37:00 PM 
Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH họp báo
 
Linh Nguyễn/Người Việt
 
WESTMINSTER (NV) - Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH (UBLÐLTVNCH) do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích làm chủ tịch, và ông Hồ Văn Sinh, phó chủ tịch, họp báo trưa 25 Tháng Giêng, để gặp gỡ giới truyền thông, trình bày về vai trò pháp lý của Việt Nam Cộng Hòa nhân kỷ niệm 40 năm Hiệp Ðịnh Paris 1973.
 
................................................................................
Trong một hội nghị vừa qua tại Westminster, California gọi là Hội Nghị Diên Hồng, toàn thể hội nghị đã đề cử ra một tổ chức gọi là Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích được tín nhiệm là chủ tịch của ủy ban này. Ông là một nhà nghiên cứu, một học giả và một nhà hoạt động cộng đồng kỳ cựu. Ông hiện là Chủ Tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ, cựu giám đốc chương trình Việt ngữ đài Á Châu Tự Do.
 
Ông Hồ Văn Sinh, một nhạc sĩ, và là người sáng lập và điều hành tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation kể từ năm 2003. Ông hiện nay là phó chủ tịch của Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích.
 
 
 photo 1nnb1_zpsa450f761.jpg
 
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích (trái), chủ tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH và ông Hồ Văn Sinh, phó chủ tịch, tại cuộc họp báo 40 năm Hội Nghị Paris 1973, do Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tổ chức. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
 
 photo 1asss1_zps5f4637b8.jpg
Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH Nguyễn Ngọc Bích, và Phó Chủ tịch Hồ Văn Sinh tại buổi họp báo
 
Tướng Lý Tòng Bá một thời "sát cánh" bên Nguyễn Ngọc Bích và Hồ Văn sinh 
đi quảng cáo cho tổ chức, nhưng nay thì "cơm không lành, canh không ngọt," nên
tướng Lý Tòng Bá đã ly khai gia nhập một tổ chức khác, trở thành đối lập nhau.
 
 photo
 1sz6_zpsa78a0bc9.jpg
Hình (VNCH Foundation): Phái đoàn chính phủ lưu vong VNCH vận động Quốc Hội Hoa Kỳ để phục hồi 
Hiệp Định Paris 1973 gồm các ông (hàng đầu từ trái): Hồ Văn Sinh, Lâm Chấn Thọ, Nguyễn Ngọc Bích, 
một phụ tá của DB Ed Royce, Lý Tòng Bá, không rõ tên, và Nguyễn Văn Chức.
 
Nguyễn Ngọc Bích là tay sai của đảng Việt Tân. Nguyễn Ngọc Bích lợi dụng danh nghĩa là chủ tịch của Nghị Hội Toàn Quốc, và "tổng thống" của chính phủ Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa để làm trái độn cho đảng Việt Tân. Đảng Việt Tân đi đâu, thì đều có Nguyễn Ngọc Bích tháp tùng để "bưng bô."
 
Hình dưới: Nguyễn Ngọc Bích toe toét đi "bưng bô"
cho Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân.
 photo
 1sz1_zps11c9b0e3.jpg
 
Hình dưới: Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân đang ban chỉ thị
 photo vvtt1_zps9a88d5ce.jpg
 photo ghjk4_zps18cdb9d1.jpg
 
Hình dưới: Hồng Thuận, đảng viên cao cấp của Đảng Việt Tân
 photo
 ssdf1_zps6579f05d.jpg
Hình dưới: Hồng Thuận là "gián điệp nhị trùng," vừa là đảng viên
cao cấp Đảng Việt Tân, vừa là nối giao cho Việt cộng. Hồng Thuận
thuộc loại "hai mang"  nên được qua lại Việt Nam một cách tự do. 
 
Tại Việt Nam, Hồng Thuận hăng say đứng dưới cờ máu búa liềm cộng
sản, tượng Hồ Chí Minh, và tấm biểu ngữ "Đảng Cộng Sản Việt Nam 
Quang Vinh Muôn năm." 
 photo 1dddd1_zps92cf4a17.jpg
 photo 1ddd1_zpsa7a3b7db.jpg
 
Hình dưới: Cũng tại Việt Nam, Hồng Thuận ăn chơi đú đởn với con cái
các cán bộ gộc cộng sản trong khi nhân dân thì đang đói khổ, lầm than.
 photo 1ddd3_zpsd36902fc.jpg
 photo 1ddd4_zpsa3832490.jpg
 photo 1ddd5_zps31e5472b.jpg
 
Hình dưới: Nguyễn Ngọc Bích lãnh nhiệm vụ "bưng bô" cho Đảng Việt
Tân, kể cả luôn cho nữ đảng viên "hai mang" Hồng Thuận. Thật nhục vô cùng!
 photo 1df2_zps169ef4a7.jpg 
 
 
LIÊN MINH DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Alliance for Democracy and Human Rights for Viet Nam
vplmdcnqvn@gmail.com
 
QUYẾT ĐỊNH
Bổ nhiệm nhân sự Ban Điều Hành
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam

(bản dự thảo)
– Căn cứ vào Tuyên Bố Thành Lập Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam ngày 16/10/2006,
− Căn cứ vào Quyết định Bổ Xung và Thay Thế Nhân sự vào Ban Điều Hành Liên Minh ngày 16/3/2007,
− Căn cứ vào hoàn cảnh và nhu cầu thực tiễn hiện nay, khi giới cầm quyền CSVN đang quyết tâm tiêu diệt mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ trong nước,
 
Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: 
Chính thức bổ nhiệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích,
• Chủ tịch Hội đồng Điều hợp Trung ương của Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ, Cựu Giám Đốc Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do (RFA);
• Người đã tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam trong nhiều năm qua và đang cộng tác tích cực với Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam suốt từ ngày thành lập;
• Hiện cư ngụ tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ,
Vào Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam;

Đồng thời xác định Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích chính là nhân vật Nguyễn Bình trong “Quyết định Bổ Xung và Thay Thế Nhân sự vào Ban Điều Hành Liên Minh” ngày 16/3/2007, mà vào thời điểm ấy chúng tôi chưa có thể nói rõ danh tánh.

Điều 2: 
Trong chức năng thành viên Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích có thẩm quyền ngang hàng và cùng các thành viên khác thảo luận và lấy những quyết định chung. Đặc biệt trong những giai đoạn mà mọi thành viên Ban Điều Hành trong nước đều gặp ngăn trở không thi hành được trách nhiệm, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ là người lấy quyết định để duy trì và phối hợp mọi hoạt động của Liên Minh cho tới khi tình hình thay đổi.

Điều 3: 
Kể từ ngày ra quyết định này, Ban Điều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam sẽ gồm có 4 thành viên như sau:
1. Kỹ Sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
2. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
3. Cựu Sĩ Quan Trần Anh Kim, Thái Bình
4. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Hoa Kỳ

Việt Nam, ngày 18 tháng 05 năm 2007.

Ban Điều hành
1. Kỹ Sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
2. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
3. Cựu Sĩ Quan Trần Anh Kim, Thái Bình.
 
 
 
 photo 1az1_zps912dfa50.jpg
Phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Bích


Phỏng vấn G.S. Nguyễn Ngọc Bích:
HƯỞNG ỨNG TỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN SMITHSONIAN
VỀ 30 NĂM NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ


Virginia, 7-XII-2004 (QGTTX).-  Vừa từ Nam Cali về, G.S. Nguyễn Ngọc Bích đã dành cho phóng viên chúng tôi một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng về chuyến đi ra mắt sách của ông và nhất là những gặp gỡ của ông đối với một số nhân vật trong báo giới và cộng đồng cũng như các văn nghệ sĩ để bàn về chuyện dự án Smithsonian tính triển lãm về 30 năm người Việt hiện diện ở Hoa Kỳ vào năm tới.


Sau đây là nội dung chính cuộc trao đổi chung quanh vấn đề trên.


Phóng viên (PV): Nghe nói Tổ chức Smithsonian, hệ thống lớn nhất của Hoa Kỳ về bảo tàng viện ở Washington, có ý định đánh dấu 30 năm người Việt có mặt ở Hoa Kỳ bằng một vài cuộc triển lãm.  Hình như Giáo sư có dự mấy buổi họp với họ để bàn về chuyện này.


G.S. Nguyễn Ngọc Bích (NNB): Thưa đúng.  Đặc biệt là buổi họp cuối cùng vào ngày 17 tháng qua, có được tường thuật khá đầy đủ trong một bài báo của Tâm Việt mà nếu tôi không nhầm đã được đăng tải trên một số báo Việt ngữ cả ở Cali, Texas lẫn vùng tôi ở, tức DC-Maryland và Virginia.


Gặp gỡ các văn nghệ sĩ


PV:  Trong dịp đi Cali ra mắt sách tuần qua, ông có gặp ai để bàn chuyện dự án của Smithsonian không?


NNB:  Rất may cho tôi là đến chơi với mấy anh em, thăm báo Người Việt thì gặp ngay một cuộc triển lãm tranh của 7 họa sĩ ở vùng Nam Cali đang có triển lãm rất đẹp bắt đầu từ ngày 4 tháng 12 tại đó: Đó là các họa sĩ Nguyên Khai, Hồ Anh, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Tường Quí, và An Phong.  Nhân đó, chúng tôi bàn được ngay về dự án Smithsonian.  Có nghĩa là Smithsonian có thể tính đến chuyện làm một cuộc triển lãm của các họa sĩ Việt Nam sáng tác trong 30 năm qua ở Mỹ.  Tôi hỏi: Các anh chị có thể tham gia được không, có nghĩa là cho mượn tranh, phối hợp với nhau để cho bộ tranh có ít nhiều tính cách tiêu biểu v.v.?  Ai cũng tỏ ra rất thích thú và sẵn sàng tham gia.  Tuy nhiên, vấn đề vẫn sẽ là còn một số chi phí (chuyên chở, bảo hiểm, bảo quản, v.v.) thì mình phải có một nguồn tài trợ nào, lý tưởng là từ trong cộng đồng vì như vậy sẽ cho Smithsonian thấy là cộng đồng mình thực sự yểm trợ các văn nghệ sĩ Việt Nam, muốn được đem văn hóa mình chia xẻ với dân chính mạch và các nhóm dân tộc khác.


Then chốt: Sự tham gia của cộng đồng


PV:  Nếu cộng đồng không tán trợ thì sao?


NNB:  Đơn giản lắm.  Nếu mình thờ ơ thì họ, nghĩa là Smithsonian, cả hệ thống 14 bảo tàng viện của họ, sẽ không thấy có lý do gì phải nai lưng ra làm không công cho một cộng đồng hoàn toàn coi nhẹ, đứng bàng quang đối với việc làm của các văn nghệ sĩ của chính mình, không quan tâm gì đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam tại Mỹ.  Họ không nói một cách lộ liễu, công khai nhưng họ cũng ngụ ý cho mình hiểu là cộng đồng chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội 25 năm vào đầu thiên niên kỷ thứ 3, tức là vào năm 2000.  Đó là sự tế nhị của họ nhưng mình cũng phải hiểu chứ!  Nếu để mất cơ hội 30 năm vào năm tới thì không biết đến bao giờ ta mới lại có một cơ hội nữa.  Đó là điều tôi lo vì người Việt mình, nếu không bảo nhau, nhắc nhở nhau thì thường nước đến chân mới nhảy.  Lúc bấy giờ thì đã quá muộn vì người Mỹ có thói quen làm cái gì cũng tính toán, có kế hoạch cả năm, vài ba năm trước.  Ngay bây giờ cũng đã là khá muộn rồi vì chỉ còn mấy tuần nữa là đã sang đến năm 2005.  Nếu trước cuối năm mà cộng đồng chúng ta cũng không cục cựa gì thì họ dễ viện cớ để cho chìm xuồng luôn, họ sẽ kêu là không còn thời giờ để xoay sở gì nữa.


Từ giờ đến cuối năm, phải gây được 60 nghìn


PV:  Giáo sư nói thế là nghĩa làm sao?  Từ giờ đến cuối năm đâu còn bao lâu?  Vậy thì xoay sở cách nào?  Và nếu có người trong cộng đồng mình muốn tham gia thì phải làm gì?
NNB:  Như trong bài viết trước đây của Tâm Việt cho biết, cuộc họp của chúng tôi, nghĩa là của một số người hoạt động trong cộng đồng với ông Franklin Odo và cô Francey Youngberg, họ cho biết là vì thời gian cấp bách cộng đồng chúng ta cần phải gây quỹ được tới mức 60 nghìn đô-la trước hạn chót là ngày 31-12 thì họ mới đủ tin tưởng là có thể có một ngân quỹ tối thiểu là 120 nghìn đô-la lo một hai cuộc triển lãm tương tự như cách đây hai năm, họ đã làm với cộng đồng người Đại Hàn.


PV:  Nghe bảo có người trong cộng đồng than là họ rất muốn tham gia nhưng những cấp bậc mà Smithsonian đặt ra xem ra quá cao đối với một cá nhân: $5 ngàn là tối thiểu (hạng “San Hô”), $10 ngàn mới được xem là “Hồng Ngọc,” đến tận $50 nghìn mới thành hạng “Kim Cương,” v.v.


NNB:  Thưa đúng, hôm gặp họ ngày 17/11 ở Museum of American History cũng có một vài anh chị nêu ra điểm này.  Nhưng họ trả lời đó là tiêu chuẩn của Smithsonian, họ không có quyền thay đổi các cấp hạng.  Vả lại, có lẽ họ cũng không nhắm lấy tiền cò con của từng cá nhân mà nhắm vào các công ty của người Việt cũng như trong cộng đồng chính mạch. 


PV:  Ông có thể nói rõ được hơn không?


NNB:  Thế này nhé.  Ở Cali, chẳng hạn, chúng ta có không thiếu gì các tổ hợp bác sĩ hay luật sư, có trung tâm y sĩ gồm cả vài chục người, 100 bác sĩ, nha sĩ cũng có.  Nếu họ quyết định đi chung nhân danh trung tâm của họ thì làm gì 5, 10 người không bỏ được ra một nghìn một người.  Thế là có ngay hạng “San Hô” hay hạng “Hồng Ngọc” rồi.  Nếu cao hơn thì cho $15 nghìn (hạng Ngọc Trai), $25 nghìn (hạng Ngọc Thạch).  Công ty hay Trung tâm nào hào sảng hơn thì cho hẳn $50 nghìn để lấy hạng nhất là hạng “Kim Cương.”  Tôi nghe nói có người Việt chủ một công ty Nails mà có tới trên 700 tiệm trên toàn quốc thì làm gì ông ta hay bà ta không có thể cho được theo một trong những hạng trên.


PV:  Nhưng $60 nghìn trong có vài tuần thì có thiếu thiết thực không?


NNB:  Vâng, mới nghe thì thế.  Nhưng theo như tôi hiểu thì mấy đại diện của VANG (tức tổ chức Vietnamese American National Gala, năm ngoái đã tổ chức một buổi Gala rất thành công ở DC) đã hứa nguyện sẽ gây quỹ tới mức $25 nghìn rồi.  Như vậy, phần còn lại chỉ là $35 nghìn từ giờ đến cuối năm (31-12-2004).  Tôi được nghe một ý kiến khá hay.  Có một gia đình tư nhân thôi nhưng họ đang tìm cách góp để thành một sự đóng góp của gia đình, ít nhất cũng ở hạng “San Hô.”  Đó cũng là một cách suy nghĩ và phối hợp trong chuyện này.


Lập ban yểm trợ và đánh động về mặt truyền thông


PV:  Mình có thể thúc đẩy các địa phương lập ban yểm trợ không?


NNB:  Đó cũng là một ý kiến rất hay.  Tôi có gặp ông Đỗ Ngọc Yến của báo Người Việt và chính ông cũng đưa ra ý kiến này.  Rất tiếc là thời gian tôi ở Quận Cam quá ngắn đi thành thử tuy có bàn mà chưa thực hiện được.  Tối Chủ nhật 5/12, tuy trời mưa song một số bạn ở Quận Cam đã họp lại tại nhà hàng Song Long để nghe tôi trình bầy và trả lời về Dự án Smithsonian về 30 năm hiện diện của người Việt ở Hoa Kỳ.  Trong số người có mặt chúng tôi để ý thấy có Quý Ông Đỗ Ngọc Yến (báo NV), Lê Văn Khoa (nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia), Nguyễn Đồng (họa sĩ), Phạm Phú Minh (báo Thế Kỷ 21), Bùi Bỉnh Bân (FreeVN.net), cô Anh Do (nhà báo), chưa kể những người ghé qua chơi một lúc hay đến chào hỏi (như anh Lê Cầm Thanh của Ký Con, nhạc sĩ Duy Cường và một số văn nghệ sĩ khác mà tôi không kịp ghi nhớ).  Những ý kiến được tán thành để đẩy việc này là:


1/  Nếu không lập được một ủy ban trung ương (hay toàn quốc)  tạm gọi là “Ủy Ban Yềm Trợ Dự Án Triển Lãm 30 Năm Cộng Đồng Việt Nam của Smithsonian” thì cũng nên có những ủy ban địa phương kêu gọi việc yềm trợ này.


2/  Nhờ các cơ quan truyền thông tại các địa phương cũng như trên toàn quốc đầy mạnh Dự án này, qua những bài báo, bài bình luận hay qua những cuộc phỏng vấn (kể cả nhân viên của Smithsonian).


3/  Vận động với các cơ quan truyền thông chính mạch để họ yểm trợ hay kêu gọi
yểm trợ cho dự án này của cộng đồng.
 
4/  Nhấn mạnh với các Mạnh Thường Quân trong cộng đồng có ý định tham gia là tiền của họ đi thẳng vào Smithsonian, chứ không qua tay ai khác.  Các ủy ban yểm trợ chỉ nên kêu gọi thôi chứ không nên đứng ra nhận tiền.


Mọi thắc mắc hay câu hỏi khác xin liên lạc với tôi (703 971-9178) hay với Nghị hội (Phone/Fax:703 719-5764) là tổ chức có liên lạc mật thiết với Smithsonian trong nhiều năm qua.
 
 photo 1ass13_zps794526b1.jpg
Smithsonian gây quỹ Dự Án Người Mỹ gốc Việt



Dự án người Mỹ gốc Việt của Smithsonian gây quỹ quyên được hơn 250,000 Mỹ kim trong một buổi tiệc 

Mar 03, 2006 

Buổi tiệc gây quỹ cho Dự Án Di Sản Người Mỹ gốc Việt của Hệ thống Bảo tàng viện Smithsonian đã mang về con số kỷ lục trên $250,000. Đây là con số vượt xa dự ước ban đầu là chỉ nhằm gây được thêm 12 ngàn Mỹ kim cho giai đoạn gây quỹ đầu tiên cho dự án.

Chương trình Á châu Thái bình dương của Smithsonian lập ra dự án vào năm 2005 nhằm kỷ niệm 30 năm người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Dự án gồm một cuộc triển lãm nhiếp ảnh sẽ được trưng bày tại Smithsonian trong năm 2006, sau đó sẽ đi lưu động vòng quanh nước Mỹ; một giáo án hướng dẫn nhắm vào các học sinh trung học đệ nhất cấp; một Website dành riêng cho dự án; và các chương trình cho công chúng vào dự. Với số tiền gây được thêm tại bữa tiệc, Chương trình APA của Smithsonian sẽ khởi công xây dựng được quỹ một triệu đô la để cho quỹ này, tự nó có thể đẻ ra đủ tiền lời yểm trợ cho những chương trình cho công chúng vào cũng như các sáng kiến về giáo dục khác nhắm vào dạy về văn hóa và di sản người Mỹ gốc Việt. Điều này sẽ giúp cho người Mỹ gốc Việt có một sự hiện diện đều đặn và vĩnh viễn ở Smithsonian, theo lời Tiến sĩ Franklin Odo, Giám đốc Chương trình của viện Smithsonian phát biểu.

Tiến sĩ Phạm Hồng Vũ, Giám đốc Dự án Di sản Người Mỹ gốc Việt cho biết dự án sẽ dạy cho những thế hệ tương lai về di sản thật phong phú của các em cũng như sẽ giúp tạo ra một hình ảnh chính xác và tích cực hơn về người Mỹ gốc Việt trong công chúng.
(Theo SBTN)
 
 
 
 photo 1acc1_zps3d6e5c51.jpg

Dự án Di Sản Người Mỹ Gốc Việt của Viện bảo tàng Smithsonian

2006-06-13
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Ở ngay tại Washington D.C, một viện bảo tàng nổi tiếng và lớn nhất thế giới, có tên là Smithsonian, với 18 nhà bảo tàng cùng 9 trung tâm nghiên cứu. Theo thống kê, mỗi năm, có khoảng gần 25 triệu du khách đến viếng thăm. Được trưng bày những hình ảnh hay triển lãm tại viện bảo tàng lớn nhất thế giới này là niềm vinh dự cũng như mơ ước của nhiều sắc dân đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Smithsonian200.jpg
Vào tháng 11 năm 2004, một dự án dành cho người cộng đồng người Việt, hiện đang sinh sống tại Mỹ mang tên Lịch Sử và Di Sản Người Mỹ Gốc Việt do Viện Bảo Tàng Smithsonian khởi xướng, nhằm triển lãm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Việt cho công chúng đến xem ngay tại Washington D.C và sẽ đi đến nhiều các thành phố khác trong Hoa Kỳ.
Ngoài ra, những biến cố liên hệ về lịch sử người Việt di dân cùng những thành tựu của họ sẽ được dành riêng trên mạng của Viện Bảo Tàng Smithsonian. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin dành để nói về dự án này.

Quảng bá cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại

Để tìm hiểu dự án này bắt đầu có như thế nào, Phương Anh đã liên lạc với tiến sĩ Franklin Odo, hiện là Giám Đốc Chương Trình để biết thêm chi tiết. Ông cho hay:
“Chương trình của Smithsonian dành cho người Mỹ gốc Á Châu liên hệ chặt chẽ với nhiều sắc dân. Cách đây vài năm một nhóm người Mỹ gốc Việt là những người lãnh đạo trong cộng đồng đã họp với chúng tôi để bàn bạc xem sẽ làm điều gì đó để kỷ niệm 30 năm ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đó chính là sự khởi đầu cho dự án này hình thành. Cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc gây quỹ và trình bày dự án này ở khắp nơi trên toàn nước Mỹ.”
Xây dựng một cuộc triển lãm trong Smithsonian, là viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Có nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã nổi lên như ông Đinh Việt, như anh Thái Tăng Hậu… do đó, chúng ta không phải chỉ phát triển trong cộng đồng riêng của chúng ta mà thôi, mà còn cả trong xã hội Mỹ. Do đó, mình phải trình bày cho những người Mỹ biết là người Mỹ gốc Việt đã thay đổi cả nước Mỹ nữa.
Tiến sĩ Phạm Vũ, một thanh niên trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ, người được bổ nhiệm là Giám Đốc Dự án, thì cho biết chương trình này sẽ triển lãm về lịch sử và văn hoá liên quan đến cộng đồng người Việt từ năm 1975 đến 2005. Anh cũng cho biết mục đích của dự án:
“Xây dựng một cuộc triển lãm trong Smithsonian, là viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Có nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã nổi lên như ông Đinh Việt, như anh Thái Tăng Hậu… do đó, chúng ta không phải chỉ phát triển trong cộng đồng riêng của chúng ta mà thôi, mà còn cả trong xã hội Mỹ. Do đó, mình phải trình bày cho những người Mỹ biết là người Mỹ gốc Việt đã thay đổi cả nước Mỹ nữa.”
Anh Trần Ban, là một cố vấn tài chính cho một công ty ở bang Virginia, thì biết đến dự án này qua một người bạn, thế là anh tình nguyện tham gia với vai trò quảng bá cho cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi. Được hỏi vì sao anh lại hăng hái tham gia và hy sinh thời giờ cùng vật chất cho dự án này, anh cho hay:
“Lúc tôi qua bên đây còn trẻ, những kỷ niệm lúc đi tị nạn thì không nhớ rõ, vì vậy chương trình này đối với tuổi trẻ, nhất là con cái của mình và những người sanh bên này. 30 năm đã qua, những chi tiết khi đi tị nạn đã quên đi, trong mấy năm qua, chưa có nơi nào tổ chức quan trọng như thế, nên chúng tôi mới tận tâm đứng ra kêu gọi cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ để làm sao nuôi dưỡng những gì đã qua trong 30 năm.
Trong hai năm vừa qua, tôi đã đi Cali, Sandiego, San Jose, L A, Houston, Dalas…Cái quan trọng nhất là làm sao cho Smithsonian thấy chúng ta có sự đoàn kết, đứng ra tổ chức việc này thì họ mới giúp mình được. Có những người họ chưa bao giờ biết Smithsonian ở đâu nên họ cũng hỏi là số tiền này bỏ vào đâu, để làm gì…Nhưng trong mấy tháng qua, chương trình này đã quyên được 250,000 dollars rồi.”

Có vai trò rất lớn

Riêng với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích có mặt từ những ngày đầu tiên trong quá trình hình thành dự án, cho Phương Anh biết về vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trong việc tiếp tay với Smithsonian như sau:
“Cộng đồng hải ngoại đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành dự án di sản người Mỹ gốc Việt ở Smithsonian. Vào tháng 11 năm 2004, Smithsonian có mời chúng tôi, một số đại diện cộng đồng người Việt đến họp và nói rằng nếu cộng đồng chúng tôi chịu khó quyên tiền góp lại để khởi đầu dự án, bắt đầu chỉ khoảng 60.000 nhưng trong vòng 5 tuần thôi.
Lúc đầu chúng tôi nhìn nhau chán ngán lắm, vì chỉ có 5 tuần thôi…Nhưng trong số đó có nhiều anh em trẻ và tôi cũng viết thông tin này trên báo đi toàn quốc, chúng tôi cũng cố gắng thử xem…Sau đó, người ta làm tổng kết, không những mình đã đạt được 60000 mà lên đến 107 nghìn dollars.
Điều đáng nói là tháng 2 vừa qua, Smithsonian đã yêu cầu làm sao gây được quỹ 1 triệu đô la để đảm bảo tiếng nói của người Việt lúc nào cũng có ở trong tất cả chương trình của Smithsonian, điều đó có nghĩa là mỗi năm, Smithsonian sẽ tổ chức từ 2 đến 3 cuộc triển lãm về đủ mọi hình thức như hội hoạ, lịch sử Việt Nam…về cuộc sống của người Việt ở trên đất Mỹ.
Cái đó là một ấn tượng rất mạnh đối với ông Franklin Odo và những người trong tổ chức Smithsonian. Điều đáng nói là tháng 2 vừa qua, Smithsonian đã yêu cầu làm sao gây được quỹ 1 triệu đô la để đảm bảo tiếng nói của người Việt lúc nào cũng có ở trong tất cả chương trình của Smithsonian, điều đó có nghĩa là mỗi năm, Smithsonian sẽ tổ chức từ 2 đến 3 cuộc triển lãm về đủ mọi hình thức như hội hoạ, lịch sử Việt Nam…về cuộc sống của người Việt ở trên đất Mỹ.
Một lần nữa, ai cũng nghi ngờ về khả năng đóng góp của người Việt nhưng trong một bữa tiệc được tổ chức để gây quỹ, thì cộng đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn đã phá kỷ lục, chỉ trong vòng một đêm, đã gây quỹ đến mức 253 nghìn dollars. Sau đó, trở thành sự thách thức rất lớn cho cộng đồng ở các nơi khác.
Đó là sự không thể chối cãi được của cộng đồng Việt Nam là chúng ta quan tâm đến sự hiện diện của chúng ta ở trong những chương trình của hệ thống bảo tàng lớn nhất của nhân loại. Như vậy, sự hiện diện vĩnh viễn của người Mỹ gốc Việt tất nhiên sẽ được đảm bảo. Đó là điều mà tại sao tôi cho là cộng đồng người Việt đã đóng góp vô cùng lớn lao trong dự án của Smithsoniam.” .......................................................
© 2006 Radio Free Asia
 
 photo 1rs1_zps36462d8d.jpg
Published: Jan. 26, 2007 3:01 a.m.
During a trip to Washington, D.C., columnist Anh Do revisits her own memories and those of thousands of her countrymen who fled Vietnam and made a new life in the U.S.
 
 
By ANH DO / Register columnist
WASHINGTON, D.C. -  Star power radiated from the images on the walls, but what really drew me in were the words on those same walls.
They spoke of firsts: the first comedian to make it big in America (Dat Phan), the first football player to embrace that most embraceable sport, going on to win the Vince Lombardi award in college before retiring as one of the most successful linebackers in Dallas Cowboys history (Dat Nguyen).
Article Tab: Exit Saigon, Enter Little Saigon: Exhibit entitled Exit Saigon, Enter Little Saigon opened January 19, 2007 at the Smithsonian S. Dillon Ripley Center in Washington, DC. This is the first Vietnamese American historical exhibit at the Smithsonian. The exhibit tells the story of the Vietnamese American experience in America, from the significant influx in 1975 to the present.
Exit Saigon, Enter Little Saigon: Exhibit entitled "Exit Saigon, Enter Little Saigon" opened January 19, 2007 at the Smithsonian S. Dillon Ripley Center in Washington, DC. This is the first Vietnamese American historical exhibit at the Smithsonian. The exhibit tells the story of the Vietnamese American experience in America, from the significant influx in 1975 to the present.
McClatchy-Tribune
Form and fusion, past and present mixed with another first -- the inaugural Smithsonian exhibit celebrating immigrant achievement in one of the youngest Asian communities in the U.S., called "Exit Saigon, Enter Little Saigon."
Note the name. Plenty of places call themselves Little Saigon now that the refugee population has resettled since 1975, but only one - the one here in Westminster - is proclaimed by a freeway sign that then-Gov. George Deukmejian unveiled in 1988, congratulating the city for being the "official home" of Little Saigon.
A photo and reproduction of that sign greets visitors at the entrance, where inside, I spent three hours the day before ribbon-cutting day, sifting through memories gone by.
The display, with partial funding and support by activists known as the D.C. Working Group, is divided into themes. It begins by asking: Who are Vietnamese-Americans? It goes on to document their exodus following the end of the Vietnam War, through Guam, through four refugee camps, arriving in America and adapting to Western life.
The black and white photographs are especially poignant, such as the one of families in line for McDonald's. There are borrowed photos from this newspaper and from the Southeast Asian Archive at UC Irvine.
The desperate boat people are not forgotten. But the saga of prisoners thrown in re-education camps under communist rule seems to get short shrift, especially when compared with the eye-catching fashions created by Chloe Dao, winner of the "Project Runway" television series, or the gown by Bao Tranchi, a designer whose portrait is one of 13 life-size cutouts depicting people making their mark. (Note: If you've won a reality TV series in a reality TV-obsessed nation, as did Dao and Phan of "Last Comic Standing," you're in.)
Orange County (and by extension, California) dominated, with many contributions and personalities represented in the show, from actress Kieu Chinh and developer Frank Jao to Tony Lam, retired city councilman always introduced by what has made him most famous - being the first Vietnamese-American elected to political office in the U.S. The trio's presence was enhanced by a fourth, Viet Dinh, former assistant attorney general and chief architect of the Patriot Act. Dinh, a graduate of Fullerton High School, now teaches at Georgetown University Law School.....................
What next?
Sustaining. Educating. "Continuing to raise money for the Vietnamese American Heritage Endowment" with one of its goals to allow the show to travel, says businessman Ryan Nguyen Hubris, who donated $10,000 to it. "It's important for our community to have a permanent home for this exhibit."
 photo 1rs1_zps36462d8d.jpg
 
Published: Jan. 25, 2007 3:00 a.m.
 

Smithsonian exhibit focuses on Little Saigon

"Exit Saigon, Enter Little Saigon" is new Smithsonian exhibit curated by UCI professor.
 
 
By MATTHEW HARRIS / The Orange County Register
WASHINGTON, D.C. -  Vu Pham knew as he assembled an exhibit on the exodus of the Vietnamese after the fall of Saigon that he would be judged by the very people whose experiences he was documenting, including many in Orange County.
"It was a tougher one to put together, because you're dealing with living, breathing sources," who each have a different take on the events, said Pham, who is the curator of "Exit Saigon, Enter Little Saigon," which opened at the Smithsonian Institution on Jan. 19.
Article Tab: The Exit Saigon, Enter Little Saigon exhibit opened last week at the Smithsonian S. Dillon Ripley Center in Washington, D.C. The exhibit tells the story of the Vietnamese American experience in America, from the significant influx in 1975 to today.
The "Exit Saigon, Enter Little Saigon" exhibit opened last week at the Smithsonian S. Dillon Ripley Center in Washington, D.C. The exhibit tells the story of the Vietnamese American experience in America, from the significant influx in 1975 to today.
CHUCK KENNEDY, MCCLATCHY TRIBUNE
It is the first exhibit at the museum and in the nation to highlight the journey of Vietnamese who fled to the U.S. after communists took control of the country. In March, it will leave the S. Dillon Ripley Gallery and head out on a three-year tour across the United States.
Pham, 34, is a professor of Asian-American studies who teaches at UC Irvine and UCLA. He is also linked to the exodus personally: He was born in Vietnam and his family came to the U.S. after Saigon fell.
While he hadn't assembled an exhibit before, Pham said his status as an expert on the event was what got him hired.
"There aren't too many people with my specialty," he said. "It's not that I have this wealth of experience, but that I'm a rarity in terms who's there and has studied this subject."
Since 1975, more than 150,000 Vietnamese-Americans have settled in Orange County, making it one of the largest enclaves in the country.
A sense of this Vietnamese-American community is laid out on the walls of the quiet gallery that is part of the Smithsonian Institution. There are photos of immigrants being loaded onto helicopters - eyes filled with fear and uncertainty. In grainy film footage, emaciated immigrants wave for help from ships in rough seas - adrift and seeking a home.
Next to images of struggle are pictures of happier times in a new land. They show immigrants in well-known American settings: boys in Cub Scout uniforms, families marching in Fourth of July parades and a man in a cowboy hat waving an American flag.
It also highlights the sense of tension that can exist as younger generations are raised in a culture distinctly different from that of those who came before them. The exhibit showcases barriers such as language and the outside influences of a foreign culture.
"We wanted to show community building," Pham said. "We wanted to show daily life and that forming a community takes many different people."
Prominent community leaders from Orange County also have a place in the exhibit. On the wall are life-size cutouts of Tony Lam, the first Vietnamese-American to be elected to public office (he was a member of the Westminster City Council), and Frank Jao, a prominent real-estate developer.
Lam, who escaped before communist forces took Saigon, said he is happy that the exhibit documents the Vietnamese experiences, both good and bad.
"The history that is there will not be washed away," he said. "We are a part of history. We came here as a mixed bag of people; however, we worked hard, raised children, and sought education to be successful."
Jao said he took pride in seeing his story and those of others being featured.
"I am very humbled and proud that it was recognized to the rest of the country," he said of his achievements. "That means that I have to do more to deserve such an honor."
Contact the writer: 202-628-6381 or mharris@ocregister.com
 
 photo 1qq2_zps451c4453.jpg
 photo 1qa8_zps40a99346.jpg
 photo 1qa7_zpse847afdc.jpg
 photo 1qq15_zps4c425b46.jpg
 
 photo
 1dc32_zps67976f6b.jpg
 photo 1qq4_zps704378b9.jpg
 photo
 1qq12_zpsf26550cb.jpg
 photo 1qq6_zpsa04a25b2.jpg
 
Hình dưới: Triển lãm hình Việt gian Trần Văn Ca, và bà Đào Thị Hợi,
vợ của Nguyễn Ngọc Bích. 
 photo
 1dc2_zpsfb00c32e.jpg
 
Hình dưới: Triễn lãm phim "Heaven & Earth" tức "Trời & Đất" của
vẹm cái Lệ Lý Hayslip và đạo diễn phản chiến Oliver Stone.
 photo 1dc6_zps28e46913.jpg
 photo
 1qq8_zps988704a6.jpg
 
Hình dưới: Phạm Duy "hồ hởi" khoe Sổ Hộ Khẩu Gia Đình của Việt cộng
 photo 1ass1_zps39e5771a.jpg
 
Để đọc trọn bài, xin bấm vào Links của các websites dưới:
 
 
 photo 1bvt1_zps91f41c25.jpg
 
 photo 1bvt11_zps759d75e7.jpg
 
 photo 1bvt12_zps2e7d661e.jpg



1945
Nếu tiếng mẹ và lời ru đã ở bên tôi "từ thuở nằm nôi" thì nhạc Phạm Duy cũng đã gắn liền với đời tôi từ tấm bé........
1965
Biết nhạc Phạm Duy thì từ 45-46 nhưng tôi phải đợi 20 năm mới được gặp ông mặt đối mặt. Thế không có nghĩa là tôi đã không sống bằng nhạc của ông trong 20 năm đó.........................
Mười bài tâm-ca của Phạm Duy là những bài có thể nói được là
"chống chiến-tranh" đầu tiên của Việt Nam, có trước cả Những Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn. Ông chống trước hết là vì bị ảnh-hưởng của Phật-giáo, một đạo hòa-bình từ giáo-lý trở đi, song ông cũng chống vì ông linh-cảm là, với sự tham-gia ồ ạt của người Mỹ, chiến-tranh sẽ còn leo thang, mở rộng ra không biết đến đâu nữa. Ông đã quá biết người Cộng-sản (châm-ngôn thời Việt-minh: "Thà giết lầm 9 người còn hơn bỏ sót 1 người!"), giờ đây lại gặp cái thuyết "body count" ("tính xác chết") của McNamara thì chiến-tranh sẽ còn đưa đất nước ta đến chỗ điêu linh bằng chừng nào nữa! 
Mặc dầu vậy, đến khi ông về tới Việt Nam, lập-tức một phong trào nổi lên – do CS giựt dây – cho ông là tay sai của Mỹ, là bàn tay nối dài của CIA, cho những người như ông và Thích Nhất Hạnh là "ngụy-hòa." ......................
1973 
Cuối năm 1971, vợ chồng tôi về nước lập ra Viện Đại-học Cửu Long, với ước mơ là sẽ tạo được ra một lớp trẻ VN tự tin, biết làm việc với nhau (qua các môn học theo ngành quản-lý) và biết làm truyền-thông đại-chúng (qua các môn học về truyền-thông). Thời-gian này,
tôi có nhiều dịp gặp các nghệ-sĩ của Miền Nam như Trịnh Công Sơn, Phan Nhật Nam, Cao Tiêu, và nhất là nối lại sự quen biết với Phạm Duy....................
Cũng khoảng này, tôi viết một số bài giới-thiệu nhạc Phạm Duy trong bản tin tiếng Anh hàng tháng của Hiệp-hội Bang-giao Quốc-tế của Việt Nam. Bài ưng ý nhất của tôi có lẽ là bài tôi viết để giới-thiệu tập Đạo Ca của Phạm Duy phổ nhạc thơ Phật của Phạm Thiên Thư, bài "The Holeless Flute" (dịch ý câu "Sáo thần không cần lỗ / Vi vu trong lòng người").
1975
Những ngày tháng Tư (mà về sau Phạm Duy gọi là "Tháng Tư Đen"), người Mỹ vì lo cho số phận của những văn-nghệ-sĩ hàng đầu của miền Nam đã tìm cách thu xếp để đưa một số người ra khỏi VN, để tránh những giờ phút mà Sài Gòn có thể ngập bom đạn. Vì Phạm Duy được xem là nằm trong "diện" này nên người ta nhờ tôi đến thu xếp với ông để có thể đưa gia-đình ông đi. Ông nhận lời nhưng đến lúc người ta đến "bốc" bốn người con trai của ông bị kẹt lại trong trại lính vì lúc bấy giờ có lệnh giới-nghiêm 100%. Ông đã không định đi nhưng rồi bị người ta hối thúc, với lời hứa là sẽ cho người đi tìm mấy người con trai rồi đưa đi sau. Thành thử, cuối cùng, ông bà chỉ đi được với mấy người con gái, lúc đó còn nhỏ, mà thôi..................
2000
Trong mỗi bước đường đi của ông trong 27 năm qua, tôi hãnh-diện là một người nghe, người thụ hưởng, người đã tiếp tay – trong phần nhỏ bé của mình – đem tiếng nhạc lời ca của ông đến với một số đồng-bào ở miền Đông Hoa-kỳ và, qua những tác-phẩm in, đưa được thông-điệp của một nhạc-sĩ thiên-tài đến khắp năm châu và với thế-giới (qua những bản dịch, bài giới-thiệu và nhất là những bài hát được bằng lời tiếng Anh – "English singing versions")..............................
Anh Phạm Duy, chào anh ở tuổi 80, em rất vui đã được học, hát, đi và chia xẻ với một huyền-thoại sống là anh!

Nguyễn Ngọc bích 
Springfield, VA 
Ngày 23-IV-2002 
PHÓNG SỰ BẰNG PHIM, ẢNH BUỔI CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP ĐOÀN BÁO NGƯỜI VIỆT VÀ QUYỂN SÁCH "BÊN THẮNG CUỘC" CỦA VĂN NÔ HUY ĐỨC, NGÀY 19/1/2013
 photo 1av50_zps7119a7cf.jpg
 photo 1av10_zps5958b842.jpg
 
 
YOUTUBE: Kính mời bấm vào hai Links dưới để xem cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại Little Saigon biểu tình chống tập đoàn báo Người Việt và sách Bên Thắng Cuộc ngày 19 tháng 1 năm 2013. Trong phim đài VNATV có phỏng vấn ông Phan Kỳ Nhơn và Ngô Kỷ về việc biểu tình.
 
http://www.youtube.com/watch?v=PF3AhIkyhwY&list=UU-4TFia1dswvbpeOlZX7Yzg&index=2  Biểu tình báo Người Việt phần 1  15 phút
 
http://www.youtube.com/watch?v=OkKRgUUiGTs&list=UU-4TFia1dswvbpeOlZX7Yzg&index=1 Biểu tình báo Người Việt phần 2  15 phút
 
  photo 1vb2_zps6c52f42f.jpg
Quận Cam: Biểu Tình Phản Đối Nhật Báo Người Việt
(01/22/2013) (Xem: 72)
Westminster (Bình Sa)- -Trưa Thứ Bảy 19 tháng 1 năm 2013, trước tòa soạn nhật báo Người Việt, hàng trăm đồng hương cư ngụ tại Nam California, trong số có các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí đã hưởng ứng lời kêu gọi của ban tổ chức tham gia cuộc biểu tình chống báo Người Việt, đoàn biểu tình với cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và nhiều biểu ngữ tố cáo nhật báo Người Việt đã làm lợi cho cộng sản...
 
 photo 1VB1_zpse94f1f60.jpg
Hình ảnh biểu tình hôm Thứ Bảy 19-1-2013.

Sau phần nghi thức khai mạc, ông Phan Kỳ Nhơn thay mặt ban tổ chức ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của đồng hương và sau đó ông nói qua lý do buổi biểu tình và ông kêu gọi mọi người biểu tình tôn trọng trật tự, giữ đúng luật lệ để cuộc biểu tình không gây trở ngại vấn đề lưu thông.
 
Nhiều tiếng hô đả đảo báo Người Việt cũng được hô vang cả một góc đường, trong khi đó báo Người Việt cũng đã cho loa phóng thanh mở to để nói về cuốn sách "Bên Thắng Cuộc."
 
Cuộc biểu tình diễn ra trong vòng trật tự và chấm dứt vào khoảng 4 giờ chiều.
 
 photo 1vd1_zps961b4513.jpg
 
Cộng đồng tỵ nạn Little Saigon không ngừng biểu tình chống tuyên vận cộng sản ở phố báo Moran
(VienDongDaily.Com - 20/01/2013)
Quốc Hương/Viễn Đông
 
WESTMINSTER - “Ba của tôi hồi đó là lính của Việt Nam Cộng Hòa” - Phó Thị Trưởng Andy Quách của thành phố Westminster - cũng là tác giả của quyết nghị cấm cửa cộng sản Việt Nam đến Westminster, nơi khai sinh thủ đô tỵ nạn cộng sản Little Saigon - nói với phóng viên Viễn Đông. Cùng hiện diện với Phó Thị Trưởng là chỉ huy cảnh sát Tim Vũ thuộc Sở Cảnh Sát Westminster ngay tại phố báo Moran. Nơi đây diễn ra cuộc biểu tình chống cộng sản và tuyên vận cộng sản trước tòa báo Người Việt ở cuối đường Moran do các cộng đồng và hội đoàn tại Nam Cali hợp lực tổ chức lúc 1 giờ cho đến khoảng 3 giờ trưa ngày Thứ Bảy 19-1-2013, nhằm thi hành quyết nghị chung của 2 buổi họp khoáng đại cộng đồng và các hội đoàn tại Nam Cali ngày 8-12-2012 và 6-1-2013.
 
Phía dân cử hay các viên chức thành phố, quận hạt vùng Little Saigon hiện diện ở phố báo Moran trong ngày biểu tình cũng có ông Phạm Kim Long (ủy viên Giáo Dục Quận Cam), ông Phát Bùi (chủ tịch Ủy Ban Quy Hoạch Garden Grove)... Cuộc biểu tình với trưởng ban tổ chức Phan Kỳ Nhơn (chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai, Chống Tuyên Vận Cộng Sản), cùng với các vị trong ban tổ chức thuộc Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Cộng Đồng Người Việt Hạt Los Angeles, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai, Chống Tuyên Vận Cộng Sản, Đoàn Biểu Tình Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa; cùng “trên 151 hội đoàn và đảng phái tại Nam Cali, các tiểu bang tại Hoa Kỳ và các quốc gia có người Việt tỵ nạn cộng sản cư ngụ, một số cơ sở truyền thông địa phương”. Ban tổ chức kêu gọi “đồng bào tham dự đông đảo để trực diện bày tỏ thái độ đối với những kẻ ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản. Họ đã vì quyền lợi cá nhân thấp hèn, phản bội lại căn cước tỵ nạn của chính mình, nhiều lần tiếp tay cho cộng sản Việt Nam, thi hành nghị quyết 36”.
 
 photo 1vd2_zps3f389b14.jpg
Đông đảo người Việt Nam tỵ nạn đang biểu tình chống tuyên vận cộng sản ở phố báo Moran, 
Little Saigon, ngày 19-1-2013 - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông
 
Trong hàng mấy trăm người biểu tình cuối tuần qua cũng có những người kỳ cựu từng biểu tình trước báo Người Việt như ông Ngô Kỷ - người có chiếc xe hơi sơn màu cờ vàng Quốc Gia Việt Nam - phát biểu cảm tưởng “rất vui” thấy đồng bào tỵ nạn cộng sản không ngừng biểu tình chống cộng sản Việt Nam; hay ông Phạm Hòa trong nhóm người từng biểu tình trước tòa báo Người Việt đã hơn 5 năm nay và vẫn tiếp tục vào mỗi Chủ Nhật từ 12 giờ trưa đến 2 trưa mỗi tuần đến nay tiếp tục kêu gọi biểu tình.
 
Đặc biệt, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nam Cali – hội đoàn với cựu chủ tịch Phan Tấn Ngưu ngay từ đầu đã từng gởi thư phản đối “thư độc giả Sơn Hào” đăng trên báo Người Việt trong năm 2012 - và nay với ông Phan Ngọc Lượng (tân chủ tịch Liên Hội) đã cho phóng viên Viễn Đông biết: “Chúng tôi có nhiều liên hội cựu chiến sĩ lắm, thành ra chúng tôi sẽ liên kết tất cả liên hội cựu chiến sĩ như trên khắp 52 tiểu bang Hoa Kỳ... Còn hôm nay tất cả các thành viên Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nam Cali đủ hết 10 hội thành viên đều không có vắng hội nào ở đây: Thiếu Sinh Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Biệt Động Quân, Võ Bị Quốc Gia, Thủy Quân Lục Chiến, Gia Đình Mũ Đỏ, Pháo Binh, Hải Quân, Quân Cảnh...”. Ông Trần Vệ (trung tâm trưởng Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ) vẫn thường phụ trách treo cờ Quốc Gia Việt Nam của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở Little Saigon bên cạnh cờ Hoa Kỳ trên đại lộ Bolsa vào mỗi dịp Tết Việt Nam ở Mỹ cũng phát biểu đại ý kêu gọi đồng bào biểu tình cộng sản cùng góp phần giương cao lá cờ chính nghĩa của Quốc Gia Việt Nam.
 
Cuộc biểu tình kết thúc với cuộc tuần hành từ phố báo Moran ra đến đường Bolsa vào cuối tuần giờ cao điểm khách qua lại Little Saigon, ngang qua hội trường Văn Lang nơi cũng đang có cuộc hội thảo “Sinh Lộ Việt Nam: Nước và Biển” tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa 39 năm về trước và 74 anh hùng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh, trong thành phần diễn giả có hạm trưởng Vũ Hữu San.
 
Trong khi cộng đồng tỵ nạn cộng sản vinh danh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, chống cộng sản và tuyên vận cộng sản, phản đối “thư độc giả Sơn Hào” đăng trên báo Người Việt thì từ phía cuối đường Moran, nơi có tòa soạn báo Người Việt lại có tiếng loa phóng thanh chương trình về sách “Bên Thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức ở Việt Nam do báo Người Việt phát hành.
 
Trong số người biểu tình, cũng có ông Hồ Thăng (từng trong Ủy Ban Phát Huy Tinh Thần Lý Tống) có tiệm báo ở khu thương mại chợ Người Việt cũ nhưng cương quyết không bán báo Người Việt.
 
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
 
Quốc Hương/Viễn Đông
 
 photo 1tr1_zps2d54c4f7.jpg
 photo 1zxc_zps11d2ce91.jpg
Biểu tình chống sách và chống báo tại Người Việt 
Saturday, January 19, 2013 4:41:19 PM 
WESTMINSTER (NV) - Một cuộc biểu tình diễn ra trước nhật báo Người Việt, Westminster, California, vào chiều ngày 19 Tháng Giêng, 2013, với mục đích dường như không rõ rệt.
 photo 1btc111_zps1b3bf0dd.jpg
Ông Ngô Kỷ, người gần như không bao giờ vắng mặt tại các cuộc biểu tình tại địa phương,
 có mặt tại cuộc biểu tình Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Có người nói họ biểu tình “phản đối cuốn sách Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Ðức,” có người thì nói không phản đối cuốn sách, mà chỉ phản đối nhật báo Người Việt.
 
Ngay cả Ban Tổ Chức cũng bất nhất trong thông điệp biểu tình. “Tôi không đọc quyển sách và tôi muốn nói rằng cuộc biểu tình hôm nay không phải là vì cuốn sách.” Ông Phan Kỳ Nhơn, đại diện Ban Tổ Chức, nói với Người Việt.
 
Trong gần một tháng qua, trên nhiều cuộc nói chuyện khác nhau trên radio và TV địa phương, ông Nhơn kêu gọi chống cuốn sách, tựa đề là “Bên Thắng Cuộc.”
 
Theo ước lượng của cảnh sát Westminster, đoàn biểu tình có khoảng 100 người. Theo ước lượng của một số người trong đoàn biểu tình, con số vào khoảng 150. Ước lượng của phóng viên Người Việt vào khoảng 200.
 
Cuộc biểu tình bắt đầu vào 1 giờ trưa, ngay trước tòa soạn nhật báo Người Việt nằm cuối đường Moran, thuộc thành phố Westminster.
Lúc bắt đầu biểu tình, nhiều người cầm cờ và các biểu ngữ dàn hàng ngang phía trước tờ báo, nhằm cản trở người qua lại. Tuy nhiên, cảnh sát có mặt để can thiệp, và dựng các hàng rào để người biểu tình đứng bên trong, không lấn ra đường.
 
Trả lời câu hỏi của phóng viên Người Việt về việc có đọc qua quyển Bên Thắng Cuộc chưa, ông Lê Ba, cư dân thành phố Garden Grove, có mặt trong số những người biểu tình, cho biết “không có nhu cầu đọc quyển sách đó nhưng biết cuốn sách đó viết cái gì.”
“Ðối với tôi, khi mình đọc một quyển sách thì mình phải nhận định nó một cách rõ ràng. Nghĩa là nhìn tựa là thấy nó chỉ có một phía thôi, không thể nói lên toàn diện được. Nó có nói những chuyện nhiều người biết, nhưng có những chuyện nhiều người cần biết thì nó chưa bao giờ nói, vì nó không biết để nói. Vì vậy đối với tôi quyển sách đó không có giá trị gì hết.” Ông Ba nêu suy nghĩ.
Lý do ông Lê Ba có mặt trong đoàn biểu tình là “để làm bổn phận của một công dân, một người tị nạn sinh sống ở đây, để chứng minh rằng cuốn sách đó không cần thiết. Chỉ vậy thôi.”
 
Cũng “chưa đọc Bên Thắng Cuộc,” bà Thương Trương, cư dân thành phố Garden Grove, quả quyết “nghe trên đài nói thì tôi cũng hiểu một phần nào... Chỉ cần đọc mấy chữ 'Bên Thắng Cuộc' là đã biết những người viết trong cuốn sách không hiểu gì hết, không hiểu gì về VNCH, chứ không cần phải đọc hay đi sâu vào đọc.”
 
Một người không xưng tên, tỏ vẻ bực tức khi được phóng viên Người Việt hỏi “có đọc 'Bên Thắng Cuộc' chưa,” “Cái đồ này tôi đọc làm cái gì! Nhưng mà tôi biết là nó xuyên tạc, nó bênh vực Việt Cộng mà thứ Việt Cộng là tôi không chơi, vậy thôi.”
 
Một số người khác, khi trả lời Người Việt, cũng nói đi biểu tình vì chống cuốn sách, nhưng lại hỏi phóng viên: “Thế Bên Thắng Cuộc viết gì trong ấy?” Và họ giải thích là họ được nghe nói về cuốn sách trên các chương trình radio và TV địa phương, do Ban Tổ Chức biểu tình phát biểu.
 
Trong một cuộc trả lời chương trình Little Saigon TV, các thành viên Ban Tổ Chức nói họ “chưa đọc cuốn sách.”
 
Trong thời gian trước cuộc biểu tình, Ban Tổ Chức thực hiện một số cuộc mạn đàm, kể cả cho đọc quảng cáo trên TV, radio, kêu gọi đi biểu tình, chống cuốn sách.
 
Cuốn sách Bên Thắng Cuộc tạo được sự chú ý của cộng đồng gốc Việt khắp nơi, đặc biệt là tại Little Saigon, California. Sự chú ý dành cho cuốn sách không chỉ riêng ở độc giả. Nhiều nhà báo, biên tập viên, giám đốc chương trình, chủ đài TV, radio địa phương cũng đã liên lạc Người Việt để “bảo đảm có được sách một khi cuốn sách được chính thức phát hành.” Ða số đều bày tỏ sự tán thành với nội dung cuốn sách, và cho rằng nó “có lợi cho thế hệ trẻ không biết về cộng sản thì nay được biết sự thật mặt trái của cộng sản.”
 
Cuộc biểu tình kết thúc lúc 2:30 pm cùng ngày. (N.L.)
 
 photo 1btc112_zpsec4bd8a2.jpg
Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, có mặt tại cuộc biểu tình Người Việt hôm 19 Tháng Giêng. 
(Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
 
 photo
 1av12_zps05102b32.jpg
 photo 1q15_zps387e28c4.jpg
 photo 1q11_zps631abdf2.jpg
 photo 1q16_zps37fc9472.jpg
 photo 1q13_zpsc7c4c9f9.jpg
 photo 1av52_zpsbcbf51ca.jpg
 photo 1q17_zpsd069591b.jpg
 photo 1q18_zps5fa8d329.jpg
 photo 1av312_zps4ee8c176.jpg
 photo 1nv2_zps27504d92.jpg
 photo 1av332_zps2f43dc22.jpg
 photo 1av338_zps7dfe331e.jpg
 photo 1av54_zps2958ebb3.jpg
 photo
 1av56_zps25df6170.jpg
 photo 1av78_zps7891cba9.jpg
 photo 1av82_zps88f50d0f.jpg
 photo 1q32_zps2bb8f4e5.jpg
 photo 1q25_zpsae916448.jpg
 photo 1av812_zps6e990a09.jpg photo 1q22_zps6f6a3ee2.jpg
 photo
 1av92_zpsb87acf60.jpg
 photo 1av14_zpsfb7d556d.jpg
 photo 1asdd2_zpse42a31de.jpg
 photo 1av58_zpsf6ab63fe.jpg
 photo 1q16_zps37fc9472.jpg
 photo 1av4_zps9b041527.jpg
 photo
 1av2_zps55a28944.jpg
 photo 1av218_zpsdca80edb.jpg
 photo 1av90_zps2357f7bb.jpg
 photo 1q24_zpsd066e1a5.jpg
 photo 1asdd6_zps642dc04f.jpg
 photo 1nk11_zpsa58dfcc7.jpg
 photo 1asdd4_zpsd87c2e74.jpg
 photo 1asdd5_zpsdb44364c.jpg
 photo 1asdd3_zpsb74f2f25.jpg
 photo 1q31_zps3092139c.jpg
 photo 1nk13_zpsc70a0e91.jpg
 photo 1hvl_zps0a048fdd.jpg
 photo
 1nk16_zps0ad09645.jpg
 photo 1nk17_zps634a36cb.jpg
 photo 1av220_zpsdfd11874.jpg
 photo 1nk7_zps29ca83f7.jpg
 photo 1nk8_zpsad5de73e.jpg
 photo 1nk5_zps8dc82fce.jpg
 photo 1av818_zps5a913f86.jpg
 photo 1av68_zps409ced2c.jpg
 photo 1nk4_zps6a93e75e.jpg
 photo 1nk2_zps56c56f54.jpg
 photo 1av232_zps1bd53f11.jpg
 photo 1av352_zps228df28b.jpg
 photo 1av16_zpsd78dc32c.jpg
 photo 1av34_zps0fc0e7a9.jpg
 photo
 1av342_zpsfeaba9bf.jpg
 photo 1av32_zpsc7a4f218.jpg
 photo 1av30_zpsed58c75b.jpg
 photo
 1nk23_zps29255808.jpg
 photo 1nk21_zps1e5a7a96.jpg
 photo 1av28_zps3fa05a09.jpg
 photo 1nk24_zps6cca01ba.jpg
 photo 1av412_zpsa2c9f1bb.jpg
 photo 1av38_zps3017c4ff.jpg
 photo 1av40_zps8ae357cf.jpg
 photo 1av42_zps46c5611a.jpg
 photo 1av44_zps08c513be.jpg
 
YOUTUBE: Xin quý vị vui lòng bấm vào 3 Links dưới đây để theo dõi buổi hội luận giữa tôi và chị Phương Thanh trên đài truyền hình VNA-TV 57.3 vào tối thứ Sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012, đề cập đến sự tai hại và nguy hiểm của văn công Huy Đức, quyển sách “Bên Thắng Cuộc,” và công ty báo Người Việt. Những điều tôi muốn phân tích và chia sẻ đều đã được tôi trình bày khá đầy đủ trong cuốn phim này.
 
  kth2_zps5a65407b.jpg
 
 
 
   
Công ty báo Người Việt viết lời giới thiệu và quảng cáo rầm rộ phát hành sách Bên Thắng Cuộc của văn công Việt cộng Huy Đức
 
   btc1111_zps731a7e8f.jpg
 zxx1_zpsa6f2560c.jpg
 
Pre-Order – Đặt Mua Trước  Tòa Soạn Người Việt14771 Moran St. Westminster, CA 92683
 Tel: 714-892-9414(Trao sách trong tuần lễ đầu tiên của tháng Giêng, 2013)
 

Make payments with PayPal - it's fast, free and secure!
  USA: $25.00 ( bao gồm cước phí )
Make payments with PayPal - it's fast, free and secure!
  Canada: $33.00 ( bao gồm cước phí )
Make payments with PayPal - it's fast, free and secure!
  Âu Châu, Úc: $37.00 ( bao gồm cước phí 
 
 
    hoh4_zpsddc342e8.jpg
 
Huy Đức
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huy Đức là một nhà báo Việt Nam, có tên thật là Trương Huy San
 
Tiểu sử
Ông là người gốc Hà Tĩnh, hiện sinh sống và làm việc tại Boston(Mỹ).
Từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ, và "biết câu chuyện Khmer Đỏ chống lại Việt Nam chỉ 2 tuần sau khi nhờ Việt Nam mà có trong tay quyền bính"[1].
 
Sự nghiệp
Trước khi tham gia vào lĩnh vực báo chí ông là người viết văn, với các tác phẩm như Dòng sông cụtAnh ấy sẽ trở về trên báo Văn nghệ Quân Đội[2] khi ông còn ở trong quân đội
Ông bắt đầu làm việc ở báo Tuổi Trẻ, tiếp đó là các báo Thanh NiênDiễn đàn doanh nghiệpNông thôn ngày naySài Gòn tiếp thị
 
  hdd2_zps3a408bc0.jpg
Văn công Việt cộng Huy Đức phỏng vấn Tổng bí thư đảng CSVN Lê Khả Phiêu để in
trong sách Bên Thắng Cuộc do báo Người Việt viết lời giới thiệu và phát hành
 
Dưới là vài tấm hình điển hình được in trong sách Bên Thắng Cuộc
ca ngợi và đánh bóng các chóp bu và bộ đội cộng sản Việt Nam
 
 hdd1_zps2b044094.jpg
 
Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông
 
 hdd3_zps0bf2a9ef.jpg
 
Xé rào:ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983
   
Ngay trang đầu sách, tác giả Huy Đức viết lời cám ơn đến hầu hết các chóp bu trung ương đảng, bộ chính trị, và nhà nước cộng sản Việt Nam, đã phát biểu và giúp đỡ cho văn công Huy Đức có đầy đủ tin tức, hình ảnh, tài liệu tiến chiếm miền Nam, để văn công Huy Đức in trong sách Bên Thắng Cuộc với sự cộng tác và hỗ trợ của công ty báo Người Việt, đặc biệt phụ trách phát hành, nhằm tuyên truyền theo Nghị Quyết 36 CSVN.
  
 hds1_zps0c966d0b.jpg
 
Tác giả Huy Đức 
Lời cám ơn
 
Trong quá trình thu thập tư liệu để viết cuốn sách này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của nhiều nhân vật lịch sử, sự hợp tác của các nhân chứng, sự đóng góp của các đồng nghiệp, và sự ủng hộ của rất nhiều bè bạn.
 
Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này: Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đình Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Võ Viết Thanh…
 
Xin cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời các cuộc phỏng vấn của tác giả với tư cách là một nhà báo mà một phần nội dung được sử dụng trong cuốn sách này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Đại tướng Đoàn Khuê, Đại tướng Phạm Văn Trà, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn…
 
Cuốn sách không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, hợp tác và tư vấn của những người giúp việc, những người có nhiều năm gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng như ông Trần Việt Phương, ông Vũ Kỳ…; của nhóm giúp việc Tổng Bí thư Lê Duẩn: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đậu Ngọc Xuân, thư ký tổng bí thư, ông Đống Ngạc; của nhóm giúp việc và chuyên gia tư vấn của Tổng Bí thư Trường Chinh: Tiến sỹ Hà Nghiệp, Giáo sư Trần Nhâm, Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Dương Phú Hiệp, Giáo sư Đào Xuân Sâm, ông Trần Đức Nguyên…; của những người giúp việc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: ông Trần Văn Giao, ông Hồng Đăng, ông Dương Đình Thảo, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; của những người giúp việc Tổng Bí thư Đỗ Mười: Thống đốc Lê Đức Thúy, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam; của những người giúp việc Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Trợ lý Vũ Quốc Tuấn, Trợ lý Nguyễn Trung, Trợ lý Vũ Đức Đam, ông Phạm Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Huấn, Bác sỹ Đinh Trần Nhưng, Thư ký Nguyễn Văn Trịnh…; của những người giúp việc Thủ tướng Phan Văn Khải: Trợ lý Nguyễn Thái Nguyên, Trợ lý Nguyễn Đức Hòa, Thư ký Nguyễn Văn Kích; của người viết tự truyện cho Đại tướng Lê Đức Anh, Đại tá Khuất Biên Hòa.
 
Xin chân thành cảm ơn bà Nguyễn Thụy Nga, phu nhân Tổng Bí thư Lê Duẩn, bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bà Phan Lương Cầm, phu nhân Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin, tư liệu. Xin cám ơn sự giúp đỡ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể, và Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn; bà Võ Hiếu Dân, con gái, và ông Phan Thanh Nam, con trai Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, con trai Tổng Bí thư Trường Chinh.
Cuốn sách cũng nhận được sự cộng tác rất tận tình của các vị từng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành chính sách ở các giai đoạn khác nhau của Việt Nam như Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe (1946-1960), Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (1992-2002), Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá, Tổng Cục trưởng Địa Chính Tôn Gia Huyên, các đời chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Trọng Truyến, Lê Xuân Trinh, Lại Văn Cử, Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Hữu Thọ…
 
Đặc biệt cám ơn các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam từng đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh như Cục trưởng Tác chiến, Trung tướng Lê Hữu Đức, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Lê Phi Long, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Phan Hàm, những người trong gia đình Đại tướng Lê Trọng Tấn, Cục trưởng Tình báo Quân đội Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Chánh Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Văn Huyên…
 
Xin chân thành cám ơn các nhà cách mạng lão thành đã cung cấp cho tác giả hơn năm mươi cuốn hồi ký, phần lớn chưa từng xuất bản. Có những cuốn có giá trị tham khảo đặc biệt quan trọng, như các tập hồi ký của Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, một người từng gần gũi với Tổng Bí thư Trường Chinh, từng chỉ huy mạng lưới tình báo miền Bắc ở miền Nam và từng là trưởng Ban Bảo vệ Trung ương Đảng. Có những cuốn rất thẳng thắn của Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV Nguyễn Thành Thơ, người từng chỉ đạo kinh tế mới và hợp tác hóa ở miền Nam. Có những cuốn tiết lộ xung đột đảng phái thời kỳ ngay sau 1945 của Đại tá Công an Trần Tấn Nghĩa, người nhận lệnh trực tiếp ám sát và bắt giữ các thành viên đảng phái không cộng sản trong các năm 1945, 1946. Có những cuốn nói về thời kỳ “giúp bạn” Campuchia của Đại sứ Ngô Điền, Đại sứ Trần Huy Chương. Cũng có những cuốn rất thú vị, giúp tiếp cận với những góc độ khác của các nhà lãnh đạo tối cao như tự truyện của bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hồi ký của bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Tác giả xin chân thành cám ơn các sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1-1974; cám ơn Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hảo, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dân biểu Ngô Công Đức; cám ơn nhà văn Phan Nhật Nam, các nhà thơ Tô Thùy Yên, Trần Dạ Từ, nhà văn Uyên Thao; cám ơn Giáo sư Lê Xuân Khoa, bà Khúc Minh Thơ, những người đã giúp tác giả hiểu thêm về những nỗ lực của cộng đồng để giúp những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ.
 
Tác giả cũng chân thành cám ơn Giáo sư Thomas Bass (Đại học Albany-SUNY), người đã thu xếp cuộc phỏng vấn cựu ngoại trưởng Henry Kissinger tại Boston vào tháng 2-2006; chân thành cám ơn các nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, Yên Ba, Nguyễn Khoa Diệu An, Trần Chí Hùng, Nguyễn Giang, Đinh Quang Anh Thái, Nguyễn Khanh, Lê Thiệp, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà ngoại giao Đinh Hoàng Thắng, nhà nghiên cứu Lưu Thu Hương, Tiến sỹ Trần Tố Loan đã giúp tác giả tiếp cận với nhiều nhân vật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn hàng trăm chính khách, sỹ quan, nhà tư sản, nhà báo, thường dân, các thuyền nhân và nạn nhân của những biến động sau năm 1975, những người đã giúp tác giả có được những câu chuyện sinh động. Những trích dẫn không có chú thích trong cuốn sách này được lấy từ những cuộc trò chuyện do tác giả thực hiện trực tiếp với các nhân chứng.
 
Xin cảm ơn nhà thơ Bùi Khương Hà, người đã đọc những chương đầu tiên trong bản thảo đầu tiên và có những ý kiến xác đáng giúp tác giả điều chỉnh nội dung và cấu trúc cuốn sách.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Giáo sư Trần Hữu Dũng (Đại học Wright, Ohio), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia), nhà sử học Sophie Quinn Judge (Đại học Temple), Giáo sư Shawn McHale (Đại học George Washington), Giáo sư Hồ Huệ Tâm (Đại học Harvard), Giáo sư Peter Zinoman (Đại học UC Berkeley), Giáo sư Ngô Thanh Nhàn (Đại học New York) đã đọc và tận tình góp ý để tác giả hoàn chỉnh bản thảo cuốn sách này.
 
Cuốn sách cũng không thể hoàn thành nếu không có nhóm giúp việc gồm một số trí thức trẻ, một số sinh viên mà trong lần xuất bản này tác giả chưa thể nêu tên họ. Trong quá trình thực hiện cuốn sách tác giả đã luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của những người bạn như Nguyễn Thanh Toại, Đặng Cao Thắng, Lê Hải, Đỗ Trung Quân, Hà Tân Cương, Nguyễn Quang Lập, Đặng Tâm Chánh, Bùi Nguyên Cẩm Ly, Trần Minh Khôi, Võ Văn Điểm, Huỳnh Kim Phụng, Đào Ngọc Lâm, Bùi Đức Thịnh, Nguyễn Văn Diễn, B.V.D, N.T.H, Nguyễn Đức Quang, Trần Ngọc Phong, Mai Kỳ, Xuân Bình, Nguyễn Hải Phong, Lê Thị Hoàng Anh, Phùng Văn Vinh, Trần Minh Triết …
Tác giả hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ý chân thành để hoàn chỉnh cuốn sách này trong những lần xuất bản tới.
 
Hình dưới: Tên "răng hô mã tấu" Huy Đức mới 23 tuổi đã làm "chuyên gia quân sự"
cho cộng sản Việt Nam tại Campuchia năm 1985, đang tham dự một đám cưới tại đây.
 
   hdd12_zps3428be10.jpg
 
 nkpkn2_zpsc10c49aa.jpg 
 
YOUTUBE: Kính mời Quý Đồng Hương bấm vào 3 Links dưới để xem trên đài truyền hình VNATV 57.3 ngày 4 tháng 1 năm 2013, ông Phan Kỳ Nhơn, Ngô Kỷ và chị Phương Thanh trình bày và lên án công ty báo Người Việt phát hành sách Bên Thắng Cuộc của văn công Việt cộng Huy Đức.
  
 
http://www.youtube.com/watch?v=2WZI5Vp8KME    phần 1  (15 phút)
 
http://www.youtube.com/watch?v=hbVlJv3NSMg      phần 2   (15 phút) 
 
http://www.youtube.com/watch?v=NRPvHhsQwCU    phàn 3   (15 phút)
 
 
YOUTUBE: Kính mời Quý Đồng Hương bấm vào Link dưới để xem trên mạnghttp://www.vietstaronline.com/ và đài Việt Star Radio ngày 15 tháng 1 năm 2013, Ngô Kỷ, ông Phan Kỳ Nhơn và anh Chris Phan thông báo và mời gọi đồng hương tham dự cuộc biểu tình chống  công ty báo Người Việt phát hành sách Bên Thắng Cuộc của văn công Việt cộng Huy Đức, vào 1 giờ trưa thứ Bảy, ngày 19 tháng 1 năm 2013 trước tòa soạn báo Ngườ Việt, cuối đường Moran thành phố Westminster, California.
 
 
 
 
 
 photo 1NKchongBTC_zpse7a01e10.jpg 
YOUTUBE: Kính mời Quý Đồng Hương bấm vào Link Audio dưới đây để nghe buổi hội luận giữa ông Phan Kỳ Nhơn (trên điện thoại,) Ngô Kỷ và anh Hoàng Trọng Thụy trên đài phát thanh VNCR vào ngày 17 tháng 1 năm 2013 về đề tài biểu tình chống công ty báo Người Việt vào lúc 1 giờ trưa thứ Bảy ngày 19 tháng 1 năm 2013 vì công ty báo Người Việt phản bội cộng đồng, và phát hành sách Bên Thắng Cuộc của văn nô Việt cộng Huy Đức.
 
QUANG CẢNH BUỔI HỌP NGÀY 5 THÁNG 1 NĂM 2013 CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐẤU TRANH QUYẾT ĐỊNH BIỂU TÌNH CHỐNG CÔNG TY BÁO NGƯỜI VIỆT VÀO LÚC 1 GIỜ TRƯA THỨ BẢY NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 2013
 
 hcd3_zps84987b67.jpg
 hcd6_zpsbb5e5f6a.jpg
 
 tbbt2_zps9734eedf.jpg 
Hàng ngàn posters Thông Báo Biểu Tình chống công ty báo Người Việt được ban tổ chức biểu tình dán tại các cơ sở thương mại và phổ biến khắp nơi để mời gọi đồng hương tham gia biểu tình và cũng để tố giác tội lỗi công ty báo Người Việt “bưng bô” cho cộng sản, phản bội cộng đồng tỵ nạn.
 
THÔNG BÁO BIỂU TÌNH
 
Thi hành quyết nghị chung của 2 buổi họp khoáng đại Cộng Đồng và các Hội Đoàn tại Nam Cali ngày 8-12-12  và 6-1-13. Chúng tôi trân trọng thông báo cùng toàn thể đồng hương tại Nam Cali:
 
Một Cuộc Biểu Tình Phản Đối NHẬT BÁO NGƯỜI VIỆT sẽ được các Cộng Đồng và Hội Đoàn tại Nam Cali hợp lực tổ chức
 
Lúc: 1 Giờ Trưa Ngày Thứ Bảy 19-01-2013
Tại:  Cuối đường MORAN, Thành Phố WESTMINSTER,
Trước Cửa BÁO NGƯỜI VIỆT
                     
Trân trọng kính mời Đồng Bào tham dự đông đảo để trực diện bày tỏ thái độ đối với những kẻ ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản. Họ đã vì quyền lợi cá nhân thấp hèn, phản bội lại căn cước tị nạn của chính mình, nhiều lần tiếp tay cho Cộng Sản Việt Nam, thi hành nghị quyết 36.
 
Ban Tổ Chức:
 
L.S. Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California
Ô. Nguyễn Long, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Hạt Los Angeles
Ô. Phan Ngọc Lượng, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California
Ô. Trần Vệ, Trung Tâm Trưởng Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ
Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Chống Tuyên Vận Cộng Sản
Ô. Phạm Hoàn, Đoàn Biểu Tình Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa
 
Cùng trên 151 Hội Đoàn và Đảng Phái tại Nam Cali, các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ và các Quốc Gia có người Việt tỵ nạn cộng sản cư ngụ, đã được kê khai rõ trong 3 bản lên tiếng chung trước đây, được phổ biến rộng rãi trên  mạng và một số cơ sở truyền thông địa phương.
 
 
Hành động tiếp tay thi hành nghị quyết 36 của báo Người Việt, đã được xác định cụ thể qua những dữ kiện sau:
   
- Sáng lập viên và Chủ nhiệm của Báo Người Việt, Đỗ Ngọc Yến đã ngồi  họp với Nguyễn Tấn Dũng, nay là đương kim Thủ Tướng của chế độ buôn dân bán nước Cộng Sản Việt Nam.
 
- Báo Người Việt đã từng nhục mạ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu tượng thiêng liêng của Người Việt Quốc Gia trong chậu rửa chân của giới làm Nails.
 
- Báo Người Việt đã từng có những bài viết ca tụng Hồ Chí Minh và cán bộ cao cấp của Cộng Sản Việt Nam.
 
- Báo Người Việt đã chọn đăng bài báo của Sơn Hào, công khai mạ lị chiến sĩ và quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa là ngụy quân, ngụy quyền và là lính đánh thuê cho Mỹ.
 
- Gần đây Báo Người Việt lại công khai thách thức Người Việt Quốc Gia khi quảng bá rầm rộ là sẽ đứng ra phát hành cuốn tự truyện của tên cán binh Việt Cộng Nguyễn Huy Đức, bóp méo lịch sử cận đại, gọi các tướng lãnh và quân dân miền Nam là ngụy quân, ngụy quyền ngõ hầu đề cao vai trò của “Bên Thắng Cuộc” là bọn Cộng Sản Việt Nam để chạy tội buôn dân bán nước của bè lũ Cộng Sản Việt Nam và bọn Tay Sai nằm vùng. 
 ccs2_zps6fcbd0c9.jpg
  
 
 
 
 
 
Kính thưa quý Đồng hương, và quý Chiến hữu,
 
Tôi là Lê Quang Liễn, cựu thiếu tá tiểu đoàn phó tiểu đoàn 7 TQLC, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức đã phổ biến những chi tiết sai về cá nhân tôi và về đơn vị mà tôi phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, là Tiểu Đoàn 7 TQLC. Sau lời phản đối của tôi, tác giả Huy Đức có gửi thư xin lỗi. Nay tác giả lại cho biết sẽ hiệu đính những điều mà ông ta cho là “sai sót” trong lần tái bản sắp tới. 
 
Tuy nhiên tôi thiết nghĩ một cuốn sách viết về những nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam mà lại phổ biến những lời trích dẫn đầy ác ý, đa số nguồn tin được cung cấp từ các giới chức chóp bu Cộng sản như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, phó thủ tướng, ngoại trưởng... thì nó chỉ có tính cách thông tin một chiều. Tác giả BTC chỉ đưa ra những sự kiện mà mấy chục năm nay người dân trong và ngoài nước đều biết, chẳng hạn những chuyện như: cải tạo, vượt biên, đổi tiền... Vậy còn những sự kiện bi thảm như vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, việc CS miền Bắc cố tình vi phạm ngưng bắn, pháo kích bừa bải vào khu vực dân cư... thì những sự thật lịch sử đó nằm ở đâu? Viết về những biến cố lịch sử theo đường lối này, tác giả không làm được điều mong muốn là đi tìm sự thật lịch sử mà chỉ là bóp méo những sự thật lịch sử. Đây là một hành động thiếu lương thiện, xúc phạm trầm trọng đến các nạn nhân của CSVN, những nạn nhân trong cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu tại miền Nam VN, tạm chấm dứt vào ngày 30-4-1975, nhưng còn để lại bao di lụy cho nhiều thế hệ người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại.
Vì những lý do trên, tôi khẳng định sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo VC Huy Đức  chỉ là “1 sản phẩm tuyên truyền độc hại của CS, không đáng cho chúng ta tin, đọc và phổ biến". Nếu tác giả chỉ hiệu đính những chi tiết sai mà tôi đã vạch rõ trong Quyển I của cuốn sách thuộc Chương II “Giải Phóng” nhằm xoa dịu dư luận chống đối của người Việt tỵ nạn CS nói chung, và của các anh em binh chủngTQLC nói riêng, thì tác giả tính sao đối với những phần sai, phần thiếu, phần một chiều khác của cuốn sách? Tôi là 1 nhân chứng được đề cập đến trong sách, phản đối tác giả, và được tác giả xin lỗi. Vậy các nhân chứng còn sống nhưng không biết được những tường thuật, trích dẫn sai lầm của sách, hoặc là những nhân chứng nạn nhân của CSVN nay đã chết rồi thì làm sao họ có tiếng nói, và tác giả làm sao xin lỗi họ, và hiệu đính những chi tiết sai lầm liên quan đến họ? 
 
Một cuốn sách đã sai như vậy thì không đáng tin nữa. Hôm nay, tôi long trọng tuyên bố là “kiên quyết giữ vững lập trường trước sau như một của các đồng hương Việt tỵ nạn CS và của các chiến hữu Quân Lực VNCH đối với cuốn sách này:
 "TẨY CHAY SÁCH BÊN THẮNG CUỘC, LÊN ÁN TÁC GIẢ HUY ĐỨC LÀ TUYÊN TRUYỀN CHO VC, BÓP MÉO SỰ THẬT LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, LÊN ÁN TẬP ĐOÀN BÁO NGƯỜI VIỆT PHÁT HÀNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN CHO VC TẠI VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS."
 
Cộng đồng những người Việt tỵ nam cộng sản tại nam Cali đã vạch trần những hàng động sai trái mà Nhật Báo Người Việt đã thực hiện nhiều lần trong nhiều năm qua, mới nhất là việc nhật báo nầy đã cho đăng thư của "Sơn Hào" ngày 8/7/2012 nhục mạ tập thể quân, dân, cán, chính VNCH. Cộng đồng kêu gọi Nhật Báo Người Việt, bằng văn thư chính thức, hãy bày tỏ lập trường quốc gia rõ ràng, và có những biện pháp sửa đổi cụ thể để chứng tỏ sự thành tâm, thiện chí phục vụ cho đồng hương Việt tỵ nạn CS như họ vẫn tuyên bố. Trong thời gian qua, Công ty & Nhật Báo Người Việt không những đã không đáp ứng lời kêu gọi chân thành trên của cộng đồng mà còn có thái độ khiêu khích qua việc đứng ra phát hành sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo VC Huy Đức, một tài liệu tuyên truyền độc hại của CS tại vùng đất sống của người Việt quốc gia chống cộng, những nạn nhân trực tiếp của bạo quyền CSVN.
 
Tôi hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của cuộc biểu tình của CĐNVQG cùng các hội đoàn ở Nam California vào ngày 19 tháng 1 năm 2013.
 
Kính thư,
TQLC Lê Quang Liễn
 
 
 
CÁC TỘI PHẢN QUỐC CỦA TẬP ĐOÀN BÁO NGƯỜI VIỆT
 
Báo Xuân Mậu Tý "Người Việt 2008" 
 
 photo 1dd5_zps30a0bcdd.jpg
Báo Xuân Bính Tuất "Người Việt 2006" 
Can Bính Tuất niên đã rõ MƯỜI
ANH hùng hào KIỆT thế phân đôi
KHẢI hoàn LƯƠNG đạo AN bang MẠNH
MINH TRIẾT trời Nam tỏa rạng ngời
[Tử Vi Nhân Quang, Báo Người Việt]
 
z737.gif
 photo 1dd1_zpsfd199ba4.jpg
 photo 1dd3_zps5f62f5ee.jpg
 
Quà sinh nhật “Hồ Chí Minh” của công ty báo Người Việt gởi nhà nước Cộng Sản Việt Nam đúng ngày sinh nhật “Hồ Chí Minh” 19 tháng 5 năm 2008. Quý vị đọc bài trên và thấy tấm hình màu Hồ Chí Minh tưới cây vú sửa, cũng đủ chứng minh công ty báo Người Việt ca ngợi và tôn vinh Hồ Chí Minh.
Ngô Kỷ gạch chéo đỏ trên hình Hồ tặc, còn báo Người Việt thì in trịnh trọng, không có gạch chéo.
NVHCM33.gif
NVHCM27.gif
 
 
 
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-2/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link