Hoàng Sa Kể như Mất
(04/16/2013)
Như thế là Trung Quốc vẫn tiến hành kế hoạch du lịch Hoàng Sa,
bất kể phía Việt Nam kêu gọi hủy bỏ chương trình này.
Báo Xã Hôi từ Hà Nội cho biết, “Tỉnh Hải Nam vừa ra thông báo mới về tuyến du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam , đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.”
Bản tin nói, báo Tế Nam dẫn lời đại diện tỉnh Hải Nam cho biết, tour du lịch trái phép này sẽ chính thức khai trương và đón khách từ ngày 28/4. Tổng hành trình tour kéo dài 4 ngày 3 đêm với lịch trình đi qua khu vực biển xung quanh đảo Đá Bắc và đổ bộ lên thăm một số đảo khác thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc huyện Hoàng Sa, tỉnh Đà Nẵng, Việt Nam – theo ghi chú của phóng viên Việt Nam).
Trước đó, bản tin VOA từ Hoa thịnh Đốn dẫn theo các nguồn VietnamNet, Vietnam Plus, và Tiếng Nói Nước Nga ghi nhận:
“...một đại diện của Ủy ban về các vấn đề Biên Giới Quốc Gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12 tháng Tư đã phản đối kế hoạch của Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.
Hà Nội một lần nữa tái khẳng định lập trường của mình, là “Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và các cơ sở khác để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
Hà Nội nói mưu toan của Bắc Kinh trong kế hoạch thực hiện chương trình du lịch ra quần đảo đang trong vòng tranh chấp này, được Hà Nội coi là một hành động vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.” (hết trích)
Vấn đề là, Trung Quốc không nhượng bộ tí nào.
Và phía Việt Nam vẫn có những hành vi mang tính biểu tượng thì nhiều, nhưng sức mạnh thực tế cứng rắn thì như dường không bao nhiêu. Nhưng ít nhất, biểu tượng cũng là cần thiết.
Bản tin Đài Á Châu Tự Do RFA ghi nhận về chuyện ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra thăm đảo Lý Sơn.
Bản tin này nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, chiều hôm Thứ Hai có chuyến ra thăm đảo Lý Sơn, nơi nhiều ngư dân từ bao lâu nay tham gia đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa hay xa hơn.
Cho đến lúc này chi tiết về chuyến thăm đảo Lý Sơn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn chưa được thông tin rộng rãi.
RFA cũng nói, hôm chủ nhật, ông Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Bản tin viết:
“Truyền thông trong nước cho biết, tại cuộc tiếp xúc với ngư dân, ông chủ tịch nước hỏi về khó khăn của họ trong nghề biển hiện nay. Một số đại diện ngư dân tại xã Tam Quang trả lời ông chủ tịch nước là hiện chủ yếu họ chỉ tiến hành đánh bắt gần bờ mà thôi. Lực lượng này chiếm từ 60 đến 70%.
Việc đóng tàu để đi đánh bắt xa bờ, nơi có nguồn cá dồi dào, đang gặp một lực cản lớn là thiếu vốn vay ngân hàng.
Ngoài ra khi đi đánh bắt mà gặp gió bão, họ vào trú tại một số đảo thì bị phía Trung Quốc đuổi đi. Theo những ngư dân xã Tam Quang, thì dù có những đảo ở vị trí 16 độ vĩ bắc- 116 độ kinh đông, dưới phía Hoàng Sa, vẫn bị Trung Quốc rượt đuổi.”(hết trích)
Không nghe thấy ông Trương Tấn Sang nói chuyện hỗ trợ đóng tàu xa bờ cho ngư dân, dù là ngư dân đã nói cụ thể là cần như thế.
Trong khi đó, BBC đăng bài viết tưạ đề “Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?” của nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và cộng sự Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, trích:
“...Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó...
...Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này...”(hết trích)
Cần nhìn thấy rằng: Đứng về dư luận quốc tế, nếu kinh doanh du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc phát triển tăng tốc, và mời gọi được tư bản quốc tế lên Hoàng Sa mở khách sạn, mở sòng bài... thì dù Việt Nam nói gì đi nữa, cũng không thuyết phục nổi Hoàng Sa còn là của Việt Nam.
Vì đơn giản nhất: công hàm Phạm Văn Đồng đã ký, và nhà nước thống nhất Việt Nam hiện nay không công nhận tính pháp lý của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa năm xưa, cũng có nghĩa là khôngc ông nhận quyềns ở hữu Hoàng Sa của VNCH.
Nghĩa là sẽ mất luôn cả tính chính danh vậy.
Báo Xã Hôi từ Hà Nội cho biết, “Tỉnh Hải Nam vừa ra thông báo mới về tuyến du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam , đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.”
Bản tin nói, báo Tế Nam dẫn lời đại diện tỉnh Hải Nam cho biết, tour du lịch trái phép này sẽ chính thức khai trương và đón khách từ ngày 28/4. Tổng hành trình tour kéo dài 4 ngày 3 đêm với lịch trình đi qua khu vực biển xung quanh đảo Đá Bắc và đổ bộ lên thăm một số đảo khác thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc huyện Hoàng Sa, tỉnh Đà Nẵng, Việt Nam – theo ghi chú của phóng viên Việt Nam).
Trước đó, bản tin VOA từ Hoa thịnh Đốn dẫn theo các nguồn VietnamNet, Vietnam Plus, và Tiếng Nói Nước Nga ghi nhận:
“...một đại diện của Ủy ban về các vấn đề Biên Giới Quốc Gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12 tháng Tư đã phản đối kế hoạch của Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.
Hà Nội một lần nữa tái khẳng định lập trường của mình, là “Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và các cơ sở khác để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
Hà Nội nói mưu toan của Bắc Kinh trong kế hoạch thực hiện chương trình du lịch ra quần đảo đang trong vòng tranh chấp này, được Hà Nội coi là một hành động vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.” (hết trích)
Vấn đề là, Trung Quốc không nhượng bộ tí nào.
Và phía Việt Nam vẫn có những hành vi mang tính biểu tượng thì nhiều, nhưng sức mạnh thực tế cứng rắn thì như dường không bao nhiêu. Nhưng ít nhất, biểu tượng cũng là cần thiết.
Bản tin Đài Á Châu Tự Do RFA ghi nhận về chuyện ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra thăm đảo Lý Sơn.
Bản tin này nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, chiều hôm Thứ Hai có chuyến ra thăm đảo Lý Sơn, nơi nhiều ngư dân từ bao lâu nay tham gia đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa hay xa hơn.
Cho đến lúc này chi tiết về chuyến thăm đảo Lý Sơn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn chưa được thông tin rộng rãi.
RFA cũng nói, hôm chủ nhật, ông Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Bản tin viết:
“Truyền thông trong nước cho biết, tại cuộc tiếp xúc với ngư dân, ông chủ tịch nước hỏi về khó khăn của họ trong nghề biển hiện nay. Một số đại diện ngư dân tại xã Tam Quang trả lời ông chủ tịch nước là hiện chủ yếu họ chỉ tiến hành đánh bắt gần bờ mà thôi. Lực lượng này chiếm từ 60 đến 70%.
Việc đóng tàu để đi đánh bắt xa bờ, nơi có nguồn cá dồi dào, đang gặp một lực cản lớn là thiếu vốn vay ngân hàng.
Ngoài ra khi đi đánh bắt mà gặp gió bão, họ vào trú tại một số đảo thì bị phía Trung Quốc đuổi đi. Theo những ngư dân xã Tam Quang, thì dù có những đảo ở vị trí 16 độ vĩ bắc- 116 độ kinh đông, dưới phía Hoàng Sa, vẫn bị Trung Quốc rượt đuổi.”(hết trích)
Không nghe thấy ông Trương Tấn Sang nói chuyện hỗ trợ đóng tàu xa bờ cho ngư dân, dù là ngư dân đã nói cụ thể là cần như thế.
Trong khi đó, BBC đăng bài viết tưạ đề “Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?” của nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và cộng sự Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, trích:
“...Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó...
...Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này...”(hết trích)
Cần nhìn thấy rằng: Đứng về dư luận quốc tế, nếu kinh doanh du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc phát triển tăng tốc, và mời gọi được tư bản quốc tế lên Hoàng Sa mở khách sạn, mở sòng bài... thì dù Việt Nam nói gì đi nữa, cũng không thuyết phục nổi Hoàng Sa còn là của Việt Nam.
Vì đơn giản nhất: công hàm Phạm Văn Đồng đã ký, và nhà nước thống nhất Việt Nam hiện nay không công nhận tính pháp lý của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa năm xưa, cũng có nghĩa là khôngc ông nhận quyềns ở hữu Hoàng Sa của VNCH.
Nghĩa là sẽ mất luôn cả tính chính danh vậy.
ENDFriday,
April 19, 2013
LUẬT
SƯ LÊ QUỐC QUÂN BỊ CẮT THĂM NUÔI
Theo thông tin từ gia đình cho biết, tuần này người nhà ls. Lê
Quốc Quân lên trại giam số 1-Tp.Hà Nội (Hỏa lò) gửi đồ thăm nuôi thì được thông
báo báo Ls. Quân bị cắt thăm nuôi vì lí do vi phạm nội qui. Sau một hồi chất
vấn thì cán bộ trại không đưa ra được bằng chứng vi phạm nội qui gì của trại.
Cho đến thời điểm hiện nay, Ls.Quân đã bị hai lần cắt thăm nuôi
theo định kỳ và lí do nêu ra là vi phạm nội qui trại, nhưng trại chưa đưa ra
một văn bản nào trả lời cho gia đình rõ về việc vi phạm. Riêng lần này cán bộ trại
đã tuyên bố cắt ít nhất là lần này và lần thăm nuôi tới, nếu vi phạm sẽ cắt tiếp.
Gia đình đang làm đơn khiếu nại, và theo nguồn tin từ luật sư cho biết thì lí
do bị cắt thăm nuôi là Ls. Quân đã phản ứng không tiếp nhận bản kết luận điều
tra của cơ quan cảnh sát điều tra và bản cáo trạng mà Viện Kiểm Sát đã vội vàng
ra sau đó và một lí do khác nữa là Ls. Quân không chịu mặc áo tù khi chưa có
bản án.
Sau đây là văn bản khiếu nại của luật sư Hà Huy Sơn về việc trại
giam bắt luật sư Quân phải mặc áo tù mới được gặp luật sư:
Sợ điều gì mà không nhận
bản góp ý của dân?
Nguyễn Doãn Kiên (Danlambao) -
Chiều nay mình cùng 5 bạn học viên Pháp Luân Công đến 37 Hùng Vương nộp bản góp
ý xây dựng Hiến pháp, nhưng bị 3 anh trực ban và 1 anh cảnh vệ “phối hợp” từ
chối không nhận bản góp ý. Họ tìm nhiều cách để không tiếp nhận bản góp ý của
mình. Mình cũng đã mang ví dụ về trường hợp Kiến nghị 72, cùng bản góp ý của
Hội đồng Giám mục Việt nam v.v… nhưng có lẽ đã được “huấn luyện” phòng thủ từ
trước nên họ nhất quyết không nhận bản góp ý của nhóm mình. Họ nói: Anh có thể
đến Trụ sở tiếp dân – số 1 Ngô Thì Nhậm, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để phản
ánh; hoặc anh có thể gửi qua đường bưu điện. Tranh luận một hồi, không khí cũng
nóng lên, và mình cũng biết rằng mấy anh trực ban kiên quyết không nhận. Vậy
cuối cùng đành ra bưu điện gửi vậy.
Nguyễn Doãn Kiên
Thỉnh nguyện thư yêu cầu Mỹ hạn chế du lịch, gửi tiền
về Việt Nam
Tin liên hệ
danlambaovn.blogspot.com
END
Thỉnh nguyện thư yêu cầu Mỹ hạn chế du lịch, gửi tiền
về Việt Nam
Tin liên hệ
- CPJ kêu gọi Châu Âu thúc đẩy tự do báo chí cho Việt Nam
- 2 nhà hoạt động Việt Nam không được gặp giới chức ngoại
giao Mỹ
- Điều trần về vi phạm nhân quyền của chính phủ
Việt Nam
- Giới trẻ phản hồi về bản án Đoàn Văn Vươn
- Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn
Văn Vươn bị sách nhiễu
- Facebook
- Twitter
- chia sẻ
- Gửi cho bạn bè
- In trang này
- Kêu gọi EU ép Việt Nam về nhân quyền
- Bị tù vì tuyên truyền chống nhà nước
- VN 'không có tự do báo chí'
- Nhân quyền,
- Đảng Cộng sản,
- Chính trị Việt Nam
Trà Mi-VOA
17.04.2013
Một chiến dịch
thỉnh nguyện thư vừa được khởi xướng trên trang web của Tòa Bạch Ốc yêu
cầu chính phủ Hoa Kỳ ban hành đạo luật hạn chế người Mỹ gốc Việt du lịch
và gửi tiền về Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền của Hà Nội.
Những người Mỹ gốc Việt phát động thỉnh nguyện thư hôm 12/4 nói lượng kiều hối của kiều bào đổ vào Việt Nam hằng năm từ các chuyến thăm quê hương và từ những sự giúp đỡ tài chính cho thân nhân quá lớn, đủ nuôi chính phủ Việt Nam vốn đang gia tăng đàn áp nhân quyền và dư thừa để Hà Nội trả các món nợ quốc gia.
Những người khởi xướng mong muốn chính phủ Mỹ có một điều lệ giống như Văn phòng Kiểm soát Tài sản của Hoa Kỳ ở Nước ngoài dưới thời cựu Tổng thống Geogre W. Bush từng ban hành đối với người Cuba tị nạn tại Mỹ hồi năm 2004.
Họ tin rằng thay vì chờ đợi Việt Nam tự cải thiện nhân quyền, Hoa Kỳ cần có hành động cụ thể giúp thúc đẩy việc này, sớm mang lại dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam .
Thỉnh nguyện thư trên trang mạng petitions.whitehouse.gov đề ra mục tiêu đến ngày 12/5, tức trong vòng một tháng kể từ ngày phát động, cần đạt được 100.000 chữ ký.
Hồi tháng ba năm ngoái, chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc đầu tiên của người Việt hải ngoại yêu cầu Washington ưu tiên vấn đề nhân quyền Việt Nam trong quan hệ mậu dịch với Hà Nội đã đạt được số chữ ký kỷ lục, vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần.
Kết quả là đại diện giới hành pháp Hoa Kỳ đã tổ chức buổi tiếp xúc để thu nhận ý kiến của tập thể người Mỹ gốc Việt đòi hỏi Washington không gia tăng thương mại với Hà Nội nếu chính phủ cộng sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện tại.
Những người Mỹ gốc Việt phát động thỉnh nguyện thư hôm 12/4 nói lượng kiều hối của kiều bào đổ vào Việt Nam hằng năm từ các chuyến thăm quê hương và từ những sự giúp đỡ tài chính cho thân nhân quá lớn, đủ nuôi chính phủ Việt Nam vốn đang gia tăng đàn áp nhân quyền và dư thừa để Hà Nội trả các món nợ quốc gia.
Những người khởi xướng mong muốn chính phủ Mỹ có một điều lệ giống như Văn phòng Kiểm soát Tài sản của Hoa Kỳ ở Nước ngoài dưới thời cựu Tổng thống Geogre W. Bush từng ban hành đối với người Cuba tị nạn tại Mỹ hồi năm 2004.
Họ tin rằng thay vì chờ đợi Việt Nam tự cải thiện nhân quyền, Hoa Kỳ cần có hành động cụ thể giúp thúc đẩy việc này, sớm mang lại dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam .
Thỉnh nguyện thư trên trang mạng petitions.whitehouse.gov đề ra mục tiêu đến ngày 12/5, tức trong vòng một tháng kể từ ngày phát động, cần đạt được 100.000 chữ ký.
Hồi tháng ba năm ngoái, chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc đầu tiên của người Việt hải ngoại yêu cầu Washington ưu tiên vấn đề nhân quyền Việt Nam trong quan hệ mậu dịch với Hà Nội đã đạt được số chữ ký kỷ lục, vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần.
Kết quả là đại diện giới hành pháp Hoa Kỳ đã tổ chức buổi tiếp xúc để thu nhận ý kiến của tập thể người Mỹ gốc Việt đòi hỏi Washington không gia tăng thương mại với Hà Nội nếu chính phủ cộng sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện tại.
http://www.voatiengviet.com/content/thinh-nguyen-thu-yeu-cau-my-han-che-du-lich-goi-tien-ve-vietnam/1643228.html
END
Gặp các blogger bị cấm ở Việt
Nam
Maartje Duin
Gửi tới BBC từ
Hà Lan
Cập
nhật: 06:31 GMT - thứ năm, 18 tháng 4, 2013
Tác giả đã đến
cánh đồng Văn Giang hỏi chuyện nông dân
Trong một
chuyến phiêu lưu bằng xe máy để ra khỏi Huế, ông T hứa với tôi là sẽ chở
đi xem nhiều cảnh đẹp trên đường vào Hội An: nào là làng chài, nào là thác
nước hùng vĩ, hay những ngôi chùa thơ mộng trên triền Núi Đá.
Thế nhưng sáng
sớm hôm sau thì chính ông ta lại xuất hiện trong vài trò của một tên chỉ
điểm.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cứ mỗi nửa giờ
là có một người đàn bà với giọng chanh chua gọi cho ông ta để được biết
ông ta đang ở đâu; trong những điều họ nói với nhau, tôi chỉ nghe được tên
những địa danh.
Không thể tưởng
tượng nổi là họ đã sử dụng bao nhiêu người trong việc theo dõi tôi. Chỉ
trong 24 giờ đồng hồ mà tôi đã đếm được bảy nhân viên an ninh, đó là chưa
kể ông T, người chở tôi và người phụ nữ kia. Họ thu phim và chụp ảnh tôi,
họ kiểm tra hộ chiếu của tôi ở lễ tân khách sạn.
Tất cả chỉ nhằm
mục đích không cho tôi viết về những bloggers. Những người đang bị theo
dõi nghiêm ngặt ở Việt Nam .
Ít ai ở Phương
Tây biết đến nạn kiểm duyệt ở Việt Nam . Những hình ảnh trong phim về
chiến tranh như Tour of Duty hay Apocalypse Now nay đã được thay thế bằng
hình ảnh của một nền kinh tế đang trổi dậy.
Năm 2012, dù bị
ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn tăng trưởng ở mức năm phần trăm.
Hà Lan cũng đến đầu tư tại đây: Việt Nam cần học Hà Lan về quản lý nước,
nông nghiệp và hậu cần. Còn người Hà Lan thì ngày càng thích đến đó du
lịch.
Còn các
bloggers thì lại phải chịu nhiều gian truân trong mấy năm qua. Tháng 9/2012
có ba người bị phạt tù, tổng cộng lên đến 26 năm.
Dù tổng thống
Obama có phản đối, nhưng cũng chẳng làm thay đổi được tình hình: đến tháng
1/2013 lại có thêm mười bốn người nữa bị cầm tù.
"Mỗi lần
như thế tôi giảng giải cho họ tại sao đất nước cần có dân chủ. Thường là
họ đồng ý với tôi. Nhưng nếu Việt Nam có dân chủ, thì họ sợ là họ sẽ bị
bắt hết"
Họ bị buộc tội
trong những phiên xử chóng vánh, dựa trên những điều luật mơ hồ.
‘Tuyên truyền
chống nhà nước’, hay ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’. Các phiên xử được phổ
biến rộng rãi trên những phương tiện truyền thông để nhằm răn đe kẻ khác.
Nguyễn Văn Đài
Nguyễn Văn Đài
bước vào quán ăn với vẻ bình thản. Mặc chiếc áo khoác thể thao, nên trông
anh trẻ hơn một người ở độ tuổi 42. Đài nói tiếng Anh giỏi, có sự trợ lực
của một app dịch thuật.
Anh bị quản chế
tại địa phương cho đến tháng 3/2015 và bị cấm không được đi xa khỏi nhà
hơn một cây số. Nhưng trưa nay, thì anh đã chạy vòng vo qua những ngõ
ngách ở Hà Nội để thoát được vòng vây của an ninh.
"Tôi biết
họ cả mà, mười lăm hay mười sáu người gì đấy. Mỗi tháng tôi phải đi uống
cà phê với họ một lần."
"Mỗi lần
như thế tôi giảng giải cho họ tại sao đất nước cần có dân chủ. Thường là
họ đồng ý với tôi. Nhưng nếu Việt Nam có dân chủ, thì họ sợ là họ sẽ bị
bắt hết."
Anh cười mỉm:
"Họ rất sợ, cô ạ."
Đài đang làm
việc trong một xưởng sản xuất xe tải ở Đông Đức vào lúc bức tường Bá Linh
sụp đổ.
"Khi đi
học, tôi được học là chủ nghĩa cộng sản là tương lai của nhân loại. Sau
khi bức tường Berlin sụp đổ thì tôi bắt đầu đọc báo của Tây Đức và Pháp.
Tôi nhận ra những điều tôi được học là láo cả."
Khi về lại Việt
Nam , anh đi học luật. Anh cùng một bạn đồng nghiệp tổ chức khóa học cho
sinh viên luật và báo chí.
Nguyễn Văn Đài
bị quản chế tại địa phương cho đến năm 2015
"Chúng tôi
giảng giải về nhân quyền và tầm quan trọng của tự do báo chí. Chúng tôi
gửi họ về thôn quê để làm phóng sự, biên tập bài của họ rồi đưa lên mạng."
Vì những bài
giảng này mà họ bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Đài bị tù bốn
năm, từ năm 2007 cho đến năm 2011.
‘Mười tháng đầu
thật khủng khiếp, cô ạ.’ 25 đến 30 người ở một buồng, chỉ có một nhà xí.
Không có gường, không có chăn. Sáng và tối chỉ được cơm với ít rau, ngoài
ra không có gì cả.
Sau hai tháng
thì vợ anh được vào thăm, từ đó cứ mỗi tháng họ được gặp nhau nửa giờ.
"Khi tôi
bị chuyển sang trại Ba Sao. Nơi có nhiều tù chính trị. Chúng tôi nấu ăn
ngày ba bữa và có cả radio. Chúng tôi nghe đài BBC và đài Á châu Tự do để
biết là những ai bị bắt."
Đài nghĩ là
mình còn may mắn. "Nhiều người còn bị tù biệt giam nữa kìa."
Nhưng án tù
không ngăn cản anh được, sau khi được thả anh lại viết blog.
Bằng tên thật.
"Tại sao không? Họ biết tôi là ai rồi cơ mà."
Những bài viết
về nhân quyền, hiến pháp và về những phiên xử các nhà bất đồng chính kiến
được Đài gửi đến các bạn trên Facebook.
Có khi mất hết
cả ngày. Anh cũng đăng bài trên các diễn đàn đại học, để xem các sinh viên
phản ứng ra sao. Anh nhận ra ngay ai là Hồng vệ binh.
"Họ thường
là con cái các quan chức lớn trong đảng. Họ được huấn luyện để bảo vệ
đảng, nhưng khi mà mình lập luận thì họ im thin thít."
Bùi Thanh Hiếu - Nguyễn Lân
Thắng
Nhờ những bài
châm biếm của mình nên Bùi Thanh Hiếu (41 tuổi) đã được mời tham gia hội
thảo văn hóa ở Đức. Trên đường sang Bá Linh anh bị hải quan Việt Nam ngăn
lại; từ đó anh không được phép xuất cảnh nữa.
Hàng ngày anh
đi làm phóng sự, Nguyễn Lân Thắng (38 tuổi) cung cấp cho anh hình ảnh. Họ
trở nên một cặp bài trùng luôn hăng say đi làm phóng sự, với điếu thuốc và
smartphone trên tay.
Tôi đi cùng hai
anh đến hiện trường: những lối xóm lầy lội ở Văn Giang nơi ngày 24/4 năm
2012 dân chúng đã phản đối lệnh cưỡng chế thu hồi đất.
Họ bị buộc phải
giao đất đai cho những dự án của nhà nước, có khi được đền bù xứng đáng –
nhưng thường là không xứng đáng.
Thắng kể:
"Nông dân gọi điện thoại cho chúng tôi", cùng lúc đó anh chỉ về
phía căn nhà ở góc đường ngay giữa làng.
"Ở chỗ ấy,
chúng tôi đã cải trang thành nông dân, nấp ba ngày dài ở tầng bên
trên."
"Chúng tôi
muốn cả thế giới biết sự thật về Văn Giang"
Nguyễn Lân
Thắng và Bùi Thanh Hiếu
Từ nơi kín đáo
này, anh đã thấy công an đã đi vào làng thế nào, sau đó công an đã dùng
dùi cui hành hung hai nhà báo. Phim của Thắng được chuyển lên YouTube và
đã có hơn triệu người xem.
Sau khi truyền
thông các nơi cũng vào cuộc, vụ cưỡng chế đất này được tạm thời đình chỉ;
đang chờ quyết định bên trên.
Phạm Hồng Sơn
Anh mời tôi
dùng trà trong căn hộ của gia đình anh ở ngoại ô thành phố. Những cây cảnh
treo trên ban công, bàn ghế bằng mây, bánh của Nhật đặt trên bàn. Ánh sáng
chiếu lùa vào qua khung cửa.
Đến năm 2002
anh còn có việc làm với lương cao ở một nhà sản xuất thuốc tây của Pháp.
Không phải là việc làm mà anh mơ ước, nhưng là một bác sĩ ở Việt Nam , anh
biết là mình chỉ có thu nhập tốt khi mình nhận tiền của bệnh nhân và không
muốn điều đó.
Anh thấy tham
nhũng tràn lan. Vì thế anh bắt đầu nghiên cứu về dân chủ, ban đầu còn
trong bí mật, dần dần trở nên công khai hơn. Cho đến khi bài dịch của anh
trở thành một trái bom.
Suốt ba tháng
không ai biết anh ở đâu và 15 tháng sau mới biết là hình như anh sẽ bị
truy tố. Nhưng vợ của anh vẫn chưa được gặp chồng. Trong phiên tòa thì chị
là nhân chứng duy nhất và chỉ được phép trả lời hai câu hỏi bằng chữ có hay
không mà thôi. Bản án dành cho anh là mười ba năm.
Tự do phát biểu
ý kiến đã được ghi trong hiến pháp và tòa xác nhận nhu cầu cần thiết của
internet. Nhưng phát tán những thông tin như thế này sẽ hủy hoại niềm tin
của nhân dân vào chính phủ. Phạm Hồng Sơn bị xem là gián điệp.
Bản án mười ba
năm sau được giảm xuống còn năm năm, cộng thêm với ba năm quản chế, trong
thời gian đó người đàn ông mảnh dẻ và cẩn tính ngồi đối diện với tôi này
đã mấy lần bị hành hung và xe anh bị chèn đến suýt bị tai nạn.
Anh nói bây giờ
thì ‘ok’.
Dĩ nhiên, điện
thoại của anh vẫn bị nghe lén, trang web của anh thường xuyên bị phá. Mỗi
ngày anh thường đọc và viết – anh cho tôi xem bài anh viết. Trên laptop
anh cho xem ảnh hai người đàn anh: đảng viên cao cấp trước kia, có thời là
du kích cộng sản.
Anh biết họ là
những người cộng sản đã thất vọng, hối tiếc ngay cả về vai trò của họ
trong chiến tranh...
Những người
kháng chiến cũ tạo được nhiều làn sóng trong dư luận.
"Nếu những
người có ảnh hưởng như thế nói ra, thì những người dân Việt Nam bình
thường cũng sẽ có cơ hội hơn," anh nói.
Bác sĩ Phạm
Hồng Sơn tiếp tục nghiên cứu các triết lý chính trị và xã hội
Phạm Hồng Sơn
cho tôi xem phòng làm việc. Nào là Plato, De Tocqueville, John Adams,
Spinoza. Rồi một bản dịch chui cuốn Trại súc vật của George Orwell.
"Sẽ là dối
trá nếu tôi nói là tôi không biết sợ. Nhưng nếu có điều gì không hay xảy
ra cho tôi, thì tôi tự nhủ, là mình sẽ chấp nhận thôi. Tôi xem như mình đã
đánh đổi chút gì của riêng mình cho tương lai Việt Nam được tươi sáng,"
Phạm Hồng Sơn nói.
Phan Văn Lợi
Gần tuyến đường
sắt ở Huế, có một quán cà phê nơi an ninh chìm dựng lên để theo dõi linh
mục Phan Văn Lợi. Ông đã sống mười hai năm như thế này.
"Nhưng",
ông cười sảng khoái và nói, "Tôi có một máy ảnh với ống kính viễn
vọng ở đây."
Ông cho tôi xem
ảnh ông chụp những kẻ tấn công mình.
Để trả thù à?
"Đúng vậy,
đúng như vậy."
Ông chỉ phổ
biến ảnh của họ, ông nói nhấn mạnh, khi họ làm khó dễ ông. Hoặc họ làm khó
dễ khách của ông.
Chẳng phải là
tôi có nhiều khách. Ông có vài trăm bạn trên Facebook. Ông quen biết tất
cả những nhà bất đồng chính kiến tôi đã gặp ở Hà Nội. Thỉnh thoảng lắm mới
có một nhà báo hoặc một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đến.
Ông nói, Cộng
sản gây khó khăn cho người Công giáo.
"Hà Nội sợ
sự cạnh tranh từ Vatican ."
Hai giờ liên
tục, ông tạo ấn tượng với tôi bằng sức thuyết phục và cũng không quên nhắc
đến hoa tulip và đôi guốc gỗ truyền thống Hà Lan. Ông nhắc cả đến thủ
tướng Mark Rutte.
Đến lúc này,
tôi hiểu ra là mình đến đây để viết một bài, về những bloggers, tôi như
một sứ giả của thế giới đang phải xúc động trước lý tưởng của họ. Phạm Hồng
Sơn, nhà trí thức, ôm lấy tôi khi chia tay.
Nhiếp ảnh gia
Thắng làm một tập ảnh trên Facebook về chuyến đi của chúng tôi, đã có hàng
mấy mươi người bấm nút thích.
Còn cha Phan
Văn Lợi thì muốn chụp chung một tấm ảnh để làm ‘kỷ niệm cho lần đến thăm
này’.
Tôi thấy hơi
bối rối nói "Tôi đến đây vì nhiệm vụ thôi."
"Không,
không, cô đã chấp nhận rủi ro to lắm khi đặt chân đến nơi đây. Cầu xin
Thượng đế che chở cho cô và cảm ơn cô đã đến thăm tôi."
Rời khỏi nhà
cha Lợi, khi nhảy lên chiếc xe đạp thì tôi đã thấy mình đối diện trước ống
kính của máy quay phim. An ninh chìm canh giữ ông, đang đứng ở phía bên
kia đường rầy.
Ý kiến chuyên gia
"Tuy thế,
bloggers chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn thể xã hội Việt Nam . Internet
đòi hỏi người đọc có thái độ quan tâm tích cực, và điều này còn thiếu ở Việt
Nam"
Nguyễn An
Nguyên
Nguyễn An
Nguyên, giảng viên cao cấp Trường Truyền thông thuộc Đại học Bournemouth ở
Anh Quốc, từng thực hiện nghiên cứu về báo chí công dân tại Việt Nam.
"Nếu nhìn
theo quan điểm của các tổ chức nhân quyền thì những gì hiện đang xảy ra
tại Việt Nam thật tồi tệ.Nhưng từ góc nhìn Việt Nam hơn, thì đây có thể
chỉ là sự suy thoái tạm thời. Nhìn trong tiến trình lâu dài hơn, vẫn có xu
hướng cải thiện đi lên trong mối quan hệ không dễ dàng giữa chính quyền và
truyền thông."
"Trước năm
1986, không có báo chí ở Việt Nam , chỉ có tuyên truyền. Khi quốc gia này
mở cửa kinh tế, báo chí được tự do hơn. Từ thập niên 90, báo chí thành một
cỗ máy chống tham nhũng hữu hiệu."
Ðiều đó đôi khi
đi quá giới hạn mà chính quyền sẵn sàng chịu đựng: năm 2008, họ thay thế
người đứng đầu hai tờ báo lớn. Khi truyền thông nhà nước rút ra khỏi các
vấn đề nhạy cảm, blog nhảy vào chỗ trống đó.
Nhưng đó không
là sự thế chỗ hoàn thiện.
"Các
blogger phát hiện tin tức, cung cấp quan điểm mới và khuyến khích tranh
luận. Tuy thế, bloggers chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn thể xã hội Việt
Nam . Internet đòi hỏi người đọc có thái độ quan tâm tích cực, và điều này
còn thiếu ở Việt Nam ."
Nguyễn An
Nguyên cho hay, ngày nay, các vấn đề chính trị nhạy cảm được thả cho bàn
luận cởi mở hơn so với mười năm trước, không chỉ ở trên Facebook, mà ở cả
những cuộc gặp gỡ thân hữu sau giờ làm việc.
Công nghệ có
thể giúp ích, nhưng tự nó không phải là giải pháp. ‘Mùa xuân Ả Rập xảy ra
vì người ta không còn sợ hãi nữa. Ở những quốc gia như Việt Nam và Trung
Quốc, điều đó vẫn còn lâu.’
Nguyễn An
Nguyên ghĩ rằng nhiều sự thay đổi nhỏ cuối cùng có thể dẫn đến chuyển biến
xã hội lớn. Các blogger đối kháng chính trị chỉ là một phần nhỏ.
"Một
blogger kinh tế dù chỉ có 40, 50 người đọc cũng góp vào việc tích tụ sự
đổi thay. Ngay cả những người bình thường chỉ sử dụng Facebook để nói về những
điều trong cuộc sống hằng ngày cũng sẽ góp phần,” Nguyễn An Nguyên giải
thích.
Khi nào biến
chuyển xảy ra? 5 năm, 10 năm, không ai biết được. Nhưng các chế độ chuyên
quyền tốt hơn là nên chuẩn bị: họ phải chấp nhận rằng họ sẽ không thể ngăn
được trào lưu blog nữa, và không nên biến blog thành kẻ thù.
Bài tiếng Việt
dài hơn cũng đã được đăng trên trang web của tác giả, dịch từ bản gốc đăng
trên báo Bấm Volkskrant, ngày 30/3/2013. Vào
ngày 18/4/2013, Nghị viện châu Âu sẽ ra nghị quyết về quyền con người và
tự do mạng Internet ở Việt Nam và đây là chủ đề người châu Âu ít biết đến.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130417_maartje_duin_vn_bloggers.shtml
END
TQ chôm công nghệ tàu cao tốc
của Nhật?
Cập nhật: 13:41 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Tàu CRH của TQ giống hệt tàu E2 Series Hayate Shinkansen của Nhật,
chỉ khác nước sơn
Nhật Bản lâu nay vẫn cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm sở hữu trí tuệ
đối với công nghệ tàu cao tốc nổi tiếng thế giới của Nhật.
Các bài liên quan
· Tiếp tục đường sắt cao tốc Bắc – Nam
· Bí ẩn về vụ tai nạn tàu Ôn Châu
· Tai nạn tàu Ôn Châu 'không do lỗi thiết kế'
Chủ đề liên
quan
· Trung Quốc,
· Nhật Bản
Bị coi là quốc gia đánh cắp sáng chế, nhưng có người Trung Quốc lại
coi việc này là điều tốt cho thế giới.
Trang tin Bấm CNNMoney dẫn lời Li
Daokui, một kinh tế gia hàng đầu Trung Quốc tại cuộc hội thảo của Viện
Nghiên cứu Tân Kinh tế nói: “Chớ có lo lắng quá về việc các công ty Trung
Quốc bắt chước quý vị,” bởi điều đó rốt cuộc sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường
và khiến mọi người đều được hưởng lợi.
Người Nhật không nghĩ vậy.
Kawasaki Heavy Industries (KHI) sau khi ký hợp đồng chuyển giao công
nghệ với nhà sản xuất Trung Quốc CSR Sifang thì nói họ vô cùng hối tiếc về
mối quan hệ hợp tác nay đã không còn tồn tại.
Hàng nhái
Trong năm 2004 và 2005, hãng KHI cùng năm hãng nữa của Nhật hợp tác
với đối tác Trung Quốc nhằm sản xuất chung 960 toa tàu cho 120 đoàn tàu
theo mô hình tàu Hayate của Nhật (E2 Series), rồi cung cấp cho Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhanh nhảu đi đăng ký sáng chế cho một loại tàu trông
rất giống với tàu Hayate E2 Series, chỉ khác mỗi phần sơn quét, theo tường
thuật trên trang tin Bấm Japan News Today.
Hãng KHI lúc đó đã định thưa kiện đối tác về tội vi phạm bản quyền,
nhưng gần đây lại thôi.
Giới phân tích cho rằng việc rút lại chuyện kiện cáo và rút khỏi thị
trường Trung Quốc của KHI là một quyết định khôn ngoan.
Lý do khá đơn giản.
Bởi vấn đề bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực sở hữu công nghệ ở Trung
Quốc là rất non yếu, cho nên các hãng nước ngoài nếu muốn chiếm thị phần
đều phải chấp nhận rủi ro.
Cạnh tranh
Shinkansen của Nhật hoạt động gần 50 năm mà chưa hề có vụ tai nạn
chết người nào
Nhưng
đối tác Trung Quốc không chỉ dừng ở việc vi phạm bản quyền, mà còn muốn
đem bán công nghệ chôm được ra toàn thế giới.
Nay, không chỉ Nhật Bản mà cả các hãng xe lửa châu Âu cũng lâm vào
tình thế phải cạnh tranh quyết liệt với các cựu đối tác Trung Quốc trong
việc giành các hợp đồng mới, cả ở trong và ngoài Trung Quốc.
Từng là nhà cung cấp rất hấp dẫn cho các khách hàng nước ngoài nhờ
các hệ thống xe lửa chạy nhanh, an toàn, đáng tin cậy, nhưng nay Nhật đứng
trước đối thủ Trung Quốc với các hợp đồng chào giá chỉ bằng một nửa.
Tàu cao tốc huyền thoại Shinkansen đã trải qua 50 năm hoạt động,
phục vụ trên 300 triệu lượt hành khách mỗi năm và chưa từng xảy ra một vụ
tai nạn chết người nào.
Ấn tượng mạnh mẽ về mức độ an toàn của công nghệ tàu cao tốc Nhật
Bản, Anh quốc đã ký thỏa thuận trị giá 540 tỷ yen với Hitachi, nhà sản
xuất Shinkansen, nhằm cung cấp tàu cao tốc tới năm 2016.
Nhưng ở các thị trường khác ngoài Anh, hãng Nhật dễ dàng bị Trung
Quốc cạnh tranh.
CNNMoney dẫn lời ông Harada Takuma từ hãng KHI, người từng làm việc
trong liên doanh với phía Trung Quốc, nói rằng theo thỏa thuận cấp phép
giữa hai bên thì Trung Quốc chỉ được sử dụng kỹ năng chuyên môn và thiết
kế được trao cho các ứng dụng nội địa.
Vụ tai nạn Ôn Châu khiến Bắc Kinh ra thanh tra toàn diện ngành hỏa
xa Trung Quốc
“Chúng tôi tham gia dự án bởi tin rằng các điều khoản và điều kiện
về chuyển giao công nghệ phải được tuân thủ. Chúng tôi có thỏa thuận pháp
lý, chúng tôi cảm thấy được bảo vệ,” ông nói.
Giới chức Trung Quốc chả thấy có vấn đề gì.
Bắc Kinh tất bật đi đăng ký bản quyền ở nước ngoài, và nói Trung
Quốc đã tự phát triển được công nghệ tàu cao tốc nhờ vào việc “nghiên cứu”
công nghệ của Nhật và Đức.
Thậm chí hồi 2007, phát ngôn nhân của Bộ Đường sắt Trung Quốc trong
một buổi họp báo tại Trung Quốc từng nói rằng tàu cao tốc của Trung Quốc
vượt trội hơn nhiều so với tàu Shinkansen của Nhật, theo tường thuật trên
trang Bấm China Daily.
Bất chấp một thực tế nhiều người khác, trong đó có cả những kỹ sư
Trung Quốc, thừa nhận rằng thực ra tàu của Bắc Kinh chả có tí mới mẻ nào,
mà chỉ đơn thuần là sản phẩm “đứng trên vai những người khổng lồ”, theo
lời một kỹ sư hỏa xa.
Và bất chấp một thực tế là tàu cao tốc Trung Quốc khiến người ta vô
cùng quan ngại về mức độ an toàn, đặc biệt là sau vụ Bấm tai nạn thảm khốc Ôn Châu khiến
hàng chục người thiệt mạng hồi cuối tháng Bảy 2011.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130416_china_pirated_bullet_train_technology.shtml
END
Ông Phạm Chí Dũng khiếu nại Tuổi
Trẻ
Cập nhật: 05:48
GMT - thứ tư, 17 tháng 4, 2013
Ông
Phạm Chí Dũng ̣đã viết nhiều bài cho Tạp chí Phía trước ở hải ngoại
Nhà
báo Phạm Chí Dũng, người bị bắt điều tra tội Lật đổ hồi năm ngoái, vừa gửi
thư khiếu nại lên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP HCM và một số cơ quan về
việc báo này đưa tin sai về ông.
Ông
Dũng cho BBC biết hôm 15/4 ông đã gửi đơn khiếu nại đến báo Tuổi Trẻ, đề
nghị báo này thực hiện cải chính theo Luật báo chí và các văn bản dưới
luật.
Các bài liên quan
· Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng
· Ông Phạm Chí Dũng được tại ngoại
· RSF lên tiếng về ông Phạm Chí Dũng
Chủ đề liên quan
· Truyền thông - Báo chí
"Nếu
quá thời hạn luật định mà báo Tuổi Trẻ chưa cải chính thì tôi buộc lòng
phải khởi kiện tờ báo này ra tòa án các cấp," ông nói thêm.
Ngày
17/7/2012, ông Phạm Chí Dũng, một cây viết về các vấn đề kinh tế-chính
trị-xã hội ở TP HCM, bị công an bắt giam do hành vi “Viết và tán phát tài
liệu có nội dung xuyên tạc sự thật”, liên quan đến nhiều bài viết về khiếu
kiện đất đai, tự do báo chí, dân chủ quốc hội và công kích nạn tham nhũng
cùng các nhóm lợi ích đăng tải trên Tạp chí Phía Trước.
Trường
hợp bắt giữ khẩn cấp này đã gây chú ý trong dư luận vì ông Phạm Chí Dũng,
47 tuổi, cán bộ nhà nước và là người có quan hệ với nhiều cấp cao trong hệ
thống.
Đưa tin đầu tiên
Chỉ
ba ngày sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt, Tuổi Trẻ - cơ quan ngôn luận
của Thành đoàn TP HCM - đã đưa tin “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” vào ngày
20/7/2012.
Tin
tức này được đăng tải trên báo in lẫn bản điện tử của báo. Một chi tiết
đáng lưu ý và cho tới nay vẫn là dấu hỏi, là Tuổi Trẻ là tờ báo nhà nước duy
nhất đưa tin về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng.
Bản
tin đăng hôm 20/7 và sau đó nhanh chóng bị gỡ xuống dẫn nguồn tin riêng
của tờ báo này nói ông Dũng "đã bị Cơ quan Công an bắt giam với cáo
buộc làm lộ bí mật”.
"Ông
Phạm Chí Dũng bị điều tra về hành vi móc nối, cung cấp tài liệu cho tổ
chức phản động tại nước ngoài."
Báo
này còn cho hay: "Theo nguồn tin, sau khi các đối tượng Lê Công Định,
Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và truy tố về
hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân [2009], các tổ chức
phản động tại nước ngoài vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá chính quyền
Việt Nam".
"Sau
một thời gian điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, cơ quan an ninh điều
tra xác định ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài
và nhận hàng ngàn USD."
"Nếu
quá thời hạn luật định mà báo Tuổi Trẻ chưa cải chính thì tôi buộc lòng
phải khởi kiện tờ báo này ra tòa án các cấp."
Ông
Phạm Chí Dũng
Thay
thế vào các chi tiết nói trên, Tuổi Trẻ sau đó đăng tin khác hôm 21/7 cũng
về việc bắt ông Phạm Chí Dũng, nhưng bỏ các chi tiết liên quan vụ án Lê
Công Định.
Bản
tin 21/7 dẫn nguồn cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM nói cơ quan này
vừa "bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Chí Dũng
về hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn
nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân".
Đình chỉ vụ án
Sau
đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79
Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự).
Tuy
nhiên sau sáu tháng điều tra, công an TP HCM quyết định đình chỉ vụ án vào
tháng Ba 2013.
Sau
khi nhận quyết định đình chỉ điều tra, ông Phạm Chí Dũng cho biết ông muốn
“khiếu nại và có thể khởi kiện báo Tuổi Trẻ”.
Ông
nói với BBC: "Nội dung 'ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí
mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn USD' đăng trên báo này ngày 20/7/2012
là hoàn toàn sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nặng nề về dư luận, pháp lý
đối với tôi và uy tín của gia đình tôi".
Ông
Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành
ủy TP HCM.
Theo
ông Dũng, bản tin hôm 20/7/2012 của báo Tuổi Trẻ đã vi phạm Điều 10 Luật
Báo chí về “Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc
phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân”, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Báo chí và những văn bản hướng dẫn thi hành
luật.
Ông
Dũng bác bỏ các cáo buộc nói về việc ông làm lộ bí mật nhà nước và nhận
hàng ngàn đôla của nước ngoài, mà ông nói đã khiến người đọc của Tuổi Trẻ
nghĩ rằng "người viết bài Phạm Chí Dũng, hoặc tất cả những nhà báo và
người viết bài phản biện và thể hiện chính kiến hiện nay, trở thành một
loại gián điệp”.
Cây
viết Phạm Chí Dũng có học vị Tiến sỹ Kinh tế và là cán bộ Thành ủy TP HCM.
Ông là người viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút danh khác
nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn.
Trước
khi bị bắt ông viết một số bài cho Phía Trước, một tạp chí mạng trụ sở ở
hải ngoại.
Vụ
bắt ông gây ra nhiều đồn đoán về đấu tranh nội bộ vì nó xảy ra khi giới
lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện chiến dịch
phê bình và tự phê bình.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130417_phamchidung_tuoitre.shtml
END
Những quái thai của
Marx
Nguyễn Hưng Quốc
Có
rất nhiều điểm tôi không đồng ý với Karl Marx, nhưng thành thực mà nói,
tôi rất phục ông, và có lúc, rất thích ông. Với tôi, ông là triết gia tiêu
biểu nhất của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng, bằng thuyết biện chứng và
duy vật lịch sử, xây dựng một đại tự sự (grand narrative) hoàn chỉnh về
lịch sử và thế giới, qua đó, giải thích hầu như toàn bộ mọi khía cạnh lớn
liên quan đến đời sống xã hội và sự phát triển của loài người. Tham vọng
ấy được bổ sung bằng một tham vọng khác lớn không kém: muốn thay đổi thế giới.
Đằng sau hai tham vọng ấy là một khao khát mang đầy tính đạo lý về sự công
bằng và công chính cho tất cả mọi người.
Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.
Tuy nhiên, ở đây lại có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, bất chấp vô số những khiếm khuyết, Marx vẫn là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 19 và gần trọn thế kỷ 20; hơn nữa, nhiều quan điểm triết học và chính trị của Marx, cho đến nay, vẫn có những giá trị nhất định. Jacques Derrida có lần, trong cuốn Spectres de Marx, từng viết: “Sẽ là một sai lầm nếu [chúng ta] không đọc, đọc lại và thảo luận về Marx” (Dẫn theo Marcello Musto, “The rediscovery of Karl Marx”, IRSH số 52, 2007, tr. 496). Thứ hai, nói như Terry Eagleton, không nên bắt Marx phải chịu trách nhiệm về những vụ tàn sát tập thể, các trại cải tạo, các phong trào đại nhảy vọt và các cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các chế độ Cộng sản, cũng giống như việc không thể bắt Chúa Jesus phải chịu trách nhiệm về các Tòa án xử những người bị xem là dị giáo (Inquisition) thời Trung cổ.
Thật ra, nghĩ cho cùng, không thể phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của Karl Marx được. Rõ ràng, quan điểm về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của ông đã là nền tảng lý thuyết làm nảy sinh sự độc tài và tàn bạo của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông cũng như vô số các nhà lãnh đạo Cộng sản khác. Bởi vậy, dù có ý thức hay không, Marx cũng đã để lại nhiều đứa con tinh thần, trong đó, có nhiều kẻ có thể xem là những quái thai. Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu (ở Rumania ) là những quái thai như thế. Và dĩ nhiên, không thể không kể đến dòng họ Kim ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đến Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) và gần đây, Kim Chính Ân (Kim Jong-un).
So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo, về “thành tích” giết người và đày đọa dân chúng. Họ còn hơn hẳn những người khác trong việc duy trì một chế độ cha truyền con nối kéo dài, đến nay là ba đời, trên 60 năm (ở Cuba, Fidel Castro “truyền ngôi” lại cho em ruột, Raul Castro; tổng cộng thời gian trị vì của cả hai, đến nay, mới hơn 50 năm). Họ cũng nổi bật hơn hẳn những người khác về “tài” gây chú ý trên thế giới. Cứ vài ba năm một lần, họ lại làm cho cả thế giới thót tim hồi hộp theo dõi nhất cử nhất động của họ. Mới nhất, trong tháng Tư này, họ lớn tiếng đe dọa tấn công Nam Triều Tiên và cả Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Giới bình luận chính trị và có lẽ cả giới lãnh đạo Tây phương đều cho đó là những lời nói khoác lác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không căng mắt ra theo dõi từng động thái ở Bình Nhưỡng. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tư, tên “North Korea” đứng hàng thứ ba trong số các từ được sử dụng phổ biến nhất trên Twitter, chỉ sau “Easter” và “Good Friday”. Các cuộc điều tra dư luận cho thấy khoảng 36% người Mỹ theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Bắc Triều Tiên và 56% dân chúng cho sự đe dọa của Bắc Triều Tiên là nghiêm trọng.
Các lãnh tụ của Nam Triều Tiên, Mỹ và Nhật đều cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng cũng không giấu được sự căng thẳng.
Một số nhà bình luận chính trị quốc tế gọi cha con Kim Chính Nhật và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung là những bậc thầy trong nghệ thuật khiêu chiến (master of brinkmanship) và là những bậc thầy trong những cú đánh lừa (master of rope-a-dope). Kim Chính Ân có vẻ muốn nối gót cha mình, nhưng chưa ai dám chắc lần này ông có thành công hay không.
“Bậc thầy”, nghe rất sang trọng. Mà cũng phải. Những “bậc thầy” ấy đã thắng nhiều trận. Năm 1993, sau một lần đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, họ được Mỹ hứa hẹn viện trợ lương thực để cứu đói dân chúng. Năm 2003, khi rút tên ra khỏi Hiệp ước phi hạt nhân (Non-proliferation Treaty, NPT), họ lại được dỗ dành. Năm 2005, khi từ chối tham gia vào cuộc Hội nghị sáu bên (Six Party Talks) về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, họ cũng lại được dỗ dành. Năm 2006, khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất, họ cũng được dỗ dành. Năm 2008, khi trục xuất phái đoàn điều tra vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Triều Tiên, họ cũng được dỗ dành. Năm 2009, khi thử hạt nhân lần thứ hai, họ cũng được dỗ dành. Năm 2010, họ đánh chìm tàu thủy của Nam Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, Nam Triều Tiên và Mỹ cũng đều nhường nhịn, không có một phản ứng nào cả. Cứ mỗi lần như thế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lại huênh hoang cho là họ đã thắng cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ.
Nhưng tất cả đều là những phép thắng lợi tinh thần theo kiểu AQ của Lỗ Tấn. Nghèo kiết xác, lúc nào cũng bị người trong làng khinh bỉ, nhưng AQ vẫn tự hào là con cháu mình sau này sẽ giàu có hơn hẳn người khác. Bị người ta đánh, không dám đánh trả, AQ vẫn cứ tự hào “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!” Thế là hắn lại hớn hở ra vẻ đắc thắng.
Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.
Những chuyện như vậy, ở Tây phương, người ta xem như những chuyện buồn cười, lố bịch (ridiculous), thậm chí, điên khùng (crazy), nhưng ở Bắc Triều Tiên, do chính sách ngu dân và nhồi sọ triền miên, cả triệu người vẫn xem các quái thai ấy như những bậc thần thánh.
Kết quả là gì? Trước đây, trong bài “Nam và Bắc Hàn”, tôi có so sánh các thành tựu giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên từ sau năm 1953. Trên báo chí Tây phương thời gian vừa qua, nhân vụ đe dọa mới nhất của Kim Chính Ân, nhiều người cũng lại làm điều ấy. Cùng trải qua ba năm nội chiến (1950-1953) với những đau thương mất mát như nhau, mấy chục năm sau, trong khi Nam Triều Tiên, với thu nhập bình quân đầu người 32.000 Mỹ kim/năm, là một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất thế giới, Bắc Triều Tiên, với thu nhập đầu người 1.800 Mỹ kim/năm, vẫn là một trong những nước cực kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79.3; ở miền Bắc là 69.2; tỉ lệ tử vong trên 1.000 bé sơ sinh, ở miền Nam là 4.08, ở miền Bắc là 26.21; tỉ lệ sử dụng internet, ở miền Nam là 81.5%, ở miền Bắc là dưới 0.1%; số tiền đến từ xuất cảng mỗi năm ở miền Nam là 552.6 tỉ, ở miền Bắc là 4.71 tỉ. Kinh tế Bắc Triều Tiên yếu đến độ chỉ riêng thu nhập của công ty Samsung ở Nam Triều Tiên (247 tỉ năm 2011) đã nhiều gấp sáu lần tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên!
Trong khi chính quyền Bắc Triều Tiên đổ tiền ra chế tạo vũ khí hạt nhân và không ngừng khiêu khích thế giới, dân chúng lúc nào cũng chìm đắm trong đói khổ. Năm nào cũng có người chết đói. Riêng năm 2010, có vùng số người chết đói đến ba phần trăm (hay 30 người trên mỗi 1.000 dân). Liên Hiệp Quốc ước lượng, trong năm 2011, khoảng một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Với tư cách người Việt Nam, chúng ta chú ý đến sự nghèo đói, độc tài, tàn bạo và nguy hiểm của Bắc Triều Tiên cũng như những sự cách biệt một trời một vực giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên không phải chỉ là một tò mò bình thường. Mà còn là một nhu cầu nhận thức: Những sự khác biệt ấy, tự bản chất, là những khác biệt thuộc về chế độ.
Mà chế độ là một lựa chọn.Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được phép, trên thực tế, lựa chọn chế độ. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu sự lựa chọn ấy, trước hết, bằng nhận thức.
Ít nhất đủ để nhận diện được các quái thai chung quanh ta. Có khi rất gần với chúng ta.
Nguyễn Hưng Quốc
Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.
Tuy nhiên, ở đây lại có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, bất chấp vô số những khiếm khuyết, Marx vẫn là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 19 và gần trọn thế kỷ 20; hơn nữa, nhiều quan điểm triết học và chính trị của Marx, cho đến nay, vẫn có những giá trị nhất định. Jacques Derrida có lần, trong cuốn Spectres de Marx, từng viết: “Sẽ là một sai lầm nếu [chúng ta] không đọc, đọc lại và thảo luận về Marx” (Dẫn theo Marcello Musto, “The rediscovery of Karl Marx”, IRSH số 52, 2007, tr. 496). Thứ hai, nói như Terry Eagleton, không nên bắt Marx phải chịu trách nhiệm về những vụ tàn sát tập thể, các trại cải tạo, các phong trào đại nhảy vọt và các cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các chế độ Cộng sản, cũng giống như việc không thể bắt Chúa Jesus phải chịu trách nhiệm về các Tòa án xử những người bị xem là dị giáo (Inquisition) thời Trung cổ.
Thật ra, nghĩ cho cùng, không thể phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của Karl Marx được. Rõ ràng, quan điểm về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của ông đã là nền tảng lý thuyết làm nảy sinh sự độc tài và tàn bạo của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông cũng như vô số các nhà lãnh đạo Cộng sản khác. Bởi vậy, dù có ý thức hay không, Marx cũng đã để lại nhiều đứa con tinh thần, trong đó, có nhiều kẻ có thể xem là những quái thai. Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu (ở Rumania ) là những quái thai như thế. Và dĩ nhiên, không thể không kể đến dòng họ Kim ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đến Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) và gần đây, Kim Chính Ân (Kim Jong-un).
So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo, về “thành tích” giết người và đày đọa dân chúng. Họ còn hơn hẳn những người khác trong việc duy trì một chế độ cha truyền con nối kéo dài, đến nay là ba đời, trên 60 năm (ở Cuba, Fidel Castro “truyền ngôi” lại cho em ruột, Raul Castro; tổng cộng thời gian trị vì của cả hai, đến nay, mới hơn 50 năm). Họ cũng nổi bật hơn hẳn những người khác về “tài” gây chú ý trên thế giới. Cứ vài ba năm một lần, họ lại làm cho cả thế giới thót tim hồi hộp theo dõi nhất cử nhất động của họ. Mới nhất, trong tháng Tư này, họ lớn tiếng đe dọa tấn công Nam Triều Tiên và cả Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Giới bình luận chính trị và có lẽ cả giới lãnh đạo Tây phương đều cho đó là những lời nói khoác lác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không căng mắt ra theo dõi từng động thái ở Bình Nhưỡng. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tư, tên “North Korea” đứng hàng thứ ba trong số các từ được sử dụng phổ biến nhất trên Twitter, chỉ sau “Easter” và “Good Friday”. Các cuộc điều tra dư luận cho thấy khoảng 36% người Mỹ theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Bắc Triều Tiên và 56% dân chúng cho sự đe dọa của Bắc Triều Tiên là nghiêm trọng.
Các lãnh tụ của Nam Triều Tiên, Mỹ và Nhật đều cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng cũng không giấu được sự căng thẳng.
Một số nhà bình luận chính trị quốc tế gọi cha con Kim Chính Nhật và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung là những bậc thầy trong nghệ thuật khiêu chiến (master of brinkmanship) và là những bậc thầy trong những cú đánh lừa (master of rope-a-dope). Kim Chính Ân có vẻ muốn nối gót cha mình, nhưng chưa ai dám chắc lần này ông có thành công hay không.
“Bậc thầy”, nghe rất sang trọng. Mà cũng phải. Những “bậc thầy” ấy đã thắng nhiều trận. Năm 1993, sau một lần đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, họ được Mỹ hứa hẹn viện trợ lương thực để cứu đói dân chúng. Năm 2003, khi rút tên ra khỏi Hiệp ước phi hạt nhân (Non-proliferation Treaty, NPT), họ lại được dỗ dành. Năm 2005, khi từ chối tham gia vào cuộc Hội nghị sáu bên (Six Party Talks) về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, họ cũng lại được dỗ dành. Năm 2006, khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất, họ cũng được dỗ dành. Năm 2008, khi trục xuất phái đoàn điều tra vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Triều Tiên, họ cũng được dỗ dành. Năm 2009, khi thử hạt nhân lần thứ hai, họ cũng được dỗ dành. Năm 2010, họ đánh chìm tàu thủy của Nam Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, Nam Triều Tiên và Mỹ cũng đều nhường nhịn, không có một phản ứng nào cả. Cứ mỗi lần như thế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lại huênh hoang cho là họ đã thắng cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ.
Nhưng tất cả đều là những phép thắng lợi tinh thần theo kiểu AQ của Lỗ Tấn. Nghèo kiết xác, lúc nào cũng bị người trong làng khinh bỉ, nhưng AQ vẫn tự hào là con cháu mình sau này sẽ giàu có hơn hẳn người khác. Bị người ta đánh, không dám đánh trả, AQ vẫn cứ tự hào “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!” Thế là hắn lại hớn hở ra vẻ đắc thắng.
Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.
Những chuyện như vậy, ở Tây phương, người ta xem như những chuyện buồn cười, lố bịch (ridiculous), thậm chí, điên khùng (crazy), nhưng ở Bắc Triều Tiên, do chính sách ngu dân và nhồi sọ triền miên, cả triệu người vẫn xem các quái thai ấy như những bậc thần thánh.
Kết quả là gì? Trước đây, trong bài “Nam và Bắc Hàn”, tôi có so sánh các thành tựu giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên từ sau năm 1953. Trên báo chí Tây phương thời gian vừa qua, nhân vụ đe dọa mới nhất của Kim Chính Ân, nhiều người cũng lại làm điều ấy. Cùng trải qua ba năm nội chiến (1950-1953) với những đau thương mất mát như nhau, mấy chục năm sau, trong khi Nam Triều Tiên, với thu nhập bình quân đầu người 32.000 Mỹ kim/năm, là một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất thế giới, Bắc Triều Tiên, với thu nhập đầu người 1.800 Mỹ kim/năm, vẫn là một trong những nước cực kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79.3; ở miền Bắc là 69.2; tỉ lệ tử vong trên 1.000 bé sơ sinh, ở miền Nam là 4.08, ở miền Bắc là 26.21; tỉ lệ sử dụng internet, ở miền Nam là 81.5%, ở miền Bắc là dưới 0.1%; số tiền đến từ xuất cảng mỗi năm ở miền Nam là 552.6 tỉ, ở miền Bắc là 4.71 tỉ. Kinh tế Bắc Triều Tiên yếu đến độ chỉ riêng thu nhập của công ty Samsung ở Nam Triều Tiên (247 tỉ năm 2011) đã nhiều gấp sáu lần tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên!
Trong khi chính quyền Bắc Triều Tiên đổ tiền ra chế tạo vũ khí hạt nhân và không ngừng khiêu khích thế giới, dân chúng lúc nào cũng chìm đắm trong đói khổ. Năm nào cũng có người chết đói. Riêng năm 2010, có vùng số người chết đói đến ba phần trăm (hay 30 người trên mỗi 1.000 dân). Liên Hiệp Quốc ước lượng, trong năm 2011, khoảng một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Với tư cách người Việt Nam, chúng ta chú ý đến sự nghèo đói, độc tài, tàn bạo và nguy hiểm của Bắc Triều Tiên cũng như những sự cách biệt một trời một vực giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên không phải chỉ là một tò mò bình thường. Mà còn là một nhu cầu nhận thức: Những sự khác biệt ấy, tự bản chất, là những khác biệt thuộc về chế độ.
Mà chế độ là một lựa chọn.Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được phép, trên thực tế, lựa chọn chế độ. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu sự lựa chọn ấy, trước hết, bằng nhận thức.
Ít nhất đủ để nhận diện được các quái thai chung quanh ta. Có khi rất gần với chúng ta.
Nguyễn Hưng Quốc
END
Vì một nền dân chủ xóa nợ!
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 10:38 GMT - thứ năm, 28 tháng 3, 2013
Lần đầu tiên từ 50 năm qua, báo chí tư nhân được phép xuất bản
Không kém may mắn như Việt Nam về tỷ lệ nợ công 55% GDP (thống kê
chính thức), nợ công của Miến Điện chỉ khoảng 12 tỷ USD.
Hoặc còn may mắn hơn Việt Nam , đất nước của Aung San Suu Kyi đang
có diễm phúc hiếm có để được xóa nợ.
Các bài liên quan
· Miến Điện đặt trong tình trạng khẩn cấp
· Miến Điện và Mỹ là điều TQ không ngờ tới?
· Myanmar trên con đường cải cách
Chủ đề liên
quan
· Diễn đàn
Thời gian đang trôi nhanh đến một sự kiện lịch sử của dân tộc Miến
Điện trong vòng nửa thập kỷ qua. Từ đầu tháng 4/2013, đất nước này sẽ
chính thức được hưởng bầu không khí tự do báo chí theo đúng nội hàm tươi
sáng nhất của cụm từ này.
Lần đầu tiên từ 50 năm qua, báo chí tư nhân được phép xuất bản.
Tất cả khởi đầu từ một bước ngoặt mà có lẽ ngay cả những thành viên
lạc quan nhất của phong trào dân chủ Miến Điện cũng khó hình dung ra.
Vào những ngày cuối cùng của năm 2012, nhiều nhà báo bản địa đã
không thể tin nổi khi chính tổng thống Thein Sein - người xuất thân từ
tầng lớp quân đội bị xem là độc đoán và để lại di sản đàn áp cho cái chết của
hàng ngàn người dân - khẳng định sẽ không còn cấm đoán tự do báo chí.
Thein Sein - “Nhân vật châu Á” của năm 2012 như một ghi nhận trân
trọng của tờ Straits Times của Singapore - rõ ràng đã mong muốn làm một
điều gì khác hơn hẳn những tuyên bố sáo rỗng.
Mùa xuân phản biện
Tình hình biến chuyển như thể kịch bản mùa xuân Ả Rập đang tái hiện.
Câu chuyện mấy năm trước ở Tunisia cũng lại hiện ra.
Mới chỉ ngày hôm trước, ban biên tập nhiều tờ báo ở đất nước Bắc Phi
này còn nơm nớp lo lắng về những cú điện thoại đột ngột từ Bộ thông tin
gọi đến, không ngoài ý đồ chấn chỉnh một số trang mục hoặc bài viết nào đó
“có vấn đề”. Nhưng chỉ sang ngày hôm sau, như có một phép màu, toàn bộ
đường dây điện thoại với chính quyền đều lặng câm. Những khuôn mặt hậm hực
đe nẹt của giới quản lý báo chí cũng biến đâu mất.
"Miến Điện bắt đầu cảm nhận về hơi hướng nhân dân được bằng vai
phải lứa với giới quan chức và các đại gia."
Còn giờ đây ở Miến Điện, người ta đang bắt đầu cảm nhận về hơi hướng
nhân dân được bằng vai phải lứa với giới quan chức và các đại gia, bắt đầu
có được tiếng nói phản biện đối với những chính sách và hoạt động không
thích hợp của chính quyền.
Ko Ko Aung, phóng viên BBC tại Miến Điện, đã bộc bạch: “Thoạt tiên
chúng tôi đều tỏ ra nghi ngờ, không chỉ riêng tôi mà cả các đồng nghiệp
khác. Thế nhưng cho tới nay tôi chưa bị ai ngăn cản làm công việc của
mình. Chúng tôi được tự do hành nghề cho dù chưa có giấy phép mở văn
phòng”.
Mọi chuyện trở nên thông thoáng đến mức kinh ngạc. Thay cho thái độ
và hành động theo dõi, dò xét, thậm chí sẵn sàng bắt bớ trước đây, các cơ
quan phụ trách truyền thông và cảnh sát lại trở nên thân thiện một cách kỳ
quặc. Giờ đây, các phóng viên quốc tế có thể tác nghiệp dễ dàng mà không
hề bị gây khó dễ. Những vấn đề cốt lõi mà trước đây luôn bị bao phủ bởi con
dấu “Tuyệt mật” cũng vì thế đang dần được công khai và minh bạch hóa.
Logic cải thiện không khí dân chủ ở Miến Điện trong thời gian qua
hiển nhiên đang mở ra một lối đi đầy hứa hẹn cho năm 2013 và cả những năm
tiếp theo. Tinh thần phản biện xã hội sẽ dâng cao, được hứa hẹn không
những không làm mất an ninh chính trị, mà còn xúc tác cho sự đoàn kết muộn
mằn giữa các đảng phái và nhân sự ở đất nước này - một sự thống nhất cực
kỳ quý báu cho sự phát triển đích thực của quốc gia.
Cần thay đổi
Tổng thống Miến Điện Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi ở New York
tháng Chín 2012
Mở ra lối thoát cho báo chí tư nhân, Thein Sein và những người của
ông cũng tìm ra cửa thoát hiểm cho chính họ.
Với rất nhiều quan chức, tâm trạng tối thượng mà họ tính toán là
trước hết giữ được mạng sống, sau đó bảo toàn được tài sản, còn sau đó nữa
vẫn duy trì được một phần quyền lực, dù biết rõ sẽ phải chia sẻ phần còn
lại cho phong trào dân chủ và nhân dân.
Còn Thein Sein lại đang giúp cho đất nước có thêm một cánh tay đắc
lực để tái thiết và xây dựng, giảm bớt tình trạng phân hóa giàu nghèo và
đương nhiên cũng hạn chế phần nào nạn tham nhũng đang tràn lan và trở nên
quá nguy hiểm đối với nền an ninh quốc gia.
Vào tháng 11/2012, ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Barak
Obama đã quyết định tháo dỡ một phần lệnh cấm vận kinh tế do Mỹ thiết lập
với Miến Điện từ hàng chục năm qua. Cũng không phải ngẫu nhiên mà người đã
bước vào Nhà Trắng với khẩu hiệu “We need a change!” (Chúng ta cần thay
đổi!) lại chọn Miến Điện như điểm công du đầu tiên ngay sau khi ông chấp chính
nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Còn trong ‘nhiệm kỳ’ mới của Miến Điện, quốc gia này sẽ có dịp không
còn bị bế quan tỏa cảng khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ và Tây
Âu. Cũng theo logic này, các tổ chức tài chính như Ngân hàng thế giới và
Quỹ tiền tệ quốc tế có thể không còn nhiều lý do để không cho Miến Điện
vay tiền tái thiết đất nước.
Giá trị nhằm khơi lại nguồn sinh lực lại có thể lên đến 70 tỷ USD -
một con số khổng lồ mà chính phủ Miến Điện sẽ không thể, không bao giờ vay
mượn được trừ khi họ phải thay đổi tự thân.
Thành tâm chính trị
"Con đường dân chủ chỉ ngào ngạt hương hoa hồng trên đầu những
người bền gan, nhưng đám gai sắc của hoa lại luôn làm lòng bàn chân họ tóe
máu."
Ai muốn được cộng đồng quốc tế xóa nợ? Dĩ nhiên là những nước đang
ngập đầu trong tư thế chúa chổm, những nước đang có tỷ lệ nợ công dường
như chưa chạm vào giới hạn hiểm nguy theo số báo cáo, nhưng thực chất nợ
nước ngoài đã vọt lên đến 70-80% hoặc hơn 100% GDP.
Miến Điện là một minh họa chắc nịch như thế trong quá khứ. Nhưng
hiện tồn và viễn cảnh của quốc gia từng bị đẩy vào nghèo khó trầm kha do
tham nhũng di căn kinh niên và chế độ độc tài quân phiệt điêu đứng này lại
có thể nhận được cơ may được coi là hiếm có. Mới chỉ từ đầu năm 2013, những
tuyên bố dồn dập từ Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Nhật Bản, Câu
lạc bộ Paris và Na Uy đã làm cho nền dân chủ mới khai sinh ở Miến Điện
phổng phao hẳn lên, trong bối cảnh gánh nặng nợ nần trên đôi vay gày guộc
của họ được giảm bớt một nửa.
6 tỷ USD được xóa nợ quả là một món quà rất đáng giá của phương Tây
dành cho nền dân chủ xứng đáng được xếp vào trường hợp “quốc gia mới nổi”
- không phải về kinh tế mà nghiễm nhiên về chính trị.
Nhưng món quà đó lại hoàn toàn không phải là một phúc lộc ngẫu nhiên.
Thein Sein đã giữ lời hứa. Thậm chí giữ lời một cách quá thành tâm
so với mặt bằng thành khẩn bình quân của các chính trị gia độc tài thời
nay.
Chỉ không lâu sau khi Thein Sein nhậm chức tổng thống vào năm 2011,
nhân vật đối lập với chính quyền là nữ chính khách và cũng là nhà hoạt
động xã hội danh tiếng Aung San Suu Kyi đã được chính thức phóng thích,
nghiễm nhiên trở nên một thủ lĩnh của đảng phái đối lập hoạt động công khai
và có chân đứng khá vững chắc trong quốc hội.
Vì một nền dân chủ xóa nợ!
Con đường dân chủ chỉ ngào ngạt hương hoa hồng trên đầu những người
bền gan, nhưng đám gai sắc của hoa lại luôn làm lòng bàn chân họ tóe máu.
Điều kỳ lạ mà khó ai ngờ là một viên tướng tưởng như võ biền như
Thein Sein và tưởng như sẽ tiếp tục nối dài cánh tay đàn áp của chế độ độc
đoán lại trở nên một mẫu mực thực lòng trong việc xúc tác thay đổi chính
bản chất của chế độ đó.
Vận mệnh của Miến Điện sẽ được quyết định bởi chính nhân dân của đất
nước này. Họ sẽ tiến đến một nền dân chủ thực sự bằng việc được cộng đồng
quốc tế xóa những món nợ về kinh tế, còn tự thân họ lại xóa đi những món
nợ về chính trị và bất bình đẳng xã hội trong dĩ vãng.
Cảnh tượng trên sẽ khác hẳn với cái dĩ vãng không muốn nhắc lại -
một dĩ vãng từng được tô hồng, nhưng lớp dân đen lại chỉ có thể hô hấp
bằng loại dưỡng khí của tăm tối.
Tác giả, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đang sống ở Sài Gòn. Bài viết nêu
quan điểm riêng của tác giả.
END
LÝ ĐẠI NGUYÊN
VIỆT MỸ HỢP TÁC
PHÁT TRIỂN TUẦN DUYÊN
GIÚP NGƯ DÂN VIỆT
NAM KHI GẶP NẠN
Chuẩn đô đốc William Lee, phụ trách về chính
sách hoạt động và năng lực của Tuần Duyên Hoakỳ được trang mạng US News ngày
09/04/13, dẫn lời tướng Lee cho hay: “Hai nước Việtnam và Hoakỳ
đang hợp tác để phát triển Lực Lượng Cảnh Sát Biển đủ năng lực giúp các
ngư dân Việtnam khi họ gặp nạn”. Quan chức hai bên Mỹ Việt đã có
cuộc gặp mặt diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tầu cá của Việtnam
bị tầu Trungcộng bắn cháy nóc cabin ngày 20/03/13. Theo tướng Lee: “Họ
(VN) có hàng nghìn ngư dân ra biển hàng ngày, mà không có tổ chức nào
giống như Tuần Duyên Mỹ với khả năng ra khơi giúp họ khi gặp nạn”. Xem
vậy, việc Trungcộng nổ súng vào thuyền của Ngư Dân Việt Nam đã là cơ hội
bằng vàng để cho Mỹ có danh nghĩa thể hiện lời cam kết về Nguyên Tắc Tự Do
Hàng Hải ở Biển Đông. Đồng thời đối với Ngư Dân Việt Nam đây là sự thể
hiện tinh thần Nhân Đạo của Hoakỳ, không bị ràng buộc bởi vấn đề “Việt
Cộng vi phạm Nhân Quyền”. Theo tin hôm 15/04/13 của VietnamNet trích
lời thiếu tướng Nguyễn Quang Đàm, giám đốc Đội Tuần Duyên Việt Nam, báo
cáo với bộ trưởng Quốc Phòng, Phùng Quang Thanh thì: “Trong năm
2012 đội tuần duyên đã phát hiện hơn 3.750 tàu nước ngoài vi phạm các vùng
biển thuộc chủ quyền Việtnam”. Lẽ cố nhiên đó là các tàu của
Trung Cộng, nên tuần duyên Việtcộng mới không dám nêu đích danh và chẳng
dám có phản ứng gì!
Tiếp đến là Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý mở ra
các cuộc thảo luận về An Ninh Biển vào tháng 05/2013 tại Hànội, để đẩy
mạnh hợp tác hàng hải trong bối cảnh Trung Cộng tiếp tục quyết liệt khẳng
định chủ quyền tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Báo Japan Times hôm
15/04/13 đưa tin:“Dự kiến hai nước sẽ trao đổi quan điểm triển vọng về
việc Nhật có thể cung cấp các tầu Tuần Tiễu cho Việtnam trong cuộc thảo
luận song phương đầu tiên về an ninh. Tờ báo trích các nguồn tin
không được tiết lộ nói rằng: “Hai nước chắc chắn sẽ mạnh mẽ khẳng định
lập trường chống thái độ hung hãn của China tại các vùng biển mà Nhật Bản
và Việt Nam đòi chủ quyền”. Đến đây, có thể giải thích được, vì
sao Việt Nam là hội viên sáng lập Diễn Đàn Bác Ngao, đã cùng với
Philipines, Malaysa và Nhật Bản 4 nước không có mặt trong Diễn Đàn An Ninh
Châu Á này tại Hải Nam, Trung Hoa, do Tập Cận Bình chủ tọa. Riêng về phía
Nhật Bản thì họ đã thỏa hiệp với Đài Loan cùng khai thác trong vùng biển
Senkaku - Điếu Ngư. Phải chăng Việtcộng đã chuyển hướng từ đồng chí
Trungcộng sang bầu bạn Mỹ Nhật? Và Đài Loan cũng lại bỏ đồng
bào Đại Lục Cộng Sản để hợp tác với Hàn-Nhật-Đài-Phi-Úc-Ấn-Mỹ thành vòng
đai bao vây lục địa Trungcộng?
Hôm 13/04/13 ngoại trưởng Mỹ, John Kerry gặp Tập
Cận Bình chủ tịch nước, Lý Khắc Cường thủ tướng và các giới chức đồng
nhiệm ngoại giao của Trung Cộng, hai bên hứa: “Hợp tác để giải
quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên”. Nhưng chỉ vài
ngày sau, Trungcộng phản ứng quyết liệt về chủ trương Mỹ ‘xoay trục chiến
lược’ về Châu Á, mà Mỹ gọi là ‘tái cân bằng lực lượng’. Theo Trungcộng: “Chính
sách này đã khuyến khích Nhật Bản , Philippines và Việtnam cứng rắn hơn
trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trungquốc”. Văn Phòng Thông
Tin Quốc Vụ Viện (Chính Phủ) hôm nay 16//04/2013 công bố Bạch Thư
Quốc Phòng, nhấn mạnh về: “Trách nhiệm của Quân Đội Giải Phóng
Nhân Dân Trung Quốc trong việc kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích trên
biển, trong đó có việc tăng cường huấn luyện hải quân”. Bạch thư
công khích việc một số nước gia tăng căng thẳng tại Châu Á – Thái Bình
Dương. Trong Sách Trắng dài 40 trang, bộ quốc phòng Trungcộng nói: “Trung
quốc phải đối mặt với những đe dọa an ninh đa dạng, dù rằng ảnh hưởng của
Trung quốc trong vùng đang gia tăng và chiến lược của Hoakỳ có nghĩa tạo
ra những sự thay đổi sâu rộng trong vùng”. Tờ Quân Đội Giải
Phóng Nhân Dân của Trung Cộng hôm 15/04/13 bình luận: “Trung quốc
cần phải tăng cường quốc phòng để đối phó với một nước Phương Tây, thù
nghịch đang tìm cách phá hoại Trung Quốc”.
Xem vậy, từ việc Mỹ Việt quyết định hợp tác phát
triển lực lượng Tuần Duyên để bảo vệ ngư dân Việtnam, và việc Việt Nhật
hợp tác về An Ninh Biển, Nhật hứa cung cấp một số tầu tuần duyên cho
Việtnam, và trong việc trao đổi hải quân Việt Mỹ, tòa Đại Sứ Hoakỳ tại
Hànội thông báo: “Hải quân hai nước Việtnam và Hoakỳ sẽ có một đợt
hoạt động trao đổi kéo dài 5 ngày kể từ 21/04 tại Đànẵng”. “hai chiến hạm
của Mỹ là khu trục hạm mang hỏa tiễn USS Chung-hoon và tầu cứu hộ USNS
Salvor sẽ tham gia hoạt động phi tác chiến này”. “Chuẩn đô đốc, tư lệnh Tom
Camey thuộc lực lượng Hậu Cần vùng Tây Thái Bình Dương cũng có mặt ở
Đànẵng”. Sự có mặt thường xuyên của hạm đội Mỹ tại Việtnam và
việc Trungcộng xác nhận là Việtnam đã “cứng rắn hơn trong tranh chấp
lãnh thổ với Trungquốc”là một bằng chứng không thể chối cãi Việtcộng đã
ngả hẵn về phía Mỹ Nhật.
Như thế tại sao việc Mỹ cho tái tục lại chương
trình Đối Thoại Nhân Quyền với Việt Nam, mà Việtcộng vẫn nuốt lời hứa, dùng
công an ngăn không cho 2 nhà đối lập Bs Phạm Hồng Sơn và Ls Nguyễn Văn Đài
tham gia cuộc đối thoại với phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ, Dan Baer, mà chỉ
cho gặp Lm Nguyễn Văn Lý ở trong tù? Phải chăng nhà cầm quyền
Việtcộng chỉ muốn dựa hơi Mỹ về an ninh trên biển, mà vẫn chưa muốn trở
thành Đối Tác Chiến Lược của Hoakỳ? Hay là Trungcộng còn hoàn toàn thao
túng ngành công an, sử dụng công an Hànội để phá hỏng cuộc Đối Thoại Nhân
Quyền Việt Mỹ? Hoặc là tình trạng phe nhóm lợi ích dùng việc này để phá
bĩnh? Cũng có thể là Việtcộng còn muốn giữ một chút thể diện chăng?
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoakỳ, ông Patrick Ventrell tuyên bố: “Chúng
tôi quan ngại trước việc chính quyền Việtnam ngăn các nhà hoạt động Nguyễn
Văn Đài và Phạm Hồng Sơn gặp gỡ ông Dan Baer, phó trợ lý ngoại trưởng
Hoakỳ”. Về việc Đối Thoại Nhân Quyền Việt Mỹ ngày 12/04/13,
ông Ventrell cho biết: “Hai nước đã có cuộc đối thoại thẳng thắn
và xây dựng về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn
luận và các tù nhân”. Mặc dù quan chức Mỹ không thông báo kết quả
cụ thể. Nhưng, bỗng nhiên ngày 13/04/13 báo giới Việt Nam lại
đề cập tới việc thay đổi Quốc Hiệu, từ “Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam ” trở lại “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Đây
là vấn đề mà Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp vừa đề xuất lên Thường Vụ
Quốc Hội hôm 12/04/13 và tiếp đó sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội Nghị
Trung Ương 7 của Đảng Cộng Sản Việt Nam sắp tới. Ủy ban này phân
tích: “Giữ nguyên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã là khẳng định mục tiêu
đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn cách gọi Dân Chủ Cộng Hoà phù hợp với tình
hình thực tế của đất nước…cũng như thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế”.
Dù vậy, nếu chưa bỏ Điều 4 Hiến Pháp 1992 đì thì ‘đâu vẫn vào đấy’. LÝ
ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 16/04/2013.
END
Nhãn quan im lặng
Phạm Chí Dũng
Chính trị luôn có
những điều tế nhị và không phải luôn cần được tiết lộ. Sau đối thoại nhân
quyền, thái độ im lặng của người Mỹ và của cả Hà Nội đang trở nên một đối
trọng sâu thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không cần che giấu của Bắc
Kinh.
Bắc Kinh không im
lặng
Rốt cuộc, quốc gia
đông dân nhất thế giới đã không thể tiếp tục giữ được im lặng.
Vào ngày
16/4/2013, tức 4 ngày sau khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền thường
niên Việt – Mỹ ở Hà Nội và vài ngày sau sự kiện Ủy ban biên giới, Bộ ngoại
giao Việt Nam và cả báo Nhân dân “bất ngờ” chuyển thái độ mạnh mẽ hơn đối
với chủ đề can thiệp vào khu vực biển Đông của chủ thể “mười sáu chữ
vàng”, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản ứng: Chiến lược
chuyển dịch trọng tâm về Á châu của Hoa Kỳ là “đi ngược lại trào lưu của khu
vực” và “thường làm tình hình thêm căng thẳng”.
Phản ứng trên được
phát ngôn tại Bắc kinh, 5 ngày trước khi tái hiện câu chuyện “can thiệp
quân sự” của người Mỹ vào Việt Nam.
Theo một kế hoạch
được xác nhận giữa hai quốc gia vốn là cựu thù, vào ngày 21/4 tới, hai
chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ sẽ cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm và
hoạt động “trao đổi hải quân” kéo dài 5 ngày với hải quân Việt Nam.
Trái với thông lệ
thường diễn ra, vào lần này “khối băng” Việt – Mỹ lại dường như được nung
chảy bởi những hoạt động đồng thuận về quân sự, thay cho giao lưu văn hóa
và thương mại như trước đây.
Trong khung cảnh
này, “đồng thuận xã hội” cũng đang trở thành một cụm từ mới tinh và được
xác nhận chính thức trên tờ báo đảng danh giá nhất – Nhân dân, tại đất
nước có bề dày đổi mới một phần tư thế kỷ.
“Thoát Trung
luận”?
Việc báo “lề đảng”
và cả một số báo “lề phải” cùng đồng thuận đối nội khi đưa tin rộng rãi và
mang tính đón chào về cuộc “trao đổi hải quân” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại
dựa trên một tinh thần đồng thuận đối ngoại: những xác nhận không giấu
diếm từ William Lee – Chuẩn đô đốc phụ trách về chính sách và năng lực của
Tuần duyên Hoa Kỳ – về “hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển
lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ gặp
nạn”.
Theo bình luận của
BBC, gần đây Trung Quốc thường xuyên chỉ trích kế hoạch điều thêm tàu
chiến và hải quân tới khu vực Á châu của Hoa Kỳ, mà Bắc Kinh nói không chỉ
liên quan đến các đồng minh quân sự truyền thống như Nhật Bản, Nam Hàn và
Philippines, mà còn mở rộng ra cả quốc gia cựu thù Việt Nam. Trung Quốc
cũng cho rằng việc này có mục tiêu kềm chế Trung Quốc về mọi mặt.
Báo Giải phóng
quân nhân dân Trung Quốc hôm 15/4 đăng xã luận với lập trường cáo buộc hết
sức kiên định: “Các thế lực thù địch phương Tây đã tăng cường chính sách
Tây hóa và chia rẽ Trung Quốc, đồng thời tìm đủ cách thức để kềm chế và
kiểm soát sự phát triển của đất nước chúng ta”.
“Sự phát triển của
đất nước chúng ta” cũng đang là một lời đánh đố ở Việt Nam vào những ngày
gần đây, được biểu trưng bởi làn sóng dư luận sôi động về tinh thần độc
lập tự chủ “Thoát Trung luận” và một sự kiện chưa từng có tiền lệ: dự thảo
hiến pháp tiếp thu đã chính thức nêu phương án về đổi tên nước thành “Việt
Nam dân chủ cộng hòa”.
Tồn tại từ năm
1976, tên gọi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ” đang có cơ hội quay về
với giá trị nguyên thể của nó – Hiến pháp năm 1946.
“Đồng thuận xã hội”
– như cụm từ khởi phát từ báo Nhân dân – cũng đang được tiêu chí hóa như
một hình ảnh quy tụ lòng dân, cùng với mô hình “xã hội giá trị” lần đầu
tiên được khẳng định trên mặt báo đảng ở Việt Nam.
Âm mưu và tình yêu
Xét về nguồn cơn,
“xã hội giá trị” lại là một trong những nền tảng của “nền tư sản Hoa Kỳ”,
hoặc như một loại bản chất không mấy tốt đẹp của “các thế lực thù địch
phương Tây” mà quốc gia đặc trưng bởi chiến thuật “biển người” đang cố
gắng đè bẹp.
Song bất chấp biển
người đang chực chờ tràn xuống biển Đông, đức tính quy tụ lòng dân và tạo
đồng thuận xã hội của phong trào đổi tên nước lại đang khơi dậy hy vọng
cho những chia sẻ quan – dân trong lòng triều chính Việt Nam . Chỉ 3 ngày
sau khi kết thúc cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ ở Hà Nội, một người
từng bị xem là “đối tượng chống đối” – blogger Người Buôn Gió – đã được chính
quyền Việt Nam chấp thuận cho “đi học tập” ở Weimar – một địa danh khởi sự
nền cộng hòa đầu tiên của nước Đức, cũng là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nhà
soạn kịch cổ điển Schiller cùng kịch phẩm kinh điển “Âm mưu và tình yêu”
của tác gia này.
Chuyến tàu tốc
hành mang tên Weimar của hành khách Người Buôn Gió cũng có thể khiến nhiều
trái tim dễ rung động của “lề dân” không khỏi bồi hồi, khi nhớ lại hình
ảnh ngơ ngẩn dưới trời tuyết Paris vào tháng 3/2013 của một “đối tượng”
khác – blogger Huỳnh Ngọc Chênh, bởi bản thân người được giải thưởng “Công
dân mạng năm 2013” của Tổ chức phóng viên không biên giới cũng khó tưởng
tượng ra vì sao ông không bị “đeo bám”.
Trùng thời gian hậu
đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, một tốc hành khác cũng xảy ra khi hình ảnh
đeo bám bất chợt được gỡ bỏ. Phản hồi của một số bạn đọc “lề dân” vào
những ngày qua cho thấy có thể khá nhiều nhà mạng đã bất ngờ tháo dỡ “bức
tường lửa” – vốn được thiết lập từ nhiều năm qua để chống “diễn biến hòa
bình”.
“Tự do Internet” –
một nỗi sợ da diết của “diễn biến hòa bình – lại là một trong những chủ đề
trọng tâm mà Phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan Baer nêu ra “một cách
quyết liệt” – như cụm từ mà Chủ tịch tiểu ban Hạ nghị viện Hoa Kỳ Christ
Smith ủng hộ – trước và trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vừa qua.
Đồng thuận im
lặng?
Chỉ có điều, trong
khi quá hăng hái ủng hộ Đạo luật nhân quyền Việt Nam, ông Dan Baer lại bị
thiếu vắng tư cách tự do cá nhân ở quốc gia đang ứng cử ghế nhân quyền,
khi không làm cách nào tiếp xúc được với hai nhà hoạt động nhân quyền là
luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Điều an ủi còn lại
cho nghị sĩ nhiệt thành Dan Baer chỉ là cuộc gặp gỡ với linh mục Nguyễn
Văn Lý trong trại giam – địa chỉ đã lưu giữ một trong bảy triệu con chiên
của Chúa ở Việt Nam và hơn thế, còn làm cho con chiên đó trở nên nổi danh
thế giới với ảnh chụp bị bịt miệng trước tòa án.
Không khác mấy với
tình cảnh im tiếng của cha Lý, vào lần này người đại diện cho Bộ ngoại
giao Hoa Kỳ cũng trở nên im lặng một cách khác thường. Lặng lẽ hơn rất
nhiều so với không khí quyết tâm tại cuộc điều trần tại Hạ nghị viện Hoa
Kỳ một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, ông
Baer đã không xuất hiện trước dư luận quốc tế để thông tin về kết quả cuộc
họp này, ít nhất cho đến thời điểm hiện nay.
Thay vào đó là sự
hiện diện của Quyền phó phát ngôn thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ – Ventrell.
“Hoa Kỳ và
Việt Nam đã có đối thoại nhân quyền thẳng thắn và xây dựng hôm 12/4” – ông
Ventrell cho các phóng viên biết trong một cuộc họp báo sau cuộc đối thoại
trên – “Đối thoại hôm 12/4 với Việt Nam đề cập tới một số vấn đề, trong đó
có tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương tâm, quyền của người lao động
và tự do biểu đạt”.
Tuy nhiên, cho tới
nay Bộ ngoại giao Mỹ và phái đoàn Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền
vẫn chưa tiết lộ bất kỳ thông tin nào về cuộc họp có thể là rất quan trọng
và cũng rất “tế nhị” này.
Hiển nhiên, chính
trị luôn có những điều tế nhị và không phải luôn cần được tiết lộ. Sau
cuộc đối thoại nhân quyền, thái độ im lặng của người Mỹ và của cả Hà Nội
đang trở nên một đối trọng sâu thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không
cần che giấu của Bắc Kinh.
“Dân biểu nói bừa”
Chắc hẳn điều mà
Bắc Kinh đang muốn che giấu là tâm thế “bị bỏ rơi” của họ, trong bối cảnh
Hà Nội không quá ngại ngùng khi đề đạt nguyện vọng ứng cử vào một trong
những cái ghế của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Tuy thế, Bắc kinh
sẽ không quá thất vọng bởi họ hiểu rõ người Mỹ không cho không ai cái gì.
Tất cả mới chỉ bắt đầu, thử thách vẫn còn ở phía trước.
Thời gian là tiền
bạc, còn nhân quyền lại là vấn đề thời gian.
Theo Chủ tịch tiểu
ban Hạ nghị viện Mỹ Christ Smith, tiểu ban này “sẽ xem xét một cách có phê
phán thông báo của Việt Nam trở thành ứng viên của Hội đồng nhân quyền
Liên hiệp quốc cho nhiệm kỳ 2014-2016”.
Cần nói thêm,
Christ Smith lại là nhân vật được báo Quân đội nhân dân đặt cho biệt danh
“Dân biểu nói bừa” – trong một bài viết đăng ngày 16/4/2013 tại mục
“Phòng, chống diễn biến hòa bình”.
P.C.D.
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/04/17/nhan-quan-im-lang/#more-2413
END
‘Lòng
can đảm’ từ các em học sinh: “xé đề cương kỳ thi tốt nghiệp PTTH 2013”
Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) -
Cám ơn các, em những người học sinh của Tp. Sài Gòn! Năm 2013, các em đã
đoàn kết, dám nghĩ dám làm (Việc mà 7 năm về trước tôi và các bạn đồng
trang lứa không dám làm). Vào ngày 30/03/2013 khi nghe tin bộ giáo dục đưa
môn lịch sử vào thi tốt nghiệp PTTH năm nay. Hàng trăm học sinh đã hò hẹn
trên mạng cùng đồng loạt xé đề cương mônnày vì không thi
tốt nghiệp giấy được vứt xuống trắng xoá cả sân trường (1). Tại sao các em lại hành động
như thế? Vì sao chất lượng của môn lịch sử lại thấp như vậy? Do chính sách
“tuyên truyền, nhồi nhét” của đảng, do giáo viên, hay chương trình, sách
giáo khoa... hay do tất cả?
|
Hàng trăm học sinh tập trung
ra hành lang, đồng loạt xé
đề cương và hò hét. Ảnh Tiền Phong Online |
Ở
Việt Nam học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 phải học môn lịch sử. Nhưng thay vì “lịch
sử” là môn mà học sinh phải rất yêu thích bởi nó cho người học
biết đến cuội nguồn dân tộc, nhất là những buổi học về những đầu dựng nước
và giữ nước của ông cha, những bài học được rút tỉa từ những cuộc xâm lược
của ngoại bang nhất là thằng Tàu, những chiến thắng hào hùng của dân tộc chống
ngoại xâm, nhằm tránh những vết xe đổ của các bậc tiền nhân, những triều đại
hưng thịnh của dân tộc phải được phân tích để học hỏi...
Đằng
này môn lịch sử lại bị “đảng ta” (đảng của các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam,
chứ nhất định không phải đảng của cả dân tộc Việt Nam), chính trị hóa nên nội dung kiến thức viết ra
theo quan điểm một chiều, chỉ kể về công của “đảng ta” mà
không kể tội của đảng, các cuộc chiến thì cuộc chiến nào đảng cũng thắng
lợi. Chưa học đã biết hết nội dung dẫn đến học sinh nhàm chánm do đó học
sinh thiếu đi khả năng tư duy sáng tạo, và “đảng ta” dần
biến học sinh thành cái máy dập khuôn theo những gì ý đảng viết trong
sách.
Lịch
sử thiếu khách quan những cuộc chiến như “Mậu Thân”, phía
quân, dân của “đảng ta” chết nhiều mà máu chảy thành sông
thành suối (cầu suối máu ở Biên Hoà). Nhưng “đảng ta” vẫn ca ngợi là thắng
lợi vẻ vang, học sinh chưa học đã biết, ta đúng họ sai-ta sống họ chết, ta
thắng-họ thua, ta giỏi-họ dốt, ta chính-họ tà. Mà không bao giờ nhận thất
bại, dẫn đến “đảng ta” ngày nay là một lũ kiêu binh. Tất cả các cuốn sách
lịch sử hiện tại chưa phản ánh đúng sự thật, mà thường viết theo hướng một
chiều nên học sinh dẫn đến nhàm chán.
Nhồi
sọ tư tưởng Max, Mao là vĩ đại, bắt học sinh phải học tập theo gương ông
Hồ coi ông như thánh sống (không vợ con suốt đời lo cho dân tộc giải phóng
Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân và đế quốc). Khi tìm hiểu trên
internet học sinh lại thấy ông Hồ là Hồ Tập Chương người Trung Quốc, có vợ
có con và là một kẻ giết chết 200,000 người ở Miền bắc bởi “cải cách
ruộng đất”. Dẫn đến học sinh chán nản bởi, bị “đảng ta” lừa
lọc hoài, nên chán ghét môn học lịch sử. Mà những năm học gần đây điểm thi
tốt nghiệp PTTH và đại học thường thấy kết quả “điểm O” tròn trĩnh.
Không
dám kể tội Trung Quốc đã xâm chiếm biên giới phía bắc năm 1979 và cướp
Hoàng Sa 1974, cướp Trường Sa 1988. Sách giáo khoa lịch sử hiện tại viết
rất cứng ngắc, bởi các lý do trên. Nên học sinh không muốn học môn “lịch
sử” và hôm nay hàng trăm học sinh rất dũng cảm, dám đứng thẳng lên xé “đề
cương” và vức đi để phản đối cách lừa dối của “đảng ta”, bởi
ghét cách làm: “muốn chính trị hoá môn lịch sử”. Cám ơn các em đã dạy cho
bọn anh một bài học: “Khi không còn sợ 'đảng ta' nữa, thì ba triệu
đảng viên kia chỉ là những viên đá lót đường cho tự do nhân quyền tại Việt
Nam thôi” .
Cù Huy Hà Bảo
danlambaovn.blogspot.com
END
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment