Sunday, September 16, 2012

Báo Việt tiếp tục đả phá Quan làm báo



CHỦ NHẬT, NGÀY 16 THÁNG CHÍN NĂM 2012


Báo Việt tiếp tục đả phá Quan làm báo


Sử dụng internet ở Việt Nam

Mạng internet bị cho là mang nhiều nguy hại

Tiếp theo sau chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 12/9, báo trong nước tiếp tục đăng bài chỉ trích các blog 'phản động' và mạng xã hội.

Tờ PetroTimes hôm thứ Sáu 14/9 chạy bài thứ hai trong loạt bài về Quan làm báo, trang blog bị nêu danh trực tiếp trong công văn 7169/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ, cùng với hai trang khác là Dân làm báo và Biển Đông.

Các bài liên quan



CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN



Bài viết mang tựa đề 'Quan làm báo đã bịa đặt như thế nào', cũng do Nhóm phóng viên PetroTimes viết, liệt lê các vụ mà báo này cho là Quan làm báo đã "lừa người đọc".

Trong số các vụ đó, có cáo buộc báo Thanh Niên đăng bài vở PR cho Bầu Kiên, tức ông Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt hồi tháng trước; cũng như ông Trầm Bê, một doanh gia giàu có ở TP Hồ Chí Minh.

Tiếp theo đó, là các lần Quan làm báo "tung tin" một loạt nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh ở Việt Nam bị bắt, với những cái tên như Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank)...

Các thông tin này, theo PetroTimes, đều là bịa đặt. Phóng viên PetroTimes nhận định: "... mặc dù luôn gồng mình, “tỏ ra nguy hiểm” nhưng “Quan làm báo” đã thể hiện sự xào xáo “ít học” của mình".

Bài viết kết thúc bằng kêu gọi "cần phải tìm cho ra những kẻ tiếp tay cho chúng [Quan làm báo] và nghiêm trị".

Một hôm trước, PetroTimes cũng đã chạy bài 'Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của Quan làm báo' nói về cách thức đưa tin "lợi dụng lòng tin" của blog đình đám này.

'KHÔNG PHẢI TẦM THƯỜNG'


"Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!"

PetroTimes nói về Quan làm báo

Một điều đáng chú ý là tuy dùng những từ như "ngây ngô", "ít học"... khi nói về Quan làm báo, phóng viên PetroTimes lại nhận định: "Hẳn tất cả chúng ta đều muốn “biết mặt, nghe tên” của những kẻ được gọi là Quan làm báo”.

"Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!"

Tờ PetroTimes của ngành dầu khí do ông Nguyễn Như Phong, cựu phó Tổng biên tập Công an Nhân dân, làm chủ bút và do vậy được cho là có quan hệ với ngành an ninh Việt Nam.

Một số nguồn tin ở trong nước cũng cho BBC hay nhà chức trách đang điều tra truy tìm người đứng sau Quan làm báo và Dân làm báo vẫn đang diễn ra tuy cũng có tin nói đã xác định được chủ nhân của các blog "bôi nhọ lãnh đạo" này.

Trong khi đó, thứ Năm 13/9 cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - báo Nhân Dân có xã luận của tác giả Anh Khôi nói về 'Quyền lực ngầm sau mạng xã hội'.

Bài viết hơn 2.500 từ đăng trong mục Bình luận-Phê phán của báo Nhân Dân phân tích điều mà tác giả cho là nguy cơ mà người sử dụng các trang mạng xã hội đang phải đối diện.

Bài viết cảnh báo: "Đằng sau mạng xã hội luôn có những quyền lực ngầm, và công nghệ do con người tạo ra có thể trở thành một công cụ bị lạm dụng nhằm khống chế con người, nếu như mất cảnh giác."

Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang

Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang bị cho là một trong các 'nạn nhân của Quan làm báo'

Anh Khôi cho rằng từ chỗ "không hề hoặc rất ít liên quan chính trị", các mạng xã hội hiện nay đang bị "các đại gia tài chính, các thế lực chính trị và nhiều đối tượng khác khai thác để kiếm lợi".

NGUY CƠ CHÍNH TRỊ


Cây bút của báo Đảng CSVN viết rằng Facebook, mạng xã hội có hàng triệu người ở Việt Nam sử dụng, được "một số nguồn tin cho biết" là do các ngân hàng và nhà đầu tư tài chính khổng lồ Rothschilds and Goldman Sachs sở hữu và quản lý; đồng thời cũng có quan hệ với CIA.

Tác giả bài viết cảnh báo thiệt hại cho người sử dụng mạng xã hội, không chỉ trong mua bán kinh doanh mà cả trong lĩnh vực an ninh chính trị.

"Trên Facebook, cách đưa tin có chủ ý rõ rệt. Họ cung cấp các đường link với một số trang web chống chế độ. ... Ðây chính là điểm mà các thế lực thù địch, phản động đang khai thác sâu, lợi dụng triệt để."

Anh Khôi cũng nhắc tới điểm dường như là mấu chốt, rằng các mạng xã hội từng đóng quan trọng trong các cuộc cách mạng gần đây ở Trung Đông và Bắc Phi.

Chính quyền ở Việt Nam đã không ít lần cảnh báo về diễn biến hòa bình, cách mạng màu, cách mạng hoa lài... mà nguy cơ bị cho là xâm nhập qua con đường internet.


 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-9/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link