Saturday, May 17, 2014

Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?


Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2014-05-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
05142014-vn-respon-to-china.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Vị trí của
 giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam
RFA files:UNCLOS-CIA







Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Là tư vấn kinh tế cho đài Á Châu Tự Do, lại theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm qua, ông đã nhiều lần phân tích động thái của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Điển hình là hai bài liền trong Tháng Bảy năm 2012 khi tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để mở ra chín lô cho quốc tế thăm dò. Vì vậy, có lẽ ông chẳng ngạc nhiên khi tập đoàn này đưa giàn khoan tối tân nhất của họ vào một khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á từ đầu tháng Năm. Thính giả gần xa của chúng ta nêu câu hỏi là trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm những gì khi kinh tế lại có nhiều quan hệ gắn bó với Trung Quốc? Ông nghĩ sao về thắc mắc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là vấn nạn nan giải vì ta cần hỏi ngược là Việt Nam nào ở đâu? Nhưng xin hãy nói về bối cảnh, về những gì có thể là mục tiêu của Trung Quốc. Nếu biết họ muốn gì, vì sao, may ra mình sẽ thấy được những khả năng ứng xử. Còn lại, làm được không thì tùy theo vị trí và tầm nhìn xa gần.

Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ câu hỏi đó. Theo nhận xét của ông thì Trung Quốc muốn gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ nhiều năm nay, diễn đàn này nhận định rằng Trung Quốc là xứ đói ăn, khát dầu và cần trao đổi với thế giới bên ngoài, nhưng vì đa nghi và sợ sệt nên đòi kiểm soát sự trao đổi ấy. Nhiều nước Đông Á cũng cần trao đổi buôn bán như vậy mà giải quyết theo cách hoà bình và sòng phẳng. Trung Quốc giải quyết theo lối khác, có thể qua ba bước tuần tự.

Thứ nhất, do yêu cầu kiểm soát vùng biển cận duyên như vùng trái độn quân sự, năm năm về trước, họ mập mờ đưa ra lưỡi bò chính khúc, rồi gọi là khu vực "quyền lợi cốt lõi" để biện minh cho việc can thiệp. Đó là ăn cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạt. Việc mở rộng khu vực kiểm soát phòng không năm ngoái cũng nằm trong hướng đó. Bước thứ ba là sẽ còn lặng lẽ nâng cao khả năng quân sự để mở tầm kiểm soát ra khỏi vùng biển cận duyên mà không gây ra phản ứng đồng loạt của các lân bang.
Việc họ đưa giàn khoan tối tân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không là bất ngờ vì nằm trong bước thứ hai, là khai thác lợi thế chiến thuật đã có sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, rồi một phần Trường Sa năm 1988 và chiếm Bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân vào năm 2012 mà không gặp sự chống đối chung.

Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực
Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực. AFP
Đó là ăn cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạt
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Suy như vậy, mục tiêu của giàn khoan 981 không hẳn là để tìm dầu trong một hạn kỳ có ba tháng. Họ thử xem phản ứng của nước thế nào thì tiến tới bước thứ ba là mở rộng tầm kiểm soát quân sự ra khỏi vùng biển cận duyên mà khỏi đụng với Hoa Kỳ. Qua từng bước, Bắc Kinh khai thác lòng tham và nỗi sợ của các nước để đạt mục tiêu là kiểm soát và nếu được thì thôn tính.

Vũ Hoàng: Phải chăng cũng do lòng tham hay nỗi sợ mà Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN đã không có một lập trường thống nhất về quy tắc hành xử với Bắc Kinh sau hội nghị cấp cao vừa qua tại Miến Điện hoặc như trong thượng đỉnh năm kia tại Cam Bốt?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta bắt đầu bước vào phần tìm hiểu về cách ứng xử của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Trước hết, cả vùng Đông Á này đáng khinh và không là gương mẫu vì chọn con đường lý tài hơn lý tưởng và biến người dân thành sinh vật kinh tế. Nếu còn vài ngoại lệ thì đấy là Nhật Bản và Đại Hàn mà thôi, khi lãnh đạo hai xứ này còn nhắc nhở đến những giá trị tinh thần trong các quyết định.

Ngẫm lại thì với tất cả tội ác thời thực dân và những hạn chế ngày nay trong hành động, các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ đều đề cao một số nguyên tắc có giá trị toàn cầu, là tự do kinh tế, xã hội cởi mở và dân chủ chính trị với nhân quyền được tôn trọng. Không chỉ đề cao, họ cố thực hiện điều đó cho xứ khác và kịch liệt đả kích khi có vi phạm trong các xã hội Âu-Mỹ của họ.

Đông Á thì không. Dù có nhiều nền văn hoá cổ xưa với giá trị tinh thần đáng kính, các nước Đông Á ngày nay, nhất là tại Đông Nam Á, đều theo chủ nghĩa thực dụng, coi quyền lợi kinh tế còn quan trọng hơn nhân quyền, hay chủ nghĩa dân tộc và độc lập quốc gia. Vì vậy, các nước mặc nhiên rơi vào cái bẫy "trọng thương" và lý tài của Trung Quốc. Ở xa tầm đạn thì tham, ở gần thì sợ nên tự khuất phục. Người ta quên một khái niệm đã từng làm nên lịch sử là "chính nghĩa", là cái lẽ phải khiến con người có thể hy sinh tài sản lẫn mạng sống.

Việt Nam là nơi mắc bệnh lý tài Đông Á nặng nhất, từ trên đầu xuống, nên khó kêu gọi xứ khác cùng sát cánh trước bạo lực bành trướng. Trong môi trường văn hóa ấy, chủ nghĩa bá quyền và chính sách thực dân mới của Trung Quốc có sự thuận lợi hiển nhiên và Bắc Kinh dễ phân hóa lập trường của tập thể ASEAN.

Vũ Hoàng: Từ một chuyên gia kinh tế, nhận xét về văn hoá này của ông quả là đáng chú ý!

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng từ nếp văn hóa lý tài đó mới có chính sách kinh tế tai hại đấy. Ai cũng biết hệ thống kinh tế nhà nước có vấn đề mà sửa không được thì theo để kiếm chút cháo, mặc cho tư doanh cò con bị chết lâm sàng. Rồi còn viện dẫn thành quả ảo của Trung Quốc làm lẽ biện minh cho hệ thống kinh tế bất công và bất lực đó. Thực tế lại còn thê thảm hơn vậy nữa.
Giàn khoan HD 981 trên Biển Đông
Giàn khoan HD 981 trên Biển Đông (ảnh Xinhua)

Vũ Hoàng: Ông nói thê thảm hơn là thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta hãy nhìn vào thực tế Việt Nam mà có lẽ người Mỹ cũng biết.
Từ năm năm nay, hải quân của Việt Nam mới gia tăng ngân sách từ hơn trăm triệu lên khoảng 400 triệu đô la vào năm tới. So với bao nhiêu tỷ bạc đã bị thất thoát thì đấy là điều mỉa mai. Thành phần lãnh đạo xứ này sẵn có bãi đáp ở nước ngoài, không Mỹ thì Canada hay Úc. 

Họ có chân chạy nên tài sản và con cháu đều có chân đứng ở ngoại quốc. Ở dưới, phần tử ưu tú của xứ sở vì tương đối khá giả hơn quần chúng thì cũng mong con cái được học bên Mỹ để có tương lai khá hơn quá khứ 40 năm vừa qua của họ. Như vậy trước mối nguy Trung Quốc thì còn lại những ai? Là người chỉ sợ mất tiền trên thị trường cổ phiếu, những người vừa được phép biểu tình hay những người còn trong tù vì đã biểu tình chống Trung Quốc hay đòi dân chủ?

Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Ngày nay, không thiếu người ở trong nước coi chuyện giàn khoan CNOOC là vở kịch được Bắc Kinh và Hà Nội dàn dựng để trục lợi với Mỹ. Vì lòng dân hoang mang bất định tới mức đó, hồi nãy tôi mới hỏi là Việt Nam nào, ở đâu? Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới.

Vũ Hoàng: Nếu những người có tâm huyết và thiết tha đến tương lai Việt Nam mà muốn làm gì đó, dù chỉ là kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thì điều ấy có nên chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi ngờ rằng ta sẽ rơi vào cái chủ nghĩa lý tài tai hại, với lý luận bùi tai là nên dàn xếp qua thương thảo, chứ đừng cản trở việc giao lưu buôn bán vì đã làm ăn với nhau thì khó nã súng vào nhau. Lý luận đó chỉ là biện minh cho lẽ cầu an! Cho nên người ta vẫn có thể mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc để huy động lòng dân và để thử lòng người, chứ không nên chờ đợi là gây thiệt hại cho Trung Quốc. Thuần về kinh tế, có lẽ ta nên nhìn khác.

Vũ Hoàng: Thưa ông nhìn khác là như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc vì lãnh đạo có phân công lao động với Bắc Kinh như các nước chư hầu Đông Âu với Liên Xô thời xưa. Hà Nội chả mắc bẫy giao thương với Bắc Kinh mà đã đẩy cả nước vào cái bẫy đó. Tôi xin giải thích.

Việt Nam bán hàng nhiều nhất là cho các thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản rồi mới đến thị trường Trung Quốc. Bán hàng gì? Đa số là hàng chế biến với nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Tức là Việt Nam chỉ là trạm trung chuyển các bán chế phẩm của Trung Quốc bán vào các thị trường Âu-Mỹ với phần gia công hay trị giá gia tăng là của công nhân Việt Nam.

 Hậu quả là Việt Nam nhận đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, chỉ kém đầu tư của Nam Hàn và Nhật Bản, mà đạt xuất siêu với các thị trường Âu-Mỹ chừng nào thì nhập siêu với Trung Quốc chừng đó. Nôm na thì Việt Nam nhận làm công ty vệ tinh cho đại tổ hợp Trung Quốc và được thế giới nâng đỡ chừng nào thì dâng lại lợi thế đó cho Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Tháng Tám năm ngoái, nói về sự thoái trào của Trung Quốc vì đà tăng trưởng chậm mà lương bổng đắt hơn, ông có gợi ý về một cơ hội mới cho Việt Nam để thu hút đầu tư của thiên hạ và góp phần thay thế vai trò "công xưởng toàn cầu" của Trung Quốc. Thưa ông, liệu rằng vụ tranh chấp hiện nay với Trung Quốc có giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi cảnh ngộ vệ tinh kinh tế của Trung Quốc hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong như vậy. Thật ra, hòn đá thử vàng để trắc nghiệm thực tâm của lãnh đạo Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc phải khởi đi từ việc tôn trọng và tin tưởng người dân chứ đừng là công cụ của Trung Quốc để đàn áp người dân của mình. Sau đó, nếu lãnh đạo nói đến chuyển hướng kinh tế để ra khỏi quỹ đạo Bắc Kinh, từ các dự án bô xít Tây Nguyên đến chuyện buôn lậu ở biên giới thì người dân mới tin. Nếu được giải phóng như vậy, người dân sẽ ngăn được nạn đảng viên cán bộ tiếp tay Trung Quốc gieo họa cho kinh tế Việt Nam.

Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không làm nổi việc đó thì họ bị đào thải vì người dân sẽ nổi dậy sau khi Việt Nam bị mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. Chẳng ai muốn một cơn chấn động như vậy nhưng điều ấy vẫn có thể xảy ra, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của xứ này.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.


Nghiên cứu Biển Đông - Bài học từ vụ Philippines: mất bãi đá Scarborough về tay Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn.

Vào tối ngày 15/6/2012, Philippines đành chịu thua sau 10 tuần đụng độ gay gắt với Trung Quốc và đã rút các tàu biển của nước mình ra khỏi vùng nước xung quanh bãi đá Scarborough. Bãi đá này là một nhóm các đá nhỏ nằm ở 120 dặm về phía tây so với Vịnh Subic. Giống như rất nhiều đảo và đá ở Biển Đông, chủ quyền của bãi đá Scarborough đang là tranh cãi giữa rất nhiều nước có yêu sách, trong trường hợp này là Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Và mặc dù các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhanh chóng tránh những quan niệm về một cuộc cạnh tranh bên được bên mất, nhưng không hề có nghi vấn nào về việc Trung Quốc đã giành được một thắng lợi mang tính chiến thuật với việc nắm giữ và chiếm đóng các khu vực tranh chấp, và điều này không hề có lợi cho Manila.

Cuộc khủng hoảng đã có thể dẫn đến một cuộc chiến khu vực. Hàng tá tàu thuyền của chính phủ và tàu cá đã luôn lượn lờ một cách nguy hiểm ở khu vực xung quanh bãi đá trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ và dân chúng rất bất bình. Nhưng sâu xa hơn, cuộc đụng độ ở bãi đá Scarborough chứng minh rằng các nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn sự cứng rắn của Trung Quốc không hề có hiệu quả. Ngay sau khi Philippines rời khỏi bãi đá, các quan chức và học giả Trung Quốc đã bắt đầu đề cập đến “Mô hình Scarborough” cho việc sử dụng ảnh hưởng và thôn tính những vùng lãnh thổ tranh chấp. Từ những sự kiện này, các học giả hàng đầu của Trung Quốc đang khám phá các chiến lược “cưỡng chế lan rộng” (“extended coercion” – một trò chơi nhằm mở rộng sự ngăn chặn) mà thông qua đó Trung Quốc có thể tạo áp lực lên các đồng minh của Mỹ trong khi vẫn có thể kiềm chế được Washington.

Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực nhiều hơn ở Biển Đông sẽ đi ngược lại với lợi ích của Mỹ. Cùng với mối đe dọa đến thịnh vượng và hòa bình của khu vực, sự việc này có thể đặt ra nghi vấn về quyền lực hiện tại của Mỹ ở Châu Á và những ngờ vực về giá trị của việc làm đồng minh với Mỹ.

Vì Trung Quốc đã rút ra được bài học từ vụ đụng độ với Philipines và đang tìm kiếm phương pháp tương tự ở những nơi khác, do đó Mỹ cũng cần phải học cách kiểm soát lại hành vi của mình bằng việc hiểu chính xác việc gì đã xảy ra ở bãi đá Scarborough, tại sao vũ lực của Trung Quốc lại lợi hại đến thế, và Mỹ có thể làm gì khác hơn trong tương lai.

Cuộc khủng hoảng bùng nổ khi một máy bay tuần tra của hải quân Philipines phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc gần bãi đá Scarborough vào ngày 8/4/2012. Đúng như nghi vấn, Philippines tìm thấy những con sò khổng lồ, san hô và cá mập trên những con tàu này. Đây đều là những loài bị đánh bắt bất hợp pháp và có nguy cơ tuyệt chủng – hành vi của các con tàu này đã vi phạm luật của Philippines. Philippines sau đó đã điều động tàu BRP Gregorio del Pilar, một tàu bảo vệ bờ biển Mỹ không dùng đến, để bắt những ngư dân này. Tuy nhiên, điều mà các máy bay do thám của Philippines không nhìn thấy là các tàu hải giám của Trung Quốc cũng ở trong khu vực đó. Mặc dù Philippines thường sử dụng tàu hải quân để ngăn chặn các hoạt động phi pháp trong vùng biển của mình (do số lượng hạn chế của các tàu tuần duyên và tàu hải quân của nước này cộng lại), Trung Quốc hết sức giận dữ khi cho rằng Philippines đã điều tàu quân sự cho các hoạt động chấp pháp.

Buộc tội Philippines quân sự hóa tranh chấp, Bắc Kinh đã tiến hành chính sách mà học giả Stephanie Kleine-Ahlbrandt gọi với cái tên khá phù hợp là “sự cứng rắn mang tính phản ứng”, nhanh chóng điều các tàu biển ngăn Philippines bắt giữ các ngư dân của mình. Với sự đụng độ của các tàu chính phủ ở bãi cạn, hai nước bị mắc kẹt trong thế mặt đối mặt về tranh chấp chủ quyền.

Mặc dù yêu cầu Philippines ngay lập tức rút quân, nhưng Trung Quốc lại nhanh chóng làm leo thang vụ đụng độ bằng việc điều số tàu bằng và sau đó là vượt quá số tàu ít ỏi của Philippines – những tàu được điều đến để giải vây cho tàu chiến của Philippines. Tàu biển của Trung Quốc, có tin cho rằng đã phối hợp với các ngư dân, thực hiện một bước đi khá táo bạo là dựng lên một rào chắn bằng dây thừng ngang qua vùng cửa biển hình chữ C, trước hết là để ngăn chặn các ngư dân Philippines còn mắc kẹt bên trong bãi đá, và cấm họ không quay trở lại một khi được phép ra khỏi đây. Trong khi đó, tàu của Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) liên tục lượn lờ ở quanh đó như một thông điệp gửi đến Manila rằng đừng có dại gì mà gây hấn.

Bắc Kinh cũng sử dụng sức ép kinh tế bằng việc thông báo kiểm tra bất ngờ đối với chuối nhập khẩu của Philippines, và những quả chuối này đã bị bỏ chín nẫu ở cảng của Trung Quốc. Việc cấm du lịch lan rộng cũng đã giảm đáng kể số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Philippines.

Khi vụ đụng độ ngày càng căng thẳng hơn, các kênh ngoại giao truyền thống thu được rất ít kết quả. Việc liên lạc giữa Bắc Kinh và Manila hết sức trì trệ một phần là do những nguyên nhân không mấy liên quan gì đến khủng hoảng. Philippines chưa bổ nhiệm vị trí đại sứ còn trống ở Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc ở Philippines bị đánh giá là làm việc không hiệu quả và không hiểu ý Bắc Kinh.

Phức tạp hơn, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh ở Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Châu Á Phó Oánh, đã từng làm Đại sứ Trung Quốc ở Philippines vào năm 1999 khi Trung Quốc gia tăng một cách khiêu khích các yêu sách của mình ở Biển Đông bằng việc xây dựng một cơ sở quân sự ở Đá Vành Khăn đang tranh chấp (mà Trung Quốc đã chiếm từ năm 1995). Như một quan chức Philippines đã nhận xét: “Nếu có bất cứ ai đó biết cách để trộm đảo, đó chính là bà ấy.” Những nỗ lực để thúc đẩy các kênh ngoại giao bí mật đáng tin cậy giữa Bắc Kinh và Manila không đạt được kết quả nào.

Việc chính quyền hai nước không thể nói chuyện với nhau ngầm ám chỉ vai trò của Mỹ như một người đối thoại và hòa giải mặc định. Cả hai bên đều bắt đầu những cuộc đàm phán riêng rẽ với các quan chức Mỹ – những người sau đó phải chuyển các thông điệp qua lại giữa hai bên.

Mặc dù Trung Quốc không ưa thích gì việc nhờ đến Mỹ là người trung gian hòa giải, nhưng thực tế thì Bắc Kinh lại thúc đẩy Washington gây áp lực buộc Philippines xuống nước, và miêu tả giới lãnh đạo Manila là nông nổi, khó đoán định và dễ liều lĩnh lao vào phiêu lưu khi tin vào những tuyên bố của Obama và chính quyền của ông rằng Mỹ đang tái cân bằng sự chú ý và nguồn lực đối với Châu Á.

Trong khi đó, ngoại giao giữa Mỹ và Philippines phản ánh nhận thức chung về tầm quan trọng của việc tiếp tục thận trọng và kiềm chế. Manila một lần nữa hy vọng về sự trở lại nguyên trạng trước đây, đồng thời tìm kiếm sự rõ ràng hơn từ phía Mỹ về những điều kiện mà theo đó Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước đồng minh có thể đưa đến sự can thiệp của Mỹ. 

Cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Clinton và Panneta với những người đồng cấp Philippines vào tháng 4/2012 và chuyến thăm của Tổng thống Aquino đến Washington vào tháng 6 nhằm gửi đi tín hiệu về sự đoàn kết giữa hai đồng minh, mặc dù một cách công khai Mỹ vẫn luôn duy trì “sự mơ hồ chiến lược” về tác động của hiệp ước trong trường hợp bùng nổ chiến sự ở Biển Đông.

Sau nhiều tuần thảo luận, thương lượng, vào giữa tháng 6 các quan chức Mỹ đã làm trung gian cho cái mà họ tin rằng là một thỏa thuận cùng rút lực lượng của hai bên. Vì quá mệt mỏi, bị áp đảo về số lượng và thiếu những lựa chọn khác có tính khả thi, Manila đã rút số tàu còn lại với lý do có một cơn bão sắp đến để đỡ mất mặt. Trung Quốc, trái lại, không tuân theo hạn chót đã được thống nhất và vẫn giữ lại các tàu biển ở bãi cạn, nơi mà họ hiện nay vẫn còn thường xuyên tuần tra.

Mặc dù quân đội Mỹ vẫn có khả năng ngăn chặn chiến tranh giữa các cường quốc ở Châu Á, nhưng nguy cơ xung đột trên quy mô lớn là hết sức xa vời. Thay vào đó, sự bất ổn khu vực sẽ dễ nảy sinh hơn từ các tranh chấp và cãi vã nằm trong ranh giới nhập nhằng giữa chiến tranh và hòa bình.

Trung Quốc nắm giữ hàng loạt các lợi thế chiến lược trong môi trường này, một sự thật mà Bắc Kinh chưa bao giờ bỏ qua. Không hề tình cờ khi các tàu biển phi quân sự được coi là lực lượng đi đầu trong chính sách cưỡng ép của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Điều này giúp bảo đảm tranh chấp sẽ được dàn xếp như một cuộc chiến không cân xứng giữa lực lượng tuần duyên hùng hậu của Trung Quốc và một lực lượng tương tự gần như không tồn tại của Philippines. Bắc Kinh tận dụng lợi thế này hết mức có thể, nhưng vẫn giữ dưới ngưỡng quân sự hóa, nhằm tránh khả năng đáp trả của Hải quân Mỹ.

Cùng với khoảng cách khá xa giữa năng lực biển của Trung Quốc và của Philippines, Bắc Kinh cũng khai thác lợi ích bất đối xứng với Mỹ. Các quan chức ngoại giao đã nhanh chóng trích dẫn quan điểm của các nhà yêu nước cả ở trong quân đội (PLA) và trong dân chúng Trung Quốc, kêu gọi chính phủ sử dụng vũ lực chống lại Philippines. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Bắc Kinh đã gián tiếp đề cập đến yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, một cụm từ được sử dụng cho các vấn đề như Đài Loan và Tây Tạng, theo đó Trung Quốc sẵn sàng tiến hành chiến tranh để ngăn các lực lượng chống đối hoặc các thế lực thù địch đạt được mục đích của họ.

Đáp lại, các quan chức Mỹ tỏ ra hết sức thận trọng, không muốn khiêu khích đẩy Trung Quốc vào xung đột. Thế lưỡng nan của Mỹ ngày càng rõ nét khi mà Bắc Kinh không muốn thiết lập các kênh ngoại giao đáng tin cậy với Manila. Trách nhiệm đàm phán tìm ra một giải pháp cho khủng hoảng do đó phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Hệ lụy phát sinh đó là tranh chấp đã trở thành một vấn đề chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc, gây ra sự phức tạp liên quan đến việc gìn giữ quan hệ ổn định Trung – Mỹ. Bắc Kinh càng nhấn mạnh điểm này bằng cách đổ lỗi các hành động của Philippines cho Mỹ một cách công khai và riêng tư.

Để ngăn khu vực đoàn kết ủng hộ Manila, Trung Quốc đã chuyển sang cô lập Philippines và tìm cách chia rẻ các thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Lúc đầu, điều này khá dễ dàng, nếu tính đến số lượng các nước trong khu vực cùng chia sẻ quan điểm công khai của Trung Quốc rằng Philippines là nước đã khơi mào khủng hoảng bằng việc điều các tàu hải quân cho các hoạt động chấp pháp. Cuộc đụng độ cũng nổ ra khi mà Philippines được coi là người ngoài cuộc trong các nỗ lực nội khối của ASEAN nhằm đạt được đồng thuận cho một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Nhưng khi thời gian trôi qua, và đặc biệt khi Trung Quốc dựng lên một rào chắn thực sự ở bãi đá, thì ở khu vực đã nổi lên một sự đồng thuận về việc Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của mình. Thời điểm để công chúng có thể phán xét một cách cẩn thận sự việc này diễn ra vào Diễn đàn an ninh khu vực ARF vào tháng 7 và Cấp cao Đông Á (EAS) sau đó.

Đoán trước được điều này, Bắc Kinh đã phản ứng với chính sách ngoại giao hai bước. Đầu tiên, sau hàng tháng không chịu thay đổi lập trường, Trung Quốc đã thông báo về thiện chí của mình, chỉ vài ngày trước ARF 2012, rằng nước này đồng ý bàn thảo về COC vào cuối năm. Tuy thông báo này chỉ là cam kết khá hời hợt, nhưng nó đã giúp làm chìm những lời chỉ trích của các nước trong khu vực.

Với khả năng ảnh hưởng mạnh về kinh tế, Bắc Kinh cũng tìm cách chia rẽ ASEAN, chẳng hạn như việc mua chuộc Campuchia, chủ tịch ASEAN 2012 và chủ trì ARF. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Phnom Penh trước khi hội nghị diễn ra với cam kết đầu tư và viện trợ hàng triệu USD. Điều này đủ để thuyết phục Campuchia hạn chế thảo luận về các vấn để biển nhạy cảm, những vấn đề mà có thể làm nổi rõ sự cứng rắn của Trung Quốc. Không thể nhất trí về ngôn từ liên quan đến vấn đề Biển Đông ở ARF, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm không thể đưa ra một tuyên bố chung.

Cuối cùng, không phải tất cả các kế hoạch trên đều diễn ra hoàn hảo, nhưng kết hợp lại, các kế hoạch này làm nên thắng lợi của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Trung Quốc sở hữu sức mạnh biển vượt trội so với Philippines và thể hiện quyết tâm khó bì. Bắc Kinh còn cô lập Philippines và bảo đảm rằng ASEAN không thể và không sẵn sàng giải cứu nước này. Trong khi đó, Bắc Kinh cố gắng cách ly Washington bằng việc dựa vào các tàu hải quân dân sự và đặt vấn đề Biển Đông vào đại cục quan hệ Mỹ – Trung.

Việc Trung Quốc đã tiến hành tất cả các động thái trên một cách cố ý và có bài bản chiến lược hay không không còn quan trọng nữa. Tác động đều như nhau và bài học rút ra từ đó là hết sức rõ ràng. Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Có những người Mỹ không xem sự cứng rắn của Trung Quốc là một tín hiệu cảnh báo thực sự. Từ góc nhìn của họ, việc giữ thái độ hòa hoãn với Trung Quốc vẫn còn hơn liều lĩnh gây chiến chỉ vì “một nắm đảo đá”. Nhưng các quan chức Mỹ có lẽ cần suy nghĩ nghiêm túc rằng liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một trật tự khu vực ở Châu Á trong đó kẻ mạnh là kẻ chiến thắng không.

Suy tính cẩn thận các sự kiện ở bãi đá Scarborouh, Mỹ nên tăng cường ổn định khu vực theo ba hướng hành động dưới đây, đối với đồng minh và đối tác của Mỹ, đối với khu vực nói chung, và tất nhiên với cả Trung Quốc.

Nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ là giúp xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với năng lực biển của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là khởi động việc chạy đua vũ trang hay đặt ra các mục tiêu không thực tế như cố gắng chạy đua với lợi thế tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc. Thay vào đó, sự hỗ trợ của Mỹ nên tập trung vào tăng cường năng lực chấp pháp biển, bao gồm tình báo và chia sẻ hiểu biết chung về biển, như vậy các nước mới có thể tự tin hơn và có khả năng giám sát vùng biển của họ. Các thông tin có sẵn và được chia sẻ rộng rãi hơn có thể có tác dụng ngăn chặn với những ai muốn đi ngược lại để kiểm chứng giới hạn của các hành vi được chấp nhận.

Trong dài hạn, Mỹ có thể giúp các nước trong khu vực phát triển năng lực bất đối xứng để ngăn chặn xung đột cường độ cao. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” để thách thức năng lực triển khai quân của quân đội Mỹ ở Đông Á. Các cường quốc yếu hơn có thể khiến Bắc Kinh phải thận trọng hơn bằng việc áp dụng chiến lược tương tự để thuyết phục Trung Quốc giảm sử dụng vũ lực.

Thứ hai, Mỹ có thể củng cố hợp tác đa phương và hạn chế khả năng chia rẽ các quốc gia của Trung Quốc. Washington có thể đóng góp vào môi trường an ninh ngày càng được kết nối bằng việc hỗ trợ các mối quan hệ an ninh song phương và đa phương đang nở rộ ở Châu Á, ngày càng phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.

Quan trọng hơn là Mỹ cần tiếp tục là người ủng hộ đi đầu của ASEAN và các thể chế do ASEAN làm trung tâm. Sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, trong các cơ chế như EAS và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, đã làm gia tăng sự gắn kết và mục tiêu của ASEAN thông qua việc cung cấp những bổ sung thiết yếu về tính chính danh và năng lực của tổ chức này.

Hơn thế, xây dựng thói quen hợp tác đa phương và phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp thể chế hóa theo con đường ngoại giao là cần thiết để cung cấp các biện pháp hòa bình cho việc quản lý và giải quyết khủng hoảng, không sử dụng con đường quân sự và các hình thức vũ lực khác. Các quan chức của Mỹ cần phải cam kết can dự ở nhịp độ cao vào các nghị trình ở Châu Á, và giữ vững cam kết này ngay cả khi khủng hoảng quốc tế nổi lên ở những nơi khác.

Hỗ trợ việc tuân thủ luật quốc tế cũng hết sức cần thiết. Philippines cũng đã đệ trình lên Tòa án quốc tế về Luật Biển để phân xử hàng loạt các bất đồng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng nên đứng đằng sau tiến trình này và – trước khi có phán quyết – nên kêu gọi Trung Quốc tuân theo các quyết định của tòa và thúc đẩy các đồng minh và đối tác bao gồm Úc, EU, Ấn Độ, Indonesia và Singapore làm điều tương tự. Phải thừa nhận là việc Thượng viện Mỹ không sẵn sàng phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm cho điều này khó khăn hơn, tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ.

Song song với việc tiếp tục ủng hộ đàm phán Trung Quốc – ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử, Mỹ cũng cần khuyến khích việc ổn định các cơ chế xây dựng lòng tin, như đường dây nóng giữa thủ đô các nước tranh chấp và các sáng kiến an toàn hàng hải khác, như các thỏa thuận về các vụ va chạm trên biển, có thể áp dụng trong tương lai gần. Trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai, ngoại giao Mỹ có thể ưu tiên giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát triển và duy trì các kênh liên lạc mở với Trung Quốc, hơn là nắm giữ vai trò hòa giải.

Cuối cùng, Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp khác để gây ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Đến nay, ngoại giao cá nhân và lên án công khai mạnh mẽ đã cho thấy là không đủ sức nặng. Và cả việc Mỹ thúc giục Trung Quốc hành xử như một cường quốc có trách nhiệm cũng vậy.

Vấn đề là Trung Quốc không có vẻ sẽ từ bỏ các yêu sách chủ quyền cố chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông chừng nào Bắc Kinh tin rằng nước này có thể làm như thế với rủi ro bất lợi thấp nhất. Và cuối cùng, các quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc khi nào và làm thế nào để áp đặt cái giá phải trả lên Trung Quốc nếu nước này còn tiếp tục cố gắng thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Châu Á.

Washington còn nhiều không gian để cư xử cứng rắn hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghĩ. Dàn lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội trong nước nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.

Trong bối cảnh tiếp tục can dự mạnh mẽ với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên tìm ra – và thể hiện ý chí sẵn sàng sử dụng – một loạt các biện pháp khiến Bắc Kinh phải trả giá trong giới hạn an ninh biển nếu như sự cứng rắn của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ, và làm giảm sự ổn định của khu vực.

Các biện pháp chính sách tiềm năng cho cái giá phải trả của Trung Quốc bao gồm tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, mở rộng phạm vi bảo đảm an ninh của Mỹ với các đồng minh và đối tác, mở rộng các loại hình sức mạnh quân sự mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao, thay đổi quan điểm trung lập của Mỹ đối với một số vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể, đưa ra sự hỗ trợ pháp lý đối với các nước sẵn sàng tham gia vào thủ tục trọng tài quốc tế và coi các tàu biển của Trung Quốc như là các tàu hải quân tham chiến nếu các tàu này có các hành động sử dụng vũ lực hiếu chiến.

Không nên coi thường bất kỳ lựa chọn nào trong số trên, nhưng việc khẳng định các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nếu Mỹ không thể trả lời rõ ràng một câu hỏi vặn vẹo hết sức đơn giản: “Thế lợi ích quốc gia của Mỹ thực sự là gì?”

Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn, chia rẽ các cơ chế đa phương và gạt Mỹ sang bên lề. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc ở các vùng biển gần, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và cuối cùng làm cho Bắc Kinh thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình Scarborough” trong tương lai.

Nghiên cứu Biển Đông
(Dịch từ Bài viết của tác giả Ely Ratner – Phó Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ mới)


On Friday, 16 May 2014 10:03 PM, "Viet List vietlist09@yahoo.com  wrote:


http://vietlist.us/SUB_Anhbandoc/anhbandoc.shtml


Sự khác biệt giữa Quốc Gia và Cộng Sản.

- Một bên Quyết Tâm Bảo Vệ Đất Nước
- Một bên chỉ biết có Đảng và có Mình .
-------------oo0oo---------------

Sự khác biệt giữa Dân chủ và Độc tài.

-------------oo0oo---------------

Sự khác biệt giữa Giữ Nước và Bán Nước.

-------------oo0oo---------------

Sự khác biệt giữa Giúp dân và Đàn áp dân.


-------------oo0oo---------------

Cứu giúp Mẹ Việt Nam.

VNCH


Trung Cộng mang văn bản bán nước do Phạm Văn Đồng ký ra,đễ đập vào mặt Đảng CSVN.

image
Preview by Yahoo


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link