HOA KỲ - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ sáu 16 Tháng Năm 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 16 Tháng Năm
2014
Vụ giàn khoan HD-981 gây căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung
Tướng Martin Dempsey (trái),Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ và đồng nhiệm Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy
trong buổi họp báo chung tại Lầu Năm Góc ở Washington ngày 15/05/2014.
REUTERS/Yuri Gripas
Thanh Phương
Những hành động « gây hấn » của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh hải với những nước láng giềng đang gây căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung, đặt ra nhiều vấn đề về hợp tác giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới
Trên đây là tuyên bố của một quan chức cao cấp Hoa Kỳ hôm qua 15/05/2014 tại Washington khi
trả lời hãng tin Reuters. Đối với quan chức này, việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến Biển Đông là có vẻ như là nhằm thực hiện chính sách khẳng định chủ quyền bằng những biện pháp cưỡng bức và hù dọa. Quan chức Hoa Kỳ cho biết Washington liên
lạc rất chặt chẽ với chính phủ Hà Nội về cách thức đối phó hiệu quả nhất với Trung Quốc.
Khi tiếp Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy
hôm qua, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và quan
chức cao cấp khác của Mỹ cũng đã tuyên bố rằng hành vi của Bắc Kinh là « nguy
hiểm và mang tính gây hấn », cần phải chấm dứt.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại là một trong những thách thức to lớn đối với tổng thống Barack Obama, hiện đang gặp áp lực từ phía các đồng minh của Mỹ, muốn Washington đẩy mạnh chiến lược « xoay trục » sang Châu Á để đối phó với thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này.
Tại Washington hôm qua, tướng Phòng Phong Huy
đã chỉ trích chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama, cho rằng chính chiến lược này đã khuyến khích các nước Việt Nam, Philippines
và Nhật Bản gây hấn với Trung Quốc. Nhưng quan chức Mỹ trả lời hãng tin Reuters
hôm nay bác bỏ lời cáo buộc của tướng Phòng Phong
Huy, cho rằng viên tướng này đã diễn giải « sai một cách cơ bản » chiến lược Mỹ. Theo ông, thái độ của Trung Quốc chỉ khiến các nước Châu Á muốn Hoa Kỳ can dự nhiều hơn vào các vấn đề quân sự, kinh tế và ngoại giao trong khu vực.
Washington vẫn nhấn mạnh rằng chính sách xoay
trục sang Châu Á không phải là nhằm ngăn chận sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhưng bản thân Bắc Kinh nên hành xử theo đúng các chuẩn mực quốc tế.
Khủng hoảng do vụ giàn khoan HD-981
đã nổ ra sau khi Tổng thống Obama vừa mới kết thúc chuyến công du Châu Á,
trong đó ông đã cam kết là Hoa Kỳ sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh trong khu
vực.
Theo Reuters, sự kiện Nga sát nhập vùng Crimée của Ukraina trước sự bất lực của Hoa Kỳ khiến một số nước Châu Á sợ rằng Bắc Kinh cũng sẽ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, cho tới nay Washington vẫn tuyên bố không đứng về phe nào và vẫn kêu gọi hai bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Nhưng bà Elizabeth Economy và ông Michael Lev, hai nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Quan hệ đối ngoại của Mỹ, trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post
hôm nay, cho rằng Hoa Kỳ và các nước ASEAN nên hợp lực thành một mặt trận thống nhất nhằm ngăn chận việc Bắc Kinh đơn phương xác quyết chủ quyền tại các vùng biển đang tranh chấp.
Hai nhà nghiên cứu này đề nghị rằng, cho dù Hoa Kỳ
không có nghĩa vụ bảo vệ Việt Nam ( vì hai nước chưa ký hiệp ước quân sự ), nhưng Washington nên chuẩn bị hỗ trợ Việt Nam bằng cách tăng cường sự hiện diện của hải quân. Nếu lời nói không đi đôi
với hành động, uy tín của Hoa Kỳ trong việc cam kết duy trì hòa bình
và ổn định khu vực sẽ bị sứt mẻ.
Phó TT Mỹ: Hành động của TQ ở Biển Đông là nguy hiểm và khiêu khích
- In
- Ý kiến
(31)
- Chia sẻ:
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe
Biden
Tin liên hệ
- Ông Kerry: TQ
đặt giàn
khoan ở Biển Đông là hành động 'gây hấn'
- Trung Quốc và Mỹ lại đả kích nhau về vụ giàn khoan ở Biển Đông
- Philippines: Trung Quốc chuẩn bị xây đường băng trên bãi cạn tranh chấp
- Việt Nam khó có thể trông cậy vào ASEAN trong cuộc đối đầu với TQ
Hình ảnh/Video
Video
Trung Quốc ‘phun vòi rồng’ vào ngư dân Lý Sơn?
Video
Người biểu tình phẫn nộ đốt các nhà máy để phản đối Trung Quốc
Video
VN khó có thể trông cậy vào ASEAN trong cuộc đối đầu với TQ
Video
Xô xát ở Hà Tĩnh: 1 người Trung Quốc thiệt mạng, nhiều người bị thương
Ðường dẫn
- Tranh chấp Biển Đông
CỠ CHỮ
16.05.2014
Dân chúng
Philippines cùng với những người Việt cư ngụ ở Philippines thực hiện một cuộc biểu tình chung để phản đối sự xâm nhập của Trung Quốc vào những vùng biển mà họ cho là thuộc chủ quyền của nước họ. Cuộc biểu tình ở Manila diễn ra một ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là nguy hiểm và có tính chất khiêu khích.
Hơn một trăm người biểu tình hôm nay tụ tập bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để đòi Bắc Kinh ngưng khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Những người biểu tình cũng phản đối việc Trung Quốc lấp biển để lấy đất xây dựng sân bay trên đảo Gạc Ma, một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa mà Hà Nội và Manila cũng cho là lãnh thổ của mình.
Trong hơn 10 ngày qua, các tàu của Việt Nam và Trung Quốc liên tục đối đầu với nhau ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong lúc Trung Quốc tìm cách hạ đặt một giàn khoan dầu khổng lồ của công ty dầu quốc doanh CNOOC.
Đôi bên đã tông va vào nhau và dùng vòi rồng tấn công nhau, làm tăng mối ngại về việc xảy ra một cuộc xung đột vũ trang.
Vụ giàn khoan Trung Quốc cũng làm bùng ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, trong đó có một vụ bạo loạn hôm thứ tư tại một nhà máy thép do Đài Loan làm chủ, gây tử vong cho một công nhân Trung Quốc và gây thương tích cho 149 người.
Cuộc biểu tình ở Manila diễn ra một ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, rằng những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông là nguy hiểm và có tính chất khiêu khích.
Ông Biden cũng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không được gây phương hại cho an ninh và hòa bình của vùng biển vô cùng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu.
Tại cuộc họp báo chung với Đại tướng Martin Demsey, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, ông Phòng Phong Huy bênh vực cho hành động của nước ông ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ từ thời xa xưa. Ông nói:
"Việc Trung Quốc tiến hành hoạt động khoan dầu bên trong lãnh thổ của mình là một việc hết sức bình thường. Nhưng trong bối cảnh hiển nhiên đó, Việt Nam đã phái tàu bè đến quấy rối những hoạt động của Trung Quốc và đó là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận. Điều mà chúng tôi sẽ làm là bảo đảm cho sự an toàn của giàn khoan và bảo đảm là giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động. Tôi nghĩ rằng tôi đã nói rất rõ quan điểm của mình, và tôi nghĩ rằng cho tới giờ thì mọi người đã rõ ai là người tiến hành hoạt động bình thường và ai là kẻ quấy rối."
Tướng Phòng Phong Huy cũng tố cáo những nước khác, như Philippines, tìm cách chiếm đoạt lãnh thổ của Trung Quốc:
"Chúng tôi không gây sự. Chúng tôi không tạo ra vấn đề. Nhưng chúng tôi không sợ vấn đề. Vì phần đất đó đã được tổ tiên chúng tôi để lại cho thế hệ chúng tôi, chúng tôi không thể đánh mất một tấc đất nào."
Đại tướng Demsey cũng có những lời lẽ cứng rắn để chỉ trích những hành động của Trung Quốc mà Washington cho là đơn phương thay đổi hiện trạng:
"Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về hiện trạng và ai là kẻ tìm cách thay đổi hiện trạng. Chúng tôi đã nói về sự kiện là việc sử dụng các nguồn lực quân sự là có tính chất khiêu khích và làm gia tăng những mối rủi ro."
Giới chức quân sự hàng đầu của Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc hợp tác để duy trì sự ổn định của khu vực Á châu Thái bình dương. Đại tướng Demsey nói:
"Như chúng tôi đã thảo luận với nhau hồi năm ngoái, trong tư cách là một cường quốc chính trong khu vực, Trung Quốc cần phải nêu gương của một đại cường bằng cách đóng góp cho sự ổn định của khu vực này, và chúng tôi có quyết tâm làm việc với nhau để đạt mục đích đó."
Tướng Phòng Phong Huy cảnh báo rằng để tránh gây tổn hại cho các mối quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh, Hoa Kỳ nên có thái độ khách quan hơn về những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hơn một trăm người biểu tình hôm nay tụ tập bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để đòi Bắc Kinh ngưng khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Những người biểu tình cũng phản đối việc Trung Quốc lấp biển để lấy đất xây dựng sân bay trên đảo Gạc Ma, một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa mà Hà Nội và Manila cũng cho là lãnh thổ của mình.
Trong hơn 10 ngày qua, các tàu của Việt Nam và Trung Quốc liên tục đối đầu với nhau ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong lúc Trung Quốc tìm cách hạ đặt một giàn khoan dầu khổng lồ của công ty dầu quốc doanh CNOOC.
Đôi bên đã tông va vào nhau và dùng vòi rồng tấn công nhau, làm tăng mối ngại về việc xảy ra một cuộc xung đột vũ trang.
Vụ giàn khoan Trung Quốc cũng làm bùng ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, trong đó có một vụ bạo loạn hôm thứ tư tại một nhà máy thép do Đài Loan làm chủ, gây tử vong cho một công nhân Trung Quốc và gây thương tích cho 149 người.
Cuộc biểu tình ở Manila diễn ra một ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, rằng những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông là nguy hiểm và có tính chất khiêu khích.
Ông Biden cũng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không được gây phương hại cho an ninh và hòa bình của vùng biển vô cùng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu.
Tại cuộc họp báo chung với Đại tướng Martin Demsey, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, ông Phòng Phong Huy bênh vực cho hành động của nước ông ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ từ thời xa xưa. Ông nói:
"Việc Trung Quốc tiến hành hoạt động khoan dầu bên trong lãnh thổ của mình là một việc hết sức bình thường. Nhưng trong bối cảnh hiển nhiên đó, Việt Nam đã phái tàu bè đến quấy rối những hoạt động của Trung Quốc và đó là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận. Điều mà chúng tôi sẽ làm là bảo đảm cho sự an toàn của giàn khoan và bảo đảm là giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động. Tôi nghĩ rằng tôi đã nói rất rõ quan điểm của mình, và tôi nghĩ rằng cho tới giờ thì mọi người đã rõ ai là người tiến hành hoạt động bình thường và ai là kẻ quấy rối."
Tướng Phòng Phong Huy cũng tố cáo những nước khác, như Philippines, tìm cách chiếm đoạt lãnh thổ của Trung Quốc:
"Chúng tôi không gây sự. Chúng tôi không tạo ra vấn đề. Nhưng chúng tôi không sợ vấn đề. Vì phần đất đó đã được tổ tiên chúng tôi để lại cho thế hệ chúng tôi, chúng tôi không thể đánh mất một tấc đất nào."
Đại tướng Demsey cũng có những lời lẽ cứng rắn để chỉ trích những hành động của Trung Quốc mà Washington cho là đơn phương thay đổi hiện trạng:
"Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về hiện trạng và ai là kẻ tìm cách thay đổi hiện trạng. Chúng tôi đã nói về sự kiện là việc sử dụng các nguồn lực quân sự là có tính chất khiêu khích và làm gia tăng những mối rủi ro."
Giới chức quân sự hàng đầu của Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc hợp tác để duy trì sự ổn định của khu vực Á châu Thái bình dương. Đại tướng Demsey nói:
"Như chúng tôi đã thảo luận với nhau hồi năm ngoái, trong tư cách là một cường quốc chính trong khu vực, Trung Quốc cần phải nêu gương của một đại cường bằng cách đóng góp cho sự ổn định của khu vực này, và chúng tôi có quyết tâm làm việc với nhau để đạt mục đích đó."
Tướng Phòng Phong Huy cảnh báo rằng để tránh gây tổn hại cho các mối quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh, Hoa Kỳ nên có thái độ khách quan hơn về những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment