Giao
chiến bằng vòi rồng ở Biển Đông
RFA 12.05.2014
SAIGON_CHINA_GET_OUT_1
Giới trẻ Việt Nam xuống đường biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ nhật
11/05/2014, phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
Courtesy Thanh Hoang
Sáng nay thứ Hai 12/5, lần đầu tiên tàu kiểm ngư Việt Nam đã
giao chiến bằng vòi rồng trong khoảng hai tiếng đồng hồ với tàu Trung Quốc tại
khu vực giàn khoan Hải Dương 981, hạ đặt ngoài khơi Bình Định.
Theo tin báo Tuổi Trẻ Online, lúc 7g30 sáng nay tàu kiểm ngư số
hiệu 9226 trong nỗ lực kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã
bị 15 tàu hải cảnh hải giám có vũ trang của Trung Quốc bao vây.
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng sức đẩy rất mạnh tấn công tàu kiểm
ngư 9226, thuyền trưởng Cao Duy của tàu 9226 đã ra lệnh dùng vòi rồng cực mạnh
để đáp trả.
Trận chiến vòi rồng diễn ra từ 7g30 tới 9g45 mới kết thúc. Lúc
đó phía tàu Trung Quốc rút lui. Tàu kiểm ngư Việt Nam 9226 bị thiệt hại 1
thuyền cứu hộ, một ăng ten Vinasat và một loa phát thanh.
Trung Quốc leo thang
uy hiếp
Trước trận đấu vòi rồng sáng 12/5, chiều qua 11/5 Phó tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu loan báo Trung Quốc đã cho máy bay tiêm
kích quân sự uy hiếp các tàu của Việt Nam trong khu vực gần giàn khoan Hải
Dương 981.
Tổ Quốc Trên Hết - thông điệp được người biểu tình chống Trung
Quốc giương cao trên đường phố Sài Gòn sáng Chủ nhật 11/05/2014.
Từ khi đưa giàn khoan khổng lồ hạ đặt bất hợp pháp bên trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào sâu 80 hải lý ngoài khơi Bình Định,
Trung Quốc thường xuyên cho nhiều máy bay xâm nhập vùng trời này ở cao-độ rất
cao.
Tuy nhiên hôm 11/5 lần đầu tiên một tốp máy bay tiêm kích Trung
Quốc đã tiếp cận các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam ở độ cao-độ
thấp chỉ từ 800m tới 1.000m.
VnExpress trích lời ông Ngô Ngọc Thu cho biết, cho tới nay lực
lượng Trung Quốc vẫn duy trì 79 tàu của các lực lượng như hải cảnh, hải giám
ngoài ra còn có 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và hai tàu tuần tiễu
tấn công nhanh 752-753.
ASEAN quan ngại
Trong tuyên bố chung phổ biến hôm nay 12/5 tại Miến Điện, Lãnh
đạo các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự căng thẳng trên Biển Đông mà
không phê phán đích danh Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Hãy chung tay đánh đuổi Trung Quốc ra khỏi Biển Đông, là khẩu
hiệu của người biểu tình ở Đà Nẵng sáng Chủ nhật 11/05/2014.
ASEAN
kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã
được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế.
Trong
cuộc họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa
Xuân Oánh nói rằng phía Việt Nam đã không đạt được mục đích mưu tìm sự ủng hộ
của ASEAN trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Hôm Chủ
nhật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cáo giác Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền
kinh tế biển của Việt Nam, đem lực lượng hùng hậu tàu thuyền vũ trang, tàu quân
sự và máy bay hộ tống bảo vệ và hạ đặt giàn khoan vào sâu tới 80 hải lý bên
trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam.
Thủ
tướng Việt Nam đã kêu gọi ASEAN và quốc tế ủng hộ yêu cầu của Việt Nam, buộc
Trung Quốc phải di dời giàn khoan và ngưng uy hiếp Việt Nam.
Biểu tình chống Trung Quốc
ở Việt Nam
Video: Biểu tình chống Trung
Quốc ở Việt Nam ngày 11/05/2014
Một cơ hội lớn để thoát khỏi Trung Quốc
Nguyễn Nghĩa 650
(Danlambao) - Việc TQ đem giàn khoan HD 981 vào sâu
trong hải phận Việt Nam với 1 đoàn tầu chiến, tầu Hải giám hùng hậu gần 80
chiếc, là 1 thách thức công khai luật pháp quốc tế.
TQ muốn dùng luật sức mạnh của TQ tại Biển Đông.
TQ coi thường cố gắng củng cố các liên minh
Nhật-Mỹ, Hàn-Mỹ, Philippines-Mỹ... của Tổng thống Hoa Kỳ Obama.
TQ cũng coi thường Hiệp hội các nước Asean, khi
triển khai sự kiện hung hăng kéo giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam chỉ vài ngày
trước khai mạc hội nghị cao cấp Asean họp tại Miama.
Nếu VN khuất phục TQ lần này, thì các nước Asean
sẽ là những nạn nhân của TQ trong tương lai.
Sự ngạo mạn của TQ không phải không có lý do.
Chính chính sách thần phục TQ một cách vô điều
kiện, chính sách đứng trên tầm cao quan hệ, dâng cả Biển Đảo Hoàng Sa, Trường
Sa, các cánh rừng biên giới phía bắc...của VN cho TQ, để đổi lấy tình hữu nghị
giữa hai đảng anh em Trung Việt của ĐCS VN, đã khuyến khích TQ dám gây nên xâm
lăng hình thức mới này.
Sự bất tài của Nguyễn Phú Trọng trong chỉnh
đảng, không hạ bệ nổi Nguyễn Tấn Dũng, đã khiến TQ không nhẫn nại thêm được
nữa. Quĩ thời gian 2 năm mà TQ dành cho Phú Trọng đã hết.
Ai cũng nghĩ rằng TQ làm điều gì cũng tính toán kỹ
lưỡng. Điều này thường đúng trong quá khứ. Thí dụ khi chuẩn bị "dậy cho VN
1 bài học" năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã quyết đoán: Liên Xô sẽ không tham
chiến, mặc dù Việt Nam và Liên Xô có hiệp ước bảo vệ lẫn nhau.
Đặng Tiểu Bình đã tính toán đúng: Liên Xô đã
không tham chiến như các điều khoản của hiệp ước qui định.
Hôm nay, lãnh đạo cao cấp nhất TQ đã tính toán
như sau:
“Đem giàn khoan HD 981 vào lãnh hải của VN, VN
sẽ chỉ phản đối bằng nước bọt 1 vài lần rồi thôi, vì Nguyễn Phú Trọng, Trương
Tấn Sang đều là "bạn" của TQ.
Nguyễn Tấn Dũng dù có tinh thần chống Tầu, nhưng
ông ta còn phải lo cho nhân sự của đại hội đảng 12. Chống TQ lúc này là 1 mạo
hiểm đối với Dũng. Nếu sơ sẩy mắc vào thất bại, sự nghiệp lãnh đạo của ông ta
sẽ bị Trọng và Sang gây khó dễ.
Giả sử Nguyễn Tấn Dũng thành công trong động
viên nhân dân VN chống TQ, nhưng đấu tranh bằng phương pháp hòa bình sẽ trói
buộc VN trong mọi hành động. Đấu tranh bằng luật quốc tế, hay sử dụng truyền
thông quốc tế là 1 động tác đòi hỏi nhiều cố gắng, thời gian và không có hiệu
quả đối với TQ. TQ đang dùng luật cua sức mạnh.
Sự kiện giàn khoan của TQ sẽ đần dần im ắng tại VN.
Chủ quyền của TQ tại lãnh hải này sẽ dần dần được thiết lập như trường hợp TQ
đã làm với Hoàng Sa.”
Những lãnh đạo cao nhất của ĐCS VN đã không còn
khả năng lãnh đạo đất nước này trước xâm lăng của TQ. Tổng Bí thư của Đảng Cộng
sản cầm quyền trong diễn văn tại Hội nghị Trung ương 9 vừa mới họp ngày hôm
qua, không có một lời nào lên án hành động xâm lược của Trung Quốc.
Tính toán nước đôi, thiếu kiên quyết của BCT
ĐSC-VN thể hiện rất rõ qua vụ bắt Bloggers anh Ba Sàm và cộng tác của anh. BCT
ĐSC-VN muốn bịt những thông tin chính xác về các tính toán của họ.
An ninh quốc gia bao giờ cũng là vấn đề cấp bách
nhất của 1 quốc gia. Đảng cầm quyền bao giờ cũng phải có trách nhiệm đề ra sách
lược bảo vệ an toàn an ninh quốc gia.
Chính sách thân TQ, bất chấp các xâm lăng từng
phần lãnh hải VN của TQ, bất chấp các xâm lăng từng địa danh trên biên giới
phía bắc VN của TQ, của lãnh đạo CS VN đã hoàn toàn thất bại.
Sự kiện TQ kéo giàn khoan 981 vào lãnh hải VN
với hơn 80 tầu bảo vệ đã chấm dứt mọi lý lẽ có thể biện minh cho chính sách
thân TQ của ĐCS VN. TQ đã tuyên bố trắng trợn: Dù VN muốn hay không muốn thì TQ
sẽ khai khác tài nguyên trên cả 80% lãnh hải của Biển Đông.
Tại Hiệp định Cairo 1943, khi ngay cả phái đoàn
hùng hậu Tưởng Giới Thạch tham gia cuộc họp thượng đỉnh với Stalin và Franklin
Delano Roosevelt, chính trị TQ vẫn chưa biết đến Hoàng Sa, Trường Sa là gì. Hôm
nay TQ dám tuyên bố giàn khoan 981 đứng trong lãnh hải TQ trên Biển Đông, thì
đây là là tội của ĐCS VN.
Đây là tội phản bội dân tộc, phản bội nhà nước
VN của tập đoàn cộng sản Hà Nội kể từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Phú
Trọng hôm nay.
Khi kéo giàn khoan HD 981 vào lãnh hải VN, TQ đã
phạm 1 lỗi rất lớn trong nghệ thuật dùng binh.
Binh pháp đã viết: Không được coi thường kẻ
địch. Phải tính toán 100 lần kỹ lưỡng trước khi tấn công địch, trước khi đi vào
đất địch
TQ đã coi thường VN.
Một giàn khoan khổng lồ trị giá hơn 1 tỷ đôla dù
có nhiều tầu chiến hộ vệ vẫn cứ là 1 mục tiêu dễ hủy diệt.
Khi giàn khoan này đã bị bắn sụn chân, nó không
thể nào khôi phục trở lại khả năng hoạt đông được nữa. Giàn khoan sẽ vĩnh viễn
nằm tại Biển Đông như 1 vật chứng muôn đời cảnh giác các thế hệ VN trước TQ.
VN hôm nay để trường tồn, nhất định phải thoát
Trung.
Kể từ khi ĐCS VN tình nguyện nhận viện trợ của
TQ 1949 đến nay, ảnh hưởng của TQ đã gây bao tai họa cho dân tộc này. Nó thể
hiện tại bất cứ thời điểm nào của lịch sử cận đại: Từ việc chia cắt VN trên bàn
hiệp định Gơ Ne Vơ, từ việc viện trợ cho VN đánh Mỹ đến người VN cuối cùng...,
đến viện trợ vũ khí cho Cămpuchia gây hấn với VN, hay tự TQ tiến hành chiến
tranh biên giới với VN năm 1979, hay TQ cướp của VN Hoàng Sa, Trường Sa,...
Đây là cơ hội lớn để VN thoát Trung.
Muốn xóa bỏ quan hệ đồng minh với 1 nước lớn đòi
hỏi 1 quyết tâm lớn, 1 biện pháp lớn và 1 cơ hội lớn.
Ta hãy xem chính TQ thoát Liên Xô như thế nào năm
1958?
Lợi dụng Khơrutsop chỉ trích Stalin, TQ đứng lên
phất cờ ủng hộ Stalin và gọi Liên Xô là bọn xét lại. Động tác này đã làm kinh
tế TQ giảm sút do Liên Xô rút chuyên gia và ngừng thi công các công trình đang
thực hiện. Năm 1979, để thoát VN, để khẳng định với Mỹ là TQ không cộng sản, TQ
đã gây chiến tranh với VN, vứt bỏ nội dung cộng sản của ĐCS TQ.
Kéo giàn khoan vào lãnh hải 1 nước có chủ quyền,
TQ đã phạm 1 sai lầm chết người. Sẽ không có 1 quốc gia nào có thể ủng hộ TQ,
khi giàn khoan HD 981 chìm nghỉm tại Biển Đông.
Không cần mất thời gian tuyên truyền vạch mặt
TQ. Đánh sập giàn khoan này sẽ là 1 tuyên truyền hiệu quả nhất cho chính nghĩa
VN.
Cơ hội là ngàn năm có một.
TQ sẽ không dám mở rộng chiến tranh để trả thù,
bởi lẽ hôm nay chúng ta sẽ tuyên bố cho cả thế giới biết rằng Quảng Đông, Quảng
Tây cùng với đảo Hải Nam đã là lãnh thổ VN.
Từ 2000 năm nay, cột đồng Mã Viện nằm ở sâu
trong 2 Quảng. Hon 200 năm trước, Hoàng đế Quang Trung đã đòi 2 Quảng, mà vua
nhà MãnThanh Càn Long đã phải bàn bạc vơi vương triều Tây Sơn điều này.
Nếu TQ gây chiến tranh trả đũa, VN ngoài Hoàng
Sa, Trường Sa... sẽ thu hồi thêm 2 Quảng và đảo Hải Nam.
Bất cứ 1 cuộc chiến tranh nào thì kết quả là
không đoán trước được.
Còn Tân Cương. Tây Tạng...đang chờ cơ hội để độc
lập.
Một VN có thêm đảo Hải Nam và Quảng Đông, Quảng
Tây, với Hoàng Sa, Trường Sa trở về Tổ Quốc.
Một TQ mất 2 Quảng, mã đảo Hải Nam, mất Tân
Cương, Tây Tạng là một tính toán mà TQ phải tính tới. nếu muốn tiến hành chiến
tranh với VN.
Bắn sụn chân giàn khoan HD 981 mà TQ hôm nay
không dám trả đũa, là 1 cơ hội cho quân đội VN.
Còn chờ gì nữa mà tiếc vài quả ngư lôi.
Biết chết cũng phải đi: Khi tỵ nạn Bắc Triều Tiên liều mạng
Một cuộc biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Seoul đòi ngưng
cưỡng bách hồi hương dân tỵ nạn Bắc Triều Tiên - REUTERS /Kim Hong-Ji ùin
Về thời sự Châu Á, nhật báo Libération nhìn về bán đảo Triều Tiên
qua bài viết : « Hành trình của người dân từ Bắc Triều Tiên sang Hàn Quốc ».
Thông tín viên Eva John tại Seoul tường thuật lại trường hợp của bà Park Ji-su,
một kiến trúc sư Bắc Triều Tiên, đã cùng gia đình chạy trốn khỏi chế độ độc tài
do điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt.
Từ nay, bà sống tại Seoul và làm hướng dẫn viên cho du khách
tại khu vực biên giới. Đồng thời, trái với phần đông những người tỵ nạn khác, bà nhiệt tình làm chứng về cuộc sống khốn khó tại đất nước khép kín nhất hành tinh này.
Tuy không hề hối tiếc về quyết định ra đi của mình, bà Park
Ji-su vẫn luôn rất gắn bó với quê hương.
Bà vẫn mơ ước được sống tại một thành phố sáng choang ánh điện trong khi tại quê hương của bà lại chìm ngập trong bóng tối một khi mặt trời đi ngủ. Đôi khi, chính quyền Bắc Triều Tiên chỉ cho dùng điện 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Theo bà
Park Ji-su, đó là một vùng đất tươi đẹp, có nhiều cây cối nhưng giờ đây đã bị đốn sạch để bán cho Trung Quốc.
Cho đến những năm 1990, bà
Park Ji-su vẫn cảm thấy khá hài lòng về cuộc sống tại quê nhà. Có trình
độ học vấn cao, bà đã làm việc cho một công ty xây dựng và thuộc một tầng lớp xã hội khá giả. Bà cho biết đã rất biết ơn cố lãnh đạo Kim Il-sung, người sáng lập ra đất nước Bắc Triều Tiên. Nhờ vào vị lãnh tụ này mà bà được học hành miễn phí. Người dân được phân phát quần áo, tem phiếu để ăn uống.
Sau khi lãnh tụ Kim Il-sung qua đời, đất nước chìm trong nạn đói và bà khó
khăn nuôi nấng con mình. Đối với bà, đây là một bước ngoặt quan trọng của đất nước. Tem phiếu không còn giá trị nhiều như trước và người dân chỉ nhận được ít lương thực để sinh sống. Để sống sót, người dân buộc phải đổi tài sản lấy lương thực, mở ra một nền kinh tế ngầm và từ đó không ngừng phát triển.
Song song với công việc chính thức tại công ty, bà lao
vào buôn lậu quần áo nhập từ biên giới. Chính tại biên giới với Trung Quốc, thị trường chợ đen phát triển mạnh nhất. Bà Park Ji-su hồi tưởng lại, khi bị công an bắt, cảnh sát tịch thu sản phẩm và chỉ trả lại hàng hoá khi đút
lót một món tiền cho công an. Bà nhận định, công việc này tuy rủi ro nhưng so ra lợi nhuận cao hơn nhiều so với công việc chính thức của bà trong một công ty xây dựng mà vẫn thường không trả lương cho nhân viên.
Trong các mặt hàng quần áo bà bán có đủ loại, đủ màu, duy chỉ có quần jean là bị cấm bán vì đó là biểu tượng của kẻ thù Hoa Kỳ. Một ngày nọ con gái bà mặc quần jean và đã bị cảnh sát chặn lại và cắt nát cái quần. Sự kiện đó đã nung nấu thêm nỗi căm giận trong bà, cộng với đời sống ngày càng khó
khăn. Một ngày nọ, được sự giúp đỡ của một người cậu tại trung Quốc, bà đã cùng với một phần gia đình trốn sang Trung Quốc nhưng tại đây, bà đã phát
hiện ý định cậu mình muốn bán bà và các chị em bà cho những người nông dân Trung Quốc.
Vô cùng thất vọng, bà đã cùng gia
đình trốn sang Thái Lan để có thể từ đó xin tỵ nạn tại Hàn Quốc, nhất là khi Trung Quốc thường gửi trả lại Bắc Triều Tiên những ai có ý đồ đào tẩu. Khi đặt chân được đến Hàn Quốc, bà buộc phải sống hai tháng rưỡi trong trại tạm trú để chuẩn bị hội nhập vào cuộc sống tại Hàn Quốc. Tại đó có các khóa học về lịch sử và ngôn ngữ, học về cách sử dụng thẻ ngân hàng. Ra khỏi trại, bà được cấp tiền và thẻ công dân Hàn Quốc để bắt đầu tìm việc làm và hội nhập vào cuộc sống.
Khi rảnh rỗi, bà học thêm tin học. Khó khăn lớn nhất của bà khi hội nhập tại đất nước Hàn Quốc là ngôn ngữ, thậm chí bà nói tiếng Hàn nhưng giọng nói là Bắc Triều Tiên cộng với một loạt các từ vay mượn tiếng Anh được sử dụng tại Hàn Quốc mà bà không hiểu nổi và cũng không dám
nhờ người giải thích.
Giờ đây, bà đã có cuộc sống ổn định tại Hàn Quốc nhưng vẫn luôn nhớ về người chồng vẫn sống tại quê nhà, do chồng bà vẫn tin tưởng vào chế độ độc tài Bắc Triều Tiên và không chịu ra đi cùng gia đình. Bà
cũng không dám liên lạc với chồng vì sợ ông ta sẽ gặp phiền phức với chính quyền.
Bóng ma Điện Biên Phủ
Ngày 07/05/1954, thất bại của quân đội Pháp đã đánh dấu chấm hết cho cuộc chiến Đông Dương. 60 năm sau,
phóng viên tạp chí Le Nouvel Observateur, tene là Đoàn Bùi người Pháp gốc Việt quay trở lại trận địa năm xưa để làm phóng sự về các mối hệ lụy, địa danh này vẫn tiếp tục ám ảnh con cháu của những người đã từng sống vào thời đó. Tạp chí đăng bài : «
Những bóng ma của Điện Biên Phủ ».
Phóng viên mô tả phong cảnh tại địa danh lịch sử Điện Biên Phủ. Tại các quả đồi, nơi nhiều chiến sĩ ngã xuống, du khách vẫn thờ cúng, đốt tiền âm phủ cho người đã khuất để hy vọng linh hồn họ được siêu thoát vì người Việt Nam vốn tin rằng những chiến sĩ hy sinh không
được chôn cất tại quê cha đất tổ sẽ trở thành những hồn ma vất vưởng. Do đó, người dân tổ chức đám giỗ hơn là ăn mừng sinh nhật cho trẻ mới sinh.
Bài phóng sự của phóng viên Đoàn Bùi, người Pháp gốc Việt, trước tiên được thu thập từ những cảm xúc của người thân trong gia đình bà.
Một cựu chiến binh Điện Biên Phủ nhận định, Pháp khai thác
nước ta nhưng ông vẫn thấy yêu mến văn hóa Pháp và vẫn cố gắng nói tiếng Pháp với phóng viên sau
nhiều năm không nói. Mặc dù trận chiến đã làm thiệt mạng đến 500 000 người, trong đó có 150
000 thường dân nhưng không hề có chút oán hận trong lòng người dân.
Còn về phía gia đình tác
giả, cậu của bà luôn yêu mến nước Pháp và tiếng Pháp, đến nỗi, nhà ông cũng được xây dựng theo kiến trúc thời thuộc địa Pháp. Cha mẹ bà cũng đã chọn nước Pháp để du học và sau đó định cư. Trong gia đình bà
ở miền Nam cũng như trong những gia đình quý tộc khác, người ta đặt tên Tây cho con
cái, trường học cũng mang tên Tây. Sau khi chia cắt đất nước vào năm 1954, người dân miền Bắc ào ạt di cư vào Nam. Những người ở lại miền Bắc thì bị tịch thu ruộng đất, bị đấu tố và bị gọi là « Việt gian ». Thân nhân
miền Bắc muốn gửi thư cho người nhà ở miền Nam phải gửi thư sang Pháp rồi bạn bè từ Pháp gửi hộ về miền Nam Việt Nam.
Tác giả nhận định giờ đây, trong ký ức của thế hệ ngày nay không còn nhớ gì nhiều về lịch sử. Thanh niên dán mắt vào mạng xã hội Facebook, chạy theo vãn hóa phương Tây, hàng hiệu, thức ăn nhanh. Thế nhưng, đằng sau nhà cao cửa rộng, sự phát triển ấy vẫn hiện hữu một vết thương giữa hai miền Nam Bắc mà qua bao thập kỷ vẫn không hàn gắn được.
Trên mẫu sơ yếu lý lịch để gửi xin việc tại các doanh nghiệp nhà nước luôn có một dòng câu hỏi : « Sau năm 1945,
bố mẹ bạn làm gì ?... ». Một người Hà Nội thuật lại, gia đình bà có
người di cư vào Nam cho nên bà chẳng được giáo viên đếm xỉa đến tại trường học, không được đi học đại học và vào Đảng. Gia đình bà bị liệt vào danh sách đen.
Hillary Clinton : Tham vọng bước vào Nhà Trắng vẫn không tắt
Chân dung cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton
chiếm trang nhất nhật báo Libération ra ngày hôm
nay với dòng tựa : « Một tham vọng Mỹ ». Là một chính khách quan
trọng trong Đảng Dân chủ, Cựu Ngoại trưởng Mỹ không hề che giấu tham vọng bước vào Nhà Trắng vào năm 2016 và
trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cường quốc số một thế giới. Bà đang ngầm chuẩn bị cho cuộc vận động tranh cử.
Tờ Libération dành
nhiều trang cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton nhưng cũng không quên
nhắc đến đời tư của bà cùng với cựu Tổng thống Bill Clinton.
Theo các kết quả thăm dò, bà Hillary Clinton là ứng cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ cho chiếc ghế tổng thống vào năm 2016.
Trong bài xã luận của tờ Libération, tác giả nhận định, vẫn biết là tài năng thì
không phân biệt tuổi tác, giới tính, màu da nhưng phải nói rằng một người phụ nữ mà trở thành Tổng thống Mỹ thì cũng phải thuộc dạng có bản lĩnh lắm. Trong bối cảnh mà đối thoại với Nga là vô cùng
quan trọng hơn bao giờ hết, lúc mà một cuộc chiến tranh lạnh mới, có thể xảy ra thì những lời lẽ thiếu khôn khéo của bà Clinton khi so
sánh Tổng thống Putin như Hít le, làm cho người ta hơi hoài nghi.
Thời làm Ngoại trưởng, bà đã xông xáo
đó đây, cho thấy là bà có kinh nghiệm trước các vấn đề khó, nhưng dường như ứng cử viên tương lai của Đảng Dân chủ, quan tâm nhiều đến châu Á hơn là châu Âu. Có lẽ châu Âu không phải là mối ưu tiên hàng đầu cho nên dường như bà Clinton không ở trong tư thế chuẩn bị một cuộc đối đầu với Nga.
Cơn sốt đá quý tại Miến Điện
Nhìn sang Miến Điện, tạp chí L’Express có
bài viết : « Cơn sốt hồng ngọc ». Trong khu rừng xung quanh thành phố Mogok, phía Bắc Miến Điện, những quả đồi chứa đựng một mỏ đá rubi có một không hai trên thế giới. Mỏ ngọc kỳ diệu được tạo hóa ban tặng này trở thành niềm mơ ước của người dân địa phương cũng như của những nhà sản xuất sừng sỏ, thân cận với chế độ.
Tạp chí đăng ảnh một người phụ nữ lội dưới sông đang đãi sỏi để mong tìm thấy những viên rubi. Tác giả cho biết, để được thăm một xưởng khai thác đá quý
thì phải xin giấy phép của chính quyền. Các hầm mỏ được khai thác liên kết với nhà nước. Việc khai thác sẽ tàn phá cảnh quang và cần rất nhiều nước. Điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt và thường xảy ra tai nạn. Công nhân làm việc 10h/ngày, hít bụi đá độc hại mà chỉ nhận 80 euro/tháng.
Theo nguồn tin chính thức thì khi xuất lò, các hạt đá quý lớn nhất được đưa đến thủ đô Rangoon để bán cho khách hàng
khắp thế giới. Trên thực tế, những viên đá quý to
nhất được để giành rồi tìm cách đem đá
quý dù trái phép sang Thái Lan, Hồng Kông để bán cho khách hàng
giàu có Nga hay Trung Quốc, bởi vì nhà sản xuất biết rằng, họ có nguy cơ bị chính quyền tịch thu các viên đá
quý. Các chuyên gia ước tính có 90% hồng ngọc trên thị trường được buôn bán chui.
Một hay hai lần trong năm, người thợ mỏ có thể tìm thấy một viên đá thô chưa mài dũa khoảng 9 hoặc 10 carat và bán ra khoảng ba đến bốn triệu đô la. Aung Soe
Oo, một người khai thác mỏ nhận định, đây giống như chơi xổ số, chỉ cần tìm thấy một viên đá quý như vậy là đủ sống cả đời. Tại đây, làm giàu hay
sạt nghiệp cũng tùy thuộc vào mối quan hệ với chính quyền.
Năm 2007, anh được quyền khai thác mỏ nhưng sau đó chính quyền đã tịch thu để giao cho người khác. Trước đây, người dân không được phép tự ý tìm đá quý rồi bán nhưng người dân vẫn tìm cách làm chui
bằng cách mua chuộc các viên chức nhà nước để được quyền khai thác. Mỗi khi họ tìm thấy một viên rubi thì họ chia 1/3 giá bán được cho các nhân viên
nhà nước. Một dự luật đang được bàn thảo nhằm cho phép người Miến Điện gốc Mogok được thuê một mẫu đất trong vòng ba năm
để khai thác và tự do bán đá quý mà họ tìm thấy.
Ukraina : Tổng thống Nga thay đổi giọng điệu
Liên quan đến tình hình tại Ukraina, báo Le
Monde có bài xã luận : "Tổng thống Nga thay đổi giọng điệu". Lại một lần nữa, Tổng thống Putin là người chủ động. Thứ tư vừa qua, chủ nhân điện Kremlin đã thay đổi diễn thuyết. Ông đã có những đề nghị mang tính hòa giải. Ông Putin đã kêu
gọi lực lượng ly khai thân Nga
phía Đông Ukraina dời ngày trưng cầu dân ý được định trước vào ngày 11/05 nhằm đòi quyền độc lập.
Ông còn hứa rút 40 000 quân
Nga đang đồn trú tại biên giới. Trong lời nói của ông Putin, ít ra
cũng có những khác biệt so với trước kia. Tuy nhiên, vẫn còn phải theo dõi xem ông
Putin có làm như lời mình nói không.
Cho đến lúc này, Hoa Kỳ và Liên minh NATO đều ghi nhận chưa thấy một đội quân Nga nào rút
lui.
Suy cho cùng thì không cần biết nguyên nhân nào
làm ông Putin thay đổi giọng điệu, có thể là sợ bị trừng phạt kinh tế, theo tác giả bài xã luận. Bây giờ thì cần phải buộc Nga thực hiện cam kết, tức là lời nói phải đi đôi với việc làm.
Trung Quốc muốn xây tuyến đường sắt cao tốc đến Mỹ
Trên lĩnh vực linh tế, báo Le Figaro
đăng bài : « Trung Quốc muốn xây đường tàu cao tốc đến Mỹ ». Đi tàu hỏa đến Mỹ chỉ là tương lai gần, theo lời khẳng định của một chuyên gia đường sắt nổi tiếng, được đăng trên tờ Beijing Times (Bắc Kinh thời báo).
Bắc Kinh muốn xây dựng tuyến đường sắt dài nhất thế giới nối liền Trung Quốc với Hoa Kỳ với chiều dài kỷ lục là 13 000 km,
xuyên qua kênh đào Bering bằng một đường hầm dài 200 km. Chuyến tàu nối Trung Quốc và Hoa Kỳ chạy chỉ mất hai ngày nhờ tàu cao tốc chạy với vận tốc trung bình 350
km/h.
Trước nền kinh tế đang có dấu hiệu hụt hơi, Trung Quốc muốn thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và nhắm vào tàu cao tốc để thúc đẩy tăng trưởng.
Thái-Dương
Thành, MAY-12-14
Cứu nguy tổ-quốc còn ai,
Nếu không nhờ đến những
tay võ biền ?
/_
Hỡi 4 triệu đảng-viên Cộng-Sản !
Sơn-hà đang lâm nạn ngoại xâm.
Giặc Tàu ào-ạt xuôi Nam,
Đem toàn thực-lực dọa
hăm nước mình.
Chúng trắng-trợn điều binh khiển tướng,
Bảo-vệ giàn khoan xuống săn dầu,
Chẳng coi nước Việt vào đâu,
Và coi thế-giới như hầu
số không.
Chúng khiêu-khích tấn-công ra mặt,
Đâm thủng tàu “Cảnh-Sát Biển” chơi,
Xịt vòi rồng nước để cười,
Chụp hình, lên báo kèm
lời mỉa-mai.
Nhục ! Nhục-nhã phơi bày khó giấu,
Mười bốn tên thảo-khấu cầm quyền,
Bây đâu ? Sao quá đê-hèn,
Ngậm câm như hến, run en
sợ Tàu.
Hỡi dân Việt ! Hãy gào thét gọi,
Toàn cán binh, Quân-Đội
Nhân-Dân,
Bấy lâu công cụ ác nhân,
Xin vì tổ-quốc, dấn thân
cứu đời.
Chỉ tướng sĩ người người tay súng,
Mới đủ tài oai-dũng thế thiên,
Khi hô một tiếng : Xông lên !
Là bầy Lãnh-tụ, Ủy-ciên
xuống mồ.
Không còn lũ mặt mo “Thái-thú”,
Không còn cây cờ đỏ sao vàng,
Thứ cờ nô-lệ bắc bang,
Là dân chung sức đuổi
phăng Tàu phù.
/_
Đứng lên ! Xin chớ chần chừ,
Quân-nhân cứu quốc thiên
thu công đầu.
TDT, MAY-12-14
Ngô-Phủ
Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập
Tàu-phù.
Ngô-Phủ
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment